Mấy bài xoay quanh Sci Fi bị định kiến với hiểu nhầm gần đây làm mình lại nhớ đến H. P. Lovecraft, cụ thể là cái triết lý chẳng có gì đáng sợ bằng miền không biết của bro này.
Cả Sci Fi nói riêng lẫn khoa học nói chung đều là hai dấu hỏi rất lớn ở thị trường Việt Nam. Chúng nó vẫn có người đam mê tìm hiểu, nhưng thường bộ phận đam mê ấy lại tách biệt rất xa so với số đông cộng đồng bình thường (hay như cách gọi dẫn dã thì là "normies" đó 🐧 ).
Có rất ít người đứng ra làm vai trò "cầu nối," giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về Sci Fi với khoa học. Ngay cả nếu có ai chủ động xách loa lên tuyên truyền thì cũng bị một cái vấn đề là chưa chắc đã tuyên truyền được hiệu quả. Một người hiểu quá sâu có thể sẽ vô tình bị "lấy thịt đè người," làm người thường cảm thấy choáng với hàng loạt những thứ thuật ngữ chuyên môn với phân tích dài dằng dặc, và từ đấy mà phát hoảng bỏ chạy. Ngược lại, một người hiểu không đủ thì có khi sẽ vô tình tự tuyên truyền đi những hình ảnh sai lệch về Sci Fi với khoa học, tạo thành những định kiến mà về sau rất khó sửa lại.
Thực ra giải pháp để cho ra đời một "tuyên giáo viên" tổng hòa được hai cái điểm mạnh của 2 thái cực trên (nắm vững Sci Fi/khoa học và biết cách truyền đạt dễ hiểu) không khó: tăng số người ham thích chúng nó lên là xong. Nếu cứ 10 người mới có 1 người mê chúng nó, và cứ 10 người mê thì mới có 1 người sẵn sàng làm công tác tuyên truyền, và cứ 10 người tuyên truyền thì mới có 1 người làm tốt, chúng ta chỉ cần 10.000 người mê là sẽ có 10 ông tuyên giáo giỏi rồi. Sức lan tỏa của các nhà tuyên giáo sẽ rất mạnh thế nên chỉ cần 10 ông là sẽ có đủ nền tảng để Sci Fi/khoa học đỡ bị nhìn nhận như một Đấng Đại Cổ bí hiểm nào đó.
Vấn đề là làm thế nào để có được cái 10.000 khởi điểm kia thì không ai biết cả 🐧.
***
Bài gốc được đăng trong group Hội thích truyện Sci Fi trên Facebook. Cùng ghé chơi group để thảo luận về bài viết hoặc đọc thêm các bài tương tự, bạn nhé.
↓