Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa học tự nhiên/công nghệ thường thức

Từ Nobel Vật lý 2024 nhớ lại một bài báo ngày Cá tháng Tư

 Nhắc đến vụ 2 nhà khoa học máy tính ăn Nobel Vật Lý nhờ nghiên cứu liên quan đến AI mới nhớ, hồi tháng 4 năm nay, Physics World, tạp chí phổ cập khoa học do Hội Vật lý Anh phát hành, có biên một bài cợt nhả về cái kiểu thiên hạ cứ áp dụng AI một cách vô tội vạ, ngay cả vào những chỗ không nên dính đến AI làm gì. Cụ thể hơn, họ bảo rằng Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển năm nay đang dự kiến sẽ nhờ AI chọn người thắng giải Vật lý hộ mình. "Nguyên do" là người ta muốn giảm thiểu những thiên kiến của con người, chưa kể vì thấy các tài liệu đề cử ứng viên nhận giải toàn bắt đầu với những câu nghe đặc sệt mùi AI, thế nên dùng luôn AI cho nó đỡ phải qua trung gian lằng nhằng. Viện cũng "công nhận" rằng AI có thể hơi ngu, tiêu biểu như cách nó bảo nên để Pippi Longstocking ăn giải Vật lý hồi năm 1953 vì đã có công trình nghiên cứu về vật liệu siêu bền, nhưng họ "tin" cái lỗi này đã được vá rồi. Ngoài ra, thằng AI cũng sẽ chỉ đưa đề cử thôi, còn quyết định cuối cùng

Giải Nobel Vật lý 2024 và một lô-gic lạ đời

 Vừa bữa trước nhắc tới việc AI thời nay là cái món hàng nóng tương đương với công nghệ gen của Crichton, nay lại thấy quả có 2 ông làm về AI ăn con Nobel. Kể cũng trùng hợp phết. Nobel Prize In Physics Goes To Two "Founding Fathers" Of Artificial Intelligence Chuyện là vừa mấy tiếng trước thôi, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố chủ nhân giải thưởng Nobel Vật lý năm nay. Họ là John Hopfield và Geoffrey Hinton, hai nhà khoa học máy tính với công trình mang tính tiên phong trong mảng mạng thần kinh nhân tạo. Cụ thể hơn, Hopfield thì được trao giải vì đã có công tạo ra một kiểu bộ nhớ liên kết gì đấy, có khả năng lưu trữ và tái tạo hình ảnh cùng các loại mẫu dạng khác từ một khối dữ liệu. Hinton thì ăn giải vì đã phát minh ra một phương pháp có thể tự động tìm kiếm các thuộc tính trong dữ liệu, và dựa vào đấy mà sẽ có thể thực hiện những nhiệm vụ như nhận diện các yếu tố cụ thể trong hình ảnh. Đến đoạn này, hẳn sẽ có không ít anh em cảm thấy chưng hửng, không

Từ Jurassic Park đến AI: Cơn sốt vàng công nghệ tái hiện dưới hình thức mới

 Nhân bữa trước có làm bài kỷ niệm vụ InGen phá sản với nhắc đến Asimov, tự nhiên lại nghĩ giờ thì cái môi trường nền mà thanh niên Michael Crichton từng miêu tả trong Jurassic Park vẫn có thể áp dụng được chuẩn đét vào thế giới hiện nay, với chỉ một từ khóa duy nhất cần thay đổi: để cho công nghệ AI thế chỗ công nghệ sinh học. Như anh em nào từng đọc tiểu thuyết gốc thì hẳn cũng đã biết, trước khi vào truyện, thậm chí cả trước khi đề cập đến cái vụ trẻ con bị sinh vật bí hiểm gì đấy tấn công, Crichton có dành ra nguyên một phần khá dài để bàn về cái cách kỹ thuật di truyền đang được hối hả phát triển, tạo thành một thứ mà ông anh gọi là “cơn sốt vàng khoa học.” Theo lời Crichton, cái công nghệ này có đường phát triển không giống với những thứ công nghệ then chốt thời trước ở ít nhất ba điểm. Cái thứ nhất là nó được phát triển dàn trải hơn hẳn, với số lượng đơn vị tham gia cuộc đua nghiên cứu cái công nghệ này là hàng ngàn phòng thí nghiệm lớn nhỏ, chứ không chỉ riêng một tổ chức nhà n

J. G. Ballard và một thí nghiệm với AI tạo sinh từ trước kỷ nguyên của AI tạo sinh

 Bữa nay mình mới mò được một bài báo thú vị, xoay quanh một thí nghiệm văn học với AI tạo sinh do J. G. Ballard thực hiện từ tít hồi thập niên 70 này, anh em. Novelist J.G. Ballard was experimenting with computer-generated poetry 50 years before ChatGPT was invented J. G. Ballard có lẽ là một cái tên khá lạ với anh em, bởi dạo gần đây thì chẳng thấy mấy ai nhắc đến tên ông cụ nữa. Ngay cả khi có người đề cập đến Ballard, thường thì người đấy cũng sẽ nhắc đến ông dưới dạng tác giả của Empire of the Sun, một cuốn tiểu thuyết văn học kiêm tự truyện được ông viết hồi năm 84, và sau đó đã được Steven Spielberg chuyển thể thành bộ phim cùng tên. Tuy nhiên, từng có một thời, Ballard đã là một gương mặt có số có má trong làng SFF. Ông đã sáng tác hàng loạt truyện ngắn và tiểu thuyết SFF (chủ yếu là các tác phẩm Sci Fi, mặc dù Fantasy cũng không thiếu) với tính văn học rất cao, thường xoáy vào mặt tối của văn minh hiện đại, khắc họa cách thế giới bị sự tiến bộ làm cho ngày một trở nên lạnh lẽo

Từ giấc mơ đến thực tế: Jonathan Basile và Thư viện Babel điện tử

 Mấy bữa trước, trong lúc đi tra cứu thông tin để phục vụ bài review A Short Stay In Hell, mình có tình cờ phát hiện ra một điều thú vị: đã có người xây hẳn một cái Thư viện Babel thật rồi, anh em ạ. Hoặc đúng hơn là phiên bản điện tử của nó, với địa chỉ là: https://libraryofbabel.info/ . Cụ thể, cái thư viện đó được xây lên bởi Jonathan Basile, một tác giả kiêm tiến sĩ văn học Brooklyn. Một đêm nọ, trong lúc đang nằm trên giường, Basile có vơ vẩn nghĩ về Thư viện Babel (bản gốc của Borges ấy, chứ không phải bản cập nhật của Peck đâu), và từ đó đã sực nảy ra ý tưởng về một phiên bản online của cái thư viện này. Việc đưa Thư viện Babel lên không gian ảo nghe quá hợp lý, đến nỗi Basile cứ cầm chắc rằng kiểu gì cũng đã có người chế ra một cái website mô phỏng nó rồi. Nhưng ngày hôm sau, lúc lên mạng tìm kiếm, Basile đã không khỏi thất vọng ê chề. Khắp toàn cõi mạng, tuyệt không có một trang web nào như vậy cả. Nhưng thay vì bỏ cuộc, Basile lại quyết định sẽ tự tay chế ra một cái thư viện

Chó rô-bốt trên chiến trường - nền tảng cho Chó Săn Miền Bom Đạn?

Bữa nay lướt báo mình có vô tình vớ được bài này. Lúc đọc lướt tít thì tí tưởng Ukraine vừa cẩu được con Đại Ca nào về, anh em ạ 🐧. Như anh em hẳn cũng đã biết rồi đấy, kể từ khoảng giữa 2016 đến nay, sau khi một cái clip quảng bá cái mẫu rô-bốt 4 chân tự hành mà Boston Dynamics tung lên mạng trở nên viral, đã có rất nhiều bên tăm tia mua con này hoặc chế tạo các mẫu riêng với kiểu thiết kế nền tương tự để phục vụ đủ thứ mục đích khác nhau. Chúng chạy từ gắn súng sơn lên người con này để làm game ( https://www.forbes.com/sites/curtissilver/2021/02/22/spots-rampage-unabashedly-slaps-us-with-the-reality-of-a-militarized-dog-future/ ), gắn súng phun lửa lên người bọn này để dọn tuyết với chống cháy rừng ( https://throwflame.com/products/thermonator-robodog/ ), gắn súng tỉa lưng chúng nó để phục vụ các nhiệm vụ quân sự ( https://scifivietnam.blogspot.com/2021/10/q-ugv-mot-mau-robot-cho-ban-tia-ang-so.html ), gắn súng phóng tên lửa lên người chúng nó để làm điều tương tự ( https://www.twz.

Balaji Srinivasan, "Nhà Nước Mạng," và giấc mơ về một thế giới phi tập trung của Neal Stephenson

Bữa nay mình mới vớ được một bài báo thú vị, xoay quanh một cái đề xuất về mô hình nhà nước mới dựa trên nền tảng công nghệ phi tập trung. Cơ mà với anh em trong group, có thể cái đề xuất đấy sẽ nghe khá là quen thuộc, bởi nó từng xuất hiện dưới một dạng hình gần như y hệt trong một tác phẩm Sci Fi nhất định rồi. The crypto bros who dream of crowdfunding a new country Chuyện là đâu tầm mùa thu năm ngoái, ở Amsterdam có tổ chức một cái hội thảo công nghệ gì đấy, không thấy báo nêu hẳn đề tài hay tên tuổi, nhưng chắc chủ đề chính có liên quan đến tiền số, vũ trụ ảo, với blockchain các kiểu. Trong cái buổi hội thảo này, có một khách mời tên là Balaji Srinivasan, một nhà đầu tư kiêm doanh nhân công nghệ Mỹ. Trong phần phát biểu của mình, Balaji có nêu ra quan điểm rằng hầu như mọi thứ hiện đang do chính phủ quản lý đều có thể được các tập đoàn công nghệ thực hiện một cách hiệu quả hơn. Balaji kêu gọi khán giả tưởng tượng ra một thế giới tương lai gần, trong đó có hàng nghìn startup khác nh

Quân đội Mỹ thử nghiệm lắp súng phóng lựu lên rôbốt chó

Anh em nào ở lâu trong group thì hẳn đã chẳng còn lạ gì với mấy con rôbốt 4 chân, hay còn gọi là rôbốt chó, với cái mẫu nổi tiếng nhất là đám chó do bên Boston Dynamics chế tạo. Mọi người hẳn cũng đã chẳng còn lạ với việc đám này đang được quân đội nhiều nước nghiên cứu áp dụng ngoài chiến trường, cả dưới vai trò hỗ trợ hậu cần lẫn hỗ trợ hỏa lực. Và bữa nay, nối tiếp cái chuỗi nghiên cứu tiềm năng ứng dụng đám chó đấy ngoài mặt trận, ta lại có thêm một thử nghiệm mới vừa được quân đội Mỹ triển khai: để bọn này hỗ trợ hỏa lực hạng nặng. Marines Test Fire Robot Dog Armed With Rocket Launcher Cụ thể thì cách đây ít bữa, Thủy quân lục chiến Mỹ có tung ra một loạt video và hình ảnh quay chụp một buổi trình diễn công nghệ hồi tháng 9 vừa qua. Thứ được đem ra diễn trong buổi đấy là một mẫu chó rôbốt thử nghiệm (quân đội gọi nó là “dê rôbốt,” nhưng vì thiên hạ quen gọi đây là chó rồi nên mình vẫn sẽ gọi nó là chó). Theo như quan sát, đây có vẻ là chó do Trung Quốc sản xuất, giá dao động từ $2

Một tín hiệu ngoài không gian được phát hiện truyền đến từ một hệ thống tam thể

 Vừa bữa trước nhắc đến Tam Thể của thanh niên Hân xong, bữa nay đã thấy cái bài này đập vào mặt. Hợp lý phết đấy chứ 🐧. Inspired by writer Liu Cixin, Chinese scientists spot signals from real-world ‘three-body’ star system Cụ thể thì cách đây một thời gian, một nhóm nghiên cứu với thành viên là các nhà khoa học đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Hàng Châu, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, và Đại học Tam Hiệp Trung Quốc đã lấy cảm hứng từ tác phẩm của Lưu Từ Hân và chúi đầu lại phân tích một hệ thống 3 sao ngoài đời thực, nằm cách Trái đất khoảng 1.300 năm ánh sáng. Hệ thống đấy có tên gọi là GW Orionis (còn gọi là GW Ori), cấu thành từ ba ngôi sao nằm ở đỉnh chòm sao Orion, với hai thằng trong đó (GW Orionis A và GW Orionis B) quay quanh nhau, còn thằng thứ ba (GW Orionis C) thì quay quanh cặp đôi kia ở một khoảng cách xa hơn. Nghiên cứu của họ sau đấy đã được xuất bản trên tạp chí Science China Physics, Mechanics & Astronomy, anh em có thể tham khảo ở đây: https://arx

Từ một vụ AI nhái giọng, nghĩ về nguy cơ Tolkien bị bắt "hồi sinh"

 Hôm qua lúc share lại cái đoạn ghi âm Tolkien đọc 1 đoạn trích Hobbit, mình có đùa rằng nếu con ông cụ mà còn sống thì có khi nhà Tolkien cũng nọc cổ ông anh ra bắt đọc truyện để còn thu âm bán audiobook. Cơ mà nay nhìn thấy cái tin này xong, tự nhiên lại nghĩ cái ý tưởng đấy chưa chắc đã không thể thành sự thật được đâu. Stephen Fry ‘Shocked’ to Discover AI Stole His Voice From ‘Harry Potter’ Audiobooks and Replicated It Without Consent, Says His Agents ‘Went Ballistic’ Cụ thể là vừa bữa trước, tại một lễ hội công nghệ ở London, Stephen Fry, một phát thanh viên kiêm diễn viên lồng tiếng khá nổi, đã cho trình chiếu một thước phim tài liệu với giọng mình lồng tiếng. Nhưng theo lời Fry, cách đấy ít lâu, ông anh thậm chí còn hoàn toàn chẳng hề hay biết về cái phim này, chứ đừng nói là lồng tiếng cho nó. Thứ góp giọng thuyết minh cho phim thực chất là một con AI, và nó đã sao chép lại y hệt giọng Fry bằng cách phân tích giọng đọc của ông ta trong bản audiobook của Harry Potter. Việc AI nh

Một nghiên cứu về sự khó nhận diện của nội dung do AI viết

 Bữa nay mình mới bắt được một cái tin thú vị, ấy là vừa có một nghiên cứu cho thấy đám thuật toán AI tạo sinh thời nay đã đạt đến trình độ cho ra được các nội dung giống người đến mức ngay cả các chuyên gia về ngôn ngữ cũng khó lòng nhận ra nổi bản chất của nó. AI vs. Human Writing: Experts Fooled Almost 62% of the Time Cụ thể thì mới đây, Research Methods in Applied Linguistics, một tờ tạp chí khoa học chuyên về các vấn đề và hiện tượng liên quan đến ngôn ngữ trong thế giới thực, đã đăng tải một nghiên cứu mang tên “Can linguists distinguish between ChatGPT/AI and human writing?: A study of research ethics and academic publishing” (tạm dịch: “Liệu các nhà ngôn ngữ học có phân biệt được giữa nội dung do ChatGPT/AI và nội dung do con người viết không?: Một nghiên cứu về đạo đức nghiên cứu và xuất bản học thuật”), thực hiện bởi Tiến sĩ J. Elliott Casal từ Đại học Memphis và Tiến sĩ Matt Kessler từ Đại học Nam Florida. Anh em có thể tham khảo bản đầy đủ của nó ở đây: https://www.research

Một hành động lạnh gáy của ChatGPT nhằm qua mặt con người

 Có vẻ đận vừa rồi chửi đám AI nhà Zucc hơi nhiều làm nó nóng máy, bởi hôm nay mới được nó đẩy một bài khá lạnh gáy lên feed để dằn mặt này anh em. Cụ thể, thứ mọi người đang nhìn vào là ảnh chụp một trích đoạn trong ấn bản in của tạp chí The Atlantic, số ra tháng 9. Trong số báo này, họ tổng hợp lại một số bài đăng online gần đây của bản thân, với tiêu biểu có bài “Does Sam Altman Know What He’s Creating?”, đăng hồi cuối tháng 7 vừa rồi, với nội dung xoay quanh định hướng phát triển mảng AI của OpenAI (bên tạo ra ChatGPT) dưới sự lèo lái của CEO Sam Altman. Nếu quan tâm đến bản đầy đủ, anh em có thể đọc nó ở đây: https://www.theatlantic.com/magazine/archive/2023/09/sam-altman-openai-chatgpt-gpt-4/674764/ . Về phần đoạn trích trong ảnh, nó nằm trong một phần liên quan đến nỗ lực căn chỉnh AI của OpenAI, tức việc điều chỉnh các hệ thống của bên này sao cho đảm bảo chúng sẽ hoạt động dựa trên các chuẩn của con người, cả về mặt đạo đức lẫn kết quả công việc. Nói một cách nôm na hơn, căn c

Death of an Author - một thí nghiệm viết truyện bằng AI

 Nhân hôm trước bới được cái ảnh bàn về AI viết truyện, mình tự nhiên lại nhớ đến một bài báo đã đọc cách đây ít lâu, xoay quanh một thử nghiệm trong việc ứng dụng AI vào sáng tác văn học, thực hiện bởi một thanh niên tên Stephen Marche. Peering Into the Future of Novels, With Trained Machines Ready Marche nhà báo kiêm tác giả người Canada, và trước khi thực hiện cái thí nghiệm này thì ông anh đã xuất bản một cơ số sách, bao gồm cả tiểu thuyết lẫn các cuốn sách phi hư cấu. Đầu năm nay, Marche đã được Jacob Weisberg, CEO của một công ty chuyên sản xuất sách nói tên Pushkin Industries, liên hệ và đề xuất thử làm một dự án đặc biệt: viết một cuốn tiểu thuyết trinh thám với sự trợ giúp của AI. Vì bản thân cũng đã viết về AI và ứng dụng của nó được một thời gian rồi, Marche rất lấy làm quan tâm và đã gật đầu đồng ý. Để sáng tác cái câu chuyện của mình, Marche phác thảo sơ qua phần cốt, sau đó sử dụng ba chương trình AI khác nhau để tạo ra nội dung dựa trên cái khung xương mình đã lập. Đầu t

Shaihuludia shurikeni - một chủng giun đốt mới lấy tên theo Dune

 Bữa nay mình mới bắt được một tin thú vị, ấy là đám giun cát của Dune vừa chính thức có một đại diện ngoài đời này anh em. PAPER OFFERS GLIMPSE OF 500-MILLION-YEAR-OLD SEA WORM NAMED AFTER 'DUNE' MONSTER Số là cách đây một thời gian, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Kansas có khám xét các mẫu vật thu được từ một thành hệ địa chất vắt ngang giữa Bắc Utah và Nam Idaho, trước nay vốn nổi tiếng là chứa rất nhiều hóa thạch kỷ Cambri (tức giai đoạn kéo dài từ khoảng 538,8 triệu cho đến 485,4 triệu năm trước). Trong quá trình ấy, họ phát hiện ra một số vết tích mang hình dạng các phiến tỏa tròn ra từ tâm, nhìn như sao hay hoa gì đấy, không rõ có phải là khoáng vật hay không. Sau một hồi sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để xác định rõ hơn phát hiện này là gì, bao gồm soi kính hiển vi điện tử và đo phổ tán sắc năng lượng tia X, nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng đây là tàn tích của một chủng giun đốt (tức “Annelid,” một ngành động vật hình thành trong kỷ Cambri Sớm, và nay còn hơn 22.000 l

AI và sự trỗi dậy của các KOL ảo

 Vừa bữa trước làm mấy bài về AI xong, nay lại vớ được cái bài này, xoay quanh việc thiên hạ đang mượn AI để lấn sân sang làm KOL ảo. Fully AI-Generated Influencers Are Getting Thousands of Reactions Per Thirst Trap Cụ thể thì trong giai đoạn gần đây, đã có một số thanh niên sử dụng các thuật toán AI tạo hình như Stable Diffusion và Midjourney để chế ra mấy bức ảnh gợi cảm của một con người phi thực nào đấy (thường là con gái), xong đem quẳng lên Twitter và Instagram để kiếm người theo dõi. Nếu anh em vào đọc bài tham khảo, mọi người sẽ thấy mấy cái hình này trông có phần hơi bị… Lương Văn Can. Cụ thể hơn, chúng nó trông “nhựa” vô cùng, với da dẻ các kiểu nhìn nhẵn thín và bóng loáng như Photoshop quá đà, và nền cảnh cũng có cùng cái chất thừa sáng giả tạo. Ngay cả nếu không nhận ra đây rõ ràng là cái phong cách phổ thông của tranh ảnh AI, mọi người cũng sẽ khó lòng nhầm tưởng được về bản chất mấy cái ảnh này, bởi vì đại đa số các “KOL” này đều công khai mình là người ảo, tạo ra bởi AI

Rôbốt tình dục - một ứng dụng tiềm tàng của AI

 Nhân nhắc đến vụ một anh chàng đã dùng AI để viết nốt A Song of Ice and Fire, mình lại nhớ đến một bài báo từng đọc cách đây ít hôm, cũng xoay quanh việc để AI thế chân con người trong thị trường giải trí, ở một mảng cũng có thể nói là xôi thịt không kém gì ASOIAF. Nó là mảng tình dục. Ex-Google exec says AI-powered sex robots will seem ‘alive’ and eliminate need for ‘another being’ Cụ thể thì tầm 1 tháng trước, Mo Gawdat, cựu giám đốc kinh doanh của Google X (bộ phận nghiên cứu và phát triển chuyên theo đuổi những dự án nghe chừng bất khả thi của tập đoàn mẹ Google), có tham gia một chương trình podcast tên là Impact Theory. Trong chương trình đấy, Gawdat đi sâu vào bàn về các mối nguy hại tiềm tàng của AI, và những cách cái công nghệ này có thể phá hoại nền tảng xã hội. Anh em nào quan tâm thì có thể tham khảo bản đầy đủ của cuộc nói chuyện ấy ở đây: Thế rồi vì ý thức được là phần đông sẽ không đủ sức ngồi nghe hết ba tiếng đồng hồ trò chuyện, quãng 2 tuần trước, Impact Theory đã cắ