Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2023

Một thuyết âm mưu về kế hoạch xuất bản The Winds of Winter và A Dream of Spring của George R. R. Martin

 Bữa nay mới phát hiện ra là trong cộng đồng A Song of Ice and Fire đang lưu truyền một cái thuyết âm mưu khá hài: Martin sẽ tung ra cả Gió Mùa lẫn Mơ Xuân cùng một lúc. Will George R. R. Martin release The Winds of Winter and A Dream of Spring together? Như bài báo bên dưới có phân tích, cái thuyết này ra đời dựa trên 3 cái ý chính. Thứ nhất là dù Martin vốn trứ danh cầm tinh con rùa, cái khoảng thời gian trống giữa Múa Rồng và Gió Mùa vẫn lâu một cách phi thường, dài gấp đôi khoảng trống giữa Múa Rồng và Tiệc Quạ. Lâu chừng ấy thì không loại trừ khả năng số chữ Martin nôn ra cũng lạm phát theo tỷ lệ tương ứng, và thế tức là lúc truyện ra mắt, có thể ta sẽ thấy tận hai quyển cùng một lúc. Thứ hai là fan với nhà xuất bản của Martin đã nôn nóng quá mức với ông cụ rồi, và có thể cái áp lực từ đôi bên sẽ khiến Martin phải chợn, từ đó chạy liền một mạch đến vạch đích luôn. Cuối cùng là thanh niên này vốn hay thích bẻ lái để gây sốc cho độc giả, và còn gì có thể sốc hơn việc đùng một phát c

Sáng tác mới 2023 - một tập truyện ngắn Việt thú vị

 Nhân hồi sáng có bạn review một tuyển tập truyện ngắn Nhật tạp chủng, với một số là Sci Fi, xin được giới thiệu với anh em luôn một thứ cũng hao hao như thế, có điều đến từ Việt Nam và mang tính gần đây hơn. Nó là cái cụm truyện Sáng tác mới 2023 của tạp chí Zzz Review. Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Zzz Review là một tạp chí văn học online, chuyên đăng các bài viết thú vị về sách vở, văn chương, và việc đọc nói chung. Và đâu hồi tháng 10 năm ngoái, họ có tổ chức một cuộc thi viết truyện ngắn dành cho tác giả Việt Nam, với chủ đề và phong cách sáng tác không giới hạn. Điều duy nhất họ yêu cầu là bản thảo gửi về không quá 10 ngàn từ, và chưa được đăng tải dưới bất kỳ hình thức nào ở đâu cả. Đến tháng 1 vừa rồi, tức lúc chốt sổ, phía Zzz Review đã nhận được hơn 200 bản thảo dự thi. Từ đấy, họ đã lọc từ đấy ra 12 truyện xuất sắc nhất, và đến hôm nay thì chính thức công bố cũng như đăng tải các truyện thắng giải cho mọi người cùng đọc. Ở link bên dưới, anh em sẽ có thể tìm thấy

Sự đáng sợ của đại dương trong A Niche

 Bên cạnh thằng The Things, còn một thằng khác trong cái tuyển tập Beyond the Rift kia mà anh em cũng rất nên ngó thử. Thằng đấy là A Niche.  A Niche kỳ thực không phải là một truyện ngắn lẻ. Nó thậm chí còn không phải là truyện ngắn theo nghĩa chuẩn, mà là chương đầu tiên trong Starfish, cuốn tiểu thuyết đầu tay của Peter Watts. Tuy vậy, A Niche vẫn cấu thành một câu chuyện khá đầy đủ (ít nhất là đầy đủ theo chuẩn của Watts, vì cái kiểu xây dựng truyện của thanh niên này nó mơ hồ như Dark Souls luôn), với nội dung chính xoay quanh 2 nhân viên hoạt động tại một trạm nghiên cứu sát bên một kẽ nứt sâu dưới lòng biển. Về khoản nó kinh dị ra làm sao thì, chà, anh em cứ nhìn cái clip bên dưới là sẽ hiểu. Điểm thú vị về câu chuyện là dù có mấy phân cảnh chạm trán quái vật như thế, chúng nó chỉ là một bước nền để tạo ra một sự kinh dị thậm chí còn khủng khiếp hơn. Trong một phân cảnh ở tầm giữa truyện, ta có một nhân vật rời trạm dấn sâu vào giữa cái vùng nước tối của đại dương. Toàn bộ khung

The Things - một truyện ngắn nổi trội của Beyond the Rift

 Trong bài review về Beyond the Rift tối qua, mình có đề cập đến việc đây là một tuyển tập kinh dị, cả bằng quái vật và máu me lẫn bằng các theme và không khí nữa. Và trong số các truyện của tuyển tập, mẩu truyện The Things là thằng làm được cái điều đó một cách xuất sắc nhất. Review The Things của Peter Watts Trong trường hợp anh em chưa biết, The Things về cơ bản là một cái fan fic. Nó diễn lại những sự kiện đã xảy ra trong bộ phim The Thing hồi năm 1982 của đạo diễn John Carpenter, có điều là qua góc nhìn của con quái vật. Mình từng làm một bài review riêng cho cái truyện này rồi, anh em nào muốn biết cụ thể hơn có thể tham khảo bên dưới. Vì đây là truyện diễn lại của The Thing, mà anh em biết The Thing máu me tởm lợm ra sao rồi đấy, thế nên lẽ đương nhiên là ta cũng có những cái phần kinh dị mang tính xôi thịt ở đây. Ta thấy cách con quái vật biến hóa, chuyển đổi, hấp thụ con người, bị băm vằm và đốt cháy hoặc làm những điều dã man ấy với đám người. Và tất cả những điều trên lại cò

Review Beyond the Rift của Peter Watts

  🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑 8.0/10 TL;DR Thuốc trị lạc quan đặc hiệu. Cải thiện tình trạng yêu đời mãn tính bằng chiết xuất khủng hoảng hiện sinh. GIỚI THIỆU CHUNG Beyond the Rift là một tập truyện Sci Fi u tối pha kinh dị của Peter Watts. Tuyển tập bao gồm 13 truyện ngắn, với một số truyện là truyện độc lập, một số là những phần trích hoặc mở rộng thêm của các tác phẩm dài Watts từng xuất bản, và một số gần như là bản nháp của những tác phẩm nổi tiếng hơn sau này. Chốt lại cả tuyển tập là một bài luận giới thiệu về triết lý sáng tác và tư tưởng của bản thân Watts. Đáng chú ý là ngoại trừ một truyện ngắn duy nhất, tất cả các truyện khác trong tuyển tập đều đã được Watts xuất bản online, và mọi người có thể đọc chúng một cách hoàn toàn miễn phí. Trong phần điểm qua nội dung các truyện bên dưới, mình cũng sẽ để kèm các link đọc cho anh em tiện tham khảo. Về nội dung chính của mỗi truyện thì như sau: The Things: fan fic bộ phim The Thing và bản truyện gốc Who Goes There? của nó (

Quan điểm của Hugh Howey về AI

 Nhân chiều qua nhắc đến vụ AI đang tác oai tác quái trong giới xuất bản và các nhà văn tự xuất bản sắp tới sẽ phải đối mặt với cả một cuộc chiến cam go, tự nhiên lại nhớ đến một thanh niên rất nổi tiếng cũng đi lên từ tự xuất bản khác, với một quan điểm nhìn chung khá tích cực đối với AI. Thanh niên đó là Hugh Howey. Gần đây mình cũng đã làm một bài giới thiệu sự nghiệp của Hugh Howey rồi đấy, và anh em nào tò mò thì có thể tham khảo full ở đây: https://scifivietnam.blogspot.com/2023/06/anniversary-sinh-nhat-cua-hugh-howey.html . Cơ mà để nói vắn tắt thì ông anh này gốc là dân đi biển, xong về sau quay ra làm việc ở một hiệu sách, và vì mê kể chuyện quá mà đã tập tành viết lách. Do một số trải nghiệm không mấy tích cực với xuất bản truyền thống, đồng chí đã quay sang tự xuất bản sách trên kho Kindle của Amazon. Sau một thời gian thì một truyện ngắn của ông anh trở nên nổi tiếng, và Howey từ đấy đã trở thành một nhân vật có số có má trong làng xuất bản. Hiện tại thì ông anh cũng đã có

Từ tai nạn với Clarkesworld, nghĩ về cách AI sẽ ảnh hưởng đến ngành xuất bản trong tương lai

 Nhân bữa trước có nhắc đến việc mấy cộng đồng viết lách và tự xuất bản trên Reddit với Amazon đang bị ngập trong một bể “tác phẩm” với chất lượng cực thấp do ChatGPT phun ra, mình lại nhớ đến việc cơn lũ ấy đã từng quét đến cả các tạp chí SFF chuyên nghiệp/bán chuyên, với một bên thậm chí còn đã phải ngưng nhận bản thảo từ các tác giả lạ vô thời hạn. Bên đó là Clarkesworld. Sci-fi publisher Clarkesworld halts pitches amid deluge of AI-generated stories Như đã giới thiệu trong bài tổng hợp hôm qua đấy, Clarkesworld là một tạp chí SFF miễn phí. Bên này sẽ nhận bản thảo truyện ngắn của thiên hạ, đọc qua một lượt, và nếu thấy ok thì trả cho tác giả 1 khoản phí nho nhỏ để đăng truyện lên web với xuất bản tuyển tập điện tử. Suốt gần 20 năm hoạt động, Clarkesworld đã cho đăng tải truyện của các tác giả thuộc đủ mọi miền thế giới, với một số tác phẩm thậm chí còn đạt được những giải thưởng danh giá. Chính bởi vậy, Clarkesworld được dân trong dòng đánh giá rất cao, coi đây như một bệ phóng rất

Một danh sách tài liệu tham khảo thú vị của Đại học Penn State

 Bữa nay bên một group sách khác, mình mới bắt được một cái ảnh khá thú vị, chụp lại danh sách tài liệu tham khảo từ một khóa văn học bên Đại học Penn State, bên trong rặt toàn Sci Fi và các sách chuyên khảo liên quan đến nó. Danh sách bao gồm một loạt các tác phẩm từ cổ chí kim, với đủ thể loại đề tài và phong cách cũng như giá trị văn học. Anh em nào muốn làm một tua du lịch qua các thời đại của Sci Fi để trải nghiệm quá trình phát triển của nó (ít nhất là cho đến khoảng những năm 70), cũng như nếm thử sự phong phú của cái dòng này thì có thể dùng danh sách bên dưới như "hướng dẫn viên" nhé. Mà theo như tìm hiểu thử thì có vẻ người dạy cái lớp này là Philip Klass, một người từng đứng lớp ở Penn State suốt 22 năm (từ 1966 đến 1988). Ngoài giảng dạy trên lớp và viết nghiên cứu về văn học so sánh, Philip Klass còn là một tác giả Sci Fi, chuyên xuất bản những truyện ngắn và tiểu thuyết châm biếm dưới bút danh William Tenn. Bảo sao thanh niên rành Sci Fi thế 🐧. Sau khi lục lọi

Một ấn bản Tam Thể đặc biệt

 Mấy bữa nay, nhờ cái trailer Netflix tung ra cho Tam Thể, cái bộ truyện này dạo gần đây lại rộ lên hơn mức bình thường trong nhiều cộng đồng SFF. Chính nhờ cái sự tái quan tâm này mà mình mới phát hiện ra là từng có đợt, Head of Zeus, một nhà xuất bản bên Anh, đã phát hành ấn bản đặc biệt của truyện, gộp hết cả 3 quyển trong trilogy vào thành một bản bìa cứng đóng hộp giới hạn, có kèm chữ ký của Lưu Từ Hân. Trông ảnh nhìn nuột phết chứ chẳng đùa. Nhìn vào đây, tự nhiên lại nhớ đến cái vụ đăng ký tái bản Tam Thể của Nhã Nam. Hiện vẫn chưa biết là nó sẽ tái xuất giang hồ dưới bộ dạng nào, và theo lời đồn thổi thì có khả năng chúng nó sẽ được in dưới dạng sách sưu tập giới hạn (bìa cứng hoặc boxset gì đấy). Căn cứ vào cái đăng ký xuất bản thì chắc chắn truyện sẽ được in thành 3 tập riêng rẽ như trước.  Cơ mà giờ đây, vì đã nhìn thấy cái bản Head of Zeus này, mình lại nghĩ nếu đã làm đồ sưu tầm, có khi gộp chung cả 3 thằng thành 1 quyển Địa Cầu Vãng Sự duy nhất có khi lại hay. Đằng nào th

The Dresden Files và tương lai bấp bênh của nó ở Việt Nam

 Chiều vừa nhắc đến Dresden Files xong, tối đã thấy có bài chạy ads đập nguyên cái series vào mặt rồi. Target chuẩn vl 🐧. The Dresden Files Mà nhìn cái series này mới nhớ, cách đây tầm ít lâu, bên group trinh thám có làm một cái bài thảo luận hay bình bầu gì đó về các thể loại trinh thám nên được chú trọng đưa về thị trường Việt Nam. Sau một hồi bàn tán, tự nhiên lại lòi ra là có một lượng rất đông người kỵ thể loại trinh thám dính đến Fantasy. Đọc xong cái bài đấy, mình tự nhiên thấy cái tương lai của thằng Dresden này ở bên nhà ta có vẻ sẽ hơi mù mịt. Trong trường hợp anh em không hiểu Dresden Files là cái gì mà lại liên quan đến cái bài đó, thì sự tình rất đơn giản thế này thôi: nó chính là một series trinh thám Fantasy, thứ đã bị dập tơi tả trong cái bài đấy. Cụ thể hơn, Dresden Files kể về một tay phù thủy có tên là Harry Dresden, hành nghề thám tử tư tại Chicago. Mỗi một tập truyện trong series lại xoay quanh một vụ án ghê rợn có liên quan đến các yếu tố siêu nhiên, hoặc do ma q

Một cách trang trí truyện thú vị của The Mountain in the Sea

 Bữa nay trên Reddit, mình có bắt được một cặp ảnh chụp một cuốn tiểu thuyết Sci Fi là The Mountain in the Sea của Ray Nayler như bên dưới. Cuốn The Mountain in the Sea này xoay quanh việc thế giới phát hiện ra một chủng bạch tuộc siêu thông minh, với văn hóa và ngôn ngữ riêng. Các ấn bản điện tử của nó thì không có gì đáng nói lắm, nhưng riêng ở ấn bản giấy, ta sẽ bắt gặp một bức thông điệp được viết bằng tiếng bạch tuộc, in lên cạnh sách. Sau khi đọc xong, người đọc sẽ có thể giải mã được dòng chữ ấy, và biết cái câu ở cạnh nó nói gì. Đây kể ra cũng là một chiêu bên nhiều tác phẩm SFF nên thử. Bên SFF nhà chúng ta thì không thiếu các tác phẩm với những hệ ký tự lạ lùng, với một số cuốn thậm chí còn đi sâu hẳn vào phân tích và phát triển chúng nó thành những ngôn ngữ với các quy luật ngữ pháp và từ vựng nghiêm chỉnh (*khụ*Trung Địa*khụ*). In kèm một câu gì đó bằng thứ tiếng đặc thù trong câu chuyện lên cạnh thì một mặt sẽ tăng tính thẩm mỹ cho truyện (vì người ngoài nhìn vào thì sẽ th

Cách The Most Dangerous Game được cover lại trong Tender Is the Flesh

 Sau khi đăng cái bài về việc để các nhà văn cover sách của nhau như nhạc sĩ tối qua, mình tự nhiên lại nhớ đến một thanh niên về cơ bản cũng đã làm chính cái việc ấy rồi, chỉ có điều dưới một dạng nhỏ gọn hơn, và bản cover không đứng lẻ mà lại lồng trong một tác phẩm khác. Thanh niên đấy là Agustina Bazterrica, một nữ nhà văn người Argentina, và thứ được đồng chí ấy cover lại là một truyện ngắn có tên The Most Dangerous Game. Trước khi nói về cách Bazterrica cover The Most Dangerous Game, mình xin được nói qua vài câu về tác phẩm gốc cái đã. The Most Dangerous Game là một truyện ngắn phiêu lưu của Richard Connell, xuất bản lần đầu trên tạp chí Collier's hồi năm 1924. Truyện có nhân vật chính là Sanger Rainsford, một anh thợ săn người Mỹ, bấy giờ đang đi thuyền đến rừng rậm nhiệt đới Amazon để thực hiện một chuyến săn báo đốm. Một tối nọ, lúc đang trên thuyền, Rainsford có trò chuyện với Whitney, một người bạn của mình, về một hòn đảo huyền bí gần đấy, hay được giới thủy thủ đồn đạ

Cover tác phẩm - một điều còn thiếu trong làng văn

 Nhân hồi chiều có động đến Hitchhiker's Guide, tự nhiên lại nhớ đến cái meme này. Trông ý tưởng cũng hợp lý phết đấy nhỉ 🐧? Công bằng mà nói thì trong làng văn của chúng ta cũng đã có một thứ na ná như cái kiểu cover bài hát của mảng âm nhạc rồi, đó là làm các tác phẩm parody. Nhưng mà parody thì lại hay mang tính chỉ trích hoặc châm chọc cái tác phẩm gốc hoặc các mô típ nó sử dụng, hay thậm chí còn chém hẳn ra những cái cốt mới toanh chỉ dựa trên nền tảng thế giới hay sự kiện của tác phẩm gốc thôi. Trong khi ấy, cover thì lại hay mang sắc trung tính hơn, với mục đích thường là tái thể hiện lại nội dung tác phẩm gốc qua một phong cách mới, và giữ nguyên khá nhiều thứ ở tác phẩm gốc. Cái này thì chưa thấy mấy ai trong làng văn làm cả (vì nếu nhớ không nhầm là luật bản quyền không cho phép làm thế). Cơ mà nếu luật thoáng ra một tí và ta có thể để các tác giả cover truyện của nhau thì hẳn sẽ có những tác phẩm rất thú vị ra đời đấy, đặc biệt nếu style của các tác giả chênh lệch nhau

Sự thật đằng sau cái bút danh Adrian Tchaikovsky

 Trong cái bài chúc mừng sinh nhật Adrian Tchaikovsky hồi chiều, mình có đề cập đến việc thanh niên này kỳ thực có họ là “Czajkowski” (đọc giống hệt Tchaikovsky, chỉ khác cách viết; và trong bài này mình sẽ dùng Czajkowski để nhắc đến đồng chí ấy). Hẳn sẽ có một số anh em nghĩ rằng thanh niên sửa tên như vậy là để đú Pyotr Ilyich Tchaikovsky, nhà soạn nhạc người Nga nổi tiếng. Nói thế kể cũng không phải sai, cơ mà sự tình có phần hơi phức tạp hơn thế tí. Số là hồi năm 2008, lúc sắp chốt xong kèo Empire in Black and Gold, Czajkowski có hẹn gặp Simon Kavanagh, người phụ trách của mình ở Mic Cheetham, để giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng trước khi truyện ra mắt. Trong số các chuyện hai người này bàn thảo, có một vấn đề mấu chốt là cái họ của ông tác giả. Nội dung cuộc bàn thảo đó về sau đã được Czajkowski chia sẻ lại một cách vắn tắt trong một bài blog trên trang web cũ của mình (anh em có thể đọc full ở link bên dưới), với nội dung cụ thể như sau: Cuối cùng là cái bài toán hóc búa về

The Man Who Forgot Ray Bradbury - một món quà thú vị dành tặng Ray Bradbury

 Vì đang là đợt kỷ niệm ngày mất của Ray Bradbury, thiên hạ nhiều nơi đang rục rịch đăng các bài tri ân ông. Trong đấy có cái bên này share một bài khá thú vị, ấy là một mẩu truyện ngắn từng được Neil Gaiman viết, xoay quanh một nhân vật đang dần quên mất về Bradbury. Neil Gaiman Reads “The Man Who Forgot Ray Bradbury,” His Lovely Present for Bradbury’s 91st and Final Birthday Sự tích ra đời của câu chuyện này cũng khá thú vị. Số là một đận nọ, Gaiman cùng vợ có tổ chức một sự kiện văn hóa nho nhỏ, bao gồm ca hát và đọc truyện/thơ. Thay vì lục lại một truyện cũ của mình, Gaiman quyết định sẽ sáng tác mới một truyện ngắn để phục vụ sự kiện đó. Trong lúc tìm kiếm ý tưởng, Gaiman sực nhớ lại một người bạn của mình, hay nói chuẩn hơn là nhớ lại một người bạn mình đã quên mất. Người bạn đó đã mất cũng đã lâu rồi, thế nên Gaiman chỉ nhớ láng máng về ông ta. Đáng chú ý là khi lục lọi ký ức xem người đấy là gì, Gaiman nhận ra cái tên của ông ta đã bay thẳng khỏi não mình. Gaiman nhớ khá rõ mọi

From the Dust Returned - một tập truyện Gothic thú vị của Ray Bradbury

 Nay nhắc đến ngày giỗ của Ray Biết-bơi lại nhớ ông cụ từng có một cái tuyển tập Fantasy (hay đúng hơn là một cái cuốn tiểu thuyết cấu thành từ nhiều truyện ngắn Fantasy) rất thú vị. Thằng đấy là From the Dust Returned. Nếu anh em nào mà đã đọc cái quyển October Country của Phương Nam rồi, mọi người về cơ bản đều đã có một cái trailer cho From the Dust Returned rồi, bởi lẽ October Country chứa 2 truyện ngắn là Uncle Einar và Homecoming, và 2 thằng này (đặc biệt Homecoming) chính là nền tảng để From the Dust Returned được hình thành. Còn với anh em nào chưa đọc October Country hay 2 truyện ngắn kia thì hãy tưởng tượng From the Dust Returned như một phiên bản Addams Family ấy, có điều là xuất hiện dưới dạng văn chứ không phải truyện tranh. Nó xoay quanh dòng họ Elliott, một gia tộc quái vật với gốc gác ở Illinois với những khả năng rất đặc biệt. Ví dụ bao gồm một bà cụ cố vốn là một cái xác ướp có từ tít tận thời tiền sử, một ông chú có bộ cánh khổng lồ, một cô chị có thể cho tâm trí vẩn

Minotaurus's Plate và Starving Anonymous - 2 manga có ý tưởng tương đồng với Tender Is the Flesh

 Nhân thể nhắc đến Tender Is the Flesh và manga, mình lại nhớ đến 2 bộ hồi trước từng đọc cũng sử dụng cùng một ý tưởng nền như cái quyển truyện kia. Chúng nó là Minotaurus's Plate và Starving Anonymous. Thằng Minotaurus's Plate thì hẳn đã có rất nhiều anh em ở đây biết rồi. Không thì bét nhất, chỉ cần nhìn qua một vài khung hình của nó thôi, mọi người cũng sẽ lập tức nhận ra cái truyện này do ai chém ra, bởi vì tác giả của nó là một nhân vật với nét vẽ cực kỳ đặc trưng mà cả cái nước Việt Nam này chắc chẳng có ai ngoài Đỗ Nhật Nam là không nhẵn mặt: Fujiko F. Fujio, đồng tác giả của Đôrêmon. Minotaurus's Plate là một one shot của ông cụ, kể về một phi hành gia bị mắc kẹt trên một hành tinh lạ. Hành tinh đấy có một chuỗi thức ăn hơi ngược với Trái Đất: kẻ đứng đầu là một chủng bò, còn gia súc được đám bò ấy nuôi lấy thịt lại là con người. Starving Anonymous thì hiện đại hơn. Series này do Yuu Kuraishi và Kazu Inabe sáng tác, được chia làm hai phần riêng, xuất bản cách nhau

Goodnight Punpun và sự khó phân định dòng của nó

 Nhân bữa trước có nhắc đến vụ xác định xem liệu một tác phẩm có phải là Sci Fi hay SFF gì không, mình lại nhớ đến một thằng gây thách thức cho quy trình phân định vl. Thằng đấy là Goodnight Punpun. Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Goodnight Punpun là một series manga của Inio Asano. Truyện xoay quanh cuộc đời của Punpun, một đứa trẻ ngây thơ và trong sáng, có phần còn hơi tồ nữa. Nó ban đầu là một series Slice of Life hài hước nhẹ nhàng, theo chân Punpun trong quá trình thằng cu đối mặt với cuộc sống gia đình, cuộc sống học đường, cuộc sống xã hội, và một tình yêu trẻ con mới chớm nở. Nhưng dần dần, theo đà lớn lên của Punpun, truyện càng lúc càng phát triển theo chiều hướng tăm tối, dần biến thành một câu chuyện về tuổi trưởng thành tàn khốc và u ám ngoài sức tưởng tượng. Goodnight Punpun có một điểm rất thú vị là nó lắm lúc siêu thực như tranh Dalí luôn. Thể hiện rõ nhất là cách nhân vật chính cùng các thành viên trong gia đình thằng cu đều được vẽ dưới dạng những con chim,