Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn mô típ kể chuyện

Noodle Incident - một sự kiện chỉ có danh chứ không có mô tả

 Nhân bữa trước có nhắc đến việc hai bản dịch tiếng Việt của I, Robot đều bị lược bớt truyện, mình tự nhiên lại nhớ đến một thanh niên cũng từng lược truyện trong tuyển tập đấy đi khi chuyển nó sang một “ngôn ngữ” khác, có điều làm khéo hơn hẳn cả Trẻ lẫn Kim Đồng. Cái tác phẩm được nhắc đến là I, Robot: The Illustrated Screenplay của Harlan Ellison. I, Robot: The Illustrated Screenplay (từ giờ gọi tắt là The Illustrated Screenplay) là một kịch bản chuyển thể phim của I, Robot, viết bởi Harlan Ellison. Cái kịch bản đấy được gần như tất cả những ai từng đọc khen là bản chuyển thể trung thành và hấp dẫn nhất cho I, Robot, nhưng vì nhiều lý do, nó rốt cuộc không được sản xuất thành phim, và Ellison về sau phải trầy trật lắm mới có thể xuất bản được nó dưới dạng sách để thiên hạ cùng đọc. Về cái kịch bản này thì group từng có một bài review khá kỹ rồi, anh em nào muốn biết cụ thể hơn thì có thể tham khảo ở đây: https://scifivietnam.blogspot.com/2023/03/review-i-robot-illustrated-screenplay

Tàu Thế Hệ - một nền tảng để xây lên các xã hội thú vị

 Bữa nay The Templin Institute, một kênh chuyên đào sâu vào khám phá các thế giới SFF, có làm một clip giới thiệu sơ lược về bản chuyển thể Silo. Cụ thể hơn, họ điểm qua cái cách tòa tháp ngầm của series này được xây dựng một cách rất tinh tế và tỉ mỉ, lường được đến mọi khả năng, và trưng ra một xã hội rất lý thú. Vì đây chỉ là một clip giới thiệu sơ lược, nhằm tạo tiền đề cho một clip dài hơn khác họ sẽ làm, thế nên nội dung của nó nhìn chung hơi nghèo nàn, và không thực sự có gì đáng chú ý lắm. Tuy nhiên, trong lúc xem lại cái clip này, nghe cách người ta tả về cái tháp, mình mới sực nhận ra một điều: Cái series Silo này kỳ thực là một câu chuyện con tàu thế hệ, chỉ có điều chôn dưới đất thay vì phóng ra ngoài không gian. Trước khi bàn về việc tại sao Silo lại là một series tàu thế hệ, trước tiên cần điểm qua một tí về cái mô típ này đã. Như anh em biết đấy, trong Sci Fi, ta rất hay bắt gặp những câu chuyện về việc tàu bè di chuyển giữa các hành tinh và hệ thống sao như đi chợ. Ta c

Scrapbook Story - kể chuyện bằng tài liệu

 Trong cái bài meme về báo tuyên truyền cho Mordor hồi chiều, mình có đề cập đến khái niệm là Scrapbook Story. Vì đây là một loại hình kể chuyện khá hay, mình nay sẽ bàn kỹ hơn một tí về nó. Cơ mà để hiểu được Scrapbook Story là gì, trước tiên cần bàn qua về cái thứ đã cung cấp tên cho nó, ấy là “scrapbook” cái đã. Anh em nào mà hay làm đồ thủ công hoặc hay vọc mấy trò làm sổ thì hẳn đã biết rất rõ scrapbook là gì rồi, còn trong trường hợp có anh em nào chưa biết đến nó bao giờ, mọi người hãy cứ hình dung đây như một dạng album lưu trữ kỷ niệm theo kiểu “vá víu.” Scrapbook thường có khởi đầu là một cuốn sổ hoặc một cuốn sách (tức “book”) với những trang trống không. Sau đó, nó dần dần được chủ nhân dán hoặc khâu các lưu vật kỷ niệm vào, chẳng hạn các mẩu giấy ghi chú, những cái bookmark, những bài báo hoặc tạp chí được cắt ra, những bức ảnh chụp, hay thậm chí cả những thứ như hoa ướp khô hay lá gì đấy… nói chung là đủ thứ trên trời dưới bể khả dĩ kẹp được vào sách (tức “scrap”). Cái tổ

Anachronism - khi các tiểu tiết đá nhau về mặt thời gian

 Như anh em đã biết rồi đấy, hôm qua mình có được bạn share cho một cái ảnh hậu trường phim Tam Thể, chụp cảnh hai diễn viên thủ vai Thân Ngọc Phi và Diệp Văn Khiết ngồi chơi Switch, và đã đem đi share lại trên group. Cái ảnh đó kỳ thực được bạn đấy lấy từ một thớt trên reddit, cụ thể là ở đây: https://www.reddit.com/r/threebodyproblem/comments/10p5hk8/ive_seen_things_you_people_wouldnt_believe/ .  Trong cái thớt gốc đó, nếu kéo xuống dưới một tí, anh em sẽ bắt được một cuộc trò chuyện thú vị. Một bạn đã chỉ ra rằng tại thời điểm câu chuyện diễn ra (2007 nếu tính theo tuyến thời gian bên trong truyện, 2008 nếu tính thời điểm Lưu Từ Hân xuất bản quyển truyện ngoài đời), cái máy chơi game Switch chưa hề tồn tại (Switch lần đầu được công bố vào năm 2016, và phải đến 2017 thì mới chính thức được bán ra thị trường). Chính vì thế, sự hiện diện của nó ở trong bức ảnh này là cả một nghịch lý. Vì đây chỉ là ảnh hậu trường, thế nên cái game switch này thực chất không hề xuất hiện trong bản chuyể

Xenofiction - những câu chuyện với góc nhìn "lạ"

 Cái mẩu truyện The Great Silence mình nhắc đến hồi chiều có một điểm thú vị là nó hoàn toàn không hề sử dụng lăng kính của con người. Từ đầu đến cuối, tất tần tật mọi thứ đều do một con vẹt nhìn nhận và kể lại. Điều này khiến mình nhớ đến một mảng văn khá độc đáo, có tên là Xenofiction. Để hiểu Xenofiction là cái thể loại nào, anh em cứ nhìn vào phần tiền tố “xeno-” của nó nhé. Nó khởi nguồn từ chữ “xénos” trong tiếng Hy Lạp cổ, vốn là một từ khá chung chung dùng để chỉ người, có thể chạy từ kẻ địch cho đến bạn bè thân quen. Tuy nhiên, những nghĩa tiêu chuẩn/phổ thông nhất của xénos thường liên quan đến sự lạ, chẳng hạn như “người lạ,” “người ngoại quốc,” “khách đến chơi nhà,”… Trong ngôn ngữ hiện đại ngày nay, cái tiền tố “xeno-” đã vừa được thu gọn lại một tí, vừa được cơi nới thêm chút ít. Nghĩa của nó giờ đã đơn giản hơn, chỉ gói gọn trong chữ “lạ,” và ghép với từ nào thì sẽ biến từ đấy thành “làm gì đó với một thứ lạ.” Giả dụ, ta có “phobia” là chứng sợ hãi, thì khi ghép kèm xeno

Hiệu ứng Godzilla - khi câu chuyện có một yếu tố thú vị áp đảo

 Trong bài review về cuốn The Sparrow hồi trưa, mình có nhắc đi nhắc lại việc nó nhồi mấy cái drama vào rất nhiều. Bản thân chỗ drama ấy cũng không đến nỗi chán, nhưng khốn nỗi chúng nó lại bị đặt cạnh một thứ hay áp đảo, ấy là đám người ngoài hành tinh trên Rakhat và xã hội của họ. Kết hợp với chuyện bản thân mấy cái drama cũng khá dài, việc này gây cảm giác bọn drama chiếm sóng nhiều quá, và phải lội mãi mới đến được các đoạn hay. Trường hợp có mấy cái dù làm tốt nhưng vẫn bị một thứ khác hay vượt trội lấn át của The Sparrow như thế làm mình nhớ đến một cái hiện tượng thỉnh thoảng vẫn gặp, ấy là hiệu ứng Godzilla. Như bản thân cái tên của nó đã cho thấy, hiệu ứng này có thể dễ được thấy nhất trong các phim về Godzilla. Mấy cái phim này sẽ luôn có một đống thứ râu ria gì đấy nhồi vào, chạy từ các drama giữa nhân vật người với nhau hay các âm mưu phe phái tổ chức đấu đá này nọ. Có thể chúng nó sẽ được đầu tư khá tử tế, đủ sức khiến cho bộ phim trở nên thú vị và có chiều sâu hơn, nhưng

Nâng rào cản gia nhập - một công cụ cải thiện tác phẩm tiềm tàng

 Trong bài review về Look Who’s Back ngày hôm qua, mình có đề cập đến chuyện quyển này nhồi chính trị với lịch sử Đức/Châu Âu hơi nhiều, đặc biệt là những khoản liên quan đến Lơ Râu và tư tưởng của thanh niên này, chưa kể còn đòi hỏi người đọc phải có phông nền kiến thức về văn hóa đại chúng của Đức nữa (mặc dù cái này chính ra không phải là lỗi của tác phẩm gốc, vì nó vốn dĩ được viết cho người Đức đọc). Cái kiểu nâng “rào cản gia nhập” đấy của Look Who’s Back là một nước cờ khá liều lĩnh. Kể cả nếu những gì tác phẩm đòi hỏi không đến nỗi quá khó khăn, hành trình tiếp cận nó sẽ vẫn cứ trở nên gập ghềnh hơn bình thường. Và vì trong thời đại ngày nay, các vật phẩm giải trí nhiều vô thiên lủng, thế nên cận kề bên người thưởng thức là ti tỉ những thứ dễ ngấm hơn khác, và việc “chuyển làn” có thể được thực hiện một cách nhẹ tênh. Điều này đã bào mòn tương đối độ lỳ đòn của thiên hạ, khiến họ dễ có xu hướng buông bỏ những tác phẩm có nhiều chướng ngại hơn.  Bên cạnh đó, đến bản thân các tác

Starfish Aliens - người ngoài hành tinh "lệch chuẩn"

 Sau khi mò thấy mấy cái tranh lũ Elder Things do Kurt Komoda vẽ bữa trước, mình lại nhớ đến một mô típ mà ta thỉnh thoảng vẫn thấy Sci Fi sử dụng. Mô típ ấy là Starfish Aliens. Nếu hay đọc Sci Fi thì anh em hẳn chẳng còn lạ gì với người ngoài hành tinh rồi. Kể cả nếu không đọc Sci Fi hay thậm chí mù gần như hoàn toàn về cái mảng này, anh em cũng biết người ngoài hành tinh là cái gì. Cái tên của nó đã khiến bản chất của thuật ngữ này trở nên rất hiển nhiên: những tộc người sinh sống ở bên ngoài Trái Đất. Bên cạnh đó, bởi vì đây là NGƯỜI ngoài hành tinh, thế nên khi nghĩ về đám này, chúng ta thường hay mường tượng họ dưới dang các sinh vật hao hao bản thân mình. Ừ, có thể da sẽ có đủ thứ màu bảy sắc cầu vồng, thêm kèm vài cái râu tua hay lông lá gì đó, khớp chân bị bẻ quặt lại như kiểu chân chó mèo, cộng vài cánh tay phụ trội,… nhưng đại khái chúng nó vẫn sẽ mang nhân dạng hay cái gì đó quen quen kiểu thế. Ngay cả trong trường hợp không bị ảnh hưởng bởi cách dùng từ của thuật ngữ, chẳng