Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn truyện tranh

Review Vermis I của Plastiboo

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑 8.0/10 TL;DR Dark Souls, nhưng dưới dạng truyện tranh; hoặc Từ Điển Khazars, nếu nó được viết bởi Hidetaka Miyazaki. GIỚI THIỆU CHUNG Vermis I là một cuốn tiểu thuyết đồ họa/artbook do Plastiboo, một họa sĩ người Ý thực hiện. Đây là cuốn đầu tiên của một series dự kiến sẽ có nhiều phần, với số phần đã xuất bản tính đến nay bao gồm: Vermis I - Lost Dungeons and Forbidden Woods (quyển đang được review) Vermis II - Mist & Mirrors Về mặt nội dung, Vermis I nói riêng và toàn bộ series Vermis nói chung là sách hướng dẫn/cẩm nang dành cho “Vermis” - một series game 8 bit cũ, thuộc thể loại hành động nhập vai (tức “RPG”) pha với phiêu lưu hầm ngục (tức “dungeon crawler”). Các tựa game trong series lấy bối cảnh là một thế giới Fantasy tăm tối đang trên đà suy tàn, nơi hàng loạt thế lực và phe phái không ngừng va chạm và xung đột với nhau vì những mục đích mập mờ gì đấy, hiếm khi được tiết lộ tỏ tường. Và trong game, người chơi sẽ lựa chọn một trong hàng

Science Fiction Anthology của Ken Savee & Mark Savee - một cuốn sách tô màu Sci Fi thú vị

 Bữa nay bên một group sách khác, mình có tình cờ trông thấy một bạn đăng ảnh một cuốn sách rất thú vị, ấy là sách tô màu Sci Fi này anh em. Cụ thể thì cái cuốn mọi người đang nhìn là Science Fiction Anthology, với nội dung do Ken Savee biên soạn và tranh ảnh do Mark Savee vẽ, được xuất bản hồi năm 1974. Cuốn sách này bao gồm 15 mục chính (không tính phần giới thiệu tác giả), với mỗi mục là về một cuốn tiểu thuyết Sci Fi nổi tiếng, chẳng hạn như The War of the Worlds, The First Men in the Moon, The Time Machine, Brave New World, I, Robot, Planet of the Apes, Dune, 2001: A Space Odyssey,... Ở trong các mục, anh em sẽ thấy nó có 2 trang, với một trang là tóm tắt cốt truyện, còn trang còn lại là tranh tô màu. Trông vào đây mà lại nhớ, cách đây mấy năm, thiên hạ từng có một đợt phát cuồng sách tô màu dành cho người lớn. Trên lý thuyết, cái quyển này khớp như in với cái tiêu chuẩn của thể loại sách đấy. Nó là sách tô màu, và lại còn là tô tranh minh họa cho những tác phẩm Sci Fi kinh điển đ

Ressentiment của Kengo Hanazawa

 Nhân thể bữa trước vừa nhắc đến việc khả năng rất cao là trong tương lai, công nghệ AI và thực tại ảo sẽ giúp chúng ta chế được những bạn tình hoàn hảo đến mức sẽ có một bộ phận không nhỏ chẳng còn tha thiết gì tìm kiếm tình yêu nơi con người nữa, mình lại nhớ đến một thằng đã đọc cách đây khá lâu. Thằng này gần như khắc họa đúng y xì cái viễn cảnh Mo Gawdat đã nêu ra trong cái bài hôm trước. Nó là Ressentiment. Ressentiment là một bộ manga do Kengo Hanazawa sáng tác, xuất bản trong giai đoạn cuối 2003 - đầu 2005. Truyện lấy bối cảnh tương lai, khi con người đã phát triển được công nghệ thực tế ảo và AI lên một tầm đỉnh cao, tới mức tạo ra được những thế giới game hết sức chi tiết, nơi người chơi có thể tương tác và cảm nhận mọi thứ không khác gì đời thực. Trong số các cái game ảo được chế tạo, có mấy game dành riêng cho đối tượng nam giới độc thân, cung cấp cho họ những cô bạn gái ảo được thiết kế theo đủ kiểu mẫu mã, hoặc thậm chí là có thể được tùy chỉnh bởi người dùng. Và tất nhiê

New Normal của Aihara Akito

 Nhân thể vừa nhắc đến hai quyển Sci Fi thể loại Cosy Catastrophe xong (hoặc đúng hơn là một quyển như thế, một quyển hình như sẽ là thế), mình lại nhớ đến một tác phẩm khác cũng na ná hai thằng trên. Nó cũng là Sci Fi bối cảnh hậu tận thế, nhưng không đặt nặng hành động mà xoáy vào tâm lý với những thứ nhẹ nhàng hơn hẳn. Thằng đó là manga New Normal của Aihara Akito. New Normal lấy bối cảnh là một thế giới nơi đại dịch Cô Vy không hề lắng xuống, mà vẫn tiếp tục diễn ra đến tận trong tương lai. Sau một thời gian loay hoay thích nghi, con người đã dần đi vào khuôn khổ nếp sống mới. Sau tầm hơn chục năm có lẻ, cái đời sống "new normal" này, cái đời sống "bình thường mới" này đã đơn thuần trở thành bình thường chính hiệu, không mở ngoặc đóng ngoặc gì nữa, với nguyên một thế hệ mới, và truyện theo chân một nhóm nhân vật nằm trong thế hệ đấy. Cái manga này cũng có một mạch mang tính hành động và khám phá bí ẩn kịch tính đấy, nhưng phần đó tính đến nay chỉ vừa chập chững

Review Archenemy and Hero

Sau khi review bộ Foundation hôm qua, mình lại nhớ đến một series khác cũng có khá nhiều điểm tương đồng với nó, chỉ có điều nằm ở Fantasy chứ không phải ở Sci Fi, ấy là bộ manga Archenemy and Hero do Ishida Akira vẽ, dựa trên bộ light novel cùng tên của Mamare Touno. Cũng như trong Foundation, Archenemy and Hero có một cái thế giới khá “tiêu chuẩn,” chỉ khác mỗi cái của Foundation thì chuẩn đế chế vũ trụ bao la với mấy cái hành tinh một màu trong khi Archenemy and Hero thì là chuẩn High Fantasy với người hùng đi diệt quỷ vương. Trên thực tế, cái series này nó còn “chuẩn” đến mức không buồn đặt tên cho nhân vật luôn, mà dùng vai trò với chức tước của nhân vật để gọi nhau thôi (VD: Hero, Demon Queen/Crimson Scholar, Female Knight, Head Maid, Big Sister Maid, Little Sister Maid, Young Merchant, Dragon Princess, Lone Winter King,…). Nói cách khác, nó xác định rõ luôn mình chẳng có cái gì đặc biệt hết rồi, và chẳng buồn giấu giếm điều ấy. Tuy nhiên, cả hai thanh niên này đều đào cực kỳ sâu

5 manga SFF "trẻ con" với theme người lớn

 Trong bài mình share về Đôrêmon hôm qua để cho thấy ngay cả Sci Fi trẻ con cũng có thể mang những theme vượt ra ngoài khuôn khổ giải trí cũng như công nghệ thuần túy, một số anh em có nói rằng thực ra việc truyện trẻ con có theme sâu như vậy là chuyện bình thường, và chưa đủ để cho thấy nó vươn được ra ngoài tầm tuổi của độc giả mình hướng đến. Ngoài ra thì cũng có bạn chỉ ra rằng bản thân cái bài ấy có nhiều sạn với lỗ hổng, và cũng bẻ lái hơi quá gắt, thế nên đem ra làm dẫn chứng thì không ổn. Để bù lại cho bài đó thì hôm nay, mình sẽ giới thiệu đến với anh em một số tác phẩm khác với những theme mang sắc trưởng thành rõ rệt hơn cả, nhưng technically vẫn nhắm đến độc giả trẻ hoặc rất trẻ. Hy vọng lần này nó sẽ giúp chứng minh hiệu quả hơn cho việc Sci Fi không chỉ để bọn trẻ con giải trí đơn thuần, và ngay cả những tác phẩm có thể dùng để giải trí thuần túy cũng vẫn có tiềm năng trở nên sâu sắc hơn hẳn vẻ ngoài. Các tác phẩm giới thiệu trong bài này sẽ 100% là manga, bởi vì 1) bài g

Review Area 51 của Hisa Masato

Bài review về 2 cuốn Djinn với Tram Car ngày hôm qua làm mình nhớ lại một tác phẩm Fantasy Noir khác với mô típ tương tự, có điều cải thiện được hàng loạt yếu điểm của cả 2 cuốn ấy: bộ manga Area 51 của Hisa Masato. Trong Area 51, mọi sinh vật thần thoại trên trời dưới bể, chẳng hạn như Hercules, Cthulhu, người ngoài hành tinh, Santa Claus… đều có thật và sống chung trong thế giới của con người. Để không gây loạn, tất cả các sinh vật đó (cùng những người biết về chúng) bị cô lập trên tiểu bang thứ 51 của Mỹ: một hòn đảo bí mật mang tên "Vùng 51". Vì chính quyền không thể chính thức công nhận cái Vùng 51 này, đám dân trong đấy phải tự loay hoay cai quản lẫn nhau. Và tất cả chúng ta đều biết cứ thả cho dân tình thích làm gì thì làm thì xã hội tất nhiên sẽ yên ổn rồi 🐧. Nói cách khác, đây là Sin City phiên bản Fantasy. Trong thành phố hỗn loạn và mục ruỗng này, một nữ thám tử tư mang tên "McCoy" chuyên nhận giải quyết đủ loại vấn đề khác nhau, từ to đến nhỏ, chẳng hạn