Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2022

Bóng dáng của Wheel of Time và Robert Jordan trong thế giới của George R. R. Martin

 Nhân thể vừa nhắc đến Wheel of Time (WoT) của Robert Jordan, chưa kể mấy bữa trước liên tục réo tên George R. R. Martin đá đểu, mình lại nhớ đến việc Martin từng rất kính trọng Jordan, đến mức còn cho luôn cả Jordan cùng thế giới của ông vào trong các tác phẩm của mình. Trường hợp đầu tiên nằm trong A Storm of Swords, cuốn thứ ba trong bộ tiểu thuyết A Song of Ice and Fire (ASOIAF). Trong cuốn này, ta được làm quen với Gia tộc Jordayne, một dòng dõi quyền quý ngự tại Tor, và một trong các lãnh chúa từng đứng đầu dòng tộc ấy tên là Trebor Jordayne. Gia tộc Jordayne có gia huy là một cây bút lông vàng trên nền xanh ca rô, và châm ngôn của họ là “Let it be Written” (tức “Hãy để sử sách ghi lại”). Đây là lần Martin ám chỉ đến Jordan một cách hiển nhiên nhất, bởi vì Jordayne là phiên bản đọc trại của Jordan, còn Trebor viết ngược lại sẽ chính là Robert. Bên cạnh đó, lúc sinh thời, Robert Jordan là một nhà văn nổi tiếng, và sách của ông được xuất bản thông qua nhà xuất bản Tor Books. Trường

Carl Sagan, Flatland, và series Tam Thể

 Bữa nay mình mới mò được một cái clip cũ khá hay, trích ra từ Cosmos: A Personal Voyage, một chương trình phổ cập khoa học nổi tiếng hồi năm 80 do nhà thiên văn học huyền thoại Carl Sagan đồng viết kịch bản và dẫn. Cụ thể, clip này được lấy từ tập The Edge of Forever, trong đó Sagan đi sâu vào bàn về cách hình thái cấu trúc tiềm tàng của vũ trụ, bao gồm việc nó có thể có nhiều chiều khác nhau. Đặc biệt nhất, để minh họa cho sự tồn tại của các chiều không gian cao hơn cũng như sự khó lĩnh hội của các chiều đấy đối với những thực thể chỉ sống trong không gian ba chiều như chúng ta, ông đã dùng một tác phẩm Sci Fi rất kinh điển: Flatland của Edwin Abbott Abbott. Ở phần đầu clip, Sagan về cơ bản thuật lại cho chúng ta một phiên bản giản lược của Flatland. Sagan mời người xem hãy mường tượng về một thế giới nơi tất thảy mọi người đều là những khối hình 2D, chỉ có chiều dài và rộng, không có chiều cao (hài một cái là trong clip, Sagan cũng đề cập đến một cái lỗ hổng liên quan đến vụ chiều c

Từ sự kiện Henry Cavill rời Witcher nghĩ về xu hướng truyền thông hiện đại của các dự án chuyển thể

 Bữa nay mình mới bắt được một tin khá chấn động: Henry Cavill, diễn viên thủ vai Geralt xứ Rivia trong series Witcher của Wokeflix, sẽ rời series sau season 3 sắp tới, và vai diễn Geralt sẽ được nhượng lại cho Liam Hemsworth. Lẽ đương nhiên, tin này đang làm dậy sóng cộng đồng fan Witcher, bởi lẽ mọi người phần đông đều thấy Henry cực kỳ hợp với Geralt. Đáng chú ý nhất, thứ người ta liên tục nhắc đến không phải là bản thân cái diễn xuất của Henry, mà là việc ông anh đã thể hiện mình là fan cứng của cả cái franchise Witcher này, chạy từ chơi game cho đến đọc truyện. Trên thực tế, Henry hình như còn là người duy nhất trong toàn bộ cái đội sản xuất thực sự có hiểu biết về Witcher và yêu thích hẳn nó, trong khi những người khác chỉ biết về Witcher dưới dạng vừa đủ để làm phim, và nghe cái kiểu season 2 được dàn dựng thì thậm chí còn chẳng mê gì câu chuyện gốc. Với sự rời đi của Henry, cộng đồng fan nhìn chung đang có cái nhìn rất tiêu cực về tiền đồ của series, với một phần lý do không nh

Một cách lý giải tiềm tàng cho phép toán 6 x 9 = 42 nổi tiếng trong The Hitchhiker's Guide to the Galaxy

 Trong cái bài 6 x 9 = 42 mà bạn Huệ hỏi hôm qua, có một bạn đề cập đến một cái thuyết lý giải khá phổ biến cho đáp án đấy. Thuyết đó bảo rằng sở dĩ 6 x 9 có thể bằng được 42 bởi vì phép tính này không được thể hiện dưới dạng số trong hệ thập phân (tức hệ đếm dùng số 10 làm cơ số), mà nó là số trong hệ thập tam phân (hệ đếm dùng số 13 làm cơ số, với các chữ số dùng trong hệ này là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, và C). Để hiểu tại sao nó lại là như thế, anh em cứ tưởng tượng mình nắm trong tay một nắm diêm và muốn đếm nó nhé. Khi xếp các que diêm đó thành hàng (với mỗi hàng gồm 9 que), mọi người sẽ xếp được thành 6 hàng tròn. Nhân số hàng với số que trong hàng, vị chi ta sẽ có 6 x 9 = 54 que tất cả. Số lượng các que diêm chắc chắn sẽ là 54, không thể lệch đi đâu được. Tuy nhiên, tùy vào cách mọi người đếm số que này, nó có thể được thể hiện theo nhiều dạng khác nhau. Giả dụ, nếu mọi người tụ mớ diêm thành những đống 10 que, ta sẽ có được 5 đống tròn, với một đống chỉ có 4 que lẻ. V

Do Androids Dream of Electric Sheep? - một cẩm nang đối phó với AI tiềm tàng cho giới họa sĩ

Cái bài về kính AR tích hợp AI bạn Minh đăng hôm qua làm mình nhớ đến một cái clip hồi trước từng bắt được của Steven Zapata, một họa sĩ vẽ tranh minh họa ý tưởng ở New York. Từ trước đến nay, Zapata vốn không mấy thiện cảm với AI cũng như cái tương lai tiềm tàng mà nó đại diện, và trong cái clip đấy, ông anh đã liệt kê ra tất cả những vấn đề cũng như các điểm bất cập của các thuật toán AI nổi trội hiện nay. Anh em nào quan tâm có thể xem bên dưới.  Mặc dù clip cũng có khá nhiều điểm thú vị, điều để lại ấn tượng mạnh nhất cho mình lại không phải là bản thân cái clip đấy. Thứ đáng chú ý là một lời bình được đăng dưới nó, với nội dung thế này: AI art will make “real” art more valuable. Like the Blade Runner scene where he asked the snake lady if the Boa was real, to which she said “no way, real ones are too expensive” Tạm dịch: Tranh AI sẽ làm cho tranh “thực” trở nên có giá trị hơn. Giống như trong cái phân cảnh của Blade Runner ấy, đoạn ông kia hỏi cô vũ nữ rắn rằng có phải cái con tră

Xenofiction - những câu chuyện với góc nhìn "lạ"

 Cái mẩu truyện The Great Silence mình nhắc đến hồi chiều có một điểm thú vị là nó hoàn toàn không hề sử dụng lăng kính của con người. Từ đầu đến cuối, tất tần tật mọi thứ đều do một con vẹt nhìn nhận và kể lại. Điều này khiến mình nhớ đến một mảng văn khá độc đáo, có tên là Xenofiction. Để hiểu Xenofiction là cái thể loại nào, anh em cứ nhìn vào phần tiền tố “xeno-” của nó nhé. Nó khởi nguồn từ chữ “xénos” trong tiếng Hy Lạp cổ, vốn là một từ khá chung chung dùng để chỉ người, có thể chạy từ kẻ địch cho đến bạn bè thân quen. Tuy nhiên, những nghĩa tiêu chuẩn/phổ thông nhất của xénos thường liên quan đến sự lạ, chẳng hạn như “người lạ,” “người ngoại quốc,” “khách đến chơi nhà,”… Trong ngôn ngữ hiện đại ngày nay, cái tiền tố “xeno-” đã vừa được thu gọn lại một tí, vừa được cơi nới thêm chút ít. Nghĩa của nó giờ đã đơn giản hơn, chỉ gói gọn trong chữ “lạ,” và ghép với từ nào thì sẽ biến từ đấy thành “làm gì đó với một thứ lạ.” Giả dụ, ta có “phobia” là chứng sợ hãi, thì khi ghép kèm xeno

House of the Dragon, Sử thi Gilgamesh, và cái sự rùa bò của George R. R. Martin

Nhân hôm qua có nhắc đến House of the Dragon và cái khả năng nó sẽ là tác phẩm “chốt” cho toàn thể series A Song of Ice and Fire thật, mình tự nhiên lại nhớ đến một cái meme từng lụm được cách đây mấy hôm, chế nhạo cái tốc độ gọi gió lề mề của George R. R. Martin. Nó là ảnh ở bên dưới. Câu chuyện đằng sau cái ảnh này kể cũng khá thú vị. Số là kể từ năm 2003, sau khi Chiến tranh Iraq bùng nổ, tình trạng buôn lậu cổ vật ở đất nước này trở nên trầm trọng hẳn. Hàng loạt tạo vật vô giá có ý nghĩa lịch sử đối với người dân Iraq liên tục bị các thành viên những nhóm Hồi giáo cực đoan, thành viên Lực lượng Đa quốc gia, lẫn cả dân thường tuồn lậu ra nước ngoài. Trước cảnh tượng chảy máu văn hóa đầy đau lòng đấy, Bảo tàng Sulaymaniyah, một viện bảo tàng ở miền Bắc Iraq, đã triển khai một chương trình thu hồi rất thoáng. Họ tuyên bố rằng mình sẵn sàng trả tiền cho bất cứ ai đã ngăn chặn thành công một vụ buôn lậu hiện vật khảo cổ, và mang chỗ hiện vật đó đến cho mình. Cái đáng chú ý ở đây là Bảo

Mặt Trăng trong thời đại mới và những dự đoán của Sci Fi

 Ngày nay, nếu nhìn vào giới truyền thông cũng như sự quan tâm của dư luận thì ta sẽ thấy Mặt Trăng không còn có sức hút mạnh mẽ như trước nữa. Nguyên nhân chủ yếu bởi vì ta đã đạt được rất nhiều thành tựu liên quan đến vệ tinh của mình, khiến cho nó không còn quá bí hiểm nếu đem ra so với những nơi chẳng hạn Sao Hỏa hay Pluto hay các exoplanet (ngoại hành tinh). Thêm nữa là vì ta đã đặt chân lên trên Mặt Trăng một lần rồi, nó trở nên hơi mang tính "ao làng" trong tâm trí công chúng, không mang lại cảm giác là một thứ gì cần chinh phục nữa. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa chúng ta đã hoàn toàn quên về chị Hằng. Trên thực tế, giai đoạn gần đây, Mặt Trăng đã dần dần trở nên nóng trở lại vì nhiều lý do. Ta có hàng loạt quốc gia công nghệ mới nổi muốn thử học tập Mỹ chinh phục Mặt Trăng, với Trung Quốc tính đến nay là tay chơi khủng nhất, cho được 2 rover hạ cánh xuống nó, với một con rover còn ra được vùng tối mà mới chỉ được bay qua quan sát chứ chưa thực sự được ghé thăm bao

Bí ẩn về mật độ ôxi trên Sao Hỏa

 Hôm thứ 3 vừa rồi, NASA đã công bố một nghiên cứu khoa học về cách các thành phần khí quyển của Sao Hỏa có sự thay đổi theo mùa. Trong báo cáo có một điểm rất đáng chú ý: mức ôxi trên Sao Hỏa tăng lên 30% trong mùa xuân và mùa hè, sau đó lại tụt xuống mức bình thường, không hề tuân theo quy luật tương tác giữa các loại khí khác gì hết. "Mind Boggling" Behavior of Oxygen on Mars Has NASA Stumped Bí ẩn đó được phát hiện ra khi phân tích dữ liệu mà Curiosity rover gửi về trong 3 năm. Ngay khi nhận thấy biến động bất thường này, họ đã kiểm tra lại mọi tính toán cũng như thông số của mình, nhưng không thấy có gì sai sót hết. Đã có nhiều giả thuyết đưa ra, bao gồm việc chỗ ôxi ấy thực chất là tách ra từ các phân tử CO2 hoặc nước. Tuy nhiên, cần phải có một lượng nước lớn gấp 5 lần chỗ hiện có thì mới sản xuất được một lượng ôxi lớn nhường ấy, và CO2 phân hủy quá chậm, không thể có chuyện làm ôxi tăng đột biến thế được. Khả năng phóng xạ mặt trời làm ôxi tách ra thành 2 nguyên tử c

Sáng kiến định cư Sao Hỏa bằng... vi khuẩn

 Cách đây ít lâu, một bro nghiên cứu sinh tên là Benjamin Lehner, hiện đang làm tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Delft, có đưa ra một ý tưởng khá thú vị trong luận án của mình: phóng một tàu vũ trụ chứa đầy vi khuẩn lên Sao Hỏa, để chúng nó cải tạo môi trường sẵn trước khi cho người lên định cư sau này. Unusual PhD Thesis: Let's Use Bacteria to Colonize Mars Cụ thể đề xuất của thanh niên kia là như sau: để xây dựng khu định cư trên Sao Hỏa thì đồ ăn thức uống không phải là thứ thiết yếu duy nhất. Ta sẽ còn cần công cụ và vật liệu xây dựng. Nghe thì có vẻ khả là tầm thường, vì mấy thứ này không cần điều kiện nhiêu khê như mấy món trực tiếp hỗ trợ sự sống kiểu không khí, nước, lương thực,... Ra bừa cái công trường nào vơ một mơ cuốc thuổng gậy gộc chất lên tàu xong phóng đi là xong chứ có gì đâu? Nhưng vấn đề là mấy thứ đấy nặng đáng kể, thế nên chi phí chuyên chở sẽ phình tướng lên. Chúng nó còn choán chỗ nữa, trong khi ta đáng lẽ sẽ có thể dùng đất trên tàu tải những thứ thiết yếu hơn

Từ đề xuất của Ken Robinson, nghĩ về tầm quan trọng của Sci Fi với khoa học

 Cái bài về việc Octavia E. Butler được NASA lấy tên đặt cho bãi đáp của Perseverance ngày hôm qua làm mình nhớ lại một cái clip bên TED-ed từng làm để vinh danh Ken Robinson, một chuyên gia giáo dục nghệ thuật từng được phong tước hiệp sĩ người Anh, vừa mới qua đời năm ngoái. Như anh em có thể thấy trong clip, Robinson đề xuất rằng vũ khí mạnh mẽ nhất con người sở hữu là trí tưởng tượng - khả năng nghĩ về những thứ không tồn tại. Đây là nền tảng của toàn bộ nền văn minh nhân loại, là cội rễ của mọi công trình kiến trúc, các phát kiến khoa học công nghệ, tạo tác nghệ thuật,... Không có nó, đừng nói đến những kỳ tích như cho Perseverance đi khám phá một hành tinh lạ, có khi chúng ta đến giờ còn chẳng chui ra nổi khỏi cái hang của mình. Clip chốt lại với một lời kêu gọi mọi người hãy cùng tưởng nhớ về Robinson bằng cách thử động não điền nốt câu nói này: “Imagine if…” (tức ‘Tưởng tượng thử xem, nếu…’) Tình cờ thì “Imagine if…” lại chỉ là một cách nói khác của câu hỏi nền tảng trong dòng

Về Bobiverse và thuyết bảo tồn thông tin lượng tử

 Trong bài về Tam Thể và cái phiên bản hệ thống Perimeter tương lai của nó ngày hôm qua, mình có chỉ ra rằng cách bộ truyện ứng dụng cái hệ thống này vô tình tạo ra một đoạn hở trong cốt, mặc dù không đến nỗi nghiêm trọng lắm. Vụ làm lung lay cốt với một tình tiết thực ấy làm mình nhớ đến một thanh niên khác cũng tự vả vào mồm, có điều theo một cách nghiêm trọng hơn, đó là cái series Bobiverse. Cụ thể hơn, kẻ tội đồ của series này là cái quyển thứ 4 và cách nó áp dụng thuyết bảo tồn thông tin lượng tử. Bobiverse mình đã nhắc đến khá nhiều lần trong group rồi (chưa kể còn có nguyên một cái review chi tiết ở đây: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/06/review-bobiverse-1-3-cua-dennis-e-taylor.html ), nhưng để đảm bảo tất cả chúng ta cùng hiểu ý nhau, mình sẽ giới thiệu vắn tắt lại về nó chút. Bobiverse là một series Hard Sci Fi xoay quanh một anh lập trình viên tên Bob, qua đời vì tai nạn giao thông. May mắn thay, dữ liệu não của thanh niên đã được copy lại, và tầm một thế kỷ sau thì d

Bobiverse và No-Cloning Theorem trong vật lý lượng tử

 Hôm sau khi review cái series Bobiverse, mình có định bàn đến một cái định lý rất thú vị mà nó có điểm qua, ấy là No-Cloning Theorem. Nhưng hôm đấy tình cờ lại thấy cái clip phân tích kinh tế Cyberpunk 2077 hay quá, và sau đó thì còn được gợi đến cả cái chủ nghĩa Transhumanism luôn nên chưa có dịp bàn về cái thanh niên này. Hôm nay xin được cho nó lên sóng. Đầu tiên, để đảm bảo chúng ta không lệch sóng với nhau, mình sẽ điểm lại cái khía cạnh của Bobiverse đã khơi ra chủ đề này. Như anh em đã biết, thanh niên Bob trong truyện từng là người sống, nhưng sau khi chết thì đã bị copy dữ liệu não và biến thành một con AI điều khiển tàu thăm dò vũ trụ. Khi lái tàu đến một hệ thống sao mới, Bob sẽ khai thác quặng trong hệ thống để chế tạo thêm tàu, và sau đó tự copy ma trận não của bản thân vào đấy để tạo ra các Bob mới, từ đó có thêm nhân sự để đi khám phá thêm nhiều hệ thống khác. Vì cấu tạo tàu được thiết kế y hệt nhau, và ma trận não cũng không thay đổi tí gì cả, trên lý thuyết thì mọi Bo

Một "người quen" bất ngờ trong To the Moon

  Hôm nay chơi lại cái game hồi cấp 3, phải hơn 6 năm rồi nên chẳng còn nhớ gì mấy về nó nữa. Lúc tự nhiên đến phân cảnh này thấy hơi bất ngờ. Kể ra quên đi như thế cũng có cái hay, một lần nữa được tái trải nghiệm cảm giác tìm thấy đồng fan ở một nơi rất bất ngờ. Đọc phần thoại trong phân cảnh này mà cứ có cảm giác như Kan Gao (tác giả của game) mượn lời các nhân vật kể lại ký ức tuổi thơ của bản thân. Mỗi tội vì lý do gì đó, hình biến chính thức của David (nhân vật trong Animorphs) lại bị bảo là rắn hổ mang chứ không phải sư tử hay **** 🐧. Chắc tại cái bìa gây hiểu nhầm 🐧

Triết lý viết Sci Fi mà Frederik Pohl "thó" của Isaac Asimov

 Hôm nay nhân có cái bài về con rover Curiousity gặp phải vấn đề giống y hệt những gì Isaac Asimov từng dự đoán, mặc dù sản phẩm lệch nhau mà tự nhiên nhớ đến một câu triết lý mà Frederik Pohl, một nhà văn Sci Fi lớn khác, từng phát biểu: "Một câu chuyện khoa học viễn tưởng hay không cần tiên đoán được ô tô, mà cần tiên đoán nạn kẹt xe." Câu này ý muốn nói là các tác phẩm Sci Fi hay nên tập trung vào các hệ lụy xã hội mà công nghệ/khoa học mới mang lại, thay vì tập trung vào bản thân công nghệ/khoa học. Và như ta có thể thấy trong cái vụ Curiousity, công nghệ dù có thể sai lệch, hệ lụy vẫn có thể chính xác, dù là chính xác theo một kiểu khác. Và thật tình cờ là câu này gốc lại do... chính Asimov phát biểu 🐧. Cụ thể là trong một bài luận có tiêu đề Social Science Fiction năm 1953, Asimov có đề cập đến 3 loại truyện Sci Fi: - Gadget (Thiết bị): tập trung vào hành trình phát minh ra một thiết bị nào đó, và đỉnh điểm là chế ra nó thành công. - Adventure (Phiêu lưu): câu chuyện p

Bìa sách Forge of the High Mage - bóng hình tiềm tàng của tương lai ngành xuất bản

 Đâu tầm mấy hôm trước, Bantam Press, một nhà xuất bản ở Anh, đã đưa ra tuyên bố chính thức về ngày ra mắt của một cuốn Epic Fantasy có tên là Forge of the High Mage. Bìa của nó trông như bên dưới. Ngay khi có thông báo về ngày xuất bản, Forge of the High Mage đã lập tức thu hút được sự chú ý của khá nhiều người. Điều này kể cũng dễ hiểu, bởi lẽ quyển này vốn là ngoại truyện của Malazan, một series Fantasy rất đồ sộ và cực kỳ nổi tiếng trong làng SFF. Đã có thương hiệu hạng nặng ủn đít rồi mà không khiến dân tình xôn xao thì mới là chuyện lạ ấy chứ. Nhưng vấn đề là mọi người không xôn xao vì cái mác Malazan của Forge of the High Mage, hay bản thân nội dung cái quyển này cả. Thứ khiến thiên hạ bàn ra tán vào là cái bìa của nó. Nếu nhìn vào cái bìa ở trên, hẳn mọi người sẽ thấy nó sai sai sao đó. Thằng người trung tâm có nét gì đó bất ổn, không rõ là đang quay mặt ra trước hay sau. Phần phông nền thì đầy những chi tiết trông nhập nhèm, kèm các nét vẽ xiên xẹo. Đã thế, chúng lại còn trông