Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn các thời kỳ SFF nổi bật

[SFF 101] Các giải SFF nổi tiếng

 Phần kiến thức về các dòng coi như đã gần hết sạch rồi. Giờ series Sci Fi căn bản sẽ chuyển qua nói đến các thứ “râu ria” như giải thưởng, thuật ngữ, tác giả nổi,… Khởi đầu phần mới sẽ là 1 danh sách các giải thưởng danh giá dành cho các cuốn thuộc dòng SFF (Sci Fi & Fantasy). Lưu ý là truyện SFF vẫn có thể thắng các giải khác như Man Booker, Pulitzer, National Book Award,… nhưng vì các giải đó không dành cho mỗi SFF nên sẽ không được liệt kê ra. ========== Hugo Award  ========== Ra đời năm 1955, tổ chức bởi World Science Fiction Society. Dành tặng cho đủ thể loại SFF. Giải lấy theo tên Hugo Gernsback, nhà sáng lập tạp chí Amazing Stories và mở ra Thời đại Hoàng kim của Sci Fi, và được coi như Oscars của Sci Fi. =========== Nebula Award =========== Ra đời năm 1965, tổ chức bởi Science Fiction and Fantasy Writers of America (SFWA). Dành tặng cho đủ thể loại SFF xuất bản tại Mỹ. Đây được coi như giải SFF nổi tiếng nhất Mỹ. ================================= Edward E. Smith Memorial A

[SFF 101] New Wave

 New Wave là giai đoạn phát triển tiếp theo của Sci Fi, diễn ra vào giai đoạn thập niên 60s và 70s, và có thể coi là lúc Sci Fi bắt đầu dậy thì.  Cái thuật ngữ "New Wave," dịch thô ra là “Làn sóng Mới,” là một từ mượn từ phong trào làm phim nouvelle Vague của Pháp. New Wave đặc biệt ở một chỗ là nó không phải là bước “tiến hoá” của Sci Fi theo cái nghĩa nó kế thừa và phát huy những truyền thống cũ. Phong trào này là cuộc nổi loạn của cộng đồng khoa học viễn tưởng.  Vào khoảng giữa những năm 60s, Sci Fi bắt đầu trở nên tù đọng. Bản thân thị trường Sci Fi lúc ấy không hề thụt lùi, mà trái lại ngày càng có nhiều nhà văn mới xuất hiện, độc giả mới trở thành fan, và nhà xuất bản mới nhòm ngó đến. Chỉ có điều cái lối viết văn của Pulp Sci Fi (https://goo.gl/3s34n7) càng lúc càng trở nên nhàm chán, giới hạn, quanh đi quẩn lại chỉ có từng ấy thứ. Người đọc đọc vào thấy mệt, mà đến nhà văn viết ra cũng thấy mệt. Nói tóm lại, cái dòng văn được xây dựng dựa trên tưởng tượng ra những điề

[SFF 101] Golden Age Science Fiction

 Theo sau Scientific Romances là đến Golden Age of Science Fiction, dịch ra là Thời kỳ Hoàng kim của Khoa học Viễn tưởng, kéo dài từ cuối thập niên 30s đến tận những năm 1950s tại Mỹ.  Trong thời kỳ Scientific Romances, Sci Fi đã ít nhất được coi là một dòng văn riêng biệt, và bắt đầu có một số tạp chí chuyên đăng tải các truyện SFF hoặc chỉ riêng về SF. Tuy nhiên, Sci Fi lúc ấy vẫn như đứa trẻ chập chững biết đi, chưa khẳng định được mình là một dòng văn “cao cấp,” gần như chỉ xuất hiện trên các tờ “pulp magazine,” tức tạp chí in giấy báo rẻ tiền, và bị coi là dòng văn có mức giá trị ngang cái loại giấy bọn nó được in, và không được nhiều người biết đến.  Đến khoảng cuối 1930s thì có một thay đổi lớn xuất hiện: John W. Campbell trở thành biên tập viên tạp chí Astounding Science Fiction. Dưới sự lãnh đạo của Campbell, Astounding Science Fiction cho đăng tải hàng loạt các tác phẩm Sci Fi thú vị và mới lạ, và giúp gầy dựng sự nghiệp của vô số nhà văn nổi tiếng như Isaac Asimov, Robert A.

[SFF 101] Scientific Romance

 Mấy bữa nay bận quá, giờ mới rảnh viết tiếp series này. Như đã nói ở bài trước, Thời Đại Khai Sáng bùng nổ rất nhiều phát kiến khoa học, và các nhà văn bắt đầu dựa trên các nền tảng ấy để viết truyện. Sang thế kỷ 19 thì cái xu hướng đó càng phát triển mạnh mẽ hơn, và nổi bật nhất phải kể đến Frankenstein (1818) của Mary Shelley. Mặc dù lúc ra đời thì nó được coi là truyện kinh dị Gothic (và bây giờ vẫn có thể gọi nó là như thế), ngày nay nó được coi là tác phẩm Sci Fi đúng nghĩa đầu tiên trên đời. Nó đánh dấu sự một bước ngoặt trong Sci Fi, lúc Sci Fi bắt đầu khó có thể quy gọn vào trong bất kỳ dòng nào khác được nữa.  Mặc dù bây giờ cái dòng văn này đã trở nên hết sức tách biệt và riêng rẽ, nó vẫn chưa có một cái tên chung nhất nào. Thế rồi vào khoảng những năm 1840s, thuật ngữ “scientific romance,” tức khoa học lãng mạn, bắt đầu được dùng để nhận xét về các tác phẩm kiểu này. Nó dần dần được dùng để chỉ các tác phẩm với bản chất là khoa học hư cấu, và để chỉ trích cả các ấn bản khoa

[SFF 101] Proto Science Fiction

Các dòng Sci Fi chính yếu thì đã phổ cập gần hết trong các bài từ trước rồi, giờ sẽ series Sci Fi căn bản sẽ chuyển sang nói về các giai đoạn phát triển của dòng này, khởi đầu bằng Proto Science Fiction. Proto Science Fiction, hoặc Precursors of Science Fiction, là các tác phẩm tiền thân của Sci Fi, có sử dụng những yếu tố mang tính khoa học viễn tưởng, nhưng ra đời trước khi nó được tách thành một dòng riêng biệt. Mặc dù Sci Fi thường được công nhận là chính thức ra đời với tác phẩm Frankenstein của Mary Shelley (1818), rất nhiều học giả và tác giả Sci Fi nổi tiếng nói rằng nguồn gốc Sci Fi bắt đầu từ các truyền thuyết, huyền thoại cổ đại. Tất cả những truyện này đều là Fantasy, nhưng có một vài tiểu tiết làm nền tảng cho một số mô típ mà về sau khoa học viễn tưởng sử dụng nhiều. Chẳng hạn câu chuyện về Noah trong Kinh Thánh và câu chuyện về Gilgamesh đều có sử dụng một trận lũ để tàn phá thế giới, tiền đề cho các câu chuyện Tận thế và Hậu tận thế ngày nay. Truyện cổ tích Nhật Urashim