Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2022

Ninth House và tác hại của việc học đòi bất cần đời

 Trong cái bài về sự “bần” của Fantasy hồi chiều, có một bạn đề cập đến một tranh cãi khá nổi một thời, xoay quanh việc các phim thể loại siêu anh hùng từng bị mặc nhiên cho là điện ảnh hạng hai. Bình luận đó khiến mình nhớ đến một cái meme từng mò thấy cách đây ít lâu, châm biếm cách thiên hạ ngày nay gần như chẳng mấy mặn mà với những phim không phải của Marvel, và một hướng “giải quyết” tiềm tàng cho cái vấn nạn đó. Nay ngẫm lại, mình nhận thấy cái ảnh này cũng có thể nhìn nhận theo một hướng khác: nó đang chế nhạo cách nhiều người muốn bắt chước sự thành công của những thứ đang hot, nhưng chỉ nhìn ra được bề nổi của nó và cố gắng nhồi nhét một cách hết sức khiên cưỡng những yếu tố đấy vào tác phẩm của bản thân hòng câu khách, bất cần quan tâm đến việc liệu nó có ăn nhập với bản chất tác phẩm hay không. Và đâu tầm mấy tháng trước, mình có đọc một quyển có thể đem ra làm ví dụ rất tốt cho cái căn bệnh này. Quyển đó là Ninth House. Ninth House từng được mình review trong group rồi, và

Terry Pratchett và giá trị của dòng Fantasy

 Cái bài về cuốn self-help với nhan đề rất thích hợp mang đi làm nền cho một tác phẩm Fantasy mình nhắc đến hồi trưa khiến mình nhớ đến một bài phỏng vấn hồi năm 1995 khá hay, từng được tờ The Onion thực hiện với Ngài Terry Pratchett, một tác giả Fantasy cực kỳ nổi tiếng. Trong bài phỏng vấn này, tờ The Onion có hỏi một câu hơi ngáo ngơ về lý do Pratchett chọn viết mảng Fantasy, và đã nhận được câu trả lời rất thú vị từ Pratchett. Cụ thể, nội dung bài phỏng vấn đó như sau: ===== Onion: Ngài là một nhà văn cừ khôi. Ngài sở hữu một năng khiếu ngôn ngữ thiên phú, ngài xây dựng cốt rất khéo léo, và truyện của ngài xem chừng được đầu tư chú ý một cách vô cùng tỉ mẩn đến từng chi tiết. Ngài tài ba tới mức muốn viết gì cũng được hết. Vậy sao ngài phải viết Fantasy làm gì? Pratchett: Trưa nay tôi đã làm một bữa ngon lành, và tôi thấy khá thoải mái. Đó là lý do anh vẫn còn toàn mạng đấy. Chắc anh phải giải thích cho tôi nghe tại sao anh lại hỏi cái câu kia mới được. Onion: Đó là một thể loại kh

Từ truyện chưởng Kim Dung ngẫm về định kiến đối với dòng Fantasy

Trong bài về lý do độc giả phương Tây không mấy mặn mà với truyện chưởng của Kim Dung mà bạn Trần Minh share bữa trước, mình thấy có một đoạn nó nói thế này: “[…] dù có những đầu truyện rất hay, rất được yêu thích như Anh Hùng Xạ Điêu, khi được biến hóa để trở thành The Legends of the Condor Heroes, nó lại bị quy vào nhóm sách "fantasy" (viễn tưởng).” Như trong bài bạn Minh hôm trước đã thể hiện, câu này thú vị ở chỗ nó khơi dậy cả một cuộc tranh luận về việc liệu truyện chưởng, với những tình tiết hư cấu nằm ngoài khuôn khổ khoa học chính thống, có nên được tính là Fantasy hay không. Nhưng ngoài đó ra, đoạn trích trên còn có một điểm đáng chú ý khác. Với kiểu trình bày của mình, cái câu đấy đã vô tình trở thành minh chứng cho một định kiến rất ngớ ngẩn, vốn đã bám rễ trong đầu óc hầu như tất thảy người đọc phổ thông từ rất lâu rồi. Định kiến đó là cứ dính đến Fantasy, tác phẩm sẽ mặc nhiên trở thành thấp kém. Anh em nào ở trong group lâu thì hẳn đã thấy mình kêu than cực kỳ

Fantastic Racism - ngụ ngôn về phân biệt chủng tộc

 Vì hồi sáng có share 1 bài về giác ngộ không phải lối, mình tự nhiên lại nhớ đến một mô típ vốn được sử dụng rất thịnh hành trong SFF từ trước đến nay, mặc dù "nay" mà đem ra dùng thì sẽ rất dễ bị chửi: Fantastic Racism. "Fantastic" ở đây tuyệt đối KHÔNG được phép hiểu là "tuyệt vời", mà nó là tính từ của "Fantasy", tức "huyền ảo". Fantastic Racism là mô típ bàn về phân biệt chủng tộc hư ảo, không có thực. Nói cách khác, Fantastic Racism có thể hiểu theo nghĩa ngụ ngôn về phân biệt chủng tộc. Trong một tác phẩm có sử dụng Fantastic Racism, tác giả sẽ dựng lên một hoặc nhiều tộc dân nào đó. Các tộc dân này có thể là bất kỳ thứ gì, ví dụ bao gồm thú vật biết nói, AI, rôbốt, người ngoài hành tinh, một chủng người thiểu số nào đó, có quyền năng nào đó,... tất tần tật mọi chủng loại trên đời đều có thể đem ra sử dụng, miễn sao họ là có khả năng nhận thức tương đương con người, nhưng có một đặc điểm khác biệt nào đấy so với nhóm "người&

Fantastic Stratification - ngụ ngôn về phân hóa giai cấp

 Hôm nay mình vừa mới bắt được một cái tranh của báo Tuổi Trẻ Cười, xoay quanh một trong những hệ quả tiềm tàng mà chính sách cho phép học sinh cấp ba sử dụng điện thoại có thể sẽ gây ra, ấy là khiến trường lớp bị phân hóa thành hai “giai cấp”: có điện thoại và không có điện thoại. Điều này làm mình nhớ đến một trong những mô típ rất hấp dẫn mà các tác phẩm SFF hay sử dụng, ấy là Fantastic Stratification. Fantastic Stratification, hay còn gọi là Fantastic Caste System hoặc Fantastic Classism, dịch thô ra sẽ là Phân tầng Phi thực. Như cái tên của nó đã thể hiện, Fantastic Stratification xoay quanh các vấn đề liên quan đến sự phân tầng trong xã hội, hay nói cách khác là việc xã hội bị phân chia ra thành những giai cấp riêng biệt. Mặc dù là một mô típ rất đa dạng, Fantastic Stratification nhìn chung có thể được chia ra làm hai loại chính, dựa trên cách các giai cấp của nó được phân chia. Đầu tiên ta sẽ có Fantastic Stratification “cứng,” với các cấu thành được phân chia ra một cách hết sứ

Luddism - chủ nghĩa bài công nghệ và tính tất yếu của sự tiến bộ

 Bữa trước trong lúc dọn nhà, mình có vô tình trông thấy một cái hộp các tông nằm lăn lóc ở thế hơi xiên, làm “trụ đỡ” cho vài cái hộp khác. Được cảnh đấy khơi cảm hứng, mình đã tí toáy thử với mớ bìa, và sau tầm chục phút thì đã cho ra được một cái kệ đỡ kindle như hình bên dưới. Bênh cạnh việc giờ khỏi phải kê gối nâng đầu hay giữ máy mỏi tay khi nằm đọc, cái kệ đồng nát đấy còn gợi cho mình nhớ đến một mô típ khá thú vị mà thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong Sci Fi, ấy là Luddism và bản chất bất khả kháng của khoa học công nghệ. Trước tiên nói qua về cái Luddism chút. Cái chủ nghĩa này lấy tên từ một giai thoại khá nổi ở Anh Quốc giai đoạn cuối thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 19, xoay quanh một nhân vật có tên Ned Ludd. Đây là một anh thợ dệt học việc sống ở gần Leicester, và vào một ngày đẹp trời nọ, khi bị mấy thằng trẻ ranh trong làng trêu ngươi, anh ta đã tức tối xộc vào một nhà máy, đập vỡ hai cái khung dệt. Vì cái này là một kiểu chuyện truyền miệng dân gian thế nên có rất nhiều dị bản về

Chủ nghĩa hòa bình - một giấc mơ đẹp nhưng phi thực tiễn

 Bài về vụ series The Culture tạch kèo chuyển thể hôm qua làm mình nhớ lại cái mô típ các thế giới Utopia (tức xứ sở thiên đàng) trong SFF, cụ thể là cách chúng gần như… chẳng bao giờ tồn tại cả. Ít nhất là không tồn tại dưới dạng hoàn hảo. Hoặc là nó sẽ có những mặt trái tiềm ẩn, hoặc là nó chỉ “thiên đàng” từ một góc nhìn nhất định, hoặc nó sẽ mang tính không bền vững, hoặc đủ kiểu trời ơi đất hỡi gì đó khác. Utopia trong SFF thì muôn hình vạn trạng luôn, không thể đem ra nói hết được. Ngay cả nếu bốc random một xã hội Utopia trong một tác phẩm bất kỳ ra phân tích thì cũng sẽ hết ngày mất, bởi vì hiếm có cái Utopia nào chỉ cấu thành từ một, hai yếu tố lặt vặt cả. Chính thế nên hôm nay mình sẽ chỉ bàn đến một cái lý tưởng duy nhất hay được sử dụng làm nền tảng cho Utopia, cũng như cách nó xuất hiện trong SFF: chủ nghĩa hòa bình. Chủ nghĩa hòa bình vốn đã tồn tại từ rất lâu rồi, nhưng phải đến năm 1901, trong bài luận Code de la Paix (tức The Code of Peace, hay Điều lệ Hòa bình), nhà h

Nhân vật nhà khoa học - làm thế nào cho chân thực

 Hôm nay mình vừa mới bắt được một bài phỏng vấn khá thú vị mà tờ Los Angeles Times đã thực hiện với Claudia De Rham , một giáo sư vật lý lý thuyết ở Đại học Hoàng gia London, với nội dung chính xoay quanh tính khả thi cũng như độ chính xác của những yếu tố khoa học công nghệ xuất hiện trong bộ phim Tenet của Christopher Nolan. Điều làm mình thấy chú ý là trong bài phỏng vấn, Giáo sư Rham được hỏi ông có cảm thấy thuyết phục khi nghe Robert Pattinson tự xưng mình là thạc sĩ vật lý không. Bro Rham trả lời là không, bởi vì thanh niên kia chỉ toàn sủa bừa vài từ mang mác khoa học như "bức xạ" và "positron," nhưng chẳng giải thích gì hay làm gì để cho chúng nó nghe không rỗng tuếch hết. Vì đến bây giờ vẫn chưa lết xác đi xem Tenet, mình không biết liệu có đúng Pattinson chỉ nói nhăng cuội không hay vì ông giáo sư này nghe ở tầm quá nên nghe thấy chối. Tuy nhiên, nó vẫn gợi cho mình nhớ đến cái kiểu một số tác phẩm Sci Fi hay làm, ấy là chúng nó cứ xây dựng các nhân vật

Backward Compatibility - khi cũ/mới tương thích với nhau

Hôm nay mình vừa mới bắt được cái comic bên dưới, chế việc nhiều người cứ “trung thành” với những thứ công nghệ lỗi thời, gây rầy rà cho những người đã nâng cấp lên hàng mới hơn. Mẩu truyện hài hước này thực chất là đại diện cho một vấn đề có thật ở ngoài đời, đồng thời cũng là một mô típ rất thú vị (và đôi khi là nực cười) trong Sci Fi. Vấn đề ấy là Backward Compatibility. Backward Compatibility, hay như cách gọi khác là Downward Compatibility, là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng tương thích giữa hai sản phẩm công nghệ thuộc hai thế hệ khác nhau. Thử lấy cái iPhone ra làm ví dụ nhé. Giả sử hồi cái iPhone đời đầu mới ra mắt, mọi người có mua một chiếc và được tặng kèm tai nghe. Tầm chục năm sau, khi iPhone 6 ra mắt, hiện đại gấp bội cái iPhone gốc, mọi người vẫn có thể cắm cái tai nghe cũ vào iPhone 6 và dùng ngon lành. Trong trường hợp này, cái iPhone 6 đấy có Backward Compatibility đối với tai nghe. Tuy nhiên, sang đến đời tiếp theo, tức iPhone 7, thì bro Cúc lại chơi trò Titanic, và

Literary Fiction - mảnh đất không xa lạ với SFF

 Mấy bữa nay mình vừa thử cố cày lại một quyển từng bỏ ngang vì thấy nó chán, ấy là Station Eleven. Lần này đọc lại thì… vẫn tiếp tục bỏ ngang vì quả thật là nó chán kinh khủng. Tuy nhiên, ít nhất đọc lại quyển này cũng không quá phí công, vì nó gợi cho mình nhớ đến một cái thể loại gọi là Literary Fiction, cũng như cách nó rất hay “được” thiên hạ coi là tách biệt hoàn toàn so với SFF, hay thậm chí là cho ngồi lên trên đầu cái dòng này. Đầu tiên, mọi người cần để ý đừng nhầm Literary Fiction với thuật ngữ Literature. Literature dùng để chỉ mọi tác phẩm viết lách có tính nghệ thuật, bất kể cao thấp thế nào, và có thể bao gồm cả fiction (tác phẩm hư cấu như Sci Fi, Fantasy, trinh thám, truyện lịch sử,…) lẫn non-fiction (tác phẩm phi hư cấu như các cuốn Popular Science, tự truyện, tiểu sử, chuyên luận…). Một ví dụ cụ thể về Literature cũng như độ rộng của nó nằm ngay ở một thứ rất quen thuộc: các bài khóa luận tiếng Anh mà anh em gần như ai cũng từng phải viết ở đại học, với cái mục “Lite

Ridiculously Human Robot - khi rôbốt giống người đến lố bịch

 Cái trailer của series Raised by Wolves kể về mấy con android nuôi người hôm qua làm mình nhớ tới một cái mô típ rất thú vị có tên là Ridiculously Human Robot. Mình từng định mang nó ra bàn sau lần review bộ truyện The Murderbot Diaries, nhưng mà hồi đấy… quên mất 🐧. Giờ sẽ lôi nó ra chém bù. Anh em có để ý thấy là trong nhiều tác phẩm có dính đến lũ rôbốt, đôi khi bọn nó hơi bị “người” quá đà không? Không chỉ tính mấy cái vĩ mô như biết yêu biết ghét hay ngoại hình giống với con người 100% đâu nhé, mà “người” theo kiểu bọn nó nghiện thuốc lá, thích cá độ, thích emo trang điểm Goth… Tất cả những thứ này hoàn toàn chẳng có một cơ sở gì để tồn tại cả, bởi vì nghiện thuốc thì giúp ích được gì cho đời vậy kìa (tăng doanh thu cho hãng thuốc không tính nhé 🐧 )?  Đấy chính là bản chất của Ridiculously Human Robot: mô típ khắc họa những con rôbốt theo cách “người” đến mức lố bịch. Thú vị một điều là phạm vi “lố bịch” của cái mô típ này khá là rộng. Nó không nhất thiết đòi hỏi bọn rôbốt phải