Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn tận thế/hậu tận thế

Review I, Zombie của Hugh Howey

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑🌑 7.0/10 TL;DR H̵u̵m̵a̵n̵s̵ Zombies of New York. GIỚI THIỆU CHUNG I, Zombie là một cuốn tiểu thuyết Sci Fi kinh dị do Hugh Howey sáng tác, và đã được tác giả tự xuất bản hồi năm 2012. Truyện sau đó đã được đề cử trong hạng mục truyện kinh dị hay nhất năm của Goodreads. Về nội dung, I, Zombie lấy bối cảnh là Manhattan, một quận nhỏ của thành phố New York, nằm trên hòn đảo cùng tên. Một ngày nọ, vì lý do bí hiểm nào đấy, một đại dịch đã bùng phát tại đây, khiến khu đô thị một thời sầm uất và xô bồ này tràn ngập xương xẩu và xác người. Đáng sợ nhất, một số cái xác không hề nằm im, mà chúng lầm lũi lết tấm thân nát bấy của mình đi lang thang khắp nơi, lùng sục tìm kiếm máu thịt người sống. Giờ đây, với Manhattan đã trở thành một bãi tha ma khủng khiếp, với cái chết rình rập ở trên mọi con phố, mọi nẻo đường theo đúng nghĩa đen, những nhúm người ít ỏi hãy còn toàn mạng buộc phải chấp nhận một cuộc đời chui nhủi, thảm hại và bần cùng còn hơn thú vật. Mỗi ngà

Aniara - một trường ca Space Opera hấp dẫn

 Nay nhân có bạn đăng một bản diễn lại bài Tĩnh Dạ Tứ để biến đây thành nỗi lòng của nhân loại sau khi buộc phải rời Trái Đất để tránh thảm họa, mình tự nhiên lại nhớ đến một bài thơ rất khác. Đây cũng là một bài thơ Sci Fi, với bối cảnh nền là loài người phải chạy trốn khỏi Trái Đất. Tuy nhiên, không như phiên bản Tĩnh Dạ Tứ chế kia, bài thơ này là cả một bản trường ca rất dài, thuật lại một câu chuyện đầy đủ mở kết, và đặc biệt là nó nói toạc móng heo bản chất Sci Fi của mình ra, để bất cứ ai nhìn vào cũng biết luôn câu chuyện nó kể là cái gì, chứ không cần phải thêm bất cứ cách diễn giải hoặc minh họa nào thì mới kéo được nó vào trong cái dòng này cả. Tên của nó là Aniara. Aniara là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Harry Martinson, một nhà thơ Thụy Điển từng đoạt giải Nobel. Bài thơ này dài 103 khổ, với 29 khổ đầu từng được xuất bản dưới tiêu đề Sången om Doris och Mima (dịch thô: “Bài ca của Doris và Mima,” với Doris đại diện cho một thành phố trên Trái Đất cũng như bản

Meteotopia: Futures of Climate (In)Justice - một tuyển tập Sci Fi đến từ các nước đang phát triển

 Bữa nay mình mới mò thấy một bộ tuyển tập khá thú vị do một tổ chức nghiên cứu có tên CoFUTURES xuất bản, tên là Meteotopia: Futures of Climate (In)Justice . Trong trường hợp anh em chưa biết, CoFUTURES là một nhóm nghiên cứu cấu thành từ nhiều cộng đồng trên khắp thế giới, còn trụ sở chính thì đặt tại Oslo, Na Uy. Họ tham gia thực hiện các nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm nghiên cứu công nghệ, nghiên cứu chính sách, nghiên cứu nghệ thuật,… về các vấn đề tương lai của thế giới. Bên cạnh nghiên cứu học thuật, CoFUTURES cũng tham gia sản xuất hoặc tài trợ các dự án nghệ thuật liên quan đến tương lai nhân loại, và Meteotopia chính là một trong những dự án như thế. Cụ thể hơn, Meteotopia là một tuyển tập 8 truyện ngắn Sci Fi. Đáng chú ý là không như nhiều tuyển tập Sci Fi xuất bản cho thị trường quốc tế, ngoài phần lời nói đầu với giới thiệu ra, cái cuốn này không mang tí hơi thở Âu Mỹ nào, mà chứa đựng toàn những câu chuyện đến từ các nước đang phát triển ở Nam Mỹ, Châu

New Normal của Aihara Akito

 Nhân thể vừa nhắc đến hai quyển Sci Fi thể loại Cosy Catastrophe xong (hoặc đúng hơn là một quyển như thế, một quyển hình như sẽ là thế), mình lại nhớ đến một tác phẩm khác cũng na ná hai thằng trên. Nó cũng là Sci Fi bối cảnh hậu tận thế, nhưng không đặt nặng hành động mà xoáy vào tâm lý với những thứ nhẹ nhàng hơn hẳn. Thằng đó là manga New Normal của Aihara Akito. New Normal lấy bối cảnh là một thế giới nơi đại dịch Cô Vy không hề lắng xuống, mà vẫn tiếp tục diễn ra đến tận trong tương lai. Sau một thời gian loay hoay thích nghi, con người đã dần đi vào khuôn khổ nếp sống mới. Sau tầm hơn chục năm có lẻ, cái đời sống "new normal" này, cái đời sống "bình thường mới" này đã đơn thuần trở thành bình thường chính hiệu, không mở ngoặc đóng ngoặc gì nữa, với nguyên một thế hệ mới, và truyện theo chân một nhóm nhân vật nằm trong thế hệ đấy. Cái manga này cũng có một mạch mang tính hành động và khám phá bí ẩn kịch tính đấy, nhưng phần đó tính đến nay chỉ vừa chập chững

Review Làn Sóng Thứ Năm của Rick Yancey (viết bởi Cáo Biển Non Xanh)

Tác giả: Rick Yancey. Dịch giả: Ashley Nguyễn, Ace Lê Thể loại: Phiêu lưu mạo hiểm, giả tưởng, hậu Tận Thế, dành cho tuổi thiếu niên Mức độ ưa thích: 8/10 . . Làn Sóng Thứ Nhất: Bóng tối. Làn Sóng Thứ Hai: Hồng thủy. Làn Sóng Thứ Ba: Đại dịch. Làn Sóng Thứ Tư: Kẻ Chặn Tiếng. Làn Sóng Thứ Năm là gì? Cô gái 16 tuổi một tay cầm con gấu bông cũ rách bụi bặm, tay kia cầm khẩu súng M16 đứng giữa khung cảnh hậu Tận Thế đổ nát tan hoang. Chỉ tưởng tượng thôi Biển cũng phần nào hình dung được mức độ đau thương của hình ảnh ấy, nhưng không hiểu sao Biển còn cảm thấy hình ảnh ấy thật đẹp, thật nên thơ và kiên cường. Cassiopeia Marie Sullivan lẽ ra là một thiếu nữ bình thường với gia đình nhỏ êm ấm gồm cha, mẹ và em trai Sammy; là một nữ sinh bình thường ở trường trung học với bạn bè và một chàng hot boy mà cô thầm để ý. Cuộc đổ bộ và xâm chiếm của bọn Ngoại Nhân đã khiến dân số thế giới giảm từ 7 tỷ người xuống còn vài trăm ngàn, chia tách và phá vỡ tất cả mọi điều quanh Cassie, quăng cô vào một

Review SOMA (viết bởi Phan Quỳnh Lê)

Thời lượng: ~10h #RVC  SOMA là một game kinh dị sinh tồn khoa học viễn tưởng mà mình cực kỳ ấn tượng trước nội dung. Vì SOMA đề ra nhiều vấn đề đạo đức và triết học vượt quá khả năng diễn đạt của mình, trước đây mình chưa hề viết review. Bài của mình ít nhiều sẽ spoil một vài yếu tố bất ngờ, những ai chưa chơi game nên cân nhắc trước khi đọc. Nhân vật chính trong game là Simon Jarrett. Năm 2015, sau khi gặp phải một tai nạn dẫn đến chấn thương đầu, Simon tới một phòng thí nghiệm để scan não bộ và “xuyên không” đến PATHOS-II - một viện nghiên cứu nằm dưới đáy biển Đại Tây Dương - vào năm 2104. Trước đó một năm, một thiên thạch đã tàn phá bề mặt Trái Đất, khiến PATHOS-II trở thành pháo đài cuối cùng của con người. Các nhà khoa học ở đây đã đề xuất dự án ARK như phương cách cuối cùng để bảo tồn nhân loại. Nhưng PATHOS-II đang trở thành một phiên bản khác của Rapture (Bioshock), chìm vào hỗn loạn và hủy diệt, do các nhà nghiên cứu dần dần mất trí và sự can thiệp thô bạo của WAU - hệ thống

Review Seveneves của Neal Stephenson (viết bởi Lã Bảo)

  Lết được hết gần 900 trang của quyển này đúng là kỳ tích, sau vụ này có lẽ nên tạm ngưng hard sci fi 1 chút 😛 . Anw, review nào. Seveneves kể về việc Mặt Trăng bị nát thành 7 mảnh, sau đó gây ra rất nhiều hệ quả sinh thái khiến trái đất không thể sống được. Nhân loại chung tay xây dựng một dạng vệ tinh phóng lên quỹ đạo để duy trì nòi giống, và sau này quay về khôi phục Trái Đất. Trước khi vào review phân biệt tí: sci fi có thể chia làm 2 loại là “hard” và “soft.” Hard sci fi tập trung phân tích khoa học chi tiết, và tìm cách đảm bảo sao cho yếu tố khoa học trong truyện gần sát với những gì ta đã phát hiện được ngoài đời thật nhất. Soft thì ngược lại, miễn sao nghe ko quá điêu là ok, còn lại rất sẵn lòng phẩy tay cho qua nhiều đoạn phi logic. Seveneves rơi vào mục hard. Hard theo đủ mọi đường. Sách rất dày, rất cứng, và cực kì nhiều kiến thức vật lý, chính trị, quân sự, psychology, hoá sinh, thiên văn, khí tượng, toán,... và gần như 90% đều rất thực tiễn. Đây có thể coi là đ

Review Mistborn #1-3 của Brandon Sanderson

 Mấy bữa nay mình lên bài hơi ít, anh em thông cảm tí. Căn bản là bởi mình đợt vừa rồi l̵ư̵ờ̵i̵ hơi bận cày lại một series Fantasy hồi trước từng rất thích, mỗi tội dày cộp. Nó là:   🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌗🌑🌑 7.5/10 ===== TL;DR ===== Fullmetal Alchemist, có điều YA hơn, và thay vì Alchemy (chuyển hóa vật chất thành các biến thể khác nhau) thì có Allomancy (chuyển hóa kim loại thành siêu năng lực). ============== GIỚI THIỆU CHUNG ============== Mistborn là một trong những bộ Epic Fantasy thời đầu của Brandon Sanderson, một trong những tác giả Fantasy nổi tiếng nhất ngày nay. Series hiện tại vẫn đang tiếp tục được Sanderson mở rộng, cả về mạch cốt chính lẫn các phần ngoại truyện bên ngoài. Tuy nhiên, ba cuốn đầu trong series hợp lại thành một cái trilogy được gói ghém rất gọn, chỉ cần đọc hết đến đấy rồi dừng lại luôn là cũng đã đủ rồi. Trong phạm vi review này, mình cũng sẽ chỉ động đến ba quyển đấy thôi, và nếu thấy có chỗ nào mình nhắc chung về cả series, anh em cứ hi

Review A Canticle For Leibowitz của Walter M. Miller Jr.

LƯU Ý: bữa nay mình sẽ review cho anh em một cuốn hết sức hấp dẫn. Tuy nhiên, khốn nạn một điều là cái quyển này sẽ hay nhất nếu được đọc “mù.” Mù toàn tập ấy. Chỉ riêng cái thể loại của nó thôi cũng đã là spoiler rồi. Thực ra cái spoiler đấy cũng chẳng nghiêm trọng lắm đâu, nhưng mình chân thành khuyên anh em hãy bỏ qua hoàn toàn bài review này. Tất cả những gì mọi người cần biết là tên nó là A Canticle for Leibowitz, hơi khó hiểu và mạch có phần chậm, nhưng hay và ám ảnh cực kỳ. Cứ đọc và trải nghiệm nhé. #HãyTinChụy Còn bây giờ, dành cho những anh em đã đọc rồi, hoặc không ngại bị spoil: 🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑 9.0/10 ===== TL;DR ===== Fallout: Texarkana + Foundation + Kinh Thánh. ============== GIỚI THIỆU CHUNG ============== A Canticle for Leibowitz là một cuốn tiểu thuyết do Walter M. Miller Jr. sáng tác, được xuất bản lần đầu vào năm 1959. Đây thực chất là một cuốn tiểu thuyết “fix-up,” tức được cấu thành từ những mẩu truyện ngắn từng được Walter xuất bản trên

Review The Freeze-Frame Revolution của Peter Watts

  🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑 8.0/10 ===== TL;DR ===== 2001: A Space Odyssey, nhưng văn mượt gấp bội và chú trọng mạnh vào HAL. Mỗi tội bi quan hơn. ============== GIỚI THIỆU CHUNG ============== The Freeze-Frame Revolution là một cuốn Hard Sci Fi ngắn do Peter Watts viết. Truyện lấy bối cảnh một con tàu vũ trụ mang tên Eriophora, lãnh nhiệm vụ đi xây các cổng không gian khắp vũ trụ để tạo thành một mạng lưới lỗ giun, tức một hệ thống đường cao tốc không gian, phục vụ loài người. Việc lái tàu và điều hành mọi thứ do một con AI tên Chimp chịu trách nhiệm, và ngoài nó ra thì tàu còn chở theo 30.000 nhân sự để giúp xây cổng không gian cũng như giải quyết các tình huống bất ngờ trong chặng hành trình nữa. Vì Eriophora chỉ có thể bay với vận tốc chậm hơn ánh sáng, thế nên khoảng thời gian nó di chuyển giữa hai điểm mút của các “con đường” ấy phải kéo dài cả ngàn, có khi cả triệu năm. Thế nên toàn bộ nhân sự của tàu đều được cho vào các buồng ngủ đông, và cứ tầm vài thiên niên k