Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức SFF căn bản

Speculative Biology

Trong cái bài về một ông họa sĩ vẽ người theo kiểu cách điệu hơi quá đà hôm qua, mình có đề cập đến chuyện tranh của ông đó có phần hao hao phiên bản tiến hóa tương lai của con người trong The Time Machine, một trong những cuốn tiểu thuyết lừng danh nhất của H. G. Wells nói riêng và toàn dòng Sci Fi nói chung. Điều ấy gợi cho mình nhớ đến một ngách đặc biệt trong Sci Fi, thường được coi là khởi phát từ chính The Time Machine, mặc dù ít khi được thiên hạ nghĩ tới khi có ai nhắc đến cuốn này. Cơ mà trước khi bàn hẳn về cái ngách đây, ta cần lần ngược lại lịch sử tí đã. Như anh em hẳn đã biết, dòng Sci Fi vốn có truyền thống chế ra hàng đống sinh vật dị hợm và khác thường. Vril, the Power of the Coming Race, một cuốn tiểu thuyết được Edward Bulwer-Lytton xuất bản nặc danh năm 1871, từng khắc họa một chủng tộc tên là Vril-ya, với những đặc điểm sinh học na ná thiên thần, kết hợp với một số khả năng thần giao cách cảm. Great Moon Hoax, một chuỗi 6 bài báo chém gió được đăng liên tục trên tờ

[SFF 101] Các giải SFF nổi tiếng

 Phần kiến thức về các dòng coi như đã gần hết sạch rồi. Giờ series Sci Fi căn bản sẽ chuyển qua nói đến các thứ “râu ria” như giải thưởng, thuật ngữ, tác giả nổi,… Khởi đầu phần mới sẽ là 1 danh sách các giải thưởng danh giá dành cho các cuốn thuộc dòng SFF (Sci Fi & Fantasy). Lưu ý là truyện SFF vẫn có thể thắng các giải khác như Man Booker, Pulitzer, National Book Award,… nhưng vì các giải đó không dành cho mỗi SFF nên sẽ không được liệt kê ra. ========== Hugo Award  ========== Ra đời năm 1955, tổ chức bởi World Science Fiction Society. Dành tặng cho đủ thể loại SFF. Giải lấy theo tên Hugo Gernsback, nhà sáng lập tạp chí Amazing Stories và mở ra Thời đại Hoàng kim của Sci Fi, và được coi như Oscars của Sci Fi. =========== Nebula Award =========== Ra đời năm 1965, tổ chức bởi Science Fiction and Fantasy Writers of America (SFWA). Dành tặng cho đủ thể loại SFF xuất bản tại Mỹ. Đây được coi như giải SFF nổi tiếng nhất Mỹ. ================================= Edward E. Smith Memorial A

[SFF 101] New Wave

 New Wave là giai đoạn phát triển tiếp theo của Sci Fi, diễn ra vào giai đoạn thập niên 60s và 70s, và có thể coi là lúc Sci Fi bắt đầu dậy thì.  Cái thuật ngữ "New Wave," dịch thô ra là “Làn sóng Mới,” là một từ mượn từ phong trào làm phim nouvelle Vague của Pháp. New Wave đặc biệt ở một chỗ là nó không phải là bước “tiến hoá” của Sci Fi theo cái nghĩa nó kế thừa và phát huy những truyền thống cũ. Phong trào này là cuộc nổi loạn của cộng đồng khoa học viễn tưởng.  Vào khoảng giữa những năm 60s, Sci Fi bắt đầu trở nên tù đọng. Bản thân thị trường Sci Fi lúc ấy không hề thụt lùi, mà trái lại ngày càng có nhiều nhà văn mới xuất hiện, độc giả mới trở thành fan, và nhà xuất bản mới nhòm ngó đến. Chỉ có điều cái lối viết văn của Pulp Sci Fi (https://goo.gl/3s34n7) càng lúc càng trở nên nhàm chán, giới hạn, quanh đi quẩn lại chỉ có từng ấy thứ. Người đọc đọc vào thấy mệt, mà đến nhà văn viết ra cũng thấy mệt. Nói tóm lại, cái dòng văn được xây dựng dựa trên tưởng tượng ra những điề

[SFF 101] Golden Age Science Fiction

 Theo sau Scientific Romances là đến Golden Age of Science Fiction, dịch ra là Thời kỳ Hoàng kim của Khoa học Viễn tưởng, kéo dài từ cuối thập niên 30s đến tận những năm 1950s tại Mỹ.  Trong thời kỳ Scientific Romances, Sci Fi đã ít nhất được coi là một dòng văn riêng biệt, và bắt đầu có một số tạp chí chuyên đăng tải các truyện SFF hoặc chỉ riêng về SF. Tuy nhiên, Sci Fi lúc ấy vẫn như đứa trẻ chập chững biết đi, chưa khẳng định được mình là một dòng văn “cao cấp,” gần như chỉ xuất hiện trên các tờ “pulp magazine,” tức tạp chí in giấy báo rẻ tiền, và bị coi là dòng văn có mức giá trị ngang cái loại giấy bọn nó được in, và không được nhiều người biết đến.  Đến khoảng cuối 1930s thì có một thay đổi lớn xuất hiện: John W. Campbell trở thành biên tập viên tạp chí Astounding Science Fiction. Dưới sự lãnh đạo của Campbell, Astounding Science Fiction cho đăng tải hàng loạt các tác phẩm Sci Fi thú vị và mới lạ, và giúp gầy dựng sự nghiệp của vô số nhà văn nổi tiếng như Isaac Asimov, Robert A.

[SFF 101] Scientific Romance

 Mấy bữa nay bận quá, giờ mới rảnh viết tiếp series này. Như đã nói ở bài trước, Thời Đại Khai Sáng bùng nổ rất nhiều phát kiến khoa học, và các nhà văn bắt đầu dựa trên các nền tảng ấy để viết truyện. Sang thế kỷ 19 thì cái xu hướng đó càng phát triển mạnh mẽ hơn, và nổi bật nhất phải kể đến Frankenstein (1818) của Mary Shelley. Mặc dù lúc ra đời thì nó được coi là truyện kinh dị Gothic (và bây giờ vẫn có thể gọi nó là như thế), ngày nay nó được coi là tác phẩm Sci Fi đúng nghĩa đầu tiên trên đời. Nó đánh dấu sự một bước ngoặt trong Sci Fi, lúc Sci Fi bắt đầu khó có thể quy gọn vào trong bất kỳ dòng nào khác được nữa.  Mặc dù bây giờ cái dòng văn này đã trở nên hết sức tách biệt và riêng rẽ, nó vẫn chưa có một cái tên chung nhất nào. Thế rồi vào khoảng những năm 1840s, thuật ngữ “scientific romance,” tức khoa học lãng mạn, bắt đầu được dùng để nhận xét về các tác phẩm kiểu này. Nó dần dần được dùng để chỉ các tác phẩm với bản chất là khoa học hư cấu, và để chỉ trích cả các ấn bản khoa

[SFF 101] Proto Science Fiction

Các dòng Sci Fi chính yếu thì đã phổ cập gần hết trong các bài từ trước rồi, giờ sẽ series Sci Fi căn bản sẽ chuyển sang nói về các giai đoạn phát triển của dòng này, khởi đầu bằng Proto Science Fiction. Proto Science Fiction, hoặc Precursors of Science Fiction, là các tác phẩm tiền thân của Sci Fi, có sử dụng những yếu tố mang tính khoa học viễn tưởng, nhưng ra đời trước khi nó được tách thành một dòng riêng biệt. Mặc dù Sci Fi thường được công nhận là chính thức ra đời với tác phẩm Frankenstein của Mary Shelley (1818), rất nhiều học giả và tác giả Sci Fi nổi tiếng nói rằng nguồn gốc Sci Fi bắt đầu từ các truyền thuyết, huyền thoại cổ đại. Tất cả những truyện này đều là Fantasy, nhưng có một vài tiểu tiết làm nền tảng cho một số mô típ mà về sau khoa học viễn tưởng sử dụng nhiều. Chẳng hạn câu chuyện về Noah trong Kinh Thánh và câu chuyện về Gilgamesh đều có sử dụng một trận lũ để tàn phá thế giới, tiền đề cho các câu chuyện Tận thế và Hậu tận thế ngày nay. Truyện cổ tích Nhật Urashim

[SFF 101] Độ "rộng" của SFF và khó khăn nó mang lại

Cái clip của Fire of Learning về La Mã cổ đại ngày hôm trước (https://www.facebook.com/groups/SciFiReadersVN/permalink/3206017846152127/) là một trường hợp rất thú vị. Nó về bản chất là một dạng tư liệu lịch sử, chủ yếu muốn đưa thông tin về những phương diện khác nhau của nền văn minh La Mã và đối chiếu nó với thế giới hiện đại. Tuy nhiên, cái clip đấy lại lằng nhằng ở một chỗ nó có đầy đủ mở thân kết của một câu chuyện, và đã sử dụng yếu tố SFF làm tiền đề. Mạch kể của nó có thể hơi lan man và lủng củng, và cái yếu tố SFF của nó cực kỳ mơ hồ, nhưng chúng nó vẫn cứ tồn tại, và là nền tảng cho cả clip. Vậy liệu có thể coi bản thân cái clip đấy là một tác phẩm SFF không? Đây là một câu hỏi rất hay nhưng mà cũng lại rất ngứa thịt. Nó cho thấy Sci Fi và Fantasy là hai cái dòng có độ phủ mênh mông vô cùng, nhưng đồng thời cũng thể hiện một cái vấn đề khá là đau đầu của dòng này: một tác phẩm phải thế nào mới KHÔNG ĐƯỢC nằm vào trong đấy? Mình gốc định nói đến nó trong cái bài hôm trước luô

[SFF 101] Fantastique và cách một số dòng Fantasy bị "khuất gốc"

Wingsbook gần đây vừa nhá hàng hai cuốn Fantasy mới là The Haunting of Hill House và The Turn of the Screw, và trông bài này mà mình lại nhớ đến việc cái dòng kinh dị, đặc biệt nếu có liên quan đến ma quỷ ám ảnh gì đó, thường hay bị thiên hạ bắt phải đứng tách hẳn ra khỏi Fantasy chứ dứt khoát không được phép chui vào trong đấy. Như anh em đã biết, Fantasy là một cái ô rộng ngoài sức tưởng tượng, với điều kiện cần và đủ chỉ là có sự xuất hiện của một cái gì đó… điêu, và sự điêu đó hoặc không được giải thích, hoặc được giải thích bằng những mô típ phi khoa học (ví dụ như phép thuật, lời nguyền, ma thuật,...). Ngoài đấy ra thì thích cho cái điêu đi kèm lãng mạn hay cổ sử hay tâm lý hay hài hước hay kinh dị hay ám ảnh hay điều tra phá án gi gỉ gì gi thì không quan trọng. Mình hồi trước từng làm một bài bàn về vấn đề này, kèm theo một danh sách các dòng Fantasy ngách nổi trội để làm minh chứng (tất nhiên chẳng thể điểm hết được vì chúng nó đông quá), anh em mới vào có thể tham khảo thêm ở

[SFF 101] Bản chất của tên các dòng văn

 Cái bài giải thích về sự khó xác định của Hard Fantasy hôm qua làm mình nhớ tới một cái clip do một bro Booktuber rất nổi tiếng trong cộng đồng Fantasy tên là Daniel Greene thực hiện. Clip đấy chủ yếu chửi mấy ông bà tác giả THưỢng đẲnG, nhờ Fantasy mà phất lên nhưng sau đó lại quay ra bảo văn mình không phải là Fantasy. Quan trọng là trong đó, Daniel có đưa ra một ý rất hay thế này: các mảng ngách của Fantasy, và thậm chí cả bản thân cái từ “Fantasy” nữa, về cơ bản chỉ là một công cụ Marketing thôi. Như mình thấy thì đây là một ý rất chuẩn. Đã bán buôn thì cái đầu tiên cần phải làm là đảm bảo khách biết được rõ sản phẩm của mình là cái gì. Nếu chỉ nói đơn thuần là “Tôi bán truyện” đơn thuần thôi thì rộng quá. “Truyện” ở đây là cái gì? Nó có những nhân vật thế nào? Làm cái gì trong đấy? Có những tình tiết gì thú vị?... Có rất nhiều thứ còn mơ hồ, và khách hàng người ta sẽ chẳng biết đường nào mà chọn cả. Ngay cả nếu người ta có quan tâm mà hỏi thêm về nội dung thì trả lời hết đống câu

[SFF 101] Hard Fantasy

Trong cái bài về vụ khoa học hay bị nghi ngờ hôm qua, có một bạn hỏi về một cái dòng gọi là Hard Fantasy. Sau khi thử tìm hiểu thêm về nó, mình thấy rằng dù định nghĩa của nó hãy còn mơ hồ, ít nhất thì vụ này cũng là một ví dụ rất rõ cho việc phân định các nhánh phụ của những Sci Fi với Fantasy nó khó thế nào, vậy nên hôm nay vẫn cứ đưa lên bàn luôn. Như tìm hiểu, Hard Fantasy là phiên bản tương ứng của Hard Sci Fi, còn cụ thể nó tương ứng kiểu gì thì… chịu 🐧. Hay nói đúng hơn là mỗi ông phán một kiểu. Có người bảo rằng Hard Fantasy là những tác phẩm với những quy tắc ràng buộc rất cụ thể cho những phần mang tính phép thuật của mình, và phải được phân tích mổ xẻ những hệ quả sâu xa của nó, chẳng hạn như là series Mistborn của Brandon Sanderson. Nói cách khác, kiểu định nghĩa này đòi một tác phẩm Hard Fantasy phải có một hệ thống Hard Magic System. Vấn đề là cũng có những tác phẩm không đi phân tích quá sâu vào phần phép thuật gì hết, hay thậm chí phép thuật có khi còn hơi lệch về bên

[SFF 101] Một số dòng Fantasy căn bản

Hôm nay mình được 1 bạn inbox hỏi về một series truyện, và sau một hồi nói chuyện thì nhận ra bạn này đang hiểu Fantasy chỉ bó hẹp trong những tác phẩm tương tự Lord of the Rings (LotR) với Harry Potter thôi. Vấn đề là Fantasy rộng gấp bội. Rộng khủng khiếp. Cũng như Sci Fi không chỉ dừng lại ở vũ trụ với công nghệ, Fantasy cũng đa dạng vô cùng, bởi lẽ chỉ cần một câu chuyện “điêu” không được giải thích bằng khoa học là đủ để tống nó sang Fantasy rồi. Để dễ hiểu hơn thì anh em hãy tưởng tượng Fantasy cũng như bún ấy, bao gồm nhiều thể loại như bún đậu, bún thang, bún chả, bún cá, bún chả cá (không phải 2 thằng trước trộn nhau đâu nhé 🐧 ), bún nem, bún mọc, bún ốc, bún riêu, bún bò Huế, bún hải sản, bún bung, bún vịt, bún ngan, bún mắm, bún lèo, bún trộn, bún rạm, bún lòng,… Nói Fantasy chỉ toàn những tác phẩm như LotR với Harry Potter thì cũng như bảo bún Việt Nam chẳng có gì ngoài bún chả với bún riêu vậy 🐧. Dưới đây sẽ là một số ví dụ về một số dòng Fantasy tiêu biểu để anh em mườn