Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2023

Dự định cung cấp tính năng nhái giọng cho Alexa của Amazon

 Bữa nay mình mới bắt được một tin khá rợn, xoay quanh một nâng cấp Amazon dự định sẽ cài cho Alexa, cái máy phụ tá ảo của mình, cho phép nó nhái giọng của bất kỳ ai, kể cả người chết. Amazon Shows Off Tech That Lets Alexa Copy Voice of Dead Relatives Cụ thể là cách đây mấy hôm, Amazon đã tổ chức re:MARS, một hội thảo chuyên về AI, học máy, tự động hóa,… Tại hội thảo đó, Rohit Prasad, Phó chủ tịch Cấp cao và Nhà khoa học Trưởng chịu trách nhiệm phát triển Alexa của Amazon, đã lên sân khấu diễn thuyết về một loạt tính năng sắp ra mắt cho thiết bị này. Trong số những cải tiến được điểm mặt, nổi bật nhất là một tính năng mô phỏng giọng người. Theo lời Prasad, nếu được cung cấp một mẫu ghi âm của bất kỳ ai, với thời lượng chỉ cần nhõn một phút thôi, Alexa sẽ lập tức có thể nhái giọng người đấy, và dùng cái giọng đó để trò chuyện cũng như tạo ra những bài phát biểu dài một cách khá chân thực. Nghe đến đây, hẳn sẽ không ít anh em cảm thấy sởn gai ốc trước những ứng dụng tiềm tàng của cái côn

Từ Sherlock Holmes nhìn về sự lằng nhằng của luật bảo hộ bản quyền

 Hôm qua, mình có đề cập đến việc Tolkien sắp sửa được đúc tiền kỷ niệm 50 ngày mất. Bên cạnh việc sự kiện này phần nào cho thấy sức ảnh hưởng khổng lồ của ông cụ đối với văn hóa, nó cũng đồng thời báo hiệu luôn các tác phẩm của ông cụ chỉ còn nhõn một năm trước khi không còn được một số nước bảo kê cho nữa, trong đấy có cả Việt Nam. Khoản bản quyền của Tolkien thực ra là một đề tài khá thú vị, một phần bởi cái lịch sử của nó, một phần vì một số yếu tố không thực sự chỉ liên quan đến tác quyền thuần túy. Chính thế nên hôm nay, mình cũng định làm một bài gì đó bàn về đề tài ấy. Tuy nhiên, vì từng làm khá nhiều bài về tình trạng bản quyền của Tolkien trong group rồi (với tiêu biểu là bài này: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/09/nhung-cai-bay-ve-thuong-hieu-trong-gioi.html ), mình rốt cuộc lại thôi, và quay sang chém về cái con review Xenos. Cơ mà tình cờ làm sao, vừa mới ban nãy, mình lại vớ được một bài ở một group khác, xoay quanh tình trạng bản quyền của một hình tượng văn hóa A

Xenos - một nguồn tư liệu tiềm tàng cho chuyển thể Warhammer 40k

 Bữa nay mình vừa mới vớ được cái clip này của Daniel Greene, review lại một cuốn ông anh từng đọc cách đây cũng khá lâu rồi. Cái cuốn ấy là Xenos, tiểu thuyết đầu tiên trong một trilogy Science Fantasy có tên Eisenhorn, đồng thời cũng hay được tung hê là xuất phát điểm phù hợp nhất với những ai muốn bước chân vào Warhammer 40k từ góc độ sách truyện. Về cái quyển Xenos này thì mình đã từng review trong group, và tình cờ thì cái review đó của mình cũng trùng gần như khít hẳn với những gì Daniel nói trong clip. Thanh niên khen đúng những cái mình khen, chê đúng những cái mình chê, và thậm chí rốt cuộc còn cho quyển này một cái điểm bằng với điểm số chốt của mình trong review gốc nữa. Khác biệt lớn nhất có lẽ chỉ là sau khi đọc (lại) xong Xenos, Daniel vẫn có hứng thú tiếp tục đọc nốt các cuốn khác trong trilogy nói riêng và dấn thân sâu hơn vào vũ trụ Warhammer 40k chung, còn mình thì không có nhu cầu đối với cả 2. Anh em nào quan tâm có thể đọc thử bài review hồi trước của mình ở đây nh

Một trùng lặp bất ngờ giữa EVE Online và Witcher

 Trong cái bài kỷ niệm ngày xảy ra Trận M2-XFE trong EVE Online bữa trước, có bạn bảo là toàn bộ diễn tiến xoay quanh cái cuộc chiến này chỉ cần chế lại một tí thôi là sẽ thành một series hết xảy. Thật tình cờ làm sao, nhờ một trùng hợp thú vị, cái ý tưởng đó về cơ bản đã được hiện thực hóa một cách khá thành công sẵn rồi. Và thú vị nhất, tác phẩm đã vô tình “ăn cắp” ý tưởng đấy lại là một câu chuyện đã bắt đầu từ tận 4 năm trước khi công ty phát triển EVE được thành lập, và cũng đã khép lại trước khi bản thân EVE ra mắt công chúng 4 năm. Đồng chí đó chính là Witcher. Phòng trường hợp có anh em nào không biết, Witcher là một series Epic Fantasy gồm 8 cuốn (7 cuốn chính và 1 cuốn spin off/prequel) do Andrzej Sapkowski viết. Anh em nào muốn biết kỹ hơn về truyện thì có thể tham khảo bài này: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/06/review-series-witcher-cua-andrzej.html , cơ mà nhìn chung thì đây là một bản lai giữa Elric of Melniboné và A Song of Ice and Fire. Bắt đầu từ khoảng cuối c

Quá trình tiến hóa của con người trong mắt AI, và hai trùng hợp SFF thú vị

Bữa nay mình vừa mới vớ được cái clip bên dưới, trưng ra hình dung của một thuật toán AI về tương lai tiến hóa của loài người. Trông mà thấy ảo phết 🐧. Khi nhìn vào cái clip này, mình thấy phần về cuối khá đáng chú ý. Theo như phỏng đoán của nó (hay đúng hơn là cách nó tập hợp các hình ảnh phỏng đoán về tương lai loài người) thì sau khi tiến hóa đến mức đã trở thành cyborg hoặc thậm chí là rôbốt hoàn toàn rồi, con người sẽ tái trở thành các sinh vật trông có vẻ sinh học phần nhiều. Đám sinh vật ấy nhìn hao hao giống mấy con Elder Thing của Lovecraft, trước khi rốt cuộc chuyển sang một thứ nhìn cứ như thể… giun vậy. Khi nhìn vào đấy, ta rất dễ sẽ lý giải rằng sở dĩ con AI để loài người tiến hóa thành giun vì nó bị… ngu, và khả năng cao đấy cũng chính là đáp án đúng. Bất chấp những tiến bộ của mình, mấy cái thuật toán AI tạo ảnh này vẫn còn làm ăn rất lôm côm, thế nên nó dễ chừng đã bốc nhầm cái ảnh về người ngoài hành tinh hay gì đó để nhồi vào phần chót, và bắt đầu từ đấy thì càng lúc