Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa học xã hội thường thức

Một nghiên cứu về Sci Fi trong trường tiểu học ở Mỹ

 Bữa nay mình mới bắt được một bài viết khá thú vị, xoay quanh một mối quan hệ hơi tréo ngoe giữa truyện sách Sci Fi và giáo dục tiểu học tại Mỹ. Sci-fi books are rare in school even though they help kids better understand science Cụ thể thì bài bên dưới được viết bởi Emily Midkiff, một phó giáo sư mảng giáo dục tại Đại học Bắc Dakota. Theo lời Midkiff, không ít nghiên cứu đã chỉ ra rằng đọc Sci Fi từ sớm có thể giúp con người ta hình thành một lối suy nghĩ chín chắn và sâu sắc hơn về khoa học, với nhiều nhà khoa học thậm chí còn đã khẳng định những tác phẩm Sci Fi họ đọc thời thơ ấu đã có một ảnh hưởng rất lâu dài đối với cách họ tiếp cận khoa học trong quãng đời trưởng thành. Ngay cả khi không có định hướng theo đuổi khoa học sau này, việc cho trẻ con tiếp cận với những thứ giúp chúng nó biết suy nghĩ sâu về khoa học công nghệ cũng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển và việc học của bọn nó. Nhưng dẫu việc cho trẻ làm quen từ sớm với Sci Fi có nhiều lợi ích tiềm tàng đến vậy, M

Cách AI có thể làm con người thui chột trong tương lai

 Trong cái bài review cuốn Chim nhại được bạn Trà chia sẻ hôm trước, có một đoạn nhắc đến việc nhân loại trong tương lai có thể trở nên thoái hóa về mặt trí tuệ, đến mức trở nên mù chữ. Tình cờ thì cách đây ít lâu, một bên tạp chí là Literary Hub vừa đăng một bài viết rất thú vị, với nội dung cũng ít nhiều động đến sự thui chột của khả năng đọc hiểu của con người trong tương lai. Why Human Writing Is Worth Defending In the Age of ChatGPT Cụ thể, cái bài này là một trích đoạn trong Who Wrote This?: How AI and the Lure of Efficiency Threaten Human Writing, một cuốn sách bàn về việc ứng dụng AI vào viết lách. Trong đoạn trích này, Naomi S. Baron, tức tác giả của nó, có đề cập đến một hệ lụy ít ai nghĩ đến khi để cho mấy thuật toán AI kiểu ChatGPT hỗ trợ công việc viết của bản thân, hoặc thậm chí là tiếp quản luôn phần viết. Hệ lụy đấy là nó làm biến đổi não của chúng ta theo một hướng chẳng mấy tốt đẹp. Như trong bài viết có nói đấy, khoa học thần kinh hiện đại đã chứng minh được rằng não

Từ tai nạn với Clarkesworld, nghĩ về cách AI sẽ ảnh hưởng đến ngành xuất bản trong tương lai

 Nhân bữa trước có nhắc đến việc mấy cộng đồng viết lách và tự xuất bản trên Reddit với Amazon đang bị ngập trong một bể “tác phẩm” với chất lượng cực thấp do ChatGPT phun ra, mình lại nhớ đến việc cơn lũ ấy đã từng quét đến cả các tạp chí SFF chuyên nghiệp/bán chuyên, với một bên thậm chí còn đã phải ngưng nhận bản thảo từ các tác giả lạ vô thời hạn. Bên đó là Clarkesworld. Sci-fi publisher Clarkesworld halts pitches amid deluge of AI-generated stories Như đã giới thiệu trong bài tổng hợp hôm qua đấy, Clarkesworld là một tạp chí SFF miễn phí. Bên này sẽ nhận bản thảo truyện ngắn của thiên hạ, đọc qua một lượt, và nếu thấy ok thì trả cho tác giả 1 khoản phí nho nhỏ để đăng truyện lên web với xuất bản tuyển tập điện tử. Suốt gần 20 năm hoạt động, Clarkesworld đã cho đăng tải truyện của các tác giả thuộc đủ mọi miền thế giới, với một số tác phẩm thậm chí còn đạt được những giải thưởng danh giá. Chính bởi vậy, Clarkesworld được dân trong dòng đánh giá rất cao, coi đây như một bệ phóng rất

House of the Dragon, Sử thi Gilgamesh, và cái sự rùa bò của George R. R. Martin

Nhân hôm qua có nhắc đến House of the Dragon và cái khả năng nó sẽ là tác phẩm “chốt” cho toàn thể series A Song of Ice and Fire thật, mình tự nhiên lại nhớ đến một cái meme từng lụm được cách đây mấy hôm, chế nhạo cái tốc độ gọi gió lề mề của George R. R. Martin. Nó là ảnh ở bên dưới. Câu chuyện đằng sau cái ảnh này kể cũng khá thú vị. Số là kể từ năm 2003, sau khi Chiến tranh Iraq bùng nổ, tình trạng buôn lậu cổ vật ở đất nước này trở nên trầm trọng hẳn. Hàng loạt tạo vật vô giá có ý nghĩa lịch sử đối với người dân Iraq liên tục bị các thành viên những nhóm Hồi giáo cực đoan, thành viên Lực lượng Đa quốc gia, lẫn cả dân thường tuồn lậu ra nước ngoài. Trước cảnh tượng chảy máu văn hóa đầy đau lòng đấy, Bảo tàng Sulaymaniyah, một viện bảo tàng ở miền Bắc Iraq, đã triển khai một chương trình thu hồi rất thoáng. Họ tuyên bố rằng mình sẵn sàng trả tiền cho bất cứ ai đã ngăn chặn thành công một vụ buôn lậu hiện vật khảo cổ, và mang chỗ hiện vật đó đến cho mình. Cái đáng chú ý ở đây là Bảo

Vòng đời của các fandom

 Hôm nay trong một cái slide về chiến lược kinh doanh, mình có bắt được cái biểu đồ này, và tự nhiên lại thấy nó cũng mang khá nhiều nét tương đồng với vòng đời của các fandom 🐧. Biểu đồ bên dưới thể hiện vòng đời doanh số của một sản phẩm. Khi sản phẩm mới ra mắt, sẽ có ít người biết và sản lượng bán ra thấp. Trong trường hợp không có vấn đề gì nghiêm trọng, chẳng hạn chất lượng sản phẩm kém hoặc công ty gặp khủng hoảng, doanh số sẽ cứ thế tăng dần cho đến khi thị trường đạt mức bão hòa, tức gần như mọi người đều sở hữu sản phẩm rồi. Sau đó, doanh số sẽ dần đi xuống, có thể đến mức cận 0 hoặc bằng 0, tùy bản chất sản phẩm. Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn bão hòa, doanh nghiệp sử dụng chiến lượng mở rộng, tức làm "mới" sản phẩm bằng cách nâng cấp phiên bản hay bổ sung phụ kiện gì đó, doanh số sẽ tái vươn lên hoặc tiếp tục tăng thay vì đi xuống. Vòng đời của các fandom cũng tương tự như vậy. Đầu tiên khi một tác phẩm mới ra mắt, hoặc khi một franchise vừa mới chập chững hình t

Thuyết Phân biệt Chủng tộc Phê phán và Tolkien

 Vì bữa trước vừa có bạn đăng bài về việc series Trung Địa của Amazon sắp sửa lên sóng, mình lại nhớ đến một cái clip khá thú vị từng được kênh Foundation for Economic Education (FEE) thực hiện. Clip có nội dung chủ chốt là phê phán Thuyết Phân biệt Chủng tộc Phê phán (tức Critical Race Theory, hay còn gọi là CRT), nhưng nó sử dụng một cái nền khá thú vị làm bệ phóng, đó là xu hướng chỉ trích đang thịnh hành đối với Tolkien cùng các tác phẩm của ông. Cụ thể, xu hướng ấy là bảo mấy câu chuyện của ông cụ mang nặng tư tưởng phân biệt chủng tộc, và từ đấy cáo buộc Tolkien là một kẻ đi theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Để đáp trả nhận định này, điều đầu tiên FEE làm là… khẳng định nó đúng. Xét chuẩn ra, các giống loài thuộc Trung Địa đều được Tolkien gán cho một số đặc tính nổi trội nhất định, và các đặc tính ấy hay có xu hướng được mang ra áp chung cho các cá nhân thuộc chủng tộc đó, đặc biệt nếu nhân vật này thuộc phe phản diện. Cái kiểu mô tả gộp chung như thế tình cờ lại khá ăn khớp

Cúl Dreimhne - một vụ tranh giành bản quyền đẫm máu

 Nhân hồi chiều có nhắc đến việc đạo nhái và chiến tranh, mình lại nhớ đến một giai thoại thú vị về cội nguồn của bản quyền. Cụ thể hơn, thứ mình nhớ đến là phiên tòa xử vụ việc liên quan đến bản quyền đầu tiên, và cái kết khá bất ngờ của nó . Mọi sự khởi đầu vào khoảng năm 560 sau công nguyên tại Ireland, khi đạo Druid cổ truyền của dân Ireland đã bước vào giai đoạn lụi tàn, và Công Giáo trở thành tôn giáo chính trên hòn đảo ấy. Nhiều tu viện được thành lập ở khắp nơi, và các nhà sư cũng như học giả tôn giáo thường xuyên rời khỏi tu viện của mình để đi thăm thú lẫn nhau, tìm kiếm kiến thức mới lạ cũng như cảm hứng. Khi trở về, họ thường mang theo các tài liệu tôn giáo quý, chủ yếu được viết bằng tiếng Hy Lạp và tiếng Do Thái, và tự mày mò dịch sang tiếng Latinh và/hoặc Gaelic (ngôn ngữ của dân Ireland) để phục vụ công việc nghiên cứu và truyền đạo. Finnian miền Movilla (đôi khi còn được gọi là Finbarr Đầu Bạc) là một tu sĩ rất tuân thủ cái truyền thống ấy. Trong một chuyến đi từ Rome

Ý nghĩa của Schild's Ladder trong... Schild's Ladder

 Như đã nói trong bài về Dan Nâu cũng như bài review gốc, thanh niên Schild’s Ladder có rất nhiều thứ đáng để bàn, thế nên sẽ có một chuỗi bài xoay quanh nó. Hôm nay sẽ là bài mở màn cho cái chuỗi đó (ờm, tạm không tính bài Dark Souls và bài Dan Nâu nhé 🐧 ), với đề tài cũng chính là thứ anh em sẽ nhìn thấy đầu tiên khi sờ vào cái tác phẩm này: tên của nó. Schild’s Ladder, tức “Cầu thang của Schild,” là một khái niệm toán học có thật, lấy theo tên của người nghĩ ra nó là Alfred Schild, một nhà vật lý người Mỹ gốc Áo. Schild’s Ladder lần đầu tiên được giới thiệu trong một bài giảng tại Đại học Princeton, nhằm giúp sinh viên sử dụng các phép trắc địa tham số a-phin để ước đoán vị trí song song mới của một vectơ nếu dịch nó dọc trên một đường cong. Nghe lằng nhằng vl 🐧. Anh em cứ hiểu đại khái thế này cho lành nhé: tôi có một đoạn thẳng tòi ra từ một đường cong. Bây giờ muốn dịch cái đoạn thẳng ấy đi chỗ khác nhưng vẫn đảm bảo nó song song và dài bằng đoạn cũ thì làm thế nào? Một câu trả

Một nghiên cứu về các nhiệm vụ liên hành tinh và khả năng ly khai của Sao Hỏa

 Bữa nay mình vừa bắt được một bài viết khá thú vị, xoay quanh một thí nghiệm mô phỏng tiến trình phát triển của các căn cứ có người ở trên Sao Hỏa . Kết quả thu được cho thấy có lẽ các bên hoạch định chính sách tương lai nên cân nhắc biến bộ truyện The Expanse thành tài liệu tham khảo 🐧 . Số là hồi đầu tháng này, một nhóm các nhà khoa học Nga đã công bố một báo cáo mang tên External Communication of Autonomous Crews Under Simulation of Interplanetary Missions (tức Giao tiếp Bên ngoài của Các đội ngũ Tự trị tham gia Mô phỏng Nhiệm vụ Liên hành tinh) trên tạp chí Frontiers in Physiology. Nó thuật lại kết quả thu được từ hai thí nghiệm, SIRIUS-17 và SIRIUS-19. Các thí nghiệm này là một phần của Dự án Sirius, mô phỏng môi trường sinh hoạt của các nhiệm vụ liên hành tinh, diễn ra tại IBMP, Nga. SIRIUS-17 kéo dài 17 ngày (10/2017 - 11/2017), chủ yếu để xác định một số thông tin mang tính kỹ thuật là chính, còn SIRIUS-19 thì chạy tận gần nửa năm (3/2019 - 7/2019), mô phỏng chuẩn xác hơn quá

Mos Maiorum, sự sụp đổ của Đế chế La Mã, và trilogy Tam Thể

 Hôm nay mình vừa bắt được cái clip này của bên Kings and Generals, bàn về một bộ quy luật bất thành văn về truyền thống đạo đức tổ tiên của người La Mã xưa, ấy là Mos Maiorum. Bên cạnh giải thích những đức tính có trong Mos Maiorum, clip còn bàn sâu thêm về cách các sử gia thời trước thường hay quy nguyên nhân Đế chế La Mã bị sụp đổ cho việc dân La Mã không còn tôn trọng và tuân thủ Mos Maiorum nữa. Bất chấp một điều là ngày nay giới sử gia ít ai còn công nhận nó là nguyên nhân chủ chốt (clip cũng có động đến chuyện đấy), cái giả thuyết Đế chế La Mã sụp đổ vì tự làm băng hoại bản thân lại mang nhiều điểm giống đến giật mình với một trong những ý tưởng rất hay từng được Lưu Từ Hân đưa ra bàn luận trong Death’s End, cuốn cuối trilogy Tam Thể. Anh em lưu ý chút là không như bài vô ơn bạc nghĩa hôm trước, cái bài này sẽ spoil khá nặng cho cái kết của The Dark Forest và khoảng 1/3 đoạn đầu của Death’s End. Vì Nhã Nam sắp xuất bản quyển 3 và nghe đồn là đang có kế hoạch tái bản 2 quyển trướ

Độ khả dĩ của việc Trái Đất từng có một nền văn minh tân tiến

 Bài kỷ niệm về cái Hội chợ Vril-Ya phế cũng như bản thân cái nền văn minh Vril-Ya nó dùng làm cảm hứng đã khiến mình nhớ nhớ lại một cái clip từng xem cách đây mấy hôm. Clip do bên Kurzgesagt thực hiện, và nó xoay quanh độ khả dĩ của việc từng có một nền văn minh với kỹ thuật tân tiến tồn tại ngay trên Trái Đất, nhưng về sau bị thời gian chôn vùi. Cụ thể hơn, clip đặt ra câu hỏi thế này: có khi nào tại một mốc nào đấy trong hàng trăm triệu năm vừa qua, từng có một nền văn minh không do loài người gầy dựng trỗi đậy trên Trái Đất, phát triển được công nghệ tân tiến, sau đó tàn lụi không?  Để trả lời câu hỏi này, trước tiên ta cần nhìn vào nền văn minh duy nhất nhân loại từng biết đến: nền văn minh của chính chúng ta. Khoảng 300.000 năm trước, con người hiện đại bắt đầu xuất hiện, hình thành những nhóm nhỏ chuyên săn bắn hái lượm, và từ từ di cư đến khắp mọi miền trên thế giới. Hình thái xã hội của chúng ta tiến hóa khá chậm, và phải đến khoảng 10.000 năm trước, trong thời kỳ đồ đá mới,

Cuộc chiến Hoa hồng, ASOIAF, và The Tiffany Problem

 Trong cái bài The Tiffany Problem ngày hôm qua, mình ban đầu còn định nhắc đến một giai đoạn lịch sử thú vị khác của Anh là Cuộc chiến Hoa hồng để cho anh em thấy cái tên Tiffany nó cổ cỡ nào, nhưng về sau thì lược đi vì dài quá. Cơ mà vì cuộc chiến đó hay, thế nên mặc dù giờ chẳng còn liên quan mấy nữa, mình cũng sẽ đem nó ra nói thành bài riêng luôn 🐧. Trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 15, nước Anh được cai trị bởi Vua Henry VI, thành viên của nhà Lancaster. Khốn nạn một cái là Henry VI này lại rất chểnh mảng việc nước, chẳng đoái hoài gì mấy đến chính trị, chưa kể lại còn khí chất hơi mềm yếu nữa. Chính thế mà tình hình nước Anh cứ ngày một xuống cấp, dân chúng thì lầm than vì thuế má nặng, quan lại nhũng nhiễu, còn đám quý tộc thì bắt đầu mưu toan chiếm đoạt quyền lực. Trong số đó thì nhà York là bên đáng gờm nhất vì Richard, người đứng đầu nhà York, là cháu của Vua Eward III, tức có thể chính danh ngôn thuận ngồi lên ngai vàng. Nếu Henry VI mà không có bà vợ Margaret khôn ngoan đ

Kế hoạch cho khu định cư Sao Hỏa của Musk và sự tương đồng của nó với lao động khế ước

 Cách đây mấy bữa, thanh niên Elon Musk vừa dính phải một vụ lùm xùm liên quan đến kế hoạch hỗ trợ người định cư trên Sao Hỏa của mình . Số là trong một bài phỏng vấn với tờ Busniess Insider, Musk cho biết mình hiện đang đặt mục tiêu sẽ xây dựng một hạm đội gồm 1.000 tàu Starship nhằm đưa 1 triệu người lên sao Hỏa vào năm 2050. Lẽ đương nhiên, di chuyển giữa các hành tinh không phải là rẻ, chưa kể lên đến nơi còn một lô một lốc chi phí vận hành khu định cư nữa, không phải cắm cọc dựng lều là xong, thế nên ngay cả với 1.000 tàu vũ trụ và 3 thập kỷ nghiên cứu để giúp giảm giá thành công nghệ, một chuyến đi đến sao Hỏa nhiều khả năng sẽ vẫn vượt quá tầm chi trả của đại đa số người dân. Để khắc phục vấn đề này, Musk cho biết mình tính sẽ cung cấp các khoản vay cho những người không có tiền, và lúc lên đến Sao Hỏa thì họ sẽ làm việc để trả nợ. Nghe thì có vẻ cũng hợp lý, nhưng có không ít người đã bày tỏ sự quan ngại về ý tưởng này, bảo là kế hoạch của Musk nghe như kiểu một hình thức lao đ

The Plagues of Egypt và cách lịch sử bị nén lại để tạo thành huyền thoại

 Đợt dạo này tình hình Mỹ quả thật nghe mà thấy như bịa: n̶ộ̶i̶ ̶c̶h̶i̶ế̶n̶ biểu tình ôn hòa bùng nổ giữa lúc đang có đại dịch hoành hành, và rồi đúng hôm kỷ niệm ngày độc lập thì lại có nguyệt thực, chẳng khác nào một lời hứa hẹn về tương lai trước mắt. Vụ này làm mình nhớ lại một cái giai thoại rất nổi tiếng khác cũng với mô típ họa đơn họa kép như thế, ấy là The Plagues of Egypt . Nếu từng xem bộ phim The Prince of Egypt thì anh em hẳn đã biết đây là gì rồi. Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, The Plagues of Egypt (dịch ra là Các Đại họa của Ai Cập) là một điển tích trong Kinh Exodus (Sách Xuất Hành), có liên quan đến cuộc di cư khỏi Ai Cập của dân tộc Israel. The Plagues of Egypt là mười thảm họa mà Chúa của người dân Israel giáng xuống đầu Ai Cập nhằm ép Pharaoh phải trả tự do cho những nô lệ Israel. Mười tai họa đó bao gồm: 1. Máu: nước sông Nile trở nên đỏ như máu, khiến cá tôm chết hết và người dân Ai Cập không có nước uống. 2. Ếch: một bầy đàn ếch sẽ từ sông Nile ùa ra,

Một phân tích hấp dẫn về nền kinh tế của Night City

 Hôm nay bên Economics Explained (EE), một channel chuyên về kinh tế, vừa tung ra một clip khá thú vị: phân tích nền kinh tế của Night City, một thành phố giả tưởng được sử dụng làm bối cảnh chính cho quả bom tấn mới nhất của dòng Cyberpunk, ấy là Cyberbug 2077. Trong clip, EE đầu tiên đi ngược khá sâu về quá khứ của cả thế giới Cyberpunk 2077 nói chung, mò lại những thông tin lịch sử nền của cả game lẫn cái board game gốc. Thanh niên phân tích những khía cạnh kinh tế của từng thời đại một, đồng thời so sánh nó với cả những tiền lệ/tiêu chuẩn có thật ngoài đời. Ví dụ như trong Cyberpunk 2077, từng có một đợt tấn công khủng bố vào sàn giao dịch chứng khoán ở New York, khiến nền kinh tế của cả Mỹ lẫn thế giới đều rúng động. EE phân tích rằng thực chất công ty chủ quản mấy sàn giao dịch lớn đều có kế hoạch dự phòng trường hợp ấy, và chưa kể nếu có thành công thì các gói kích thích kinh tế cũng đủ để giảm thiểu sức ảnh hưởng của một sự kiện như vậy. Hoặc một cái nhỏ hơn là cách Night City