Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2022

Một số cách "phân biệt" giữa Sci Fi và Fantasy thú vị

 Bữa nay mình vừa mới vớ được một cái bài như bên dưới, xoay quanh một loạt cách phân biệt giữa Sci Fi và Fantasy hài hước đăng trên Twitter trong khoảng hôm 22-23 tuần trước. Chúng nó bao gồm: Carly Lane-Perry: "Fantasy là khi có nguyên một chương chỉ tả độc đồ ăn, Sci Fi là khi có nguyên một chương chỉ tả độc phương tiện chuyên chở." Librarianhipwreck: "Để tôi giải thích cho rõ nhé: Sci Fi là khi ta trầm uất về tương lai, Fantasy là khi ta trầm uất về quá khứ, và văn học là khi ta trầm uất về hiện tại." Sacha Coward: "Để anh giải thích cho khỏi nhầm nhọt nhé. Sci Fi là khi cái thành phố lớn bẩn thỉu được gọi là Fallen Star (Sao Rơi), còn Fantasy là khi cái thành phố lớn bẩn thỉu được gọi là Fällėnstâr." Jessica Ritchey: "Bậy, bậy. Fantasy là khi ta thèm được phịch tiên, còn Sci Fi là khi ta thèm được phịch rôbốt. Hy vọng nói vậy sẽ giúp mọi người dễ phân biệt." dc guevara: "Để tôi giải thích cho rõ này. Sci Fi là khi tiền được gọi là tín

DART - một thí nghiệm bảo vệ hành tinh khỏi thiên thạch của NASA

 NASA hiện đang triển khai bước đầu tiên trong một dự án rất thú vị này anh em: dùng tên lửa bảo vệ hành tinh khỏi thiên thạch. NASA will launch mission to crash into a near-Earth asteroid to try to change its motion in space Cụ thể thì đến tháng 9 năm sau, Trái Đất sẽ bị một cặp “anh em” phóng tạt qua khá gần, tên là Didymos và Dimorphos (Didymos là một tiểu hành tinh, còn Dimorphos là vệ tinh tự nhiên của Didymos). Theo dự kiến, chúng nó sẽ phóng rất sát Trái Đất, chỉ cách ta có 11 triệu km. Nghe thì có vẻ xa tít mù đấy, nhưng một vật thể chỉ cần có khoảng cách giao điểm quỹ đạo tối thiểu đối với Trái Đất nhỏ hơn 1,3 AU (tầm 195 triệu km) là đủ để tính là vật thể gần Trái Đất, và nếu khoảnh cách giữa nó với Trái Đất mà chạm ngưỡng 0,05 AU (7,5 triệu km) thì sẽ bị coi là vật thể có khả năng gây nguy hiểm (tức PHO, viết tắt của Potentially Hazardous Object). Nói cách khác, Didymos và Dimorphos dù chưa đến mức đáng ngại, chúng nó cũng mon men khá sát ngưỡng PHO rồi. Tận dụng thời cơ này

Weep for Manetheren - một kho tàng lore giàu có của The Wheel of Time, nhưng đã bị Amazon bỏ phí

 Bữa nay mình mới vớ được một cái clip khá hay, cover lại Weep for Manetheren, một bài hát vốn xuất hiện trong bản chuyển thể series The Wheel of Time do Amazon thực hiện. Vậy là chí ít, cái bộ phim củ lờ đấy của Dép Trọc vẫn cống hiến được một thứ tử tế cho đời 🐧. Nghiêm túc mà nói, khi nghe cái bài hát này, mình không khỏi thấy tiếc trước cái cách đám đệ nhà Jeff phí phạm nguyên cả một nguồn tài nguyên rất dồi dào. Wheel of Time là cả một cái vựa lore khổng lồ, nếu biết khai thác thì dư sức bôi ra ba, bốn season cũng không hết. Ví dụ chẳng cần nhìn đâu xa, anh em chỉ cần ngó vào cái bài Weep for Manetheren này thôi là đủ rồi. Trong trường hợp mọi người chưa biết, Weep for Manetheren là một bài ca khóc thương cho Manetheren, một quốc gia hình thành trong Kỷ nguyên Ba, sau khi thế giới đã trải qua một sự kiện tận thế gọi là Cuộc phá tan Thế giới. Để đảm bảo sự tồn vong của mình, một nhóm mười tiểu quốc đã liên minh lại với nhau, ký kết một hiệp ước phòng thủ chung có tên Hiệp ước Mười

Mượn tên H. G. Wells để đặt cho tàu vũ trụ - một nước đi nực cười của Jeff Bezos

 Mấy hôm trước vừa làm vài bài về Wells và thế giới quan của ông cụ xong, nay lại bắt được cái bài này. Quả là hợp lý mà <("). Does Jeff Bezos Know His Space Capsule Is Named After A Socialist? Số là đâu tầm mấy tuần trước, Blue Origin, một công ty hàng không vũ trụ tư nhân do Jeff Bezos (CEO Amazon) thành lập, có triển khai một vụ phóng tên lửa tái sử dụng. Trong vụ phóng lần này, tên lửa của Dép Trọc chở theo một khoang tàu vũ trụ mang tên RSS H G Wells, lấy theo tên một trong những tác giả lẫy lừng nhất trong dòng Sci Fi. Cái tên đó kể cũng khá hợp, bởi vì Wells từng viết một cuốn có tên Tiên phong lên Mặt Trăng, kể về tham vọng khám phá không gian của con người. Nhưng vấn đề là cái tên đấy chỉ hợp nếu ta nhìn vào bề nổi của nó. Đầu tiên thì như mình đã nói trong cái bài giới thiệu về cái chuyên luận kiêm sách tuyên truyền The Open Conspiracy của Wells đấy (anh em nào chưa biết về nó thì tham khảo ở đây nhé: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/09/oi-net-ve-open-conspiracy

Đôi nét về cuốn Âm Mưu Công Khai của H. G. Wells

 Bữa nay mình mới bắt được một bài của bên Tao Đàn, thông báo rằng họ sắp sửa cho ra mắt Âm Mưu Công Khai (tức The Open Conspiracy), một cuốn sách triết lý kiêm tuyên truyền của H. G. Wells này anh em. The Open Conspiracy Wells thì hẳn cả nhà chẳng ai còn lạ mặt nữa rồi, vì thanh niên này là một trong những ông tổ của toàn dòng Sci Fi còn gì nữa. Cơ mà có lẽ sẽ không ít anh em biết rằng ngoài Sci Fi ra, ông cụ còn hoạt động chính trị cực mạnh, cho xuất bản nhiều tác phẩm chiêm nghiệm về những hình thái xã hội lý tưởng trong tương lai, và thường chúng mang đậm sắc thái xã hội chủ nghĩa. The Open Conspiracy là một tác phẩm như thế, tuyên truyền về một thế giới hoàn hảo trong tương lai theo quan điểm của Wells, bao gồm những thứ như cả thế giới nên được quy tụ lại dưới trướng một chính phủ tập trung và loại bỏ một số quyền sở hữu tư nhất định. Cái quyển The Open Conspiracy này chính ra là một tác phẩm phi hư cấu, giống với một chuyên luận dông dài hơn là một tác phẩm văn học. Tuy nhiên, c

Sự tương đồng giữa vụ mắc kẹt của Curiousity và các truyện của Asimov

 Hôm nay vừa bắt được một bài thú vị về việc con rover Curiousity trên Sao Hỏa của NASA bị chết tắc do lỗi lập trình, và quan trọng nhất là nó cực kỳ giống với 2 viễn cảnh Isaac Asimov từng vẽ ra trong series truyện ngắn về rôbốt của mình. Glitch Puts NASA's Curiosity Mars Rover Out of Commission Cụ thể thì vì gửi máy móc tân tiến lên Sao Hỏa tốn cả đống thời gian và nguồn lực, hỏng phát thì xác định GG NO RE luôn. Thế nên NASA phải tìm mọi cách giữ cho những thứ trên đấy vận hành lâu hết mức có thể. Bởi vậy mà Curiousity được lập trình để luôn đối chiếu dữ liệu về cơ thể mình với dữ liệu về môi trường xung quanh, và sẽ không nhúc nhích trừ khi nó biết chắc rằng nếu đi/dịch kiểu này sẽ không khiến mình bị va quẹt gì nặng cả. Nhưng mà tuần trước, Curiousity vừa bị "choáng". Trong lúc thực hiện một nhiệm vụ NASA giao phó, nó để lạc mất phương hướng, và bây giờ không biết nhích nhích thì có gì nguy hiểm hay không, và đã giậm chân tại chỗ, về cơ bản là đơ cứng luôn. Và thật k

Một bản chuyển thể "tệ" của I, Robot

 Hôm nay trên feed youtube tự nhiên recommend cái clip này, và thế là nhớ lại một bộ phim Techno-Thriller/Sci Fi Noir khá hay từ chục năm trước, nhưng gần như đã bị quên lãng: I, Robot - bản "chuyển thể" của bộ tuyển tập truyện ngắn cùng tên của Asimov. Lý do mình để chữ "chuyển thể" trong ngoặc kép bởi vì dưới góc độ 1 tác phẩm chuyển thể thì cái phim này thực sự không ngửi nổi. Các nhân vật bị thay đổi quá nhiều so với nhân vật gốc, đến mức ngoài cái tên giống nhau ra thì gần như chẳng còn gì sót lại nữa. Thêm nữa, truyện lấy trọng điểm là 3 Định luật Rôbốt học và xoay quanh giải quyết các mâu thuẫn 3 Định luật ấy tạo ra, nhưng trong phim thì các Định luật trở thành 1 yếu tố nền cho một cốt truyện thiên về trinh thám Noir và technophobia nhiều hơn. Nói tóm lại, nó vứt bỏ 90% những gì làm nên tác phẩm gốc, và băm nát 10% còn lại Nhưng hồi cấp 1, lúc chưa biết đến Asimov xem phim này thì mình thấy nó rất hay. Cách đây mấy năm biết đến Asimov rồi xem lại vẫn thấy hay

Issac Asimov khi gặp phải "troll"

 Isaac Asimov là ai thì chắc mọi người cũng biết rồi. Với những bạn mới đến thì đây là 1 trong những cây đại thụ lớn nhất làng Sci Fi, đặc biệt nổi tiếng với 3 định luật về rôbốt.  Ông còn nổi danh là rất quan tâm đến bạn đọc, trả lời gần như tất cả những lá thư gửi đến (cả đời cầm bút ông nhận được khoảng 100,000 bức). Trong số các bức thư từng nhận được, đáng chú ý là thư của một anh sinh viên khoa văn. When an English Lit Major Tried to School Isaac Asimov Thanh niên này viện dẫn chuyện cứ mỗi lần con người tưởng mình hiểu về vũ trụ, chẳng hạn như "biết" rằng Mặt Trời quay quanh Trái Đất, hay "biết" Trái Đất là đĩa phẳng, thì về sau đều bị chứng minh là sai hết. Như vậy, kiến thức thực tại của chúng ta về vũ trụ chắc chắn về sau cũng sẽ bị chứng minh là sai. Sau đó anh ta nhắc đến câu trích của Socrates về việc người khôn là người chẳng biết gì cả để chửi xéo Asimov. Asimov trả lời lại với anh thanh niên rằng: "John này, lúc người ta tưởng Trái Đất là đĩa ph

Một hướng dẫn sơ lược về cách review sách

Hôm nay được một bạn inbox hỏi cách viết review, tiện làm luôn 1 bài gửi mọi người. Thực ra thì review sách chẳng có quy luật nào đâu 🐧. Mỗi một quyển sách, mỗi một dòng văn nó đều có một kiểu review  riêng. Ngay cả bản thân người việt review cũng sẽ hợp với một (số) kiểu nhất định, khó mà ép bản thân chạy theo khuôn khố của người khác được. Nhưng mà nếu chỉ dừng lại ở câu "thích viết thế nào thì viết" thì ôi mặt quá, thế nên để mình ghi lại vài mẹo mình dùng để viết review: 1) Chặt nhỏ các đoạn ra: ngày nay gần như ai cũng bị Internet bào mòn khả năng tập trung rồi, đọc mấy thứ dài ngại lắm. Thế nên các đoạn cố gắng chặt nhỏ ra để người ta có thể đọc lướt. Tối ưu nhất là trong vòng 5-6 câu thì sang đoạn mới. 2) Mỗi đoạn 1 ý: đừng ôm quá nhiều, mỗi đoạn chỉ nói về đúng 1 chủ điểm. Làm thế này cũng sẽ giúp người ta dễ theo dõi + co ngắn độ dài các đoạn. Công thức mình hay dùng là thế này: 1 ý chính + 2, 3 dẫn chứng + 2, 3 cảm nhận. VD: Về phần nhân vật trong truyện thì khá đa

Sự "khác biệt" giữa Khoa học và Phép thuật

 Arthur C. Clarke, một trong những tác giả khoa học viễn tưởng có tầm ảnh hưởng nhất trong làng Sci Fi, từng đề ra 3 định luật như thế này: 1) Khi một nhà khoa học tài ba cao tuổi nói thứ gì đó là khả thi gần như chắc chắn ông ta nói đúng. Khi ông ta bảo thứ gì đó là bất khả thi, khả năng rất cao là ông ta nói sai. 2) Cách duy nhất để khám phá được giới hạn của những điều khả thi là lấn qua giới hạn của chúng và bước vào miền bất khả thi. 3) Bất cứ thứ công nghệ đủ tân tiến nào cũng sẽ không khác gì phép thuật. Ba định luật này là nền tảng xây dựng của rất nhiều tác phẩm Sci Fi, và đôi khi là cả Sci Fi Fantasy nữa. Đặc biệt có một tác phẩm từng đem 3 định luật trên ra bàn, đó là 1 bộ manga alternate history khá hay có tên Pumpkin Scissors. Ở chương 70 và 71 của bộ truyện, tác giả dành gần 100 trang chỉ bàn bạc về 3 định luật này của Clarke (mặc dù không nói hẳn tên chúng nó ra), sâu nhất là định luật 2 và 3. Như trang trong hình chính là một cách giải thích hơi dông dài của định luật t

"Thương hiệu" Trung Đông trong SFF

 SFF vốn nổi tiếng là dòng không có giới hạn gì hết. Nếu muốn các tác giả có thể bê câu chuyện của mình sang bất cứ hành tinh nào, đẩy nó tới lui bất kỳ thời đại nào, hay thậm chí bế thẳng nó sang một chiều không gian khác hoàn toàn. Tuy nhiên, ta vẫn rất hay thấy bóng dáng của một số "thương hiệu" lịch sử nổi tiếng phảng phất trong cả Fantasy lẫn Sci Fi. Chúng chạy từ các sự kiện lớn, chẳng hạn sự suy tàn của những đế chế liên thiên hà, những cuộc viễn chinh của các dân tộc chưa từng nghe tên, cho đến những thứ tiểu tiết nhỏ, chẳng hạn ngôn ngữ và bản sắc văn hóa của các dân tộc lạ. Nguyên do là bởi nếu phát triển lên từ nguyên mẫu trong thế giới thực thì sẽ có sẵn sách vở xây thế giới "hộ" rồi, đỡ nhọc công hơn. Với cả ngoài ra, đôi khi cũng nên để người đọc có tí dấu mốc quen thuộc để người ta đỡ chơi vơi. Chứ dị quá thì có khi hơi khó ngấm. Và vì dạo gần đây đi đâu cũng thấy thiên hạ bàn về Dune, ta có thể lấy luôn ví dụ về một "thương hiệu" rất đặc tr

Sự quá lố của các nhân vật YA

 Trong bài review về trilogy Mistborn của Brandon Sanderson hôm qua, mình có trừ điểm nó khá nặng vì truyện hơi đậm sắc YA. Một trong những thứ góp phần làm nên hiệu ứng ấy là việc nó buff nhân vật lên kinh vl. Trong truyện, nhân vật chính là một cô nàng tên Vin. Gốc thì cô này chỉ là một con bé mồ côi thôi, nhưng về sau phát hiện ra mình là một Allomancer, và được một nhân vật tưởng-là-chính khác thu nhận làm đồ đệ. Thanh niên mặc dù ban đầu cũng phải chật vật tí chút đấy, nhưng chẳng bao lâu sau là đã thấy dần có mùi Mary Sue rồi. Cô nàng học hành tấn tới nhanh kinh khủng, chỉ trong mấy tháng mà đã nắm thạo cách sử dụng các kim loại ngang ngửa người khổ luyện cả mấy năm, và còn làm được những điều chưa một Allomancer nào trong suốt 1000 năm lịch sử thế giới làm được hết. Thậm chí, nàng Vin này còn mạnh tới mức đánh quỵ được cả nguyên một toán Allomancer sát thủ dày dạn kinh nghiệm trong khi bản thân còn chưa thực chiến phát nào, và về sau còn cân được cả trùm cuối luôn, mặc dù lão tr

Vấn đề với những bài xin giới thiệu tác phẩm “không nổi tiếng”

 Như anh em đã biết đấy, Goodreads hiện đang phát động tuần lễ đọc SFF, và mấy bữa nay đang có nhiều bài tương tác cộng đồng về chủ đề này. Một trong số đó là một bài đăng nhờ cộng đồng giới thiệu những cuốn chưa được tôn vinh đúng tầm.  Và đập vào mắt ngay đầu tiên chẳng hiểu sao lại là Hyperion 🐧. Trong trường hợp có anh em nào không hiểu Hyperion có vấn đề gì, hãy tưởng tượng có người bảo Queen là một ban nhạc bị underrated ấy 🐧. Cụ thể hơn, Hyperion là một trong những bộ Sci Fi “không nổi tiếng” nổi tiếng nhất mọi thời đại. Nó xuất hiện trong cực kỳ nhiều danh sách các tác phẩm kinh điển của dòng Sci Fi, mà lại toàn là danh sách của những báo đài mainstream, nhưng chẳng hiểu sao cứ bị gắn mác là sách “ngách” suốt. Cứ khi nào có ai nhắc đến những cuốn Sci Fi ít người biết đến, gần như luôn thấy có người lôi thằng Hyperion này ra giới thiệu như thể nó vô danh tiểu tốt lắm. Cái sự ít biết đến độ ai cũng biết là ít biết của Hyperion đã khiến nó trở thành meme trong một số cộng đồng S

Opportunity Rover và tầm quan trọng của các câu chuyện với nhân loại

 Hiện đang có một số ý kiến cho rằng nhân cách hóa Opportunity Rover là hơi quá đà. Opportunity Rover chỉ là một thứ trang thiết bị, và ta không nên gán tình cảm con người cho nó để rồi cứ quanh quẩn đưa tin mãi về một cỗ máy hỏng, thay vì chú tâm truyền thông về những bước tiến khoa học kỹ thuật mới. Nói thế kể cũng không có gì sai, vì đúng là Opportunity Rover chỉ là một cái máy (cổ lỗ sĩ là đằng khác) và nó đã trở thành phế phẩm, thế nên nó không còn đóng góp thêm được gì cho công cuộc thu thập kiến thức của con người nữa. Nhưng Opportunity Rover còn một giá trị khác bên cạnh giá trị vật dụng bình thường: giá trị của một CÂU CHUYỆN. Ngay từ ngàn xưa, các câu chuyện đã là một công cụ cực kỳ đắc lực để con người có thể lưu truyền lại các bài học, các kinh nghiệm, đồng thời tạo động lực cho xã hội. Ví dụ như Kinh Thánh với những câu chuyện về thiên thần và ác quỷ của nó từng được đem ra để gò cho người thời xưa phải biết thương yêu nhau và không chém giết lẫn nhau, đồng thời tuân thủ m

Một số "Phạm Tuân" của Sci Fi

 Vì hôm nay vừa thấy một cái tweet của tác giả James Corey về việc Amazon đã quay xong hết season 5 của bản chuyển thể series The Expanse, trong khi tình cờ thì hôm qua vừa đăng một bài về Phạm Tuân, mình tự nhiên nhớ lại một số "Phạm Tuân" khác từng xuất hiện trong Sci Fi. Đầu tiên là người đã khơi nguồn cho cả cái bài này: Đô đốc Augusto Nguyễn (ảnh trên cùng bên trái), một chỉ huy hạm đội của Lực lượng Hải quân Liên Hợp Quốc (UNN) trực thuộc Trái Đất trong series The Expanse của James S. A. Corey. Trong thời của Augusto, Trái Đất và Sao Hỏa đang trong giai đoạn cực kỳ căng thẳng. Sao Hỏa thì đã quá chán kiếp làm thuộc địa của Trái Đất, và Trái Đất thì còn lâu mới chịu để bố con thằng nào nhờn mặt. Hai bên lâm vào một giai đoạn chiến tranh lạnh, bởi vì ai cũng biết nếu bùng nổ chiến tranh tổng lực thật thì chỉ có ôm nhau chết chung. Tuy nhiên, thảm cảnh suýt nữa thì xảy ra khi tại tiểu hành tinh Vesta, một sự hiểu lầm đã khiến UNN và Lực lượng Hải quân Cộng hòa Sao Hỏa (MCR

2084 - một tương lai Dystopia dưới ách các tập đoàn tư bản

 Mọi người hẳn dạo gần đây ai cũng đã nghe nhắc đến bộ phim siêu anh hùng Captain Marvel. Phim này ngay từ lúc xuất hiện trailer đã làm dấy lên tranh cãi vì xem chừng nó sẽ nhồi chính trị rất nặng. Đặc biệt Brie Larson, nữ diễn viên chính của phim, cứ liên tục bô bô cái mồm phát ngôn những câu sặc mùi phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính, và báo đài chính thống cũng tung hê cả Larson lẫn phim một cách khá thô. Lẽ đương nhiên, cứ bị vỗ mặt liên tục như thế thì fan cũng cáu, và phản ứng ngày một tiêu cực với cả phim lẫn Larson. Khi trông thấy dự đoán về doanh thu phim tụt dần đều, kèm theo rất nhiều ý kiến bất mãn đến từ người hâm mộ trên những trang về phim như Rotten Tomatoes, Disney đã kích cho giới truyền thông phản ứng theo một kiểu cực kỳ hâm đơ là quay sang miệt thị những người phản đối, gọi họ là misogynist (kỳ thị nữ giới), incel (ế lòi cu), troll,... và đủ loại mỹ từ khác. Đỉnh điểm là hôm qua, Rotten Tomatoes đã gỡ hẳn nguyên một mảng tính năng của mình, đó là cho người

World War Z và "bài học" kinh doanh trên nỗi sợ hãi

 Dạo này vụ virút corona nổi lên hot kinh khủng, với thông tin từ hàng tỉ các nguồn (chạy từ WHO cho đến hàng nước trước cổng) cứ đấu đá nhau loạn xạ hết lên, khiến thiên hạ chẳng biết đường nào mà lần. Tạm không đả động gì đến tính đúng sai của các nguồn, ít nhất ta cũng có thể thấy được rất rõ tác động của nó đối với môi trường xã hội, đặc biệt là ở một mảng với mức tăng trưởng còn nhanh hơn số ca lây nhiễm: kinh doanh khẩu trang 🐧. Nhìn cảnh người người nhà nhà đi mua khẩu trang mà tự nhiên lại nhớ đến World War Z, một cuốn Sci Fi cũng bàn về đại dịch khác. Mặc dù dịch của nó là zombie, nhưng nếu anh em nào vẫn nhớ mấy cái bài về Asimov mình đăng cách đây vài bữa thì biết rồi đấy: Sci Fi không cần đoán đúng sự xuất hiện của xe hơi, chỉ cần đoán ra nạn kẹt xe là đủ. World War Z cũng không phải là ngoại lệ. Trong truyện, có nguyên một chương nói về một tay trục lợi từ đại dịch “dại” và cách các bên khác hưởng lợi sái từ vụ ấy. Nó thậm chí còn lôi cả các đại dịch khác, bao gồm cả SARS

AI: Trí thông minh vs Ý thức

 Thường thì khi nhắc đến AI, cả trong Sci Fi lẫn ngoài đời, ta hay đánh đồng nó với ý thức. Kỳ thực thì làm thế là sai, bởi lẽ phần I trong AI là "Intelligence," tức là Trí thông minh, còn Ý thức thì lại là "Consciousness," một thuật ngữ khác hẳn. Để thấy rõ sự tách bạch của Trí thông minh và Ý thức thì cứ nhìn vào 2 series Sci Fi này: Big Hero 6 và Westworld. Trong Big Hero 6, Baymax là một rôbốt vận hành bởi AI, hoạt động rất thông minh. Nhưng nếu để ý thì mọi người sẽ thấy Baymax không có Ý thức. Tất cả mọi hành động của Baymax đều nhằm phục vụ mã lệnh lập trình gốc của mình, đó là chăm sóc sức khoẻ. Kể cả những khoảnh khắc người xem nhìn vào những tưởng Baymax thể hiện tình cảm, thực chất đó giống với việc mã lập trình của nó đủ thông minh nhận diện tình hình và xác định phương pháp tối ưu nhất để đảm bảo sức khoẻ (tâm thần và thể xác) cho chủ nhân hơn. Baymax là một công cụ có Trí thông minh, không có Ý thức. Các vật chủ trong Westworld thì khác. Một số vật chủ

Anakin Skywalker và Ye Wenjie - hai hình tượng bi kịch của Sci Fi

 Nhân hôm nay vừa nghe tin chàng Bạch Tuyết trở thành phim R-rated đầu tiên cán mốc tỉ đô, tự nhiên nghĩ đến hai hình tượng khác trong Sci Fi cực kỳ thích hợp để khai thác theo hướng bi kịch: Anakin Skywalker trong Star Wars và Ye Wenjie trong Tam Thể. Anakin Skywalker gốc là một Jedi hùng mạnh, tốt bụng, chỉ bị một cái vấn đề là không giữ được cái đầu lạnh như các Jedi khác. Anakin luôn bị giằng xé giữa hai số phận, giữa nghĩa vụ của một Jedi và bổn phận với vợ mình. Bên cạnh đó, Anakin còn từng để mẹ phải chết trong vòng tay của mình, và căm thù sự bất lực của bản thân. Chính tất cả những yếu điểm ấy đã khiến Anakin bị Palpatine thao túng từ đầu đến cuối, và rốt cuộc là sa ngã thành một Sith, thân tàn ma dại, vợ mất, thầy "phản." Với một cuộc đời đau thương như thế, chưa kể còn kỹ xảo tởm với cái thương hiệu Star Wars khổng lồ chống lưng, một bộ phim về cuộc đời của Anakin thừa sức có tiềm năng đạt được một kỳ tích như Joker. Vấn đề chết người nhất là hành trình sa ngã của

Thượng đẳng Văn chương - một đại nạn của văn học

 Hôm nay lượn Goodreads thì bắt được một câu trích thế này: "Bất cứ tác phẩm nào không hợp chuẩn ấy đều bị tống vào một khu vực kém sang hơn gọi là 'thể loại ngách', và đây là nơi các tác phẩm hành động điệp viên và trinh thám và phiêu lưu và siêu nhiên và khoa học viễn tưởng, bất kể được viết xuất sắc đến đâu, cũng đều phải chui vào, hay nói cách khác là bị đuổi về phòng vì tội dám hay theo cái kiểu nông choèn." Nó được trích ra từ In Other Worlds: SF and the Human Imagination, do Margaret Atwood viết. Margaret Atwood, thanh niên gần như toàn bộ cuộc đời né các mác Sci Fi như hủi. Margaret Atwood, một người mà nói như Peter Watts là "sợ mắc giang mai SF đến nỗi sẵn sàng định nghĩa lại toàn bộ dòng này chỉ để không bị gộp vào trong đấy." Dù hơi bị nực cười là một con người như thế lại có thể thốt ra được một câu như kia, nhưng ít nhất nó cũng cho thấy là Atwood cũng đã trở nên bao dung hơn với dòng này (hoặc ít nhất ngoài mặt thì thế 🐧 ), với cả ngoài ra bà

Liệu rôbốt BSDM có vi phạm Định luật Rôbốt học Thứ Nhất của Isaac Asimov?

 Như mọi người đã biết, trong các câu chuyện về rôbốt của mình, Isaac Asimov gần như luôn nhắc đến 3 định luật bất di bất dịch, trong đó điều luật tối cao nhất là: "Rôbốt không được phép làm hại con người hoặc thấy người bị hại mà không ra tay cứu giúp." Tuy nhiên, trong một số công việc, nếu muốn ứng dụng rôbốt thì bắt buộc phải để nó "hại" người đến một mức nhất định. Bản thân Asimov cũng đã một số lần thử bàn luận về đề tài này trong vài mẩu truyện ngắn, nhưng thường nó xoay quanh các ứng dụng công nghiệp vĩ mô hơn là cá nhân, hoặc nếu cá nhân thì sẽ liên quan đến vấn đề làm "hại" về mặt cảm xúc. Còn trong bài viết này thì đưa ra một ví dụ về việc "hại" mang tính xác thịt và trực quan hơn: BSDM. Would a BDSM Sex Robot Violate Asimov's First Law of Robotics? BDSM sẽ đòi hỏi con rôbốt phải nhục mạ, hành hạ thể xác chủ nhân, đôi khi đến mức độ để lại thương tích. Nếu chỉ là máy móc thuần túy với AI cực kỳ căn bản hoặc không tồn tại thì không