Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2022

[SFF 101] Độ "rộng" của SFF và khó khăn nó mang lại

Cái clip của Fire of Learning về La Mã cổ đại ngày hôm trước (https://www.facebook.com/groups/SciFiReadersVN/permalink/3206017846152127/) là một trường hợp rất thú vị. Nó về bản chất là một dạng tư liệu lịch sử, chủ yếu muốn đưa thông tin về những phương diện khác nhau của nền văn minh La Mã và đối chiếu nó với thế giới hiện đại. Tuy nhiên, cái clip đấy lại lằng nhằng ở một chỗ nó có đầy đủ mở thân kết của một câu chuyện, và đã sử dụng yếu tố SFF làm tiền đề. Mạch kể của nó có thể hơi lan man và lủng củng, và cái yếu tố SFF của nó cực kỳ mơ hồ, nhưng chúng nó vẫn cứ tồn tại, và là nền tảng cho cả clip. Vậy liệu có thể coi bản thân cái clip đấy là một tác phẩm SFF không? Đây là một câu hỏi rất hay nhưng mà cũng lại rất ngứa thịt. Nó cho thấy Sci Fi và Fantasy là hai cái dòng có độ phủ mênh mông vô cùng, nhưng đồng thời cũng thể hiện một cái vấn đề khá là đau đầu của dòng này: một tác phẩm phải thế nào mới KHÔNG ĐƯỢC nằm vào trong đấy? Mình gốc định nói đến nó trong cái bài hôm trước luô

[SFF 101] Fantastique và cách một số dòng Fantasy bị "khuất gốc"

Wingsbook gần đây vừa nhá hàng hai cuốn Fantasy mới là The Haunting of Hill House và The Turn of the Screw, và trông bài này mà mình lại nhớ đến việc cái dòng kinh dị, đặc biệt nếu có liên quan đến ma quỷ ám ảnh gì đó, thường hay bị thiên hạ bắt phải đứng tách hẳn ra khỏi Fantasy chứ dứt khoát không được phép chui vào trong đấy. Như anh em đã biết, Fantasy là một cái ô rộng ngoài sức tưởng tượng, với điều kiện cần và đủ chỉ là có sự xuất hiện của một cái gì đó… điêu, và sự điêu đó hoặc không được giải thích, hoặc được giải thích bằng những mô típ phi khoa học (ví dụ như phép thuật, lời nguyền, ma thuật,...). Ngoài đấy ra thì thích cho cái điêu đi kèm lãng mạn hay cổ sử hay tâm lý hay hài hước hay kinh dị hay ám ảnh hay điều tra phá án gi gỉ gì gi thì không quan trọng. Mình hồi trước từng làm một bài bàn về vấn đề này, kèm theo một danh sách các dòng Fantasy ngách nổi trội để làm minh chứng (tất nhiên chẳng thể điểm hết được vì chúng nó đông quá), anh em mới vào có thể tham khảo thêm ở

[SFF 101] Bản chất của tên các dòng văn

 Cái bài giải thích về sự khó xác định của Hard Fantasy hôm qua làm mình nhớ tới một cái clip do một bro Booktuber rất nổi tiếng trong cộng đồng Fantasy tên là Daniel Greene thực hiện. Clip đấy chủ yếu chửi mấy ông bà tác giả THưỢng đẲnG, nhờ Fantasy mà phất lên nhưng sau đó lại quay ra bảo văn mình không phải là Fantasy. Quan trọng là trong đó, Daniel có đưa ra một ý rất hay thế này: các mảng ngách của Fantasy, và thậm chí cả bản thân cái từ “Fantasy” nữa, về cơ bản chỉ là một công cụ Marketing thôi. Như mình thấy thì đây là một ý rất chuẩn. Đã bán buôn thì cái đầu tiên cần phải làm là đảm bảo khách biết được rõ sản phẩm của mình là cái gì. Nếu chỉ nói đơn thuần là “Tôi bán truyện” đơn thuần thôi thì rộng quá. “Truyện” ở đây là cái gì? Nó có những nhân vật thế nào? Làm cái gì trong đấy? Có những tình tiết gì thú vị?... Có rất nhiều thứ còn mơ hồ, và khách hàng người ta sẽ chẳng biết đường nào mà chọn cả. Ngay cả nếu người ta có quan tâm mà hỏi thêm về nội dung thì trả lời hết đống câu

[SFF 101] Hard Fantasy

Trong cái bài về vụ khoa học hay bị nghi ngờ hôm qua, có một bạn hỏi về một cái dòng gọi là Hard Fantasy. Sau khi thử tìm hiểu thêm về nó, mình thấy rằng dù định nghĩa của nó hãy còn mơ hồ, ít nhất thì vụ này cũng là một ví dụ rất rõ cho việc phân định các nhánh phụ của những Sci Fi với Fantasy nó khó thế nào, vậy nên hôm nay vẫn cứ đưa lên bàn luôn. Như tìm hiểu, Hard Fantasy là phiên bản tương ứng của Hard Sci Fi, còn cụ thể nó tương ứng kiểu gì thì… chịu 🐧. Hay nói đúng hơn là mỗi ông phán một kiểu. Có người bảo rằng Hard Fantasy là những tác phẩm với những quy tắc ràng buộc rất cụ thể cho những phần mang tính phép thuật của mình, và phải được phân tích mổ xẻ những hệ quả sâu xa của nó, chẳng hạn như là series Mistborn của Brandon Sanderson. Nói cách khác, kiểu định nghĩa này đòi một tác phẩm Hard Fantasy phải có một hệ thống Hard Magic System. Vấn đề là cũng có những tác phẩm không đi phân tích quá sâu vào phần phép thuật gì hết, hay thậm chí phép thuật có khi còn hơi lệch về bên

[SFF 101] Một số dòng Fantasy căn bản

Hôm nay mình được 1 bạn inbox hỏi về một series truyện, và sau một hồi nói chuyện thì nhận ra bạn này đang hiểu Fantasy chỉ bó hẹp trong những tác phẩm tương tự Lord of the Rings (LotR) với Harry Potter thôi. Vấn đề là Fantasy rộng gấp bội. Rộng khủng khiếp. Cũng như Sci Fi không chỉ dừng lại ở vũ trụ với công nghệ, Fantasy cũng đa dạng vô cùng, bởi lẽ chỉ cần một câu chuyện “điêu” không được giải thích bằng khoa học là đủ để tống nó sang Fantasy rồi. Để dễ hiểu hơn thì anh em hãy tưởng tượng Fantasy cũng như bún ấy, bao gồm nhiều thể loại như bún đậu, bún thang, bún chả, bún cá, bún chả cá (không phải 2 thằng trước trộn nhau đâu nhé 🐧 ), bún nem, bún mọc, bún ốc, bún riêu, bún bò Huế, bún hải sản, bún bung, bún vịt, bún ngan, bún mắm, bún lèo, bún trộn, bún rạm, bún lòng,… Nói Fantasy chỉ toàn những tác phẩm như LotR với Harry Potter thì cũng như bảo bún Việt Nam chẳng có gì ngoài bún chả với bún riêu vậy 🐧. Dưới đây sẽ là một số ví dụ về một số dòng Fantasy tiêu biểu để anh em mườn

[SFF 101] Filk Music

Trong làng SFF có một mảng khá thú vị gọi là "Filk Music," tức các loại nhạc lấy cảm hứng từ hoặc dựa hẳn trên một tác phẩm thuộc dòng SFF nào đó. Bản chất từ Filk không có ý nghĩa gì cụ thể cả, đơn giản bởi vì nó vốn là một lỗi sai chính tả. Khoảng đầu thập niên 50, một thành viên của hiệp hội WSFA (Washington Science Fiction Association) tên Lee Jacobs có đóng góp một bài cho tạp chí Spectator Amateur Press Society với tiêu đề "The Influence of Science Fiction on Modern American Filk Music" (Ảnh hưởng của khoa học viễn tưởng đối với âm nhạc dân gian Mỹ hiện đại). Bài viết bị biên tập viên không cho đăng bởi vì tác giả viết sai chính tả từ "Folk" (dân gian) thành Filk, và như vậy thì có khả năng trái luật về ấn bản phẩm "bẩn" của Mỹ lúc bấy giờ (luật Comstock). Tuy nhiên, biên tập của tờ tạp chí thấy từ ấy cứ buồn cười, thế nên luôn mồm nhắc đến nó, và về sau nó loang từ ông ta sang thế giới của fan Sci Fi & Fantasy, và từ đó nó gần như thàn

[SFF 101] Science Fiction Fantasy

Cái này chắc cũng dễ hiểu rồi. Science là khoa học (tàu vũ trụ, máy tính, laze, con chip,…), Fantasy là ảo tưởng phi khoa học (rồng, phù thuỷ, phép thuật, lời tiên tri,…). Trộn hai cái này vào chung một chỗ thì ta sẽ tạo được ra một nồi lẩu có tên “Science Fiction Fantasy”, hoặc gọi tắt là “Science Fantasy” và “Sci Fi Fantasy”. Lưu ý: Science Fiction Fantasy không bao giờ được viết tắt là SFF. SFF là Science Fiction VÀ Fantasy, dùng để chỉ chung các tác phẩm thuộc 1 trong 2 (hoặc cả 2) dòng văn này. Còn Science Fiction Fantasy chỉ dành riêng cho những tác phẩm nằm ở khoảng giao thoa giữa 2 dòng. Vì là trộn lẫn giữa hai dòng văn vào với nhau nên Science Fiction Fantasy hết sức đa dạng. Nó không bắt buộc phải tuân theo các quy luật khoa học, định luật vật lý như Sci Fi (mặc dù nếu muốn tác giả hoàn toàn có thể sử dụng kiến thức khoa học nặng), nhưng không đến mức quá tách biệt với thế giới thật như Fantasy, đặc biệt nếu nó áp dụng phương thức khoa học để phân tích và mổ xẻ các phần “Fant

[SFF 101] YA/Young Adult

YA, cái từ mấy năm trước đi đâu cũng thấy chình ình trước mắt, và cũng khá chóng vánh sau đó nghe đến là thấy dị ứng luôn, và một số người còn coi nó như “con ghẻ” của Sci Fi. Mặc dù nó chẳng gây tội gì cả 🐧. Thậm chí còn không liên quan đến Sci Fi 🐧.  Cũng giống như Hard Sci Fi và Soft Sci Fi không phải là 2 dòng Sci Fi riêng rẽ mà chỉ là cái thang đo (https://goo.gl/UHrd2m), YA không phải là một dòng cụ thể nào hết. YA viết đầy đủ là Young Adult, dịch ra là “giới trẻ”. Đúng với cái tên của nó, YA chỉ tất cả các thể loại văn dành cho giới trẻ. Cụ thể là trẻ bao nhiêu thì tuỳ cách định nghĩa. Có người nói là dành cho độ tuổi 12-19 (nói cách khác là tuổi teen), có người lại bảo nó dành cho nhóm cấp 3 và thanh niên (tầm 15, 16 cho đến nửa đầu 20). Nói tóm lại, nó là truyện nhắm đến lớp người không còn “trẻ con” nhưng chưa đủ “già dặn”.  YA dạo này đôi khi bị gán vào với Sci Fi hoặc với SFF vì hồi trước, bộ Đấu trường sinh tử, một tác phẩm YA thuộc dòng Sci Fi trở nên quá nổi, và thế là

[SFF 101] Mundane Science Fiction

Mundane Science Fiction là một thể loại Sci Fi tương đối mới, ra đời trong giai đoạn 2000s. Từ “Mundane” trong tiếng Anh có nghĩa là “bình dị”, thế nên các tác phẩm thuộc cái dòng này sẽ có cái đặc trưng là không có gì quá bất khả thi.  Mundane Sci Fi thường sẽ chỉ sử dụng những công nghệ mang tính thực tế ở thời điểm hiện tại, không tiên đoán quá xa. Mọi thay đổi của công nghệ, khoa học trong tác phẩm đều có thể thực hiện được trong vòng 10-20 năm, hay thậm chí còn gần hơn. Thế tức là những thứ như người ngoài hành tinh, du hành nhanh hơn vận tốc ánh sáng, di chuyển bằng lỗ giun,… sẽ hiếm khi xuất hiện, bởi vì chúng tính đến nay chỉ tồn tại trên lý thuyết, mang tính “huyền thoại” nhiều hơn. Ngược với nó, những thứ như chỉnh sửa mã gen, suy thoái môi trường, công nghệ nano, cơ học lượng tử, người máy và thực tế ảo có thể sẽ xuất hiện trong này. Nguyên nhân là nền tảng công nghệ cho chúng nó đã tồn tại sẵn, và chỉ cần một thời gian tương đối ngắn là sẽ có thể phát triển chúng nó lên thà

Oceanic vs Ninth House - khi cố quá lại chẳng bằng buông thả

 Bài về quyển Oceanic vừa đăng hồi nãy làm mình nhớ lại một cuốn khác bản thân từng review cách đây ít lâu. Cuốn đấy gần như là phiên bản nghịch đảo hoàn toàn của Oceanic, và sẽ chẳng ai thấy bọn này có thể dính dáng được gì đến nhau cả. Nhưng tréo ngoe thay, mình tin đồng chí đấy và Oceanic sẽ ghép được thành một cặp rất hợp để đọc cùng nhau. Tên nó là Ninth House. Trong trường hợp anh em chưa biết, Ninth House là một cuốn Fantasy trinh thám, với cốt truyện xoay quanh một cô sinh viên năm nhất tại Đại học Yale phải đi điều tra một vụ án mạng bí hiểm vừa xảy ra trong khuôn viên trường. Nếu tra thử về Ninth House, anh em sẽ thấy nó rất hay được tác giả với nhà xuất bản tung hê là truyện dành cho người lớn, và gọi vậy trên lý thuyết cũng không phải là sai. Quyển này được viết theo một kiểu hardcore kinh khủng, cứ đi cách một trang là lại thấy toàn những cảnh máu me nhoe nhoét, những tệ nạn xã hội, những chiêu trò bẩn tưởi; nhân vật thì 10 người sẽ đến 9 hoặc ra tay thực hiện những hành đ

[SFF 101] Social Science Fiction

Nhắc đến Sci Fi thì thường người ta hay hình dung đến các thứ công nghệ tân tiến, kỹ thuật hiện đại. Nhưng “Social Science Fiction” thì lại khác. Cái dòng này bao gồm các tác phẩm Sci Fi chủ yếu bàn luận về xã hội. Xã hội được bàn đến có thế chính là xã hội hiện thời, nhưng được “ngụy trang” bằng cách đưa vào một thế giới khác hoặc tương lai hoá các công nghệ đương đại lên để từ đó xoáy đến một vấn đề nổi cộm. Hoặc nó có thể là một xã hội ở tương lai xa hẳn, với những vấn đề rất mới nảy sinh từ tiến bộ của khoa học mà hiện giờ ta chưa gặp phải hay chưa từng nghĩ đến.  Vì gần như mọi tác phẩm Sci Fi trên đời đều pha kèm bình luận xã hội, thế nên ngay cả những tác phẩm với công nghệ cao và có đầu tư cho việc tích hợp khoa học tự nhiên vào câu chuyện vẫn có thể được liệt vào hàng ngũ Social Science Fiction nếu chúng đẩy đủ mạnh yếu tố xã hội. Nhưng thường thì Social Science Fiction hay được coi là dòng Sci Fi “nhẹ” ( https://scifivietnam.blogspot.com/2022/06/sff-101-hard-soft-sci-fi.html

[SFF 101] Sci Fi Noir

Đợt dạo này tự nhiên thấy khá nhiều bài viết về Cyberpunk và Sci Fi Noir, giờ nổi hứng muốn bổ sung cái thể loại này vào series Sci Fi căn bản. Để biết Sci Fi Noir là gì thì trước tiên cần phải hiểu về khái niệm Noir Fiction. Dòng này nếu mình nhớ không nhầm thì anh Nam trong group Hội thích truyện trinh thám có nói rất sâu 1 lần rồi, thế nên nếu bạn nào muốn tìm hiểu kỹ hơn có thể qua đó tìm, còn ở đây mình chỉ nhắc sơ lược. "Noir" gốc là một từ tiếng Pháp, dùng để chỉ màu đen. Về sau nó được giới làm phim ở Hollywood đem đặt cho một thế loại phim rất thịnh hành trong giai đoạn những năm 40s, 50s, ấy chính là Film Noir. Các bộ phim Noir kinh điển thường là đen trắng hoàn toàn, và sự tương phản giữa hai sắc màu ấy sẽ cực kỳ mạnh. Cốt truyện của nó sẽ "tục" hơn, với các nhân vật ở cả phe thiện lẫn phe ác đều mang một sự tăm tối ngấm ngầm. Cốt của nó chủ yếu sử dụng các câu chuyện Hardboiled Fiction, một dòng trinh thám rất thịnh hành trong thời kỳ Cấm rượu của Mỹ nhữ

[SFF 101] Một số dạng Punk phái sinh

Sau khi Cyberpunk với Steampunk ra đời thì 1 loạt dòng punk khác cũng xuất hiện theo. Bên cạnh mấy thứ to to như Hopepunk hay Capepunk, ta còn có một số nhánh punk nhỏ khác không chênh lệch gì nhiều so với hai dòng kia, thế nên mình cho chung vào 1 post cho đỡ lắt nhắt. Lưu ý là Steampunk nhiều người cũng cho là 1 dạng phái sinh từ Cyberpunk, nhưng trong bài viết này mình sẽ tách riêng nó thành 1 dòng Punk đứng độc lập vì nó chủ yếu dựa vào thời đại (retro), cái kiểu cách thiết kế công nghệ chứ không phải sự tương phản “công nghệ cao + thế giới nát” như Cyberpunk. ====== ====== - Các dòng phái sinh từ Cyberpunk: +++) Biopunk: là Cyberpunk, nhưng công nghệ chủ chốt là công nghệ sinh học. Tác phẩm ví dụ: The Island of Dr. Moreau (H.G. Wells). +++) Nanopunk: là Cyberpunk, nhưng công nghệ chủ chốt là công nghệ nano. Tác phẩm ví dụ: The Diamond Age (Neal Stephenson). +++) Post-Cyberpunk: https://goo.gl/9s1BpE. +++) Cyberprep: Post-Cyberpunk, nhưng mà còn “hiền” hơn nữa, hay lấy bối cảnh Uto

[SFF 101] Capepunk

Vì dạo gần đây thể loại siêu anh hùng đang có xu hướng lên mạnh trong làng giải trí chính thống, tranh thủ giới thiệu luôn với mọi người một thể loại có tên là Capepunk. Tương tự với Cyberpunk, Capepunk cấu thành từ 2 phần: Cape (áo choàng) và Punk (bố đời). Các tác phẩm thuộc mảng này hoặc sẽ nằm hẳn trong thể loại siêu anh hùng, hoặc sẽ vay mượn 1 số mô típ siêu anh hùng thường thấy. Đúng với chất punk, điểm đặc trưng của dòng này là tìm cách kéo tuột hình tượng siêu anh hùng xuống, không còn là những tấm gương ngời sáng và hình mẫu lý tưởng nữa, mà nhìn nhần các nhân vật người hùng dưới con mắt "trần" hơn. Các tác phẩm thể loại này sẽ rất ít khi đặt trọng tâm vào các cuộc chiến thiện ác mà sẽ đầu tư hiện thực hóa các siêu năng lực, lý giải nguyên nhân nó hình thành từ góc độ thực tế, khiến gần như mọi siêu năng lực đều có mặt trái kinh khủng (ví dụ chạy siêu tốc thì sẽ bị ma sát đốt chết), hoặc cần có thêm năng lực/ trang thiết bị bổ trợ chỉ để dùng được, tác động của nó đ

[SFF 101] Hopepunk

Những tác phẩm Sci Fi tăm tối thường có một sức hút khó tả đối với người đọc. Một phần là bởi vì tâm lý con người vốn hay để ý và ghi nhớ những điều tiêu cực hơn là tích cực, và các xúc cảm tiêu cực thường dễ khơi gợi lên hơn. Thêm một phần nữa là vì một thế giới đầy nghịch cảnh sẽ giúp các xung đột nảy sinh ra được một cách dễ dàng hơn, tạo ra được nhiều chướng ngại với mức độ khó khăn cao hơn để các nhân vật phải gồng người lên mới vượt qua nổi, từ đó có một câu chuyện với những xung đột kịch tính hơn và hấp dẫn hơn. Chính vì vừa dễ hút người đọc, vừa dễ tạo kịch tính nên lượng tác phẩm mang màu sắc u ám, tuyệt vọng nhiều vô kể. Nhưng lẽ đương nhiên, bất kể có hay đến đâu, nếu cứ như vậy mãi thì cũng đến lúc thị trường trở nên một màu, trông vào phát ngấy. Bởi thế nên trong những năm gần đây, có kha khá tác phẩm bắt đầu né các bối cảnh đen tối, hướng đến những thứ mang màu sắc tươi đẹp hơn. Các tác phẩm này có phần tương đồng với những tác phẩm thời Hoàng kim năm 50s, nhưng vẫn giữ l