Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn chia sẻ nổi bật

Từ Jurassic Park đến AI: Cơn sốt vàng công nghệ tái hiện dưới hình thức mới

 Nhân bữa trước có làm bài kỷ niệm vụ InGen phá sản với nhắc đến Asimov, tự nhiên lại nghĩ giờ thì cái môi trường nền mà thanh niên Michael Crichton từng miêu tả trong Jurassic Park vẫn có thể áp dụng được chuẩn đét vào thế giới hiện nay, với chỉ một từ khóa duy nhất cần thay đổi: để cho công nghệ AI thế chỗ công nghệ sinh học. Như anh em nào từng đọc tiểu thuyết gốc thì hẳn cũng đã biết, trước khi vào truyện, thậm chí cả trước khi đề cập đến cái vụ trẻ con bị sinh vật bí hiểm gì đấy tấn công, Crichton có dành ra nguyên một phần khá dài để bàn về cái cách kỹ thuật di truyền đang được hối hả phát triển, tạo thành một thứ mà ông anh gọi là “cơn sốt vàng khoa học.” Theo lời Crichton, cái công nghệ này có đường phát triển không giống với những thứ công nghệ then chốt thời trước ở ít nhất ba điểm. Cái thứ nhất là nó được phát triển dàn trải hơn hẳn, với số lượng đơn vị tham gia cuộc đua nghiên cứu cái công nghệ này là hàng ngàn phòng thí nghiệm lớn nhỏ, chứ không chỉ riêng một tổ chức nhà n

Isaac Asimov và chiếc "ngai vàng" của mình

 Bữa nay mới mò thấy cái ảnh này, chụp ảnh Asimov ngồi trên một chiếc ngai làm từ chính những quyển sách ông anh viết (tính đến 1976). Trông có tướng đế vương vl. Trông đây mà lại nhớ, thanh niên này tính đến cuối đời xuất bản được cả thảy 357 quyển sách (bao gồm tiểu thuyết văn học kèm sách khoa học phi hư cấu), đồng thời còn tham gia biên tập/chú giải 147 quyển sách khác nữa, chưa kể các bài báo nghiên cứu khoa học mà ông anh thực hiện trong quá trình làm hóa sinh. Và để anh em hình dung con số đấy tởm như thế nào, hãy nhớ rằng cả Stephen King lẫn Brandon Sanderson, hai chiến thần nôn chữ trong mảng SFF của chúng ta, tính đến nay vẫn chưa cán được mốc 100 quyển sách (King là khoảng 70 quyển, Brando Sando là khoảng 60, nhưng trong thời gian mình ngồi biên cài bài này thì chắc con số đấy cũng nhảy lên tầm 70 rồi). Tất nhiên, xét về độ dày trung bình thì sách của King với Brando Sando hầm hố hơn hẳn sách của Asimov, thế nên hơi khó so sánh chuẩn được, cơ mà cũng phải công nhận là cái bú

Một cơ hội bị bỏ lỡ của William Shakespeare’s Star Wars: Cảnh Trạm Tosche và nhân vật Biggs

 Trong cái bài review về bộ William Shakespeare’s Star Wars hôm trước, mình có đề cập đến việc một cái thằng này làm rất được là tận dụng thế mạnh đú kịch Shakespeare của bản thân để chế cháo thêm mấy màn độc thoại mới, từ đấy khiến cho dàn nhân vật trở nên sâu sắc và các tình tiến diễn ra mượt hơn hẳn. Cơ mà có một cái hơi đáng tiếc là trong nguồn tư liệu gốc, ta thực chất đã có sẵn một thứ mà nếu tích hợp vào, thằng William Shakespeare’s Star Wars sẽ có thể cải thiện nhân vật và câu chuyện lên nhiều hơn nữa, trong khi không cần phải sáng tạo mới gì (quá nhiều) nhưng rốt cuộc lại không được nó tận dụng. Nó chính là cái cảnh bên dưới. Như anh em hẳn cũng biết rồi đấy, đã làm phim thì kiểu gì thì kiểu, ta cũng sẽ có một lố cảnh quay thừa, bị loại đi trong quá trình biên tập chứ không được đưa vào bản chuẩn. Cái phim Star Wars gốc (tức phần A New Hope) cũng không nằm ngoại lệ, và trong số các cảnh bị cắt đi, có một cảnh nằm ở gần đầu phim, khi phía Đế chế đang truy đuổi tàu của Công chúa

Từ việc Adrian Tchaikovsky thắng Giải Ngân Hà nghĩ về tác giả "SFF" nước ngoài được yêu thích nhất Việt Nam năm vừa qua

 Bữa nay mình mới vớ được cái bài này, bàn về việc phía Trung Quốc vừa mới tổ chức xong lễ trao Giải Ngân Hà này anh em. China’s prestigious sci-fi literary Galaxy Awards embrace web literature Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Giải Ngân Hà (là “giải” chứ không phải “dải” nhé, anh em đừng nhầm, mặc dù kể cũng thú vị là cái này dịch ra lại vô tình trở thành 1 kiểu chơi chữ) là một trong những cái giải thưởng dành cho SFF lớn ở Trung Quốc, thậm chí có thể nói là giải lớn nhất bên này có dành cho cái mảng đấy luôn. Thằng này gốc gác là một giải thưởng danh cho một cuộc thi viết tiểu luận liên quan đến Sci Fi, tổ chức năm 1984 bởi hai tạp chí chuyên về truyện Sci Fi cũng mấy thứ liên quan, ấy là Khoa Học Văn Nghệ (tiền thân của Khoa Huyễn Thế Giới, cái tạp chí từng xuất bản Tam Thể dưới dạng truyện dài kỳ) và Trí Tuệ Thụ (tức “Cây Trí Tuệ”). Cơ mà không may là trước khi giải đầu tiên được trao, thằng Trí Tuệ Thụ đã bị dẹp tiệm, thành thử chỉ có thằng Khoa Học Văn Nghệ gánh nốt cả g

Cái khó của Xenofiction theo chiều hướng kinh dị

 Bữa nay mới vớ được cái quả poster chế này. Trông nó lại hợp lý vl 🐧. Chính ra, cái kiểu truyện Xenofiction (tức truyện viết từ điểm nhìn của những thứ không phải loài người; anh em nào chưa nghe đến thuật ngữ đấy bao giờ có thể tham khảo ở đây: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/10/xenofiction-nhung-cau-chuyen-voi-goc.html ) với trọng tâm là quái vật tìm cách sinh tồn giữa loài người theo chiều hướng kinh dị mà làm chuẩn thì sẽ hay ra phết đấy. Ví dụ tiêu biểu nhất là cái thằng The Things của Peter Watts, một truyện ngắn với từ đầu đến cuối đều chỉ thuần túy ngồi trong đầu một con quái vật theo đúng nghĩa đen trong khi nó khiếp đảm chạy trốn một toán người săn lùng mình. Con quái trong này làm dị ra dị hẳn hoi, quái thai từ kết cấu sinh học cho đến lối tư duy, đọc vào mà thấy nó đúng là một thực thể đến từ hành tinh khác, gần như không chung chạ với loài người tí điểm nào luôn. Cơ mà Watts đã rất khôn khi xoáy cực mạnh vào cái nỗi hãi sợ gần như nguyên thủy mà nó phải trải qua c

Doom trên máy 3D volumetric display và tương đồng kỳ lạ với cyberspace trong Neuromancer

 Bữa này mình mới vớ được cái quả clip này, quay cảnh một thanh niên lập trình cái máy thể tích 3D (tức “3D Volumetric Display,” một dạng máy mô phỏng ảnh toàn ký bằng cách cho 1 loạt đèn led quay tít mù lên) để giả thể hiện Doom dưới dạng một trò chơi 3D ngoài đời. Trông ấn tượng phết. Mà tiện thể hồi chiều có nhắc đến Neuromancer, tự nhiên mình lại nghĩ là nếu bỏ qua cái việc clip nói rõ ràng đây là Doom, cái thứ được trưng ra đây trông khớp với kiểu cái cyberspace trong truyện ra phết chứ chẳng đùa. Gốc thì Gibson nảy ra ý tưởng về cyberspace trong lúc nhìn bọn trẻ con chơi game arcade, và có cảm tưởng bọn này như muốn chui hẳn vào trong cái máy chơi game đấy mà sống (anh em có thể tham khảo chia sẻ về vụ đấy của ông anh ở đây: https://www.theguardian.com/books/2011/sep/22/william-gibson-beyond-cyberspace ). Ngay trong bản thân truyện, ông cũng để nhân vật của mình nói hẳn ra là cyberspace gốc đi lên từ các trò chơi arcade nguyên thủy và các chương trình đồ họa thời đầu, thế nên việ

Sự thật hài hước đằng sau Neuromancer: một kiệt tác cyberpunk được tạo ra từ... nghe lỏm và chém gió

 Bữa nay mới vớ được cái ảnh này. Trông quả ảnh mà thấy thanh niên Gibson kể cũng chí lý khi phải tương thêm một pha giải thích về cái kiểu nhẽo của TV ngày xưa vào phần lời nói đầu kể từ hồi thập niên 2010 đổ đi. Mà kể cũng buồn cười một điều là thực ra, một trong những lý do cái quyển Neuromancer này của Gibson tạo ra được một thế giới chất đến mức tận bây giờ rồi mà đọc lại vẫn thấy sức cuốn hút của nó tồn tại một cách bền bỉ phi thường là vì thanh niên thực chất… mù công nghệ. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Guardian hồi năm 2020 (anh em nào muốn đọc đầy đủ thì tham khảo ở đây: https://www.theguardian.com/books/2020/jan/11/william-gibson-i-was-losing-a-sense-of-how-weird-the-real-world-was ), chính mồm Gibson đã thừa nhận rằng lý do mình viết được Neuromancer là vì mình nghe lõm bõm vài thuật ngữ chuyên môn từ mồm người khác, xong về chém tung trời dựa trên cái cảm xúc mà mấy thuật ngữ đó gợi lên cho mình chứ không phải dựa trên ý nghĩa thực sự của nó. Cụ thể hơn, thanh niên đã bộc

ANNIVERSARY: Philip K. Dick gửi đi một bức thư đặc biệt

 Ngày này 43 năm trước, Jeff Walker, giám đốc một công ty truyền thông phim ảnh, với chuyên môn là tiếp thị về các bộ phim thuộc dòng ngách như SFF, trinh thám, kinh dị, bí ẩn, vân vân…, đã nhận được một bức thư đầy phấn khởi về một bộ phim do hãng phim Ladd thực hiện, bấy giờ đang được mình phụ trách mảng chạy chiến dịch quảng bá. Bộ phim đấy là Blade Runner, và người gửi bức thư này không ai khác ngoài Philip K. Dick, tác giả cuốn tiểu thuyết gốc của bộ phim chuyển thể này. Cụ thể, bức thư có nội dung như sau: Thân gửi Jeff, Tối nay tôi có vô tình xem chương trình “Hooray For Hollywood” trên kênh 7, và tập này có một phân đoạn nói về BLADE RUNNER. (Ờ thì, nói thực là tôi cũng chẳng vô tình gì đâu; đã có người mách tôi rằng BLADE RUNNER sẽ được nhắc đến trong chương trình và dặn tôi nhớ đón xem.) Jeff à, sau khi xem - đặc biệt là sau khi nghe Harrison Ford bàn về bộ phim - tôi đã rút ra kết luận rằng nó quả thực chẳng phải khoa học giả tưởng (science fiction); kỳ ảo (fantasy) cũng khô

Khi Met Gala gặp Ballard: đằng sau “The Garden of Time”

 Nhân hôm trước vừa nhắc đến chuyện chúng ta đang vô tình làm đúng một việc J. G. Ballard đã làm từ lâu, cả ngoài đời thực lẫn trong các tác phẩm ông sáng tác, mình lại nhớ đến việc cách đây mới mấy hôm thôi, Ballard cũng đã tái xuất giang hồ theo một cách trực diện hơn, có điều lại ít ai ngờ đến hơn. Cụ thể, thứ đã giúp Ballard hồi sinh trong tâm tưởng đại chúng là… sự kiện Met Gala. Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Met Gala là một sự kiện thường niên của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, nhằm gây quỹ cho Trung tâm Trang phục Anna Wintour của họ. Cái này về cơ bản là một chương trình biểu diễn thời trang khổng lồ, nơi các siêu sao, mẫu thời trang, và người nổi tiếng thuộc đủ mọi nơi trên thế giới quy tụ về và phô diễn những bộ trang phục độc đáo và sành điệu nhất. Đáng chú ý, cứ mỗi năm, ban tổ chức Met Gala sẽ nêu ra một đề tài mang tính mở, và những người tham dự có thể tùy ý sáng tạo phục trang của mình sao cho khớp với đề tài ấy. Và trong sự kiện năm nay, vốn được tổ chức

J. G. Ballard và một thí nghiệm với AI tạo sinh từ trước kỷ nguyên của AI tạo sinh

 Bữa nay mình mới mò được một bài báo thú vị, xoay quanh một thí nghiệm văn học với AI tạo sinh do J. G. Ballard thực hiện từ tít hồi thập niên 70 này, anh em. Novelist J.G. Ballard was experimenting with computer-generated poetry 50 years before ChatGPT was invented J. G. Ballard có lẽ là một cái tên khá lạ với anh em, bởi dạo gần đây thì chẳng thấy mấy ai nhắc đến tên ông cụ nữa. Ngay cả khi có người đề cập đến Ballard, thường thì người đấy cũng sẽ nhắc đến ông dưới dạng tác giả của Empire of the Sun, một cuốn tiểu thuyết văn học kiêm tự truyện được ông viết hồi năm 84, và sau đó đã được Steven Spielberg chuyển thể thành bộ phim cùng tên. Tuy nhiên, từng có một thời, Ballard đã là một gương mặt có số có má trong làng SFF. Ông đã sáng tác hàng loạt truyện ngắn và tiểu thuyết SFF (chủ yếu là các tác phẩm Sci Fi, mặc dù Fantasy cũng không thiếu) với tính văn học rất cao, thường xoáy vào mặt tối của văn minh hiện đại, khắc họa cách thế giới bị sự tiến bộ làm cho ngày một trở nên lạnh lẽo

Ninth House: YA hay người lớn?

 Trong cái bài thông báo sắp xuất bản Ninth House hồi trưa, có bạn hỏi là sao Wings Books lại đi làm quyển này, bởi họ vốn hướng đến đối tượng khách hàng đọc YA (tức đối tượng thanh thiếu niên trẻ, rơi vào khoảng từ 12 - 18 tuổi), trong khi cái này lại là Fantasy dành cho người lớn. Câu hỏi đó làm mình nhớ đến một điểm hơi tréo ngoe của cái thằng này, ấy là dù nó có được giới thiệu dưới dạng truyện YA hay truyện trưởng thành thì cũng đều ổn như nhau, nhưng đồng thời, cả hai phương án cũng lại đều dở như nhau nốt. Thể theo những gì mà tác giả Bardugo rêu rao về quyển truyện, cũng như cái cách nó vốn được truyền thông, thì đây sẽ là một cuốn tiểu thuyết dành cho độc giả trưởng thành. Nhưng cái vấn đề là nếu đọc hẳn vào truyện, anh em sẽ thấy rằng nó được viết theo một kiểu sặc mùi YA. Mọi thứ về cái quyển truyện này, chạy từ cách cốt truyện được đưa đẩy, cách thế giới được khắc họa, cách nhân vật được xây dựng, cho đến thậm chí cả cách từ ngữ của truyện được sử dụng, đều cực giống mấy cu

Thiên Hà Cổ Vật: một cuốn viễn tưởng với cái giá... không tưởng

 Nhân tối qua nhắc đến mấy cuốn Sci Fi ở Việt Nam, mình lại nhớ đến cái quyển Thiên Hà Cổ Vật này. Đây có lẽ là cuốn Sci Fi Việt mình thấy có ấn tượng nhất, mỗi tội lại không phải ấn tượng vì nội dung (vì thực ra mới mua về thôi chứ đã đọc đâu 🐧 ), mà vì nó có quả giá rất chát so với các tác phẩm cùng ngách. Anh em cứ nhìn trong ảnh dưới sẽ thấy. Và để tiện bề so sánh, quyển này là sách bìa cứng, khổ 14,5 x 20,5 cm, dày 512 trang. Trong khi đó, cuốn Dune bản bìa cứng do Nhã Nam xuất bản gần như cùng đợt với thằng này có khổ 17 x 25 cm, dày 714 trang, mà cũng chỉ có giá 368.000 đ, tức hơn nó chưa đầy cái bánh mì patê. Kể cũng phải nể ông chú. Đánh vào mảng Sci Fi là đã chơi map rất khó rồi, xong còn cho ra sản phẩm với quả giá ngất ngưởng này nữa. Bro tác giả cuốn này ắt phải là người chơi hệ Dark Souls đây mà 🐧. Và tiện thể, vì bản thân chưa đọc nó, mình không thể giới thiệu nhiều về quyển này cho anh em. Cơ mà mấy tháng trước, tờ Văn Nghệ Thái Nguyên có làm một bài review khá chi t

Một cái tên lạ trong danh sách truyện Giáng sinh của Bookworm

 Bữa nay trong lúc lượn Facebook, mình có vô tình vớ được bài này của bên Bookworm, giới thiệu những cuốn với theme mùa đông hoặc xoay quanh Giáng sinh nên đọc trong dịp cuối tuần. Mới nhìn qua thì mình cũng không để ý lắm, cơ mà lúc lướt xuống phần nội dung thì không khỏi khựng lại. Check out our special Christmas-themed weekend reading recommendations for this week, featuring enchanting novels set in the winter wonderland or centered around the magic of Christmas Hẳn cũng đang có một số anh em nhận thấy có gì đấy sus về cái danh sách này nhỉ 🐧? Trong trường hợp có anh em nào chưa nhìn ra kẻ mạo danh ở đây là ai, thì đáp án chính là Snow Crash. Thằng này là một cuốn tiểu thuyết Cyberpunk nửa bỡn cợt, nửa nghiêm túc. Cụ thể, nó vừa một phần trêu chọc và châm biếm chính cái kiểu edgy của Cyberpunk, vừa xây dựng lên cả một câu chuyện đầy kịch tính từ những ý tưởng đột phá với sáng tạo bất ngờ. Trong group từng có một bài review cụ thể về thằng này rồi, anh em nào quan tâm có thể tham kh

Le Horla - nguồn cội ngầm của một tác phẩm Cosmic Horror nổi tiếng

 Bữa nay mới phát hiện ra là trong thời gian sắp tới, Nhã Nam sẽ xuất bản một tuyển tập truyện ngắn Fantasy kinh dị của Pháp này anh em. Cái tuyển tập này cụ thể là thế nào thì không thấy trên web Nhã Nam nói rõ lắm, nhưng sau một hồi chạy vòng vèo tra thử, mình có vớ được một tuyển tập của Pháp với cái tên về cơ bản giống hệt: Le Horla et six contes fantastiques. Nếu Google Translate không dịch sai, đây khả năng rất cao chính là tác phẩm gốc được Nhã Nam sử dụng để dịch, và như thế tức là tuyển tập của họ có lẽ sẽ gồm 7 truyện sau: 1) Le Horla (tạm dịch: Horla): kể về một người đàn ông cảm thấy mình như bị một thứ gì đó ám ảnh, và ngày một trở nên điên loạn trong quá trình tìm cách loại bỏ nó 2 & 3) La peur 1 & 2 (tạm dịch: Nỗi sợ): xoay quanh một nhóm hành khách trên con tàu tới châu Phi, trong đó có một người thuật lại một sự kiện trong đời từng khiến người này biết thế nào mới là sợ hãi đích thực. 4) La main (tạm dịch: Bàn tay): kể về một người sở hữu một cái bàn tay bị chặ

Từ giấc mơ đến thực tế: Jonathan Basile và Thư viện Babel điện tử

 Mấy bữa trước, trong lúc đi tra cứu thông tin để phục vụ bài review A Short Stay In Hell, mình có tình cờ phát hiện ra một điều thú vị: đã có người xây hẳn một cái Thư viện Babel thật rồi, anh em ạ. Hoặc đúng hơn là phiên bản điện tử của nó, với địa chỉ là: https://libraryofbabel.info/ . Cụ thể, cái thư viện đó được xây lên bởi Jonathan Basile, một tác giả kiêm tiến sĩ văn học Brooklyn. Một đêm nọ, trong lúc đang nằm trên giường, Basile có vơ vẩn nghĩ về Thư viện Babel (bản gốc của Borges ấy, chứ không phải bản cập nhật của Peck đâu), và từ đó đã sực nảy ra ý tưởng về một phiên bản online của cái thư viện này. Việc đưa Thư viện Babel lên không gian ảo nghe quá hợp lý, đến nỗi Basile cứ cầm chắc rằng kiểu gì cũng đã có người chế ra một cái website mô phỏng nó rồi. Nhưng ngày hôm sau, lúc lên mạng tìm kiếm, Basile đã không khỏi thất vọng ê chề. Khắp toàn cõi mạng, tuyệt không có một trang web nào như vậy cả. Nhưng thay vì bỏ cuộc, Basile lại quyết định sẽ tự tay chế ra một cái thư viện

Từ một cú diss tình cờ, nghĩ về vai trò tiềm tàng của tiết canh trong Urban Fantasy

 Bữa nay vừa đọc thử 1 thằng nghe bảo là kiểu Witcher pha Dresden của Nga. Vừa được mấy trang thì thấy ngay câu này độp vào mắt. Bro thản nhiên diss quốc thực của chúng ta, trong khi còn chưa đi hết chương 1 🐧. Đọc đây mà tự nhiên lại nghĩ, nếu giờ giả sử có ai viết 1 cuốn Urban Fantasy có sự xuất hiện của ma cà rồng theo kiểu phương Tây, nhưng lại lấy bối cảnh Việt Nam, không biết mấy cái hàng tiết canh sẽ được tích hợp kiểu gì nhỉ? Liệu sự phổ biến của mấy quán tiết có giúp kìm hãm được hẳn ham muốn của bọn này, bởi chúng nó luôn có sẵn nguồn máu tươi để đớp mà không cần giấu giếm; hay liệu việc mấy cái hàng quán kiểu này sẽ chỉ càng làm chúng nó thêm bấn, vì cứ thỉnh thoảng là lại thấy máu me trình bày trong tô bát theo kiểu ngon đến nhỏ dãi, nhưng đó lại là thứ máu phế phẩm, không phải kiểu bọn này nuốt được đây? Mà có khi, chế cháo theo kiểu tiết canh gốc là món do ma cà rồng nghĩ ra để đớp tạm trong những đợt quá thiếu máu người, nhưng sau tự nhiên lại thấy ngon quá nên phát tri

Hành trình sáng tác của Tolkien: giữa bom đạn và những lần dừng lại

 Vừa réo tên Martin xong thì lại thấy cái này bay lên đầu feed. Nó lại hợp lý vl 🐧. Công băng mà nói thì cái meme này có hơi phóng đại một tí về vụ của Tolkien. Đúng là một phần của Lord of the Rings đã được ông cụ viết trong năm 1940, cùng khoảng thời gian Luftwaffe bay vèo vèo trên đầu và quẳng bom ầm ầm xuống đầu Anh, nhưng mà viết đến đoạn hầm mộ Balin trong Moria thì ông cụ bắt đầu bí, và bỏ không câu chuyện ở đấy tầm gần nguyên năm trời. Sang cuối năm 1941, lúc chiến tranh vẫn đang diễn ra ác liệt, nhưng ít nhất không quân Đức đã không còn đủ sức đấm Anh cật lực như trước nữa, thì Tolkien mới lại viết tiếp, nhưng cũng chỉ được thêm tầm một vài tháng nữa, và đến năm 1942 thì lại tắc tị và bỏ ngang nó đấy. Sang 1944, con trai Tolkien là Christopher Tolkien được điều sang châu Phi để đào tạo làm phi công chiến đấu. Vì sợ con ở bên đấy chán, Tolkien lại lọ mọ cầm bút lên và sáng tác tiếp, xong cứ gửi dần từng chương một đến cho con mình ở châu Phi, về cơ bản biến Lord of the Rings t

Folio Society và sự hồi sinh nhờ SFF

 Bữa nay mình mới bắt được một bài viết thú vị, xoay quanh cách một trong những tay chơi máu mặt trong làng xuất bản thế giới đã được SFF cứu khỏi thảm kịch dẹp tiệm này, anh em. TikTok meets Tolkien: how the Folio Society attracted gen Z readers Anh em nào hay ngó nghiêng thị trường sách ngoại văn thì hẳn chẳng còn lạ gì với cái tên Folio Society (gọi tắt là FS) rồi. Còn với anh em nào chưa biết, mọi người hãy hình dung đây như kiểu một phiên bản Đông A tầm quốc tế, với danh mục đầu sách đa dạng hơn và thậm chí còn ấn tượng hơn hẳn. Cụ thể, cái bên này chuyên làm các ấn bản giới hạn đặc biệt và sưu tầm (hoặc, gọi một cách dân dã hơn, là làm các ấn bản đồ thờ) của các đầu sách nổi tiếng hoặc đã để lại dấu ấn lớn gì đó trong làng văn, với chất lượng tỉ mẩn đến từng milimét. Tất nhiên, đi kèm với cái chất lượng đấy cũng là một quả giá tương xứng, và sách bên này làm toàn có giá tiền triệu (hoặc, nếu dùng đơn vị tính là bảng Anh, thì là tiền trăm) chứ không có chuyện rẻ. Ngày nay thì thằn

Portal, Dictionary of the Khazars, và Vermis - ba câu chuyện khác biệt trong lối kể phi tuyến tính

Nhân tối qua có nhắc đến thằng Portal (1986), mình lại nhớ đến hai thằng khác cũng có cái kiểu tương tự của nó, ấy là thằng Dictionary of the Khazars của Milorad Pavić và thằng Vermis của Plastiboo. Dictionary of the Khazars Vermis Về thằng Dictionary of the Khazars thì, khá là tình cờ, nó ra gần như cùng một lúc với Portal luôn. Bản gốc của Portal (tức cái game mà Swigart làm cùng với Activision) trình làng năm 1986, thì trước đó 2 năm Dictionary of the Khazars đã được Pavić xuất bản ở Serbia với cái tựa gốc tiếng Serbia là Хазарски речник (bản phiên âm latinh là “Hazarski rečnik”). Đến năm 1988, cả Portal lẫn Hazarski rečnik đều được phát hành ở một định dạng mới, và có thể gọi là dễ tiếp cận hơn với số đông. Trong trường hợp của Portal, nó là ấn bản tiểu thuyết với tiêu đề Portal: A Dataspace Retrieval; còn về phía Hazarski rečnik, nó là bản dịch tiếng Anh với tiêu đề Dictionary of the Khazars: A Lexicon Novel. Không chỉ trùng khớp về mặt thời điểm ra mắt, 2 thằng này còn khớp luôn

Metaverse mới của Neal Stephenson - cha đẻ của khái niệm "metaverse"

Cứ tưởng cái nỗ lực biến Metaverse thành hiện thực với nền tảng công nghệ hiện nay về cơ bản đã lắng xuống rồi, cơ mà giờ lại thấy nó trồi lên. Có điều lần này, nỗ lực ấy không đến từ thằng thằn lằn, mà là từ chính Neal Stephenson, anh em ạ. ‘LOTR’ VFX Firm Weta Workshop, Author Neal Stephenson to Launch ‘Participatory Worldbuilding’ Digital Experience (EXCLUSIVE) Như anh em hẳn cũng đã biết đấy, Neal Stephenson (cái ông trong ảnh của bài) vốn là một tác giả Sci Fi rất có tiếng. Và hồi năm 1992, ông anh có cho ra mắt một cuốn nửa Cyberpunk, nửa parody Cyberpunk là Snow Crash, và trong cái tiểu thuyết này, ông anh đã đề ra rất nhiều ý tưởng và khái niệm thú vị, trong đó nổi tiếng nhất là cái khái niệm về một thế giới ảo kiểu Second Life với cái lên là Metaverse. Toàn bộ ý tưởng về cái thế giới ảo đó và thậm chí đến cái tên của nó về sau cũng đã bị thằng thằn lằn thó hết, đem về dựng thành cái game VR khỉ mẹ gì đấy của nó. Sau khi Thằn Lằn Vương làm cho ý tưởng vũ trụ ảo Metaverse tự nhi