Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh điển

William Shakespeare’s Star Wars của Ian Doescher

  🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑 9.0/10 (điểm thay đổi tùy thuộc vào độ ưng Star Wars) TL;DR Star Wars, nếu nó là kịch Shakespeare. GIỚI THIỆU CHUNG William Shakespeare’s Star Wars là một bộ tiểu thuyết Science Fantasy do Ian Doescher sáng tác. Đúng như cái tên của nó, series này là một bản diễn lại câu chuyện của Star Wars, có điều dưới dạng kịch bản sân khấu, với câu từ và cách trình bày bắt chước phong cách William Shakespeare. Series tính đến nay gồm 9 quyển tất cả, ứng với 9 phần phim chính của franchise, và cũng như bản thân cái franchise ấy, nó được chia ra làm 3 trilogy, với thứ tự như sau: Trilogy chính (dựa trên các phần phim #4-6): William Shakespeare’s Star Wars: Verily, a New Hope William Shakespeare’s The Empire Striketh Back: Star Wars Part the Fifth William Shakespeare’s The Jedi Doth Return: Star Wars Part the Sixth Trilogy prequel (dựa trên các phần phim #1-3): William Shakespeare’s The Phantom of Menace: Star Wars Part the First William Shakespeare’s The

Science Fiction Anthology của Ken Savee & Mark Savee - một cuốn sách tô màu Sci Fi thú vị

 Bữa nay bên một group sách khác, mình có tình cờ trông thấy một bạn đăng ảnh một cuốn sách rất thú vị, ấy là sách tô màu Sci Fi này anh em. Cụ thể thì cái cuốn mọi người đang nhìn là Science Fiction Anthology, với nội dung do Ken Savee biên soạn và tranh ảnh do Mark Savee vẽ, được xuất bản hồi năm 1974. Cuốn sách này bao gồm 15 mục chính (không tính phần giới thiệu tác giả), với mỗi mục là về một cuốn tiểu thuyết Sci Fi nổi tiếng, chẳng hạn như The War of the Worlds, The First Men in the Moon, The Time Machine, Brave New World, I, Robot, Planet of the Apes, Dune, 2001: A Space Odyssey,... Ở trong các mục, anh em sẽ thấy nó có 2 trang, với một trang là tóm tắt cốt truyện, còn trang còn lại là tranh tô màu. Trông vào đây mà lại nhớ, cách đây mấy năm, thiên hạ từng có một đợt phát cuồng sách tô màu dành cho người lớn. Trên lý thuyết, cái quyển này khớp như in với cái tiêu chuẩn của thể loại sách đấy. Nó là sách tô màu, và lại còn là tô tranh minh họa cho những tác phẩm Sci Fi kinh điển đ

The Martian Chronicles của Ray Bradbury - muốn tuyển tập truyện ngắn mang dạng tiểu thuyết hấp dẫn

 Bữa nay mới hay tin Nhã Nam vừa khiêng thêm một cuốn Sci Fi rất nổi tiếng về, ấy là The Martian Chronicles của Ray Bradbury này anh em. Một siêu phẩm scifi rất đen tối về cách loài người nhăm nhe thôn tính sao Hoả. Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, The Martian Chronicles là một cuốn tiểu thuyết “fix-up.” Nói thế tức là đây gốc là một loạt các truyện ngắn riêng lẻ, nhưng về sau được tác giả gộp chung lại một chỗ, biên thêm một tí cho chúng nó khớp với nhau, đồng thời cũng sáng tác kèm một số mẩu truyện mới để lèn vào giữa những truyện đã viết, giúp bọn nó càng có thêm tính liền mạch. Nói cách khác, The Martian Chronicles là một tuyển tập truyện ngắn, trình bày dưới dạng một tiểu thuyết, tương tự I, Robot hoặc The Illustrated Man. Về phần nội dung thì cái tuyển tập này bao gồm gần 30 truyện ngắn, sắp xếp theo trình tự thời gian, thuật lại một giai đoạn trải dài 27 năm. Toàn bộ quãng thời gian này được bổ ra thành 3 phân đoạn chính, với các phân đoạn được chia tách với nhau bởi h

Aniara - một trường ca Space Opera hấp dẫn

 Nay nhân có bạn đăng một bản diễn lại bài Tĩnh Dạ Tứ để biến đây thành nỗi lòng của nhân loại sau khi buộc phải rời Trái Đất để tránh thảm họa, mình tự nhiên lại nhớ đến một bài thơ rất khác. Đây cũng là một bài thơ Sci Fi, với bối cảnh nền là loài người phải chạy trốn khỏi Trái Đất. Tuy nhiên, không như phiên bản Tĩnh Dạ Tứ chế kia, bài thơ này là cả một bản trường ca rất dài, thuật lại một câu chuyện đầy đủ mở kết, và đặc biệt là nó nói toạc móng heo bản chất Sci Fi của mình ra, để bất cứ ai nhìn vào cũng biết luôn câu chuyện nó kể là cái gì, chứ không cần phải thêm bất cứ cách diễn giải hoặc minh họa nào thì mới kéo được nó vào trong cái dòng này cả. Tên của nó là Aniara. Aniara là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Harry Martinson, một nhà thơ Thụy Điển từng đoạt giải Nobel. Bài thơ này dài 103 khổ, với 29 khổ đầu từng được xuất bản dưới tiêu đề Sången om Doris och Mima (dịch thô: “Bài ca của Doris và Mima,” với Doris đại diện cho một thành phố trên Trái Đất cũng như bản

Giáo sư Challenger - một series SFF đến từ Arthur Conan Doyle

 Bữa nay mới biết phía Wingsbook đang triển khai một series truyện SFF của Arthur Conan Doyle này anh em. THẾ GIỚI THẤT LẠC và VÀNH ĐAI KHÍ ĐỘC & NHỮNG CÂU CHUYỆN KHÁC Thanh niên Doyle thì anh em chắc chẳng còn lạ gì nữa rồi, bởi vì đây chính là người về cơ bản đã định hình cách cả thế giới nghĩ về một thám tử tư thông qua các mẩu truyện về Sherlock Holmes. Cơ mà vì cái hình tượng Holmes nổi quá, thế nên thiên hạ hiếm ai biết rằng ngoài mấy cuộc phiêu lưu của đồng chí trên ra, Doyle còn viết đủ thể loại văn nữa, bao gồm cả Sci Fi với Fantasy. Và trong số các tác phẩm SFF nổi nhất của ông, ta phải kể đến cái series về Giáo sư Challenger. Giáo sư Challenger tên thật là George Edward Challenger, một thiên tài khoa học với tính cách ngổ ngáo và lập dị (tức cũng hao hao Holmes, nhưng có điều theo một hướng ngược hẳn lại, cả về tính cách lẫn ngoại hình). Cùng với một phiên bản Watson riêng là một anh nhà báo tên Edward Malone, Giáo sư Challenger tham gia vào đủ thứ thí nghiệm với sự kiện

Review I, Robot: The Illustrated Screenplay của Harlan Ellison

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑 8.0/10 TL;DR Citizen K̵a̵n̵e̵ Susan Calvin. GIỚI THIỆU CHUNG I, Robot: The Illustrated Screenplay vốn ban đầu là một kịch bản do Harlan Ellison viết hồi cuối thập niên 70, với dự định dùng cho một bộ phim chuyển thể I, Robot của Isaac Asimov. Kịch bản tái chế lại hầu hết các các truyện ngắn trong tuyển tập gốc, kèm một số truyện bịa mới cũng như truyện lấy từ The Complete Robot, một tuyển tập vẫn lấy bối cảnh là thế giới rôbốt này nhưng chứa nhiều truyện của Asimov hơn, để từ đấy tạo ra một câu chuyện vừa lạ vừa quen: tiểu sử về cuộc đời của Susan Calvin, một nhà tâm lý rôbốt học nổi tiếng, thông qua góc nhìn của hàng loạt con người từng gặp gỡ và làm việc với bà và công sức tìm tòi của một anh phóng viên tên là Robert Bratenahl. Lúc kịch bản được viết xong, nó nhận được rất nhiều lời tán thưởng. Asimov hết sức hài lòng với những gì Ellison đã làm được, khen rằng đây là một kịch bản Sci Fi rất trưởng thành, đậm chất tinh xảo với nhiều lớp lang. Hầu hết

Review series Gormenghast của Mervyn Peake

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑 8.0/10 TL;DR Alice in Wonderland, viết bởi Edgar Allan Poe được Charles Dickens nhập hồn. GIỚI THIỆU CHUNG Gormenghast là một bộ truyện do Mervyn Peake sáng tác trong giai đoạn 1946-1959, và có một vị trí khá đặc biệt trong mảng SFF. Bộ truyện ra đời loanh quanh giai đoạn Lord of the Rings ra mắt (The Fellowship of the Ring lần đầu xuất bản năm 1954), và từng được hay danh nhiều gần ngang ngửa Lord of the Rings, nhưng ngày nay thì gần như biệt tăm trong tâm trí đại chúng. Dẫu thế, Gormenghast vẫn có một sức ảnh hưởng ngầm rất lớn, khai mở ra nguyên một nhánh Fantasy mới với tên gọi Fantasy of Manner, và hàng loạt gương mặt nổi trội của SFF thời nay, chẳng hạn như Michael Moorcock, Ursula Le Guin, Neil Gaiman, China Mieville, George R. R. Martin, Terry Pratchett, Gene Wolfe, Philip Pullman, Jeff VanderMeer,… đã hoặc công nhận mình chịu ảnh hưởng từ series đấy, hoặc để nó thấp thoáng xuất hiện trong các tác phẩm của bản thân. Chính bởi vậy, Gormenghast thỉn

Review The Men in the High Castle của Phillip K. Dick (viết bởi Quang Hoang)

8.25/10 Như đã hứa, sau hai tuần lao động trí óc hăng say, mình đã trở lại để review tiếp một tác phẩm khoa học nổi tiếng nữa của Dick-san. Thôi thì dù gì cũng đã núp bóng tri thức rởm trên mạng xã hội, xin được phép “Tri vô bất ngôn, ngôn vô bất tẫn” (Không biết không nói, biết thì nói sạch.) *[Đôi nét về tác giả] Phillip K. Dick là một tác giả khoa học viễn tưởng nổi tiếng người Mỹ. Tuy là một nhân vật cực nổi tiếng nhưng cũng xin mọi người (đặc biệt là với các bạn...,bạn nữ thì bình thường thôi) đừng hét lên: “I love Dick!” ở chỗ đông người để tránh hiểu lầm không cần thiết. Hai trong các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “The men in the high castle” và “Do Androids Dream of Electric Sheep”. Đặc biệt là cuốn sách sau đã được chuyển thể thành phim và trở thành chuẩn mực vàng của dòng phim khoa học viễn tưởng : Hack-não và rất kén người xem.” Cuốn sách “The men in the high castle.” đã được Amazon mua bản quyền và chiếu qua ba seasons (Thật sự là Amazon chỉ có series phim này và

Review Băng Hoả Trường Ca của George R.R Martin (viết bởi Hải Stark)

 Tên gốc: A Song of Ice and Fire Tác giả: George R.R Martin Thể loại: Fantasy 🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌗🌑 8,5/10 ==== TL,DR ==== Epic fantasy với thế giới được xây dựng khá chi tiết. Xoay quanh chiến tranh, chính trị và mưu kế, rất rất nhiều mưu kế ==== CỐT TRUYỆN/VĂN PHONG ==== Khá là khó để tóm gọn cốt truyện của ASOIAF trong vài câu, bởi vì nó rất phức tạp. Tuy nhiên, nói một cách tối giản nhất thì cốt truyện của bộ này được xây dựng từ hai tuyến truyện lớn nhất: tuyến truyện bên phía lục địa Westeros và tuyến truyện bên phía lục địa Essos. Tuyến Westeros thì phân làm hai mạch truyện lớn: cuộc chiến giành quyền lực ở Bảy Vương Quốc và cuộc chiến chống Ngoại Nhân ở miền cực bắc. Tuyến Essos thì tập trung chủ yếu vào hành trình phục quốc của Daenerys Targaryen (cơ bản thế) và những tranh chấp tại vùng đất đó. Mỗi tuyến truyện lớn sẽ lại được cấu thành bởi hàng loạt tuyến truyện nhỏ hơn của các nhân vật. Chúng đan xen vào nhau, kể câu chuyện theo nhiều góc nhìn khác nh

Review Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn của J. R. R. Tolkien (viết bởi Hải Stark)

Tên gốc: The Lord of the Rings Tác giả: J.R.R Tolkien Thể loại: Fantasy 🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑 9/10 ==== TL,DR ==== Kinh Thánh của fantasy hiện đại ==== LỜI MỞ ĐẦU ==== Thực ra mà nói thì bây giờ mới lật đật viết review cho Chúa Tể những chiếc Nhẫn (từ đây sẽ gọi tắt là Nhẫn) thì có vẻ tệ bạc quá. Mình biết đến Nhẫn cũng phải được hơn mười năm rồi, chủ yếu là nhờ phim. Lần đầu tiên mình đọc Nhẫn là cách đây hơn tám năm, thế mà đến giờ mới thực sự review. Nhưng thôi, muộn vẫn hơn không. Với mình, Nhẫn là một tác phẩm vĩ đại, một tượng đài không gì có thể xô đổ. Mình không đếm nổi số lần mình đọc đi đọc lại Nhẫn suốt những năm qua, nhưng chưa bao giờ mình chán khi đọc tác phẩm này cả. Những lời khen ngợi đối với Nhẫn đã nhiều lắm rồi, mọi người chắc nghe cũng đã mòn tai. Nhưng có một vấn đề khá thường thấy với những người mới đọc Nhẫn. Đó là họ thấy Nhẫn có vẻ chán, không cuốn hút như những bộ fantasy họ từng đọc. Họ không cảm được Nhẫn, do đó không hiểu vì sao