Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2022

Cái khó của việc xuất bản ngày nay

 Trong lúc làm cái bài về Becky Chambers và Andy Weir, mình có nhắc đến việc bọn họ hơi lao đao trong quá trình tìm bên nhận xuất bản bản thảo cho mình. Vụ đó làm mình nhớ lại một cái clip chế Daniel Greene từng thực hiện, mỉa mai việc nếu Tolkien mà muốn xuất bản Lord of the Rings ngày nay, ông sẽ bị hạch sách như thế nào. Trong cái clip này, Daniel đã chỉ ra rất nhiều vấn đề mà Lord of the Rings sẽ gặp phải, bao gồm việc các mô típ của nó sẽ cần phải đáp ứng thị hiếu của lượng người đọc phổ thông (tức đông nhất), việc tiêu và mạch truyện phải biết đu trend, việc nó phải dễ dàng được chuyển thể các kiểu,… Thông qua mấy cái đó, Daniel muốn khắc họa những vấn đề mà các tác giả ngày nay phải đối mặt khi trình bản thảo cho NXB hoặc các bên đại diện bản quyền. Hay dở hoặc sáng tạo thế nào không quan trọng, quan trọng là liệu có tích đủ những đầu mục trong một danh sách “cần có” hay không. Cái này thực ra cũng chẳng trách bên xuất bản/bản quyền được. Vì đây là những doanh nghiệp chứ không p

Becky Chambers vs Andy Weir - hai tác giả với hai hướng đi khác hẳn nhau

 Nhân thể hồi chiều có bạn nhắc lại tuần lễ SFF của Goodreads, mình lại nhớ đến một bài phỏng vấn thuộc chuỗi bài quảng bá  cho tuần lễ này mà bên Goodreads từng thực hiện với Becky Chambers, tác giả bộ truyện Wayfarers mình mới review hôm trước. Bản thân cái bài phỏng vấn đó không đào sâu được lắm về Chambers cũng như sự nghiệp của cô, nhưng vẫn để lại được một ấn tượng khá sắc nét với mình. Nguyên do là nó có cấu trúc cực kỳ giống với một bài phỏng tác giả khác mà Goodreads từng thực hiện, ấy chính là Andy Weir, tác giả của The Martian. Và quan trọng nhất, nếu mang hai bài phỏng vấn đấy ra đặt cạnh nhau, ta sẽ thấy Chambers và Weir hình thành một cặp đôi rất thú vị. Điểm thú vị đầu tiên về cặp đôi này là cách hai người bọn họ khởi đầu sự nghiệp viết lách của mình. Cụ thể hơn, cả hai con người này đều đi lên từ tự xuất bản hết Trong trường hợp của Becky Chambers, cô gốc là dân quản lý rạp hát. Để dấn thân vào văn chương, hồi năm 2012, Chambers đăng ý tưởng về cuốn tiểu thuyết mình dự

My Memory of Us - trẻ con mà vẫn đáng nể, và đáng nể chính vì nó trẻ con

 Ngày hôm qua, mình có làm một bài phony-versary về cái game My Memory of Us. Đã có một bạn để ý thấy rằng nội dung của cái bài đấy gần như diễn xuôi hoàn toàn cuộc xâm lược Ba Lan của Phát xít Đức, mốc khởi điểm chính thức của Thế Chiến II. Và hẳn anh em nào quan tâm lịch sử hẳn sẽ còn nhận thấy một điểm đặc biệt khác nữa, ấy là ngày hôm qua, 1/9, cũng chính là ngày Đức tấn công Ba Lan luôn. Cái sự tình cờ đó có một nguyên nhân rất đơn giản: My Memory of Us chính là câu chuyện về Warsaw, thủ phủ của Ba Lan, trong Thế Chiến II. Trong suốt cái game, nó gần như chẳng đưa ra một thông tin cụ thể nào về cái thành phố bọn trẻ con sống cả. Trên thực tế, phải đến 90% nội dung trong bài phony-versary hôm đấy hoàn toàn không hề xuất hiện trong game. Tuy nhiên, với cách nó khắc họa hình ảnh của lũ rôbốt, cách nó rải những tượng đài đặc trưng của Warsaw, cách người dân trong đó bị đối xử, và đặc biệt là sự xuất hiện của một ông bác sĩ quản trại mồ côi trong khu ổ chuột đã khiến cho bản chất thực

Disney và trò "cập nhật" tác phẩm

 Bữa trước vừa bóng gió đá đểu vụ có khả năng thằng Chuột sẽ nhồi nhét đủ thứ linh tinh vào Eragon, bữa nay tự nhiên lại vớ được cái ảnh này. Trông có vẻ giống tuyến thời gian các dự án chuyển thể sau này của bọn Disney thật đấy 🐧. Ngẫm lại mà thấy buồn cho cái thị trường chuyển thể thời nay. Hồi trước, kể cả có băm vằm tác phẩm gốc đến nát bấy, ít nhất bản chuyển thể cùng lắm chỉ bị... ngu thôi. Ta có thể thoải mái chửi và/hoặc quẳng phắt chúng nó vào thùng rác, và sẽ không bị dị nghị gì. Giờ thì bọn nó không chỉ mỗi ngu mà còn bỉ nữa. Hở ra là chúng nó chỉnh sửa tác phẩm gốc một cách cực kỳ vô lý và thừa thãi, không nhằm mục đích gì ngoài thể hiện ta đây đạo đức ngời ngời. Đã thế, ta còn mặc định phải chấp nhận những "cập nhật" vớ vẩn đấy, và cứ ai chửi nó ngu thì lập tức bị chụp lên đầu lắm cái mũ hơn cả Team Fotress 2. Hy vọng mấy thằng chóp bu tại Hollyweed sớm thấm đòn mà thôi làm mấy cài trò mèo này đi, chứ giờ cứ nghe đến từ chuyển thể là lại thấy sởn gai ốc, chỉ biế

Mega Man - một hình tượng tuổi thơ đang có nguy cơ bị tàn phá bởi chuyển thể

 Sau quả tin một trong những hình tượng Fantasy tuổi thơ kinh điển nhất bí tái hình dung thành một thứ không thể nào trái ngược hơn ngày hôm qua, mình lại nhớ đến một hình tượng tuổi thơ khác cũng đang rục rịch lên phim, có điều ở mảng Sci Fi. Hình tượng đó là Rockman/Mega Man. Trong trường hợp anh em chưa biết, Mega Man (mình sẽ gọi là Mega Man thay vì Rockman, bởi quen chơi bản quốc tế rồi) là một series game rất nổi của Capcom. Nó xoay quanh một con rôbốt có tên là Mega Man, liên tục phải đi bắn nhau với một loạt rôbốt công nghiệp để ngăn chặn mưu đồ thôn tính thế giới của một lão bác học điên tên là Tiến sĩ Willy. Dù mô típ không thay đổi nhiều giữa các game, cái game gốc chạy được thành một series rất dài, và được cực kỳ nhiều fan mến mộ. Từ đó, nó mở rộng thành cả một franchise khổng lồ, với cả những tựa game lấy bối cảnh tương lai của tuyến thời gian chính lẫn những tựa chỉ vay mượn một số ý tưởng và hình mẫu nhân vật, còn ngoài ra thì làm mới hẳn. Media bên ngoài thì nhiều vô s

Cách Amazon phá tung thế giới của Wheel of Time chỉ trong... 3 phút

 Bữa nay mình có được biết về một cái drama trong văn giới Trung Quốc xảy ra cách đây ít lâu. Số là có một cô tác giả có tiểu thuyết được chuyển thể thành phim, mỗi tội kịch bản băm truyện khá nát. Lúc góp ý mãi mà êkíp không chịu sửa, bà chị bực bội đăng hết sự tình lên mạng xã hội. Vụ việc làm dấy lên cả một cuộc tranh cãi nảy lửa, với bên biên kịch thì bảo vệ kịch bản, bảo rằng phải thế mới hợp thị trường, còn bà tác giả dứt khoát chửi kịch bản là ngồi lên đầu lôgic, cả của truyện lẫn thế giới thực. Và cũng thật tình cờ làm sao, chỉ vừa mấy hôm trước thôi, ta đã có một thanh niên chuyển thể cũng gặp trường hợp tương tự. Kịch bản của nó cũng nhổ vào mặt lôgic của cả tác phẩm gốc lẫn lôgic ngoài đời. Có khác chăng thì chỉ là tác giả không đăng đàn tạo drama (bởi vì tác giả gốc thì mất rồi, còn tác giả từng góp chữ cho series thì xem chừng chỉ rào trước đón sau mấy câu chứ không dám bật bên chuyển thể). Thanh niên ấy là series Wheel of Time, do Amazon chuyển thể. Wheel of Time bản phim

Cách lôgic thế giới thực có thể giúp bổ trợ cho các tác phẩm SFF

 Bữa nay mình có tình cờ bắt được một cái clip bàn luận về tập 1 bản chuyển thể Wheel of Time do Amazon thực hiện. Một trong những vấn đề mà clip đả động đến là cái làng Emond’s Field (làng của dàn nhân vật chính), và đây xem chừng là thứ gây tranh cãi mạnh nhất. Vô số cuộc tranh luận rất nhiệt đã bùng nổ ra bên dưới comment của clip, phần đông xoay quanh cách cách đệ bro Dép khắc họa người dân cùng văn hóa tại đó. Đại đa số đều thấy cái kiểu đa sắc tộc của dân Emond’s Field là hết sức vô lý, bởi vì cái làng này khét tiếng là sống biệt lập gần mấy ngàn năm, chưa kể lại còn rất nghi kỵ người lạ, đến mấy cái làng xóm giềng còn chẳng bằng mặt bằng lòng với nhau. Trong một nơi như vậy, kể cả nếu xuất phát điểm của nó có là đa dạng, đến thời điểm series diễn ra, người dân về cơ bản phải giống nhau như đúc, chứ không thể nhìn như New York bản Trung Cổ được. Cách người dân xem chừng có tư tưởng khá thoáng, đặc biệt trong việc quan hệ nam nữ, cũng bị chỉ trích rất mạnh. Bởi vì cái cộng đồng nà

Danh sách 100 tác phẩm Fantasy hay nhất mọi thời đại đậm chất ngáo của tạp chí TIME

 Cái bài về bộ tuyển tập Andersen sắp ra mắt tới đây làm mình nhớ đến cái danh sách 100 tác phẩm Fantasy hay nhất mọi thời đại từng được tạp chí TIME biên soạn cách đây ít lâu . Ngay khi ra mắt, cái danh sách này đã khiến cộng đồng Fantasy dậy sóng ầm ầm, bởi vì nó... cứ ngu ngu thế nào ấy 🐧. Danh sách này được chuẩn bị từ năm 2019, và được cánh phóng viên TIME phối hợp với một nhóm các tác giả giả Fantasy có tên tuổi (tiêu biểu có Neil Gaiman, N.K. Jemisin, và George R.R. Martin) thực hiện. Cả nhóm liệt kê ra một loạt các tác phẩm Fantasy tự cổ chí kim mà mình nghĩ là hấp dẫn (những tác giả tham gia không đề cử tác phẩm do chính mình viết), với tiêu chí đánh giá bao gồm tính độc đáo, sức ảnh hưởng, độ nổi, chất nghệ thuật,... Cuối cùng thì TIME lọc ra 100 ứng viên sáng giá nhất và cho vào danh sách này, sắp xếp theo trình tự thời gian. Nhưng bất chấp đã có sự giúp sức của nguyên một dàn tác giả máu mặt đến vậy, nếu vào đọc cái danh sách này thì anh em sẽ thấy nó lôm côm vô cùng. Các

Bandersnatch và lối kể chuyện phi tuyến tính

 Bandersnatch, bộ phim trong series phim Sci Fi Black Mirror của Netflix, hiện đang được chào đón khá nồng nhiệ t. Tạm gác qua bên phần nội dung, đây có thể nói là một phim hết sức thú vị về trải nghiệm nhờ tính tương tác. Khá nhiều diễn đàn với báo chí đang dự đoán đây sẽ là xu hướng của ngành giải trí trong tương lai: đề cao tương tác, cá nhân hóa, và có cốt truyện phi tuyến tính (non-linear). Có điều là hình thức giải trí tương tác kết hợp kể chuyện non-linear này thực ra chẳng phải là tương lai, mà nó đã có từ gần chục năm nay rồi. Mỗi tội nó nằm ở một ngành "ngách" hơn so với một dịch vụ mainstream với đối tượng khách hàng rộng như Netflix: game. Mặc dù game ngày nay cũng là một ngành công nghiệp mang lại hàng triệu tỷ đô, và cũng đã phần nào trở nên mainstream với lực lượng những người chơi "casual" (thỉnh thoảng chơi cho vui chứ không thích chơi hẳn) ngày một đông đúc, nó vẫn bị đa số công chúng coi là loại hình giải trí đơn giản chứ không phải một hình thức

Quy tắc 40 giây - cách duy trì sự hứng thú trong game và tiểu thuyết

 Cái bài so sánh giữa The Inverted World với Never Let Me Go ngày hôm trước khiến mình nhớ đến một cái clip hồi trước từng xem, do một Youtuber chuyên về game tên Luke Stephens thực hiện. Trong clip này, Luke có đề cập đến một quy tắc bất thành văn trong việc duy trì sự hứng thú của người chơi trong game, gọi là “quy tắc 40 giây.” Luke biết đến cái quy tắc này thông qua một bộ phim tài liệu thực hiện hồi cuối năm 2017, xoay quanh quá trình phát triển một game có thế giới mở (tức game cho phép người chơi thoải mái chạy loạn xạ xị ngậu bên trong một vùng đất ảo nhất định, không ép phải đi nơi này nơi kia theo thứ tự ABC) rất nổi tiếng, ấy là Witcher 3. Anh em xem full ở đây: Trong phim, nhóm thiết kế có động đến cách họ giúp thế giới của Witcher đủ “đặc” để duy trì tính lý thú, nhưng cũng đủ “thoáng” để không gây ngộp. Để thực hiện điều đó, họ áp dụng một phương châm rất cụ thể, được mệnh danh là quy tắc 40 giây. Quy tắc 40 giây có nội dung về cơ bản thế này: trong khoảng 40 giây kể từ k

Trình Tâm và một số nhân vật "xẻ đôi" fan trong SFF

 Bài về Tử Thần Sống Mãi của một bạn hồi sáng nay làm mình nhớ đến việc cuốn này sở hữu một điểm rất nổi trội so với 2 phần còn lại của series. Điểm ấy chính là nhân vật của nó. Cụ thể hơn, chẳng một cuốn nào trong trilogy lại có nhân vật với khả năng chẻ đôi cộng đồng fan mạnh như cái thằng Tử Thần Sống Mãi này. Và kẻ cầm rìu bổ đôi cộng đồng không ai khác ngoài Trình Tâm, nhân vật chính của truyện. Thanh niên Trình Tâm trong truyện được viết theo một kiểu rất dễ gây ức chế. Đồng chí không phải là hạng ngớ ngẩn gì cho cam, nhưng gần như mọi hành động chị hai thực hiện trong truyện đều mang sắc thiếu não. Cái cô này liên tục đưa ra những quyết định sai lầm, để lại đủ thứ hậu quả khủng khiếp cho nhân loại. Dù việc bóp ấy đồng loại thực ra cũng chẳng có gì mới với series cả, và ta đã từng gặp một số nhân vật ở các tập trước về cơ bản cũng có những hành động tương tự (*khụ*Diệp Văn Khiết*khụ*), Trình Tâm đã đẩy mọi thứ lên tận một cấp độ mới. Cô gần như chẳng phải trả giá gì cho cái hành

Sự "chém" của SFF và tác động của nó đối với cách ta nhìn nhận tác phẩm

 Cái clip chỉ trích sự lôm côm của Panem hôm qua làm mình nhớ đến việc trên các cộng đồng SFF, thỉnh thoảng lại có một số cuộc tranh cãi rất hăng xoay quanh sự "chém" của thế giới nền và ảnh hưởng của nó đến với toàn tác phẩm. Trong các cuộc bàn luận kiểu ấy, thường sẽ có một bên nói rằng mấy thứ liên quan đến thế giới chỉ mang tính râu ria gia vị thôi, cứ bỏ qua mà tận hưởng câu chuyện đi. Bên còn lại thường sẽ bảo một khi đã nhận ra thế giới nền quá bất khả thi rồi thì làm sao mà còn thấm nổi câu chuyện nữa, vì nó xây lên từ một cái nền tảng quá lung lay. Thực tình mà nói, dòng SFF có cái đặc điểm là đã dính vào với nó thì mặc nhiên phải chấp nhận một sự lung lay nhất định nào đấy rồi. Nếu mọi tiểu tiết đều bị bắt bẻ là phi lý, thế thì đã chẳng thể nào tồn tại được hai cái dòng đấy, vì chúng nó sống dựa vào sự phi thực tiễn mà. Cái này ta có thể đặc biệt thấy rõ với Fantasy, bởi đây là thanh niên ít bị ràng buộc nhất trong mọi thể loại dòng. Chẳng hạn nếu nhìn vào các thế g

Từ Dragonsbane và Witcher, nhìn sang Justice "Lìn" và Justice League

 Sau khi làm bài so giữa Dragonsbane và Witcher xong, mình lại nhớ đến một cặp đôi tác phẩm SFF khác: Justice Lìn (bản Joss Whedon làm 2017) và Justice League (bản Zack Snyder mới hồi sinh năm nay). Vụ hai thằng này (từ nay gọi tắt là J & J) ra sao thì chắc anh em chẳng ai còn lạ gì nữa rồi, thế nên khỏi cần giới thiệu nữa, chỉ so chúng nó với cặp đôi Dragonsbane và Witcher (D & W) thôi. J & J nhìn chung cũng giống D & W ở điểm bọn nó mang nhiều nét tương đồng vì xây dựng lên từ cùng một cái nền chung, nhưng sau đó trở nên khác biệt hẳn vì do hai con người với style khác nhau phát triển theo hai hướng lệch hẳn với nhau. Bên cạnh đó, sự khác biệt của J & J cũng nằm ở những mảng tương tự như D & W, bao gồm cách thể hiện (trong J & J là tông, trong D & W là giọng văn), thế giới, nhân vật. Tuy nhiên, khác với D & W, J & J không phải là thành phẩm của hai quy trình sáng tác độc lập (ok, trên lý thuyết thì đúng là chúng nó độc lập về mặt cơ học với nha

Bi kịch của các tác phẩm bị "tăng trọng" vô tổ chức

 Thường thì trước khi sáng tác, các tác giả sẽ có một đường hướng vạch ra rất rõ. Họ biết mình sẽ bắt đầu ở A và kết thúc ở E, và ở giữa sẽ phải có B, C, D xảy ra. Nhưng kế hoạch vạch ra thì thế thôi, còn áp vào thực tế thì cực kỳ khó giữ hướng. Có thể đang viết dở chừng thì có cảm hứng mới nên cho nhân vật tẽ nhau, tạo thành mạch truyện mới. Có thể tự nhiên viết nhận ra bất hợp lý thì lại phải quẹo đường khác. Có thể mê mải xây dựng thế giới quá vô tình chạy tít ra tận đâu, không về lại mạch chính được. Có thể vì tham nên cứ bôi ra mãi, thêm thắt loạn xạ để rồi vô tình tự đốt cầu và không thể quay về được nữa,... Những trường hợp như thế này được gọi là tự dí mình vào góc chết (writing himself into a wall). 2 ví dụ lớn nhất ở Sci Fi và Fantasy mà ta có thể thấy là franchise Assassin's Creed và franchise Game of Thrones.  Đọc mấy cuốn đầu trong bộ A Song of Ice and Fire (bộ truyện dùng để chuyển thể Game of Thrones) cũng như mấy game Assassin's Creed đầu thì ta thấy người viết

Một thí nghiệm thú vị về "Nhẫn Thần" và dung nham

 Giữa lúc vừa đăng mấy bài về Lord of the Rings với Tolkien, tự nhiên lại vớ được cái clip này, xoay quanh một thử nghiệm khá thú vị do Kyle Hill thực hiện: quẳng Nhẫn Thần của Sauron vào dung nham xem nó có bị nung chảy thật không. Cụ thể là trong clip, Kyle Hill đã ghé thăm Đại học Syracuse, và được dẫn đi tham quan Dự án Dung nham của trường, thành phẩm của nhà điêu khắc Bob Wysocki, Phó Giáo sư Nghệ thuật của trường, và nhà địa chất Jeff Karson, Giáo sư Khoa học Trái Đất của trường. Trong dự án này, một loại vật liệu gọi là dung nham bazan, cùng chất liệu với các khối dung nham được tìm thấy dưới đáy biển cũng như thu được sau các vụ phun trào núi lửa ở Hawaii và Iceland, được nấu chảy và đổ ra để mô phỏng các dòng chảy dung nham tự nhiên. Hoạt động đun dung nham này vừa phục vụ cho khoa địa chất của trường bằng cách cho các sinh viên và giảng viên tiến hành các thí nghiệm khoa học với dung nham nóng chảy trong môi trường có kiểm soát, vừa phục vụ công việc sáng tạo nghệ thuật bằng

Thuật sĩ (Witcher) và Trận Shiroyama

 Trong bài bàn về Trận Somme và Trận Verdun cũng như cách chúng nó tác động đến J. R. R. Tolkien ngày hôm qua, mình có đăng kèm một MV fanmade cho bài hát Great War của ban nhạc Sabation để minh họa. Nhờ cái này mà mình mới sực nhớ hồi trước có định biên một bài về một tình tiết khá thú vị trong Witcher, cơ mà sau đấy Apple thả cái trailer H̵y̵p̵e̵r̵i̵o̵n̵ Foundation, thế nên mê mải chém về nó quá mà quên béng mất ý định ban đầu. Cái đấy là một trận đánh cảm tử của dân tộc tiên trong thế giới Witcher. Trước tiên, xin điểm qua tí thông tin nền. Trong series Witcher, con người thực chất là một “loài xâm lấn.” Cụ thể, con người vốn sinh sống ở một thế giới khác, nhưng sau một sự kiện mang tên Conjunction of the Spheres, thế giới ấy bị hủy hoại và loài người đã xuất hiện tại thế giới nơi các câu chuyện trong series diễn ra. Nhờ khả năng sinh sản nhanh đến chóng mặt của mình, đặc biệt là sau khi đã xoay xở tìm cách sử dụng được phép thuật, con người dần dần bành trướng được lãnh thổ, tạo ra

Chủ nghĩa anh hùng và mặt trái của nó

Ngày hôm trước, mình có làm một bài so sánh giữa hai trận chiến với rất nhiều điểm tương đồng, ấy là trận chiến cảm tử của các tiên nhân trong series Witcher của Andrzej Sapkowski dưới sự dẫn dắt của Aelirenn và cuộc tấn công cuối cùng tại Đồi Shiroyama của tầng lớp samurai tham gia vào cuộc nổi dậy tại phiên Satsuma. Hôm nay, lúc ngồi đọc lại check lỗi, mình để ý thấy cái bài đã viết vô tình lại sở hữu một điểm rất thú vị. Như đã chia sẻ trong chính bài đó, thứ đã gợi cho mình viết bài đấy là bài hát Shiroyama của ban nhạc Sabaton, và clip MV của nó cũng đã được mình chọn làm minh họa cho bài. Nếu đã đọc cuốn Blood of Elves (cuốn thứ 3 trong series Witcher) và xem/nghe full cái clip Sabaton kia, anh em hẳn sẽ nhận thấy một điều thế này: thông qua vụ Aelirenn và Trận Shiroyama, cả Sapkowski lẫn Sabaton đều bàn về cùng một chủ đề, nhưng lại nhìn nhận nó theo hướng trái ngược hẳn với nhau. Chủ đề ấy chính là chủ nghĩa anh hùng. Cụ thể, khi thuật lại giai thoại về Aelirenn thông qua miệng