Ranh giới giữa thiên tài và ngáo ngơ đôi khi mong manh cực kỳ. Ví dụ, mọi người có thể đọc trong hình bên dưới những câu so sánh ngáo trích từ các bài văn của học sinh cấp 3. Chúng chạy từ thừa thãi, vốn từ vựng yếu, cho đến sai lệch cả về nhất quán lôgic (hay gọi sang mồm là Non Sequitur 🐧 ). Phần lớn chúng ta đọc những câu này hẳn sẽ thấy phì cười vì sự ngô nghê của chúng, và nghĩ rằng mấy bé này cần luyện thêm kỹ năng viết văn.
Nếu quả thật cảm thấy như vậy, mọi người hẳn sẽ bất ngờ khi biết có một cuốn tiểu thuyết gần như dựa hoàn toàn vào cái kiểu hành văn như bên dưới, và nó được coi là một trong những tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn nhất trong dòng Sci Fi cũng như văn hóa đại chúng. Tác phẩm ấy chính là The Hitchhiker's Guide to the Galaxy.
Trong The Hitchhiker's Guide, tác giả Douglas Adams liên tục sử dụng thủ pháp Non Sequitur, tức là vế sau gần như chẳng liên quan gì đến vế trước, hoặc một cái logic ngáo đến mức khiến độc giả phải tự hỏi lúc viết cần ông có hút văn hay không 🐧. Ví dụ kinh điển nhất có lẽ sẽ là câu trả lời về cuộc đời, vũ trụ, và tất cả mọi thứ (hãy xem clip này nếu lười đọc để trải nghiệm cái độ thốn của nó https://www.youtube.com/watch?v=aboZctrHfK8 🐧 ). Tất cả những câu trong danh sách này mà cho vào tỏng truyện của Adams thì đều sẽ vừa khít như in, với chỉ cần thêm tí mắm muối Sci Fi vào là sẽ chẳng ai nghĩ đấy là do học sinh viết.
Như vậy bài học rút ra là nếu viết 1 câu văn ngu, ta sẽ ăn chửi. Bôi ra thành cả 1 tuyển tập những câu văn ngu, ta sẽ được tung hê. Anh em nào thi văn năm tới hãy chú ý 🐧.
***
Bài gốc được đăng trong group Hội thích truyện Sci Fi trên Facebook. Cùng ghé chơi group để thảo luận về bài viết hoặc đọc thêm các bài tương tự, bạn nhé.
↓