Trong bài về Surrealism, ở phần cuối mình có liệt kê thêm một đống những dòng ngách khác có nhiều điểm chung với nó và lắm khi rất khó phân biệt. Cái này làm mình nhớ đến một cái thớt từng đọc được trên reddit, hay chuẩn hơn là một cái comment trong thớt đấy.
Cụ thể thì hôm trước, có một thanh niên đã mở một thớt chia sẻ một danh sách cá nhân, bao gồm tầm 100 đầu sách Sci Fi mà bro này thấy hay và quan trọng nhất là có thể được xếp vào hàng sách văn học (anh em có thể xem thớt gốc ở đây: https://www.reddit.com/r/printSF/comments/my77ys/literary_science_fiction/). Phần đông comment xoay quanh việc bổ sung thêm vào danh sách ấy, nhưng vẫn có một vài comment cãi cọ về cách đồng chí chủ thớt định nghĩa một thứ gọi là “Văn học.”
Trong số các comment ấy, tiêu biểu có cái comment trong hình bên dưới, bảo rằng mình không thích cái kiểu phân loại như thế, bởi vì nó thiếu cơ sở vững vàng. Theo lời thanh niên đấy, chẳng ai thống nhất nổi đâu mới là tiêu chuẩn để quy một tác phẩm là “văn học,” và đấy giống với một thuật ngữ cánh Marketing hay sử dụng để cộp vào kệ sách và bày bán cho dễ, hoặc công cụ cho mấy ông bà nhà văn/nhà phê bình thượng đẳng dùng để gạt bớt những gì không hợp miệng bọn họ.
Và thật tình cờ, ta có thể trực tiếp nhìn thấy luôn sự lỏng lẻo của khái niệm “văn học” mà ông anh kia đã comment ở gần như ngay bên dưới nó, với một cuộc cãi nhau khá to xoay quanh việc liệu Seveneves (Hard Sci Fi về việc Mặt Trăng bị vỡ thành 7 mảnh) và Snow Crash (một cuốn parody dòng Cyberpunk) của Neal Stephenson có xứng đáng được liệt vào danh sách đấy không, hay liệu để trilogy Sprawl (với Neuromancer là cuốn đầu của trilogy) của William Gibson vào cùng hạng mục với những tác phẩm của Nabokov hay Pynchon liệu có gì ngượng một hay không. Ngoài nó ra thì còn một số cuộc tranh luận lẻ tẻ nữa (dù không máu lửa bằng vụ này), xoay quanh việc Akira của Katsuhiro Otomo là manga mà vẫn được tính gộp vào, hoặc Dune của Frank Herbert có nên sút sang Fantasy hoặc Surrealism hay không.
Mấy cuộc phím chiến này cho thấy rất rõ việc định nghĩa các dòng văn khó đến thế nào. Gần như mọi thứ đều có trường hợp ngoại lệ, hoặc lại cứ ỡm ờ nửa đực nửa cái, bảo A thì ngượng mồm mà B thì nghe cứ sai sai. Chính thế mà trong bài hôm qua, dù lúc đầu định phân biệt Surrealism với Sliptream, Bizzaro Fiction các kiểu, mình rốt cuộc đành bỏ dở, bởi vì nói kiểu gì cũng chẳng phân định rõ chúng nó được.
Và quan trọng nhất là lúc đấy 2h sáng, não hết xăng cmnr. Chốt nhanh còn ngủ 🐧
Vụ bản chất tên dòng văn cũng như việc nó thực chất giống với công cụ Marketing hơn từng được bàn khá kỹ trong một bài khác trong group rồi. Anh em nào quan tâm có thể tham khảo thêm ở đây nhé: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/06/sff-101-ban-chat-cua-ten-cac-dong-van.html
***
Bài gốc được đăng trong group Hội thích truyện Sci Fi trên Facebook. Cùng ghé chơi group để thảo luận về bài viết hoặc đọc thêm các bài tương tự, bạn nhé.
↓