Chuyển đến nội dung chính

2084 - một tương lai Dystopia dưới ách các tập đoàn tư bản


 Mọi người hẳn dạo gần đây ai cũng đã nghe nhắc đến bộ phim siêu anh hùng Captain Marvel. Phim này ngay từ lúc xuất hiện trailer đã làm dấy lên tranh cãi vì xem chừng nó sẽ nhồi chính trị rất nặng. Đặc biệt Brie Larson, nữ diễn viên chính của phim, cứ liên tục bô bô cái mồm phát ngôn những câu sặc mùi phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính, và báo đài chính thống cũng tung hê cả Larson lẫn phim một cách khá thô.

Lẽ đương nhiên, cứ bị vỗ mặt liên tục như thế thì fan cũng cáu, và phản ứng ngày một tiêu cực với cả phim lẫn Larson. Khi trông thấy dự đoán về doanh thu phim tụt dần đều, kèm theo rất nhiều ý kiến bất mãn đến từ người hâm mộ trên những trang về phim như Rotten Tomatoes, Disney đã kích cho giới truyền thông phản ứng theo một kiểu cực kỳ hâm đơ là quay sang miệt thị những người phản đối, gọi họ là misogynist (kỳ thị nữ giới), incel (ế lòi cu), troll,... và đủ loại mỹ từ khác.

Đỉnh điểm là hôm qua, Rotten Tomatoes đã gỡ hẳn nguyên một mảng tính năng của mình, đó là cho người dùng bình chọn mức độ quan tâm đối với phim. Tính đến trước khi tính năng này bị gỡ, tỉ lệ khán giả tỏ ý có hứng muốn xem phim đã tụt xuống chỉ còn 26%, thấp kỷ lục so với các phim Marvel, kể cả những phim sặc mùi chính trị khác như Black Panther. Bây giờ thì con số đó đã bay biến, và khán giả chỉ còn lại duy nhất 1 lựa chọn là "muốn xem." Rotten Tomatoes có chính thức nói mình bỏ tính năng ấy đi vì đang trong đợt nâng cấp site, chứ chẳng phải vì gì khác, nhưng bài giải thích đó được chôn cực kỳ sâu trong site, và không thể nào tìm được nó ở đâu cả trừ khi trực tiếp lên google search đúng keyword. Gần như tất cả mọi người đều nghĩ nguyên nhân đằng sau là Disney/Marvel đã tạo sức ép để bắt Rotten Tomatoes khóa mõm fan lại.

Cách đây 70 năm, George Orwell từng xuất bản cuốn 1984, kể về một thế giới Dystopia nơi con người bị kiểm soát nghiêm ngặt. Ngày nay, ấn tượng sâu đậm nhất nó để lại trong tâm trí mọi người là sự xâm phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của người dân. Tuy nhiên, 1984 còn đả kích một vấn nạn chính nữa: sự kìm kẹp tự do ngôn luận.

Trong tiểu thuyết của Orwell, thể chế nắm quyền phạt cực kỳ nghiêm khắc bất kỳ ai có tư tưởng trái ngược với mình. Những người bất đồng quan điểm bị quy vào tội "thoughtcrime," các quan điểm truyền thông chính thống đưa ra đều phải được "bellyfeel" (mù quáng chấp nhận), không được "malquote" (trích dẫn "sai," gây xấu mặt thể chế), và quá khứ phải được "rectify" (chỉnh sửa) cho hợp với Sự thật mà thể chế đưa ra. Tất cả những hành động trên có thể nói là tương đồng một cách dị thường với kiểu chữa cháy của Disney/Marvel hiện tại.

Việc ai đúng ai sai trong cuộc chiến xung quanh bộ phim này thì hiện thời hơi khó nói, nhưng nó cho thấy rất rõ các tập đoàn tư bản có thể sẵn sàng làm những gì để bảo vệ lợi ích của bản thân. Nếu Orwell mà còn sống đến ngày nay và viết sequel cho 1984, có lẽ vai đại ác sẽ được chuyển từ chính phủ sang cho các tập đoàn.

***


Bài gốc được đăng trong group Hội thích truyện Sci Fi trên Facebook. Cùng ghé chơi group để thảo luận về bài viết hoặc đọc thêm các bài tương tự, bạn nhé.