Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2023

Sự thật về điểm hút chính của The Expanse, và lý do Chó Săn Miền Bom Đạn được xuất bản tại Việt Nam

 Bữa nay mình có vớ được một cái thớt trên Reddit, xoay quanh một series Space Opera rất nổi tiếng là The Expanse. Số là đồng chí chủ thớt đã đọc hết 3 quyển đầu của nó rồi, và ngoài một số yếu tố như cái khoản xây dựng thế giới ra thì nhìn chung không thấy ấn tượng với cái series này lắm. Thế là ông anh đã xin ý kiến xem liệu mấy quyển tiếp theo có gì đặc sắc hơn không, để bản thân còn biết đường gồng mình theo lao. Đã có khá nhiều câu trả lời thú vị được đưa ra trong cái thớt đấy, nhưng đáng chú ý nhất là cái câu trả lời trong hình bên dưới. Cụ thể, người đưa ra câu trả lời này đã chỉ ra trúng phóc cái điểm mạnh nhất của The Expanse, và cũng là lý do nó hút được nhiều fan đến thế: cái sự dễ đọc của nó. Bộ truyện này không đưa ra một ý tưởng gì quá mới mẻ hay phi thường, kể cả nếu ta chỉ xét riêng trong mảng Space Opera. Nếu đem nó ra so sánh với toàn bộ dòng Sci Fi, cái bản chất “vanilla” trong ý tưởng nền tảng của The Expanse sẽ thậm chí còn bị lộ ra rõ rệt nữa. Tuy nhiên, chính sự

…That Thou Art Mindful of Him, một định luật rôbốt mới, và tính thời sự của nó trong bối cảnh ngày nay

 Bữa nay mình vừa mới bắt được một bài khá thú vị, xoay quanh một truyện ngắn của Isaac Asimov và sự tương đồng của nó với AI thời nay. Cụ thể, câu chuyện được bàn đến trong bài là …That Thou Art Mindful of Him, một truyện ngắn xuất bản hồi năm 1974, và về sau đã được tổng hợp thành tuyển tập The Complete Robot. 3 rules for robots from Isaac Asimov — and one crucial rule he missed Trong truyện, một công ty chuyên về rôbốt mang tên U.S. Robots đang có ý định giới thiệu rôbốt vào thị trường Trái Đất (từ trước đến nay, bọn rôbốt chỉ toàn làm việc tại các khu công nghiệp hoặc trạm nghiên cứu ngoài vũ trụ). Vấn đề là người dân trên Trái Đất cực kỳ dị ứng với lũ rôbốt, và chưa một nỗ lực chèo kéo nào U.S. Robots triển khai từng thành công cả. Trong số những lý do khiến con người nghi kỵ rôbốt, có một cái nảy sinh từ bộ Định luật Rô-bốt học mà mọi con rôbốt đều được lập trình phải tuân theo. Mấy cái luật đó là: Rôbốt không được phép làm hại con người hoặc thấy người bị hại mà không ra tay cứu

Từ The Outsider của Stephen King, nghĩ về một "nhược điểm" của group chúng ta

 Bữa nay mình có vô tình nhìn thấy bên 1980 share bìa một quyển trinh thám mới của Stephen King, đó là The Outsider. Trông vào đây, mình tự nhiên lại nhớ đến một điều hơi buồn cười về group chúng ta, khiến cho việc chia sẻ về những tác phẩm kiểu như thằng này có phần hơi khoai. [CÔNG BỐ BÌA SÁCH] THE OUTSIDER - KẺ SONG TRÙNG by STEPHEN KING Trước khi bàn tiếp, anh em hãy thử ngó qua giới thiệu bản tiếng Anh của nó trên Goodreads nhé (đọc ở đây: https://www.goodreads.com/book/show/36124936-the-outsider ). Lưu ý là hãy chỉ đọc đến hết phần miêu tả rồi dừng thôi, chứ đừng kéo xuống đọc các review với cảm nhận của độc giả nước ngoài làm gì nhé. Mình sẽ ngồi đây đợi. . . . Ok, giờ thì qua những thông tin thu lượm được từ Goodreads, hẳn anh em đã ý thức được hòm hòm truyện đại khái sẽ như thế nào. Nó sẽ xoay quanh một vụ án với hung thủ hết sức rõ ràng, nhưng kiểu gì thì kiểu, cũng sẽ có những uẩn khúc đằng sau, và cuốn truyện sẽ xoay quanh hành trình điều tra để khám phá ai là hung thủ thật

A Knight of the Seven Kingdoms - một tác phẩm đáng lẽ nên được 1980 Books đưa về thay vì The Rise of the Dragon

 Bữa nay mới biết là Martin một lần nữa lại làm trò Martin, và vừa chốt kèo làm chuyển thể prequel cho A Song of Ice and Fire tiếp. HBO Backs Another Game of Thrones Prequel—A Knight of the Seven Kingdoms: The Hedge Knight Sở dĩ mình share cái tin này không phải vì muốn bàn về chuyện Martin tiếp tục bỏ bê ASOIAF để đi làm side quest đâu (quanh đi quẩn lại chỉ có chửi đổng với đá đểu cũng nhàm), mà vì nó cho làm mình sực nhớ đến một kèo bản quyền từng được bên 1980 công bố cách đây mấy tháng, cũng xoay quanh một tác phẩm ngoại truyện của A Song of Ice and Fire. Số là khoảng cuối tháng 1 vừa rồi, 1980 có đăng một bài thông báo rằng họ đã mua bản quyền The Rise of the Dragon, một dạng sách "lịch sử" Westeros, xoay quanh một giai đoạn trước thời các sự kiện của series chính (cụ thể là giai đoạn từ cuộc chinh phục Westeros của Aegon Targaryen cho đến khi giai đoạn nội chiến Dance of the Dragons đã kết thúc). Đây là một cuốn sách nghệ thuật, với hàng loạt tranh ảnh minh họa màu rất

Izumi Suzuki - một tác giả đang được độc giả tái phát hiện

 Bữa nay trong lúc ngồi lướt mấy trang thông tin văn học, mình có vô tình trông thấy một cái bài như bên dưới, giới thiệu một số tác phẩm mới được xuất bản nên đọc gần đây. Ngay cả vừa nhìn thấy cái hình preview của nó, mình đã lập tức bị cuốn hút ngay. Không phải bởi vì trông nó giống softcore porn hay gì đâu nhé (mặc dù trên lý thuyết thì cái ảnh đấy đúng là được lấy ra từ một cái tương tự softcore porn thật 🐧 ), mà vì cái nhân vật trong hình là một nữ tác giả người Nhật rất đáng chú ý: Izumi Suzuki. What Should You Read Next? Here Are the Best Reviewed Books of the Week Cách đây một thời gian, mình từng làm một bài giới thiệu khá chi tiết về Izumi Suzuki rồi, thế nên sẽ không nhắc lại tường tận tiểu sử của thanh niên đó nữa (anh em nào quan tâm có thể tham khảo bài đầy đủ ở đây: https://scifivietnam.blogspot.com/2021/07/anniversary-sinh-nhat-cua-nu-van-si.html ). Nhưng nói một cách vắn tắt thì bà này có một cuộc đời khá bi kịch, lấy phải một ông chồng không ra gì, xong phải một thâ

Một danh sách thứ tự đọc Tolkien, và tiềm năng của nó đối với giới xuất bản Việt Nam trong giai đoạn sắp tới

 Bữa nay mới vớ được cái ảnh này trong một group sách khác, chụp danh sách các cuốn của/về Tolkien cần đọc và thứ tự nên đọc chúng. Trông thú vị phết. Nhìn vào đây mà mới thấy phía nhà ta mới chỉ khai thác Tolkien được một tí bé toen hoẻn chứ chưa thấm vào đâu cả. Ngay cả trong cái phạm trù công trình lớn nhất của ông, tức các tác phẩm liên quan Trung Địa (hoặc do chính Tolkien viết, hoặc do người khác biên tập/nghiên cứu và xuất bản), vẫn còn rất nhiều phần chưa ai động đến. Trong thời gian sắp tới, khi Tolkien cùng quả combo Hobbit + Lord of the Rings của ông anh rơi vào miền công chúng của Việt Nam (1 năm nữa thôi), hy vọng thiên hạ sẽ bắt đầu nhìn sang những tác phẩm dưới đây và dần dà bê chúng nó về, từ đấy tạo ra khác biệt cho cái bộ tuyển tập Tolkien của mình. Mặc dù thành thật mà nói thì hy vọng các bên sẽ chịu khó nhìn ra ngoài Trung Địa và quay sang làm mấy cái tác phẩm không dính dáng đến mảnh đất đấy của ông cụ. Cái quyển The Father Christmas Letters trông đáng sưu tầm vl m

Một trích dẫn quảng bá thú vị đến từ Neil Gaiman

 Bữa nay mình mới vớ được một cái bài chia sẻ khá thú vị, xoay quanh lời nhận xét của Neil Gaiman về một cuốn sách ra đâu hồi năm trước. Cụ thể thì cách đây ít lâu, một thanh niên là Oliver Darkshire đã xuất bản một cuốn hồi ký tên là Once Upon a Tome, thuật lại giai đoạn làm việc trong một cửa hiệu bán sách hiếm. Lúc Once Upon a Tome ra mắt, Darkshire (hoặc bên NXB của thanh niên này) đã gửi cho Neil Gaiman một bản để xin đôi dòng cảm nhận, đặng còn in lên bìa khi tái bản (tức mấy cái "pull quote"). Khốn nạn là Gaiman đã để mất quyển sách đấy, và lúc được người ta hỏi lại, ông anh thật thà bảo mình chẳng biết để đâu mất tiêu cái quyển đấy rồi, và có đề nghị để tìm lại rồi nhắn lại sau. Khi hay tin, Darkshire lập tức bảo Gaiman không cần mất công làm gì, và sau đó đã điềm nhiên bê nguyên cái dòng trích đấy của Gaiman lên cộp vào bìa sách và đem đi in. Ngay cả trên trang chính thức của cái quyển đấy, anh em cũng thấy dòng trích của Gaiman nằm to chình ình (link sách nếu mọi ng

Hóa lỏng hạt rắn: hiện tượng vật lý được dùng làm nền tảng cho Tress of the Emerald Sea

 Nhân bữa trước có nhắc đến Brando Sando và cái series Cosmere của ông anh, mình tự nhiên lại nhớ đến một cái clip khoa học thường thức thú vị thanh niên này từng thực hiện nhằm quảng bá cho một cuốn Cosmere mới xuất bản, đó là Tress of the Emerald Sea. Như hôm qua mình đã nói sơ lược đấy, Cosmere không hẳn là một series, mà là cái vũ trụ chung nơi hàng loạt câu chuyện trong các series và tác phẩm lẻ của Sanderson cùng xảy ra. Việc đặt chung các tác phẩm vào một vũ trụ văn học như thế giúp Sanderson duy trì được một sự thống nhất và liên kết trong các quy luật nền tảng của chúng nó, song cũng vẫn có thể thoải mái sáng tạo và khai thác các ý tưởng thế giới mới mà không sợ đá ngược vào các tác phẩm trước. Và với Tress of the Emerald Sea, Sanderson đã xây dựng ra một cái thế giới độc đáo hẳn so với những tác phẩm Cosmere trước của mình, dựa trên một hiện tượng khoa học có thật: hóa lỏng hạt rắn. Hẳn anh em ở đây chẳng ai lạ lẫm gì với những thứ dạng hạt như cát kiếc các kiểu rồi. Và anh e

Sự đồ sộ của vũ trụ Cosmere do Brandon Sanderson sáng tác

 Ban nãy mình vừa bắt được một cái hình khá ấn tượng trong 1 group sách khác, với thanh niên chủ thớt khoe bộ sưu tập gần như đủ hết các truyện thuộc vũ trụ Cosmere do Brandon Sanderson sáng tác (một vũ trụ Fantasy được Sanderson xây dựng từ năm 2005 đến nay, bao gồm một loạt các series cũng như truyện lẻ, lấy bối cảnh là đủ mọi thế giới cũng như tuyến thời gian). Và để anh em tiện so sánh, The Final Empire, quyển dưới cùng trong cái chồng này, dày 541 trang. Mọi người cứ từ đấy mà áng lên xem cả cái series này khủng cỡ nào. Trước giờ vẫn biết cái vũ trụ này nó đồ sộ cả về quy mô nội dung lẫn số trang giấy rồi, cơ mà nhìn vào cái hình này mới thực sự ý thức được nó tởm vl. Thế bất nào mà trong 18 năm đẻ được 19 quyển với ngần ấy chữ, trong khi vẫn còn đi dạy và làm podcast bên ngoài, chưa kể còn viết thêm hàng đống truyện không dính đến cái vũ trụ này với độ dày cũng ngang ngửa mấy cuốn trong đấy nữa chứ (anh em có thể tham khảo cái danh sách này để biết ngoài Cosmere thì Sanderson còn

Từ một tranh của Tom Gauld, nghĩ về cách H. P. Lovecraft cùng các tác phẩm của ông bị đối xử ngày nay

Bữa nay vừa bắt được cái ảnh này của thanh niên Tom Gauld, xoay quanh một anh nhà văn được các phiên bản tương lai của mình quay về ngăn cản/khuyến khích việc sáng tác tiếp. Trông hợp lý phết 🐧. Nhìn vào đây mà tự dưng lại nhớ đến thanh niên Lovecraft và các tác phẩm trong cái vũ trụ huyền thoại của đồng chí. Lúc sinh thời, Lovecraft chỉ xuất bản truyện trên mấy tạp chí rẻ tiền, và ngoài một nhóm độc giả nhỏ với một cái gu khá đặc thù ra thì chẳng ai buồn để tâm đến hết. Ngay cả khi được người khác lưu tâm đến thì truyện ông anh cũng rất hay bị chê, với một nhà phê bình còn đã bảo rằng "Thứ đáng sợ nhất trong hầu hết các tác phẩm [của Lovecraft] là cái mức độ tệ hại về mặt nghệ thuật của chúng, cũng như một cái gu văn chương dở ẹc." Kết hợp với việc Lovecraft vốn không biết cách quảng bá truyện (một phần vì ngại người, một phần vì muốn chỉ tập trung vào viết văn chứ không muốn làm mấy thứ râu ria khác), thanh niên cả đời sống trong đói khổ, và chết đi trong khi chưa bao giờ

Sự nhùng nhằng về bản quyền cũng như lý do các tác giả "sợ" fan fic

 Như anh em biết rồi đấy, hôm qua, mình có đưa tin về một thanh niên tên Demetrious Polychron, nay đang tìm cách kiện cả Tolkien lẫn Amazon tội vi phạm bản quyền một cuốn fan fic Lord of the Rings do đồng chí ấy viết. Mới đầu, mình chỉ thấy cái tin đó có vẻ hết sức lố bịch, và nghĩ rằng Polychron ngáo đá hơi nặng. Cơ mà bữa nay, sau khi vô tình bắt gặp một thớt trên Reddit bàn về chính cái tin đó, mình mới bắt đầu nhận ra câu chuyện không đơn giản như vậy. Như anh em đã biết rồi đấy, fan fic là chém truyện dựa trên các tác phẩm nghệ thuật do người khác sáng tác. Nói thế tức là người viết fan fic mặc nhiên vi phạm bản quyền đối với tác phẩm gốc, và trừ phi được tác giả gốc cho phép, người viết sẽ không thể đem cái fan fic đó đi kinh doanh kiếm lời. Tuy nhiên, nói vậy không phải là tác giả fan fic hoàn toàn không có tí quyền hành gì đối với cái truyện mình đã viết ra, và tác giả truyện gốc cũng không thể bám vào việc fan fic được viết dựa trên truyện của mình mà muốn làm gì với nó cũng l

Một vụ kiện bản quyền nực cười liên quan đến Lord of the Rings

 Bữa nay mình vừa bắt được một cái tin khá hài, xoay quanh một thanh niên đâm đơn kiện cả gia đình Tolkien lẫn Amazon vì đã vi phạm bản quyền nội dung vốn được bản thân thanh niên sáng tác bằng cách... vi phạm bản quyền của Tolkien. The balls on this guy: An author is suing Amazon and JRR Tolkien's grandson claiming they infringed on his Lord of the Rings fanfiction Cụ thể thì cách đây tầm 5 năm, có một thanh niên với bút danh là Demetrious Polychron đã chém ra bản thảo một cuốn tiểu thuyết Epic Fantasy mang tên The Fellowship Of The King: The War Of The Rings. Hẳn là nhìn vào cái tên, anh em sẽ tức thì có cảm nghĩ đây là một nỗ lực đú Lord of the Rings rất hiển nhiên, và mọi người nghĩ vậy là đúng đấy. The Fellowship Of The King là một quyển fan fic, được viết dựa trên lore của thế giới Trung Địa, với cốt là một dạng sequel cho trilogy Lord of the Rings. Sau khi hoàn tất và thậm chí còn đăng ký bản quyền cái bản thảo đấy (ông anh nhận giấy chứng nhận tác quyền vào năm 2017), Polyc

Bìa của Nhà Có Bảy Đầu Hồi - một hình mẫu về tương lai của tranh AI trong ngành xuất bản nói riêng và nghệ thuật nói chung

 Như anh em biết rồi đấy, hồi chiều, mình có share lại comment của một bạn trong một cái clip Youtube, bàn về cách thế giới chúng ta đang sống chẳng khác nào một tác phẩm Sci Fi đối với những người thuộc thế hệ trước. Comment đấy kỳ thực được lấy từ clip một channel tên Knowledge Husk, với tiêu đề là “AI Art is Inevitable.” Anh em có thể tham khảo full clip ở đây: Trong clip, Knowledge Husk đã điểm lại sự trỗi dậy của các thuật toán AI vẽ tranh, những vấn đề nó đặt ra cho cả cộng đồng nghệ thuật, so sánh nó với những tiến bộ khoa học công nghệ khác từng làm khuynh đảo thị trường hội họa trong quá khứ, cũng như thái độ của cả người thời xưa lẫn người thời nay đối với các tiến bộ đấy. Sau một hồi phân tích, đồng chí này đã rút ra một kết luận đúng y như tiêu đề: tranh AI sẽ trở thành một điều tất yếu trong nghệ thuật. Như các nghệ nhân thủ công hồi trước, các họa sĩ người sẽ không thể ngăn cản được việc nó được bình thường hóa, và khiến thị trường nghệ thuật bị tái định nghĩa, theo cả ch

Từ The Scholar's Disciple, ngẫm về cách thời đại ta là phiên bản Sci Fi của thời đại trước

 Trong cái bài về mẩu truyện ngắn The Scholar's Disciple của Walter Tevis tối qua, mình có nhắc đến việc nếu thêm 50 năm nữa thì anh nhân vật chính trong truyện đã chẳng phải mất công gọi quỷ với bán rẻ linh hồn làm gì, bởi lẽ ChatGPT hoàn toàn có thể giải quyết hộ nhu cầu viết luận án với bài báo học thuật của anh ta. Vụ đó làm mình nhớ đến một cái comment từng vớ được trong một clip của Knowledge Husk. Trong cái clip đấy, KnowledgeHusk có bàn về các thuật toán AI vẽ tranh và những bước nhảy vọt chóng mặt của nó, cũng như việc nó khả năng cao sẽ trở thành một phần tất yếu của nghệ thuật mai sau. Và dưới comment của nó, rất nhiều người cũng đưa ra dự đoán của bản thân về tương lai ngành hội họa cũng như nghệ thuật, và bày tỏ sự choáng váng trước việc một cái tương lai không ai nghĩ lại có thể đến sớm đến vậy giờ đây lại đang chình ình ngay trước mặt.  Trong số đó, thú vị nhất có lẽ sẽ là comment của một người chia sẻ về một lần cùng ông bô đến trường. Lúc bấy giờ, thanh niên này họ

The Scholar's Disciple - một truyện ngắn thú vị về giao kèo với quỷ của Walter Tevis

 Bữa nay mình vừa thấy JSTOR, một thư viện chuyên về các tài liệu nghiên cứu, share miễn phí một mẩu truyện ngắn Fantasy của Walter Tevis này anh em. Rare 1969 Story from The Queen’s Gambit Author Walter Tevis Cụ thể thì cái mẩu truyện đó là The Scholar's Disciple, được Tevis xuất bản hồi năm 1969 trên một tờ tạp chí học thuật về văn học có tên là College English. Truyện kể về một anh nghiên cứu sinh ngành văn hóa dân gian có tên là Webley, một ngày nọ tận dụng kiến thức trong ngành để triệu hồi quỷ lên. Khi đã xoay xở kêu được quỷ lên rồi, anh ta đưa ra cho nó một cái kèo nghe hết sức nực cười: nhờ nó viết hộ... luận án và một số bài nghiên cứu học thuật về văn học. Đổi lại, anh ta sẵn sàng bán linh hồn cho nó. Bất chấp cái sự quái gở trong yêu cầu đó, con quỷ nhận lời. Và sau đó,... À thôi, nói tiếp thì spoil mất 🐧. Anh em cứ vào trong cái link của JSTOR để đọc nhé. Cả truyện ngắn lắm, chỉ có 5 trang bọ, đọc thấy hài phết. Mà đọc xong lại thấy khổ cho cái anh nghiên cứu sinh này

Aniara - một trường ca Space Opera hấp dẫn

 Nay nhân có bạn đăng một bản diễn lại bài Tĩnh Dạ Tứ để biến đây thành nỗi lòng của nhân loại sau khi buộc phải rời Trái Đất để tránh thảm họa, mình tự nhiên lại nhớ đến một bài thơ rất khác. Đây cũng là một bài thơ Sci Fi, với bối cảnh nền là loài người phải chạy trốn khỏi Trái Đất. Tuy nhiên, không như phiên bản Tĩnh Dạ Tứ chế kia, bài thơ này là cả một bản trường ca rất dài, thuật lại một câu chuyện đầy đủ mở kết, và đặc biệt là nó nói toạc móng heo bản chất Sci Fi của mình ra, để bất cứ ai nhìn vào cũng biết luôn câu chuyện nó kể là cái gì, chứ không cần phải thêm bất cứ cách diễn giải hoặc minh họa nào thì mới kéo được nó vào trong cái dòng này cả. Tên của nó là Aniara. Aniara là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Harry Martinson, một nhà thơ Thụy Điển từng đoạt giải Nobel. Bài thơ này dài 103 khổ, với 29 khổ đầu từng được xuất bản dưới tiêu đề Sången om Doris och Mima (dịch thô: “Bài ca của Doris và Mima,” với Doris đại diện cho một thành phố trên Trái Đất cũng như bản

The Lost World & Other Stories - một ấn bản đầy "tiết kiệm" về Giáo sư Challenger

 Nhắc đến Giáo sư Challenger lại nhớ cách đây đã lâu, mình từng vớ được một bộ tuyển tập về thanh niên này, nằm trong một chuỗi truyện kinh điển do một bên là Wordsworth Editions thực hiện. Tuyển tập đấy cũng chứa đúng 5 câu chuyện mà bên Wingsbooks (chắc) sẽ đẩy vào bộ truyện của họ, có điều chúng nó được nhồi chung vào 1 quyển chứ không phải xẻ làm 2. Vì triết lý kinh doanh của bên Wordsworth này là hạ hết chi phí xuống để làm sách với giá rẻ, thế nên nếu đọc vào cái tuyển tập này của họ, anh em sẽ thấy họ tằn tiện khủng khiếp: chữ in bé li ti, giãn dòng cũng ríu rịt lại, lề liếc các kiểu chỉ gọi là có tượng trưng, và đến cái thụt dòng đầu đoạn cũng chỉ lùi có tí xíu. Chính thế mà cái bản này phải căng lòi mắt ra thì mới đọc nổi, chưa kể ở những chỗ đoạn văn trải dài thì nhìn mà muốn gg luôn. Anh em có thể tham khảo ảnh ở bên dưới để dễ hình dung đọc ấn bản này của Wordsworth sẽ thế nào. May là bên Wingsbooks đã chẻ đôi truyện ra chứ không học cái kiểu tham chữ của Wordsworth, chứ kh

Giáo sư Challenger - một series SFF đến từ Arthur Conan Doyle

 Bữa nay mới biết phía Wingsbook đang triển khai một series truyện SFF của Arthur Conan Doyle này anh em. THẾ GIỚI THẤT LẠC và VÀNH ĐAI KHÍ ĐỘC & NHỮNG CÂU CHUYỆN KHÁC Thanh niên Doyle thì anh em chắc chẳng còn lạ gì nữa rồi, bởi vì đây chính là người về cơ bản đã định hình cách cả thế giới nghĩ về một thám tử tư thông qua các mẩu truyện về Sherlock Holmes. Cơ mà vì cái hình tượng Holmes nổi quá, thế nên thiên hạ hiếm ai biết rằng ngoài mấy cuộc phiêu lưu của đồng chí trên ra, Doyle còn viết đủ thể loại văn nữa, bao gồm cả Sci Fi với Fantasy. Và trong số các tác phẩm SFF nổi nhất của ông, ta phải kể đến cái series về Giáo sư Challenger. Giáo sư Challenger tên thật là George Edward Challenger, một thiên tài khoa học với tính cách ngổ ngáo và lập dị (tức cũng hao hao Holmes, nhưng có điều theo một hướng ngược hẳn lại, cả về tính cách lẫn ngoại hình). Cùng với một phiên bản Watson riêng là một anh nhà báo tên Edward Malone, Giáo sư Challenger tham gia vào đủ thứ thí nghiệm với sự kiện

Silmarillion - hướng đi tiềm tàng để tạo khác biệt khi Tolkien rơi vào miền công chúng

 Bữa nay trong một group sách khác, mình vô tình trông thấy một bạn khoe hình một ấn bản rất đẹp của The Silmarillion, tuyển tập huyền thoại Trung Địa của Tolkien. Trông vào đây, tự nhiên mình lại sực nhớ ra một lợi ích khác từ việc Tolkien trở thành hàng chùa tại Việt Nam: ép các bên phải quay sang làm những tác phẩm Trung Địa khác. Như anh em biết rồi đấy, nước mình hiện đang có thời hạn bảo hộ bản quyền là toàn bộ cuộc đời (các) tác giả cùng 50 năm sau khi tác giả (cuối cùng) mất. Và vì Tolkien mất năm 1973, thế nên nay đã là năm thứ 50 ông cụ mất rồi. Vậy tức là sang ngay đầu năm sau, các tác phẩm của Tolkien sẽ không còn được Việt Nam bảo hộ nữa, và điều này đồng nghĩa với các nhà xuất bản có thể mặc sức đem những truyện như Hobbit với Lord of the Rings đi dịch và xuất bản tòe loe, và chẳng ai có thể làm gì được họ cả. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những truyện Tolkien một mình thực hiện thôi. Nếu có thêm tác giả nào khác nhúng tay vào thì câu chuyện lại đổi khác. Và The Silmar