Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn chia sẻ nổi bật

Truyện của Brandon Sanderson - một cửa ngõ bập vào Fantasy rất thích hợp

 Bữa nay mới thấy có một bên rao bán gần như full bộ Stormlight Archive của Brandon Sanderson này, anh em. The Bookworm Hanoi Nhìn vào đây mà lại nhớ, thường cứ khi nào có ai chưa từng đọc Epic Fantasy bao giờ muốn làm quen với dòng này, thiên hạ rất hay mặc định khuyên người ta hãy đọc Lord of the Rings. Lựa chọn này kể ra cũng có cái lý của nó, bởi vì Epic Fantasy, dưới cái dạng ta biết về nó ngày nay, gần như được định nghĩa bởi Lord of the Rings. Cực nhiều mô típ với nguyên mẫu nhân vật, thế giới các kiểu của Epic Fantasy là học theo cái bộ đấy, với một số biến tấu hoặc thay đổi cho nó khác đi tùy truyện. Cơ mà như mình thấy, Lord of the Rings không hẳn là lựa chọn tối ưu để đem ra giới thiệu cho một người vừa mới chân ướt chân ráo bước vào cái dòng này. Nó được viết phỏng theo phong cách sử thi thời cổ, diễn tiến khá chậm, chưa kể còn đã bị văn hóa đại chúng spoil cho đến nát sạch sành sanh mọi thứ (với ngoại lệ chắc chỉ có Tom Bombadil với vụ quay về làng Shire). Trừ khi ta biết

Về 2 ấn bản I, Robot tiếng Việt từng được xuất bản

 Bữa nay mới thấy có bên rao bán 2 bản dịch cũ của I, Robot này, anh em. TÔI, NGƯỜI MÁY (nxb Kim Đồng) Với anh em nào chưa biết đây là gì, thì I, Robot là một tuyển tập truyện ngắn của Isaac Asimov, với tất cả các truyện đều xoay quanh rôbốt và những vấn đề có thể xảy ra khi áp dụng công nghệ này vào cuộc sống. Đây là tập truyện mang tính định nghĩa về rôbốt trong làng Sci Fi, bởi vì nó là cửa ngõ chính giới thiệu thiên hạ đến với 3 định luật rôbốt học huyền thoại đã được Asimov nêu ra, nhằm cai quản các thực thể trí tuệ nhân tạo, và đến nay vẫn còn thường xuyên được các chuyên gia trong lĩnh vực rôbốt học và trí tuệ nhân tạo coi là có giá trị tham khảo. Về bản thân tuyển tập thì nó bao gồm 9 truyện cả thảy (không tính một câu chuyện bao bên ngoài để xâu chuỗi tất cả vào với nhau). Chúng bao gồm: Robbie: kể về một con rôbốt người hầu trong một gia đình, và cái bé gái nó chăm sóc. Runaround: kể về một con rôbốt trên Sao Thủy Tinh, được giao cho một nhiệm vụ đơn giản nhưng chẳng hiểu sao

Death of an Author - một thí nghiệm viết truyện bằng AI

 Nhân hôm trước bới được cái ảnh bàn về AI viết truyện, mình tự nhiên lại nhớ đến một bài báo đã đọc cách đây ít lâu, xoay quanh một thử nghiệm trong việc ứng dụng AI vào sáng tác văn học, thực hiện bởi một thanh niên tên Stephen Marche. Peering Into the Future of Novels, With Trained Machines Ready Marche nhà báo kiêm tác giả người Canada, và trước khi thực hiện cái thí nghiệm này thì ông anh đã xuất bản một cơ số sách, bao gồm cả tiểu thuyết lẫn các cuốn sách phi hư cấu. Đầu năm nay, Marche đã được Jacob Weisberg, CEO của một công ty chuyên sản xuất sách nói tên Pushkin Industries, liên hệ và đề xuất thử làm một dự án đặc biệt: viết một cuốn tiểu thuyết trinh thám với sự trợ giúp của AI. Vì bản thân cũng đã viết về AI và ứng dụng của nó được một thời gian rồi, Marche rất lấy làm quan tâm và đã gật đầu đồng ý. Để sáng tác cái câu chuyện của mình, Marche phác thảo sơ qua phần cốt, sau đó sử dụng ba chương trình AI khác nhau để tạo ra nội dung dựa trên cái khung xương mình đã lập. Đầu t

Một chiêm nghiệm về hình ảnh Sci Fi Trung Quốc trong mắt độc giả quốc tế

 Nhân bữa trước có nhắc đến mấy tác phẩm của Lưu Từ Hân, tự nhiên mình lại nhớ đến một bài phỏng vấn từng đọc cách đây khá lâu, với nội dung xoay quanh cách độc giả nước ngoài nhìn nhận Sci Fi Trung Quốc. The questionable ‘Chinese-ness’ of Chinese sci-fi | The Signal with Lizzi Lee Cụ thể thì người được phỏng vấn là Emily Xueni Jin, một nghiên cứu sinh tiến sĩ kiêm dịch giả tiếng Trung tại Mỹ. Thanh niên này gốc cực kỳ cuồng SFF, và hồi nhỏ tiêu thụ cả Sci Fi lẫn Fantasy rất ác chiến, cả những tác phẩm tiếng Anh lẫn tiếng Trung (đồng chí này là con lai, qua lại Mỹ với Trung Quốc như đi chợ ngay từ nhỏ nên thạo cả hai ngôn ngữ từ sớm). Thế rồi, vào năm 2013, Emily theo học cử nhân tại Đại học Wellesley, và tại đây, cô đã gặp hai nhân vật rất quan trọng đối với sự nghiệp của mình. Người đầu tiên là Mingwei Song, một giáo sư thuộc Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Á Đông. Ông này có chuyên môn chính là văn học Trung Quốc hiện đại, và đặc biệt còn được coi là một trong những học giả hàng đầu về Sci

Shaihuludia shurikeni - một chủng giun đốt mới lấy tên theo Dune

 Bữa nay mình mới bắt được một tin thú vị, ấy là đám giun cát của Dune vừa chính thức có một đại diện ngoài đời này anh em. PAPER OFFERS GLIMPSE OF 500-MILLION-YEAR-OLD SEA WORM NAMED AFTER 'DUNE' MONSTER Số là cách đây một thời gian, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Kansas có khám xét các mẫu vật thu được từ một thành hệ địa chất vắt ngang giữa Bắc Utah và Nam Idaho, trước nay vốn nổi tiếng là chứa rất nhiều hóa thạch kỷ Cambri (tức giai đoạn kéo dài từ khoảng 538,8 triệu cho đến 485,4 triệu năm trước). Trong quá trình ấy, họ phát hiện ra một số vết tích mang hình dạng các phiến tỏa tròn ra từ tâm, nhìn như sao hay hoa gì đấy, không rõ có phải là khoáng vật hay không. Sau một hồi sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để xác định rõ hơn phát hiện này là gì, bao gồm soi kính hiển vi điện tử và đo phổ tán sắc năng lượng tia X, nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng đây là tàn tích của một chủng giun đốt (tức “Annelid,” một ngành động vật hình thành trong kỷ Cambri Sớm, và nay còn hơn 22.000 l

Một giới thiệu khó hiểu do Nhã Nam đưa ra về The Martian Chronicle

 Bữa nay vừa thấy bên Nhã Nam lên bài thông báo quyển The Martian Chronicle của Ray Bradbury đã chính thức lên kệ, thế là mình có tò mò vào ngó thử xem thiên hạ đón nhận cái quyển này ra sao. Lúc vừa vào thì đập vào mắt đầu tiên là một chuỗi comment của chính Nhã Nam, giới thiệu về cái quyển này. Nội dung chúng nó như sau (các comment được chập chung vào 1 chỗ, nhưng không thay đổi gì về mặt câu chữ): Dành cho bạn tò mò về nội dung cuốn sách: Suốt nhiều năm, nước Mỹ cử hết đoàn thám hiểm này đến đoàn thám hiểm khác lên Sao Hỏa. Những đoàn đầu tiên đều bặt vô âm tín. Người Trái Đất không hay biết họ đã tìm thấy gì, gặp những ai trên hành tinh màu đỏ. Chỉ đến đoàn thám hiểm thứ tư, bức màn che khuất Sao Hỏa bấy lâu mới được vén lên phần nào, để lộ ra một hành tinh mênh mông với những dãy núi màu lam, những dòng kênh xanh lục, những lòng biển cạn trơ cát, và những thành phố đẹp lộng lẫy của một nền văn minh dường như đã diệt vong. Từ đây bắt đầu cuộc di cư của người Trái Đất lên Sao Hỏa,

Từ một chia sẻ hài hước trên Twitter ngẫm về cách làm Infodump

 Bữa nay mình mới vớ được cái chuỗi bài đăng Twitter này của John Kennedy, một nhà khoa học khí hậu làm việc tại Tổ chức Khí tượng Thế giới. Trong bài, ông anh chia sẻ lại một “thí nghiệm” bản thân mình từng thực hiện với một quả cam, và cái kết quả thảm họa của nó. Đọc mà thấy hài phết. Bản thân cái chia sẻ của ông anh đã thú vị lắm rồi, nhưng riêng với con dân SFF nhà ta, cái chuỗi bài này có lẽ còn đáng chú ý ở một điểm khác nữa. Cái điểm đó là thế này: đây là một ví dụ rất hấp dẫn về cách nhồi thông tin khoa học, nhưng không gây choáng ngợp cho độc giả hoặc làm câu chuyện trở nên khô khan. Như anh em biết rồi đấy, những thằng thuộc cái mảng Hard Sci Fi hay mắc phải một cái tật là chúng nó nhồi khoa học một cách quá đặc. Sẽ có những đoạn, ta thấy tác giả cho cả câu chuyện phanh kít lại, xong phun ra một mớ ngôn từ kỹ thuật ngồn ngộn. Cái này kể cũng khó lòng trách người ta được, bởi vì nếu không giải thích chi li các thuyết nền móng hoặc nguyên lý vận hành của một quy trình/công ngh

Hành trình lưu lạc hàng chục năm của một cuốn Sci Fi kinh điển

 Bữa nay mới mò được một tin thú vị, ấy là vừa có một cuốn Sci Fi được trả lại tủ sau khi có một hành trình lưu lạc hơn nửa thế kỷ này anh em. 2001: A Space Odyssey library book returned 53 years late Chuyện là vừa hôm trước thôi, có người tại Bắc Lincolnshire, Anh Quốc đã mua lại một cửa hiệu địa phương, và đã bắt tay vào dọn dẹp nó để chuẩn bị dùng làm việc khác. Trong lúc dọn dẹp, người ta tình cờ vớ được một cái túi lạ, bên trong chứa mấy quyển sách. Chủ yếu chỗ sách trong đấy là sách nhạc, nhưng có một quyển là SFF, ấy là ấn bản đầu tiên của 2001: A Space Odyssey - một trong những tác phẩm huyền thoại nhất của ngách Space Opera, được Arthur C. Clarke phối hợp sáng tác cùng Stanley Kubrick và cho ra mắt cùng thời với bộ phim trứ danh cùng tên. Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất về cái mớ sách đã tìm được không phải là nó chứa kèm một cuốn Sci Fi bản hiếm. Cái chính là lúc mở trang cuối sách ra, người chủ mới của cửa hiệu mới té ngửa là cái quyển này được mượn từ thư viện tít tận hồi n

Một sự thật thú vị về mốc thời gian trong Frankenstein

 Bữa nay vừa mới vô tình vớ được cái hình này, chế lại cái cuộc chế tạo con quái vật của Frankenstein. Nhìn hài phết. Cơ mà điều chú ý về cái bức hình này không chỉ là cái nội dung của nó, mà còn là việc nó tình cờ xuất hiện trên feed của mình vào đúng hôm nay, 5/8. Đây là một cái ngày khá thú vị, bởi vì như anh em nào mà đã đọc Frankenstein thì cũng đều biết rồi đấy, nó là cái ngày Robert Walton, thuyền trưởng một con tàu khám phá Bắc Cực, đã viết một bức thư đặc biệt gửi về cho chị gái mình ở Anh. Trong bức thư đấy, Walton đã nhắc đến việc mình trông thấy một sinh vật khổng lồ cưỡi xe trượt phóng đi vun vút trên mặt băng, đồng thời còn cả việc đoàn của anh ta đã cứu được một người châu Âu lạ, không hiểu sao lại xuất hiện ở chốn hoang vu này. Nói cách khác, cái bức thư viết hôm mùng 5/8 ấy là lời giới thiệu đầu tiên tác phẩm đưa ra cho ta về hai nhân vật chính của tác phẩm, những kẻ sau này sẽ trở thành huyền thoại của Sci Fi nói riêng và văn học phương Tây nói chung: Victor Frankenst

The Martian Chronicles vs The Martian - một đề tài, 2 cách tiếp cận

 Nay nhắc đến The Martian Chronicles mà lại nghĩ, chính ra nếu bây giờ mà quyển The Martian vẫn còn chưa hết hàng, thì đọc liền 2 thằng này nối đuôi nhau kể cũng sẽ thú vị phết. Cụ thể, 2 thằng này sẽ cho anh em thấy hai cách tiếp cận đề tài Sao Hỏa rất khác biệt, nhưng mà lý thú ngang nhau. Như trong trường hợp của The Martian Chronicles, anh em sẽ thấy truyện mang một chất văn chương cực mạnh. Ray Bradbury đã lồng ghép vào truyện rất nhiều đề tài sâu sắc, ẩn ý nghệ thuật, và khơi dậy rất nhiều suy nghĩ. Đây không phải là kiểu truyện đọc một lần cho vui rồi thôi, mà sẽ lắng đọng lại rất lâu trong tâm trí anh em ngay cả sau khi đã đọc xong nó. Thằng The Martian thì ngược lại, nó mang chất giải trí mì ăn liền cực kỳ sắc nét. Andy Weir gần như chẳng có một cái theme nhân văn nào quá sâu cả, ngoại trừ việc ca ngợi việc không đầu hàng nghịch cảnh và khen khoa học. Nó chỉ là một cuộc phiêu lưu kịch tính, đọc xong là thôi chứ cũng không để lại nhiều thứ ám ảnh đáng suy ngẫm về nhân tình thế

AI và sự trỗi dậy của các KOL ảo

 Vừa bữa trước làm mấy bài về AI xong, nay lại vớ được cái bài này, xoay quanh việc thiên hạ đang mượn AI để lấn sân sang làm KOL ảo. Fully AI-Generated Influencers Are Getting Thousands of Reactions Per Thirst Trap Cụ thể thì trong giai đoạn gần đây, đã có một số thanh niên sử dụng các thuật toán AI tạo hình như Stable Diffusion và Midjourney để chế ra mấy bức ảnh gợi cảm của một con người phi thực nào đấy (thường là con gái), xong đem quẳng lên Twitter và Instagram để kiếm người theo dõi. Nếu anh em vào đọc bài tham khảo, mọi người sẽ thấy mấy cái hình này trông có phần hơi bị… Lương Văn Can. Cụ thể hơn, chúng nó trông “nhựa” vô cùng, với da dẻ các kiểu nhìn nhẵn thín và bóng loáng như Photoshop quá đà, và nền cảnh cũng có cùng cái chất thừa sáng giả tạo. Ngay cả nếu không nhận ra đây rõ ràng là cái phong cách phổ thông của tranh ảnh AI, mọi người cũng sẽ khó lòng nhầm tưởng được về bản chất mấy cái ảnh này, bởi vì đại đa số các “KOL” này đều công khai mình là người ảo, tạo ra bởi AI

Một thú nhận của Lưu Từ Hân về bài phát biểu của mình

 Nhân hồi chiều có nhắc đến AI với viết lách, mình lại nhớ đến một vụ từng xảy ra đâu tháng trước, có dính đến một nhân vật đình đám trong làng Sci Fi. Đó là câu chuyện về Lưu Từ Hân và một bài phát biểu của ông anh. Sci-Fi Author Liu Cixin ‘Used ChatGPT’ To Write Speech Số là cuối tháng 5 năm nay, cộng đồng Sci Fi Trung Quốc có tổ chức một hội nghị lớn tại Bắc Kinh, dành riêng cho các tác giả trong nước. Lẽ đương nhiên, vì là gương mặt nổi trội nhất của làng Sci Fi Trung cả ở trong nước lẫn quốc tế, Lưu Từ Hân đã được mời đến giao lưu và phát biểu tại hội nghị. Thanh niên Hân nhà ta nhận lời, nhưng khốn nỗi vì bận bịu quá, thế nên ông anh cứ lu bu mãi, không có thời gian chuẩn bị gì cả. Rốt cuộc, đến sát ngày phải dự hội nghị, bài phát biểu của Hân vẫn chưa ra đâu vào đâu. Nhưng may mắn thay, ông anh đã nghĩ ra được một kế: nhờ con ChatGPT viết hộ mình bài phát biểu, xong chỉnh sửa lại tí rồi bê đi đọc thôi. Nội dung bài phát biểu đấy như thế nào thì không thấy báo đài nào đăng cả (ho

Một yếu tố thú vị trong thế giới của Dune nhưng về sau đã bị phá hoại

 Bữa nay mới thấy bên Bookworm rao bán 2 cuốn này, xếp cặp như thể chúng nó là một combo bổ trợ cho nhau. Trông vào đây mà thấy buồn cười, bởi vì cái quyển bên phải kỳ thực lại phá nát một cái yếu tố rất hấp dẫn trong thế giới nền của quyển bên trái, chính ra đã có thể cực hợp với thời đại của ta. Yếu tố đó là cái Butlerian Jihad. The Bookworm Hanoi Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Butlerian Jihad là một cột mốc rất quan trọng trong lịch sử của Dune. Trước thời các sự kiện của series chính diễn ra, loài người đã chế được những cái máy tính siêu thông minh, gọi là “thinking machines.” Đám máy tính đấy tiếp quản rất nhiều công việc, dần khiến con người trở nên lệ thuộc quá mức vào nó. Đứng trước tình hình này, con người đã quyết định loại bỏ hết máy tính ra khỏi xã hội của mình, thậm chí còn đề ra cả một cái luật cấm thiên hạ chế tạo máy móc quá giống con người. Có một điểm anh em cần phải lưu ý, ấy là trong các tác phẩm Dune gốc mà Frank Herbert viết lúc còn sống, Butlerian Jih

Một nghi vấn về bản tiếng Việt của Aniara

 Bữa nay mình vừa biết đến một vụ lùm xùm nho nhỏ, xoay quanh việc một cuốn sách bị tình nghi là sách giả, nhưng lại có chất lượng in ấn và giấy má tốt đến mức không thể hiểu nổi liệu nó có phải là hàng rởm hay không nữa. Sau khi theo dõi một loạt cái vụ đấy, mình tự nhiên lại nhớ đến một cuốn sách bản thân đã mua cách đây khá lâu, và cũng không thể nào hiểu nổi đấy có phải là hàng giả hay không nữa, mặc dù vì một lý do ngược với cái quyển đã nói đến ở trên. Quyển đó là Aniara. Về phần nội dung cái quyển này thì mình từng có lần giới thiệu qua rồi, thế nên sẽ không nhắc lại nữa (anh em nào muốn biết về nó có thể tham khảo ở đây: https://scifivietnam.blogspot.com/2023/04/aniara-mot-truong-ca-space-opera-hap-dan.html ), và sẽ chỉ tập trung bàn vào lý do mình nghi ngờ đây có thể là một cuốn bị in lậu thôi. Cụ thể, thứ khiến mình cảm thấy hồ nghi về bản chất của thằng này là cái sự tồi tàn trong chất lượng in ấn của nó. Nó được in bằng mực rất nhạt, khiến những phần tiêu đề khổ gần như chì

Rôbốt tình dục - một ứng dụng tiềm tàng của AI

 Nhân nhắc đến vụ một anh chàng đã dùng AI để viết nốt A Song of Ice and Fire, mình lại nhớ đến một bài báo từng đọc cách đây ít hôm, cũng xoay quanh việc để AI thế chân con người trong thị trường giải trí, ở một mảng cũng có thể nói là xôi thịt không kém gì ASOIAF. Nó là mảng tình dục. Ex-Google exec says AI-powered sex robots will seem ‘alive’ and eliminate need for ‘another being’ Cụ thể thì tầm 1 tháng trước, Mo Gawdat, cựu giám đốc kinh doanh của Google X (bộ phận nghiên cứu và phát triển chuyên theo đuổi những dự án nghe chừng bất khả thi của tập đoàn mẹ Google), có tham gia một chương trình podcast tên là Impact Theory. Trong chương trình đấy, Gawdat đi sâu vào bàn về các mối nguy hại tiềm tàng của AI, và những cách cái công nghệ này có thể phá hoại nền tảng xã hội. Anh em nào quan tâm thì có thể tham khảo bản đầy đủ của cuộc nói chuyện ấy ở đây: Thế rồi vì ý thức được là phần đông sẽ không đủ sức ngồi nghe hết ba tiếng đồng hồ trò chuyện, quãng 2 tuần trước, Impact Theory đã cắ

The Winds of Winter và A Dream of Spring - phiên bản viết bởi ChatGPT

 Bữa nay mình vừa mới bắt được một tin thú vị, đấy là A Song of Ice and Fire đã được hoàn tất rồi này anh em! Mỗi tội người hoàn tất nó lại không phải là Martin 🐧. Someone Used ChatGPT to Finish the Game of Thrones Book Series Cụ thể thì vừa mới hôm qua thôi, một anh lập trình viên tên Liam Swayne đã công bố một dự án cá nhân, trong đó ông anh sử dụng ChatGPT cùng một loạt công cụ miễn phí khác để chém nốt 2 quyển còn lại trong series ASOIAF là The Winds of Winter và A Dream of Spring. Anh em có thể tham khảo thằng The Winds of Winter ở đây: https://liamswayne.github.io/wow.html . Còn thằng A Dream of Spring thì có thể được đọc ở đây: https://liamswayne.github.io/dos.html . Về phần quy trình cụ thể thì thế này: Đầu tiên, Swayne đưa cho ChatGPT chỉ thị viết dàn ý cho chương đầu tiên của The Winds of Winter. Sau đó, ông anh cứ lặp đi lặp lại cái lệnh này, mỗi lần lại bảo nó viết tiếp một chương mới, và rốt cuộc đã tạo ra tổng cộng 45 dàn chương. Thế rồi ông anh lại tuần tự mớm ngược nhữ

Ảnh bìa The Martian ăn theo phim - một sự lười nhác trong thiết kế

 Tiện thể đang được đà nhắc đến vụ lấy ảnh phim ra làm bìa truyện, xin được quành về nhắc lại một thằng với quả bìa rất xứng đáng được đem ra làm gương mặt đại diện cho sự ngáo khi mượn hơi phim để quảng bá truyện. Thằng đấy là The Martian của Andy Weir. Như anh em có thể thấy ở ảnh 1 và ảnh 2 bên dưới, cái ấn bản bìa ăn theo phim của The Martian đã được thiết kế bằng cách bê nguyên xi cái hình nền dùng trong poster quảng cáo phim ra, dàn lại chữ lên trên, thế là xong. Cứ tạm bỏ qua sự lười của việc này, thành phẩm cuối cùng trông vẫn rất tệ hại, bởi vì không thể hiện tí thần thái nào của câu chuyện, không có nét gì gợi nhớ về hành tinh đỏ, chẳng có một chi tiết nào khác ngoài cái mặt được phóng to gần như hết cỡ của Matt Damon. Nếu không biết trước về nó thì, ví như ngẫu nhiên nhìn thấy quyển này trong một hàng sách không phân loại rõ ràng, dễ chừng anh em sẽ tưởng đây là sách hồi ký chứ chẳng đùa. Mọi người nhìn mà xem nó có khác gì cái quyển Spare của thanh niên báo thủ tầm quý tộc

Từ một bản bìa do fan làm cho xứ cát, ngẫm về bìa The Great Hunt của Tor Books

 Nhân hồi chiều nhắc đến vụ chế lại bìa của Xứ Cát, tiện thể cũng bàn luôn về một cái bìa độ khác của Xứ Cát cũng lấy từ cuộc thi ấy của Nhã Nam. Nó là cái hình bên trái. Nhìn tổng thể thì cái bìa này không phải là một thiết kế quá xuất sắc. Nó có mấy chỗ trông hơi chán, với nổi bật nhất là cái cách chữ được dàn. Tuy nhiên, dù thấy cái bìa vẫn còn khiếm khuyết, cá nhân mình lại vẫn thấy bị thu hút bởi cái bìa này vì một lý do rất đơn giản: nó là bìa đú theo phim, nhưng không ngu xuẩn như phần đông các sách in bìa đú phim vẫn hay làm. Cái hình nền vẫn để mặt thằng cu Timothée Chalamet rất to và hút, đủ để người chỉ xem phim khi liếc ngang kệ sách sẽ để ý và nhận ra được nó, nhưng vẫn đảm bảo phối rất hợp lý với mọi yếu tố khác trong nền cảnh, nhìn vẫn khá thích mắt. Bảo rằng hoàn hảo thì không phải đâu, nhưng nếu phải chỉnh sửa lại thì cũng không cần chỉnh nhiều, vì bố cục với ý tưởng thế là đã quá ok rồi. Và tình cờ thì gần như cùng đợt với cái ảnh này, bên Tor Books đã tung ra một ấn

Một nghiên cứu mô phỏng sự sống trong môi trường 2D thú vị

 Trong cái clip chiêm nghiệm về sự sống sở hữu khả năng tương tác với nhiều hoặc ít chiều không gian hơn chúng ta mà mình share tối qua, có một đoạn nó nhắc đến vụ mô phỏng các sinh vật trong môi trường 2D bằng phần mềm ALIEN. Vụ đó làm mình nhớ đến một cái nghiên cứu thú vị bản thân từng đọc cách đây ít lâu, cũng liên quan đến việc mô phỏng sự sống trong môi trường 2D, mặc dù bản chất hơi khác. Nó là Generative Agents: Interactive Simulacra of Human Behavior. Generative Agents: Interactive Simulacra of Human Behavior là một nghiên cứu về học máy và AI, được một nhóm nhà khoa học đến từ Đại học Stanford và Google thực hiện. Nghiên cứu đấy báo cáo lại một thí nghiệm họ đã tổ chức, với đối tượng là một thị trấn ảo do 25 con AI sinh sống. Cụ thể hơn, điều nhóm này làm lạ tạo ra 25 phần mềm “con,” được họ gọi là tác tử tạo sinh (tức “generative agent”). Mỗi tác tử được đại diện bởi một hình 2D, và thứ hình thành nên “trí tuệ” của chúng nó là một chuỗi các thuật toán. Các thuật toán đó cho