Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2023

Đề tài chỉ trích thực sự của Tender Is the Flesh

 Trong lúc đang cố quên đi cái truyện Tender Is The Meat để có thể quay về ăn thịt như cũ, nay lại thấy Thằn Lằn Vương sút bài này lên feed. Thằng bợm này quả là người anh em tốt mà 🐧. Cơ mà có cái ảnh này kể cũng hay, bởi vì nó là một minh họa rất sinh động cho cái vấn đề thực sự mà Tender Is the Flesh muốn bàn đến. Cụ thể hơn, Tender Is the Flesh thực chất không phải là một quyển truyện bàn về đề tài ăn thịt người, mà nó là một cuốn sách chỉ trích cái ngành chăn nuôi hiện đại. Truyện để cho con người vào vai gia súc không phải vì muốn làm chúng ta phải nôn nao trong dạ khi thấy có kẻ phạm vào một điều hết sức cấm kỵ, ấy là ăn thịt đồng loại, mà nó chỉ đơn thuần muốn ta buộc phải tự đặt mình vào địa vị mọi con lợn con bò đang bị nuôi trong các trại giết mổ, và nghĩ đến việc ta mà bị đối xử như chúng nó thì sẽ thế nào. Nhờ cho chúng ta đảo vai như thế, Tender Is the Flesh đã có thể khơi dậy một phản ứng mạnh mẽ hơn hẳn phần đông các câu chuyện về ăn thịt người khác. Dù cái viễn cảnh t

Review Tender Is the Flesh của Agustina Bazterrica

 🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑🌑 7.0/10 TL;DR Tuyên truyền của PETA. Nhưng mà hay hơn dự kiến. GIỚI THIỆU CHUNG Tender Is the Flesh là một cuốn tiểu thuyết Dystopia của một nữ nhà văn người Argentina tên Agustina Bazterrica. Truyện gốc có tên Cadáver Exquisito, được xuất bản ở Argentina vào năm 2017, và sau đó đã được trao tặng giải thưởng Premio Clarín de Novela, một trong những giải thưởng dành cho các tác phẩm văn học bằng tiếng Tây Ban Nha danh tiếng nhất khu vực Mỹ Latinh. Sau một thời gian làm mưa làm gió ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha, đến năm 2020, truyện đã được dịch sang tiếng Anh với cái tên như đã nói. Tender Is the Flesh lấy bối cảnh là một tương lai bất định nào đấy, không quá gần những cũng chẳng quá xa. Lúc bấy giờ, quá tải dân số đang dần trở thành một vấn đề không thể ngó lơ. Các nguồn tài nguyên ngày một trở nên cạn kiệt, tỷ lệ đói nghèo cứ thế gia tăng, và khắp nơi trên thế giới, liên tục xảy ra những vụ bạo loạn vì thiếu đất ở. Trái Đất đang trở thành một cái nồi hơi, có th

Số phận hẩm hiu của Hạ Phàm và Chim Nhại, cũng như sự tương đồng giữa chúng và Blade Runner

 Mãi tận hôm nay mới thấy thanh niên Kim Đồng có một bài giới thiệu về mấy cuốn Sci Fi của Walter Tevis (với 1 thằng văn học thường lẫn vào). Phải công nhận cái bên này phũ với hai thằng đấy thật, ra được mấy tháng rồi mới chịu lên hộ cho một bài giới thiệu chính thức, mà đã thế lại còn khá sơ sài nữa chứ. Làm vậy thì khác nào bóp chết bọn nó đâu? “Gambit Hậu, Chim Nhại và Hạ Phàm” Cơ mà nói đi thì cũng phải nói lại, ngay cả khi Kim Đồng có thúc 2 thằng này mạnh hơn, chúng nó cũng chưa chắc đã thành công được, bởi vì lũ này hơi bị "Blade Runner." Cụ thể hơn, cái chết đầu tiên của 2 quyển Hạ Phàm với Chim Nhại này là bọn nó có một cái phong cách không hẳn là dễ hút đối với đại chúng. Bọn nó văn vẻ chiêm nghiệm triết lý nhiều, và mang sắc u tối trầm uất, nhưng lại không phải trầm uất theo kiểu dễ ăn tiền như Cây Cam Ngọt Của Tôi hay gì đó tương tự. Điều này cũng giống với Blade Runner, một cái phim trầm lắng và chậm rãi, chỉ hợp gu một bộ phận nhất định chứ không có sức hút đại

Sách Sáng Thế, kiểm tra đạo văn, và một truyện ngắn của Isaac Asimov

 Bữa nay mới được một bạn share cho cái ảnh này, chụp cảnh một công cụ kiểm tra nguồn văn bản được nạp cho đoạn đầu của Sách Sáng Thế, và đã lập tức rút ra kết luận rằng đây là hàng do AI viết 100%. Có vẻ là chúng ta nên quên đi thuyết Big Bang, và bắt đầu chuyển sang công nhận thuyết Multivac là lý giải phù hợp nhất cho cội nguồn vũ trụ được rồi đấy 🐧. Trong trường hợp có anh em nào không hiểu thuyết Multivac là cái gì, thì cái này khởi nguồn từ một mẩu truyện ngắn hồi thập niên 50 của Isaac Asimov, có tên là The Last Question. Truyện chỉ có một đoạn ngắn cũn, thế nên mình rất khuyên anh em là thay vì đọc tiếp cái bài này, hãy thử tìm đọc bản thân cái truyện để hiểu rõ hơn về cái thuyết đấy nhé. Con anh em nào cần một phiên bản tóm tắt đơn giản thì trong cái truyện này, thế giới đã phát triển được một siêu máy tính có tên là Multivac. Nếu được nạp cho đủ dữ liệu đầu vào cần thiết, cái máy tính này sẽ có thể trả lời được bất cứ câu gì mọi người nêu lên. Anh em cứ tưởng tượng Multivac

Thoát ly thực tế - một thứ hay bị lầm tưởng là điểm yếu của SFF

 Vừa mới bắt đầu tuần làm việc thôi mà đã được thằng Mắc quẳng cho cái hình vào mặt. Động viên hữu ích ghê 🐧. Trông vào cái hình này mà lại nhớ đến một thanh niên tên là Ursula K. LeGuin. Bà này hồi nhỏ không ưng Sci Fi, và thậm chí còn coi khinh nó là thứ văn phế phẩm. Nhưng sau này, khi đọc đến các tác phẩm của Theodore Sturgeon và Cordwainer Smith, 2 tác giả Sci Fi hoạt động mạnh trong thập niên 40 và 50, LeGuin đã thay đổi quan điểm về cái dòng này. Trên thực tế, lúc lớn lên, LeGuin còn nhảy thẳng vào sáng tác Sci Fi, trở thành một trong những nhân vật nổi trội nhất của dòng, và không ngừng đả kích những quan điểm hẹp hòi và đầy định kiến về Sci Fi của cả những người ở trong lẫn ngoài dòng. Hẳn đến đây, sẽ có một số anh em nghĩ rằng, "Ok, cái bà LeGuin này nghe hay đấy, nhưng bà ta liên quan gì đến cái hình bên dưới vậy kìa?" À thì, cái ảnh bên dưới động đến một trong những cái thú vị của các tác phẩm Sci Fi/Fantasy: chúng nó có thể cho phép con người thoát ly thực tại m

Ở Xứ Cỏ Rậm vs Dark Matter (hiệp 2): triển khai Infodump ra sao mới hợp lý

 Trong một bài bữa trước, mình có đem Ở Xứ Cỏ Rậm ra so sánh với Dark Matter, và bảo phần đầu của nó ăn được phần đầu của Dark Matter vì rất biết cách giảm thiểu ảnh hưởng của việc bị spoil mất bí mật chủ chốt. Tuy nhiên, sang đến phần sau thì hai thằng nhìn chung ngang tài ngang sức hơn, với một số mặt thì Ở Xứ Cỏ Rậm còn thua thấy rõ. Trong số những mặt Ở Xứ Cỏ Rậm bị lép vế, nổi trội nhất là cách nó làm Infodump. Về cái Infodump thì mình từng làm một bài riêng rồi, anh em nào quan tâm có thể tham khảo ở đây: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/08/infodump-cac-cuc-thong-tin-ngon-ngon.html . Nhưng nói vắn tắt thì Infodump là việc tác giả quăng nguyên một “cục” thông tin vào mặt độc giả. Hầu như mọi tác phẩm trên đời đều có thể dính phải Infodump, nhưng cái vấn đề này đặc biệt nổi cộm trong SFF, bởi lẽ các tác phẩm trong dòng này hay phải cập nhật người đọc về những thứ chúng nó chém ra, nhất là những thứ liên quan đến lịch sử thế giới hoặc kiến thức khoa học. Cũng như nhiều tác phẩ

Ở Xứ Cỏ Rậm vs Dark Matter: làm sao để duy trì sự hứng thú khi bí ẩn chính đã bị lộ

 Trong cái bài review về Ở Xứ Cỏ Rậm tối qua, mình có đề cập đến việc ở 1/3 đầu, truyện đã bị bản thân tự đấm cho tơi bời. Nguyên nhân là cái bí ẩn trọng tâm của nó (việc đã có một người bị thu nhỏ và viết ra những bức thư bé li ti) đã bị tất cả mọi yếu tố khác của quyển truyện làm lộ rõ ngay từ đầu. Vụ đó làm mình nhớ đến một cuốn Sci Fi khác, cũng có cái kiểu tự đái vào chân như thế, ấy là Dark Matter. Phòng trường hợp có anh em nào chưa biết, Dark Matter là một cuốn Techno-thriller do Blake Crouch sáng tác, xuất bản hồi năm 2016. Tác phẩm kể về một anh giáo sư vật lý tại một đại học vô danh tiểu tốt, một tối nọ bỗng dưng bị kẻ lạ bắt cóc, và thấy cuộc đời mình bị đảo lộn hoàn toàn. Truyện theo chân ông anh trong quá trình thanh niên điều tra xem vì đâu tai ách này lại giáng xuống đầu mình, đồng thời phải tìm cách quay giành lại cuộc sống cũ. Anh em nào muốn biết cụ thể hơn thì có thể tham khảo review chi tiết về truyện bên dưới. Review Người Chạy Xuyên Không Gian của Blake Crouch Cũ

Review Ở Xứ Cỏ Rậm của Vladimir Bragin

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌗🌑🌑 7.5/10 TL;DR Ant-Man, nếu nó được viết bởi một Jules Verne với ngòi bút hơi non. GIỚI THIỆU CHUNG Ở Xứ Cỏ Rậm tên gốc là “В стране дремучих трав” (đọc là “V strane dremuchikh trav”) là một cuốn tiểu thuyết dành cho thiếu nhi, được tác giả người Nga Vladimir Bragin sáng tác vào năm 1948. Truyện hay được quảng bá là một dạng cổ tích hiện đại, nhưng kỳ thực tất cả mọi tình tiết trong tác phẩm, từ nhân vật, bối cảnh, cho đến các sự kiện, và thậm chí cả cái không khí cũng như tinh thần của nó, đều chẳng dính gì đến thần tiên hay cổ tích cả. Đây là một cuốn Sci Fi chính hiệu, thuộc thể loại Robinsonade (tức những câu chuyện với cốt tương tự Robinson Crusoe, xoay quanh việc nhân vật bị tách biệt khỏi thế giới văn minh và phải dùng tài tháo vát để sinh tồn). Về nội dung thì nhân vật chính của truyện là Grigory Alexandrovich, một anh biên kịch người Moscow. Một ngày nọ, Grigory có dịp ghé qua một thị trấn ven biển tên Chensk. Tại đây, vì một nhầm lẫn khôi hài, đã có người g

Từ vụ việc của Werber, nghĩ về vị thế của Sci Fi trong làng văn

 Trong cái bài về quyển Pandora sắp ra của Werber, mình có đề cập đến việc bảo rằng Werber chế ra nguyên một thể loại văn chương mới khi pha Sci Fi vào với triết và tâm linh là hơi bị lố. Nói vậy là bởi từ hồi thanh niên này còn chưa cầm vững bút hay thậm chí chưa phát triển quá giai đoạn nòng nọc, đã có những tác giả như Frank Herbert và Walter M. Miller Jr. xuất bản truyện tích hợp những đề tài đấy rồi, và truyện của các đồng chí đấy còn thuộc diện nổi như cồn chứ chẳng phải vô danh tiểu tốt gì cho cam. Vụ đó làm mình nhớ đến một cái clip xem cách đây ít lâu, trong đó có đề cập đến một đề tài khá thú vị: trên văn đàn có nhiều tác phẩm được tung hô là sáng tạo với mới mẻ, trong khi kỳ thực chúng nó chỉ nhai lại những mô típ Sci Fi cũ mèm. Cụ thể, cái clip đó do một ông người Anh tên là Stephen Andrews thực hiện. Thanh niên này đã lăn lộn trong ngành sách được gần 40 năm trời, chủ yếu là trong vai trò bán sách, nhưng cũng còn làm cả biên tập với viết lách nữa. Khoảng mấy năm gần đây, ô

Chiếc hộp Pandora và một tuyên bố nực cười về Bernard Werber

 Nghe mùi Nhã Nam sắp tới sẽ kéo một quyển Science Fantasy từ tác giả của series Kiến về này anh em. Mình thì chưa đọc cái cuốn này bao giờ nên không thể đóng góp thêm được cho anh em thông tin gì ngoài những điều cái page bên dưới đã đăng, cơ mà đọc cái phần quảng bá rằng Bernard Werber đã "đưa ra một thể loại văn chương mới mà ông gọi là 'triết lý viễn tưởng,' pha trộn khoa học viễn tưởng, triết học và tâm linh" thì thấy hơi buồn cười. Werber, bro, ông biết là Dune nó tồn tại từ hồi ông còn chưa biết mặt chữ mà, đúng không 🐧? Chưa kể còn A Canticle for Leibowitz thậm chí còn có từ tận lúc bro còn chưa được thai nghén nữa 🐧?

Tàu Thế Hệ - một nền tảng để xây lên các xã hội thú vị

 Bữa nay The Templin Institute, một kênh chuyên đào sâu vào khám phá các thế giới SFF, có làm một clip giới thiệu sơ lược về bản chuyển thể Silo. Cụ thể hơn, họ điểm qua cái cách tòa tháp ngầm của series này được xây dựng một cách rất tinh tế và tỉ mỉ, lường được đến mọi khả năng, và trưng ra một xã hội rất lý thú. Vì đây chỉ là một clip giới thiệu sơ lược, nhằm tạo tiền đề cho một clip dài hơn khác họ sẽ làm, thế nên nội dung của nó nhìn chung hơi nghèo nàn, và không thực sự có gì đáng chú ý lắm. Tuy nhiên, trong lúc xem lại cái clip này, nghe cách người ta tả về cái tháp, mình mới sực nhận ra một điều: Cái series Silo này kỳ thực là một câu chuyện con tàu thế hệ, chỉ có điều chôn dưới đất thay vì phóng ra ngoài không gian. Trước khi bàn về việc tại sao Silo lại là một series tàu thế hệ, trước tiên cần điểm qua một tí về cái mô típ này đã. Như anh em biết đấy, trong Sci Fi, ta rất hay bắt gặp những câu chuyện về việc tàu bè di chuyển giữa các hành tinh và hệ thống sao như đi chợ. Ta c

CarynAI - khi AI trở thành bạn gái ảo

 Bữa qua vừa share một bài về 'Cái Tôi' Thứ Hai Của Tôi, một tuyển tập với truyện nổi trội nhất tiên đoán rằng thiên hạ sẽ tối ưu hóa việc hẹn hò bằng cách dùng AI giống hệt mình để đi cò cưa với người khác, nay tự nhiên lại thấy cái bài này đập vào mặt. Hợp lý ghê cơ 🐧. Influencer Creates AI Version of Herself That You Can Rent as a Girlfriend Cụ thể thì vừa mới đây, Caryn Marjorie, một KOL trên Snapchat với gần 2 triệu người theo dõi, đã phối hợp cùng một công ty AI có tên Forever Voices để tung ra một con chatbot có tên là CarynAI. CarynAI được nạp cho các nội dung Caryn từng đăng tải trên Youtube, từ đấy tự động phân tích và có thể bắt chước gần như giống hệt giọng của cô này cũng như cái lối nói năng của đồng chí. Sau đó, kết hợp với công nghệ GPT-4 của OpenAI, CarynAI sẽ có thể trò chuyện một cách cực kỳ tự nhiên với bất cứ ai, y hệt như thể nó chính là Caryn vậy. Đáng chú ý nhất, nó không chỉ trò chuyện thông qua nhắn tin các kiểu, mà còn có thể gửi những đoạn audio ngắ

Từ thành công của Một Thoáng Ta Rực Rỡ Ở Nhân Gian, ngẫm về cơ hội cho This Is How You Lose the Time War

 Tối qua nhắc đến cái cuốn This Is How You Lose the Time War, tự nhiên mình lại nhớ đến một thằng khác cũng ra đời gần như cùng lúc với nó. Tên thằng này là Một Thoáng Ta Rực Rỡ Ở Nhân Gian. Cái quyển này thực chất chẳng dính dáng tí gì đến SFF đâu. Nó chỉ là một cuốn sách văn học thuần túy, do một thanh niên Việt kiều viết về một số trải nghiệm đau khổ của bản thân cũng như người thân. Cơ mà mình vẫn muốn nhắc đến nó vì theo như những gì nghe được (thằng này mình chưa đọc, bởi nghe miêu tả với lướt review là biết ngay sẽ không thể nuốt nổi cái kiểu của nó rồi), Một Thoáng Ta Rực Rỡ Ở Nhân Gian xem chừng giống This Is How You Lose the Time War kinh khủng. Cụ thể hơn, cả hai đều là những cuốn có nồng độ văn vở cao kinh khủng, với câu từ bay bướm và trau chuốt hết sức cầu kỳ. Nội dung của bọn nó cũng xoáy rất mạnh vào khoản lãng mạn đồng tính, với độ sến sẩm đẩy lên khá cao. Còn về mặt cốt kiếc thì về cơ bản là có như không, chỉ cho vào để làm giá áo cho các tác giả treo câu chữ lên thôi

Một pha quảng bá bất ngờ của This Is How You Lose the Time War

 Bữa nay mình vừa bắt được một cái tin khá hài, xoay quanh một câu chuyện không thể nào random hơn: một cuốn Sci Fi ngắn vừa được sút bay lên top danh sách bán chạy của Amazon, tất cả nhờ công một lời quảng bá đến từ… fan Trigun. The Magic of the Internet Has Turned This Is How You Lose the Time War Into a Belated Bestseller Cụ thể thì Chủ Nhật tuần trước, Bigolas Dickolas Wolfwood, một tài khoản Twitter chuyên share bài về Trigun, đã tự dưng đăng một bài không có tí liên quan nào đến cái franchise anime đấy cả. Trong bài đó, ông anh upload ảnh bìa của This Is How You Lose the Time War, một cuốn tiểu thuyết Sci Fi ngắn do cặp đôi tác giả Amal El-Mohtar và Max Gladstone cho ra mắt hồi năm 2019, kèm theo một dòng miêu tả ngắn như sau: “đọc cái này đi. ĐỪNG tra cứu tí gì về nó cả. cứ thế đọc thôi. nó có đâu 200 trang thôi, hoặc tải xuống từ audible cũng được, thời lượng có bốn tiếng chứ mấy. làm ngay đi, tôi nói rất nghiêm túc đấy.” (Ghi chú: mình đã thêm tí chấm phẩy vào cho bản dịch, vì

Bobiverse - một phiên bản isekai phương Tây?

 Bữa nay mình có tình cờ vớ được cái bài này trong một group sách khác, bàn về cuốn We Are Legion (We Are Bob). Trong bài đó, bạn chủ thớt đã chỉ ra một điều khá thú vị: trên lý thuyết, ta có thể gọi cái quyển đấy là isekai. Ngồi ngẫm lại thì thấy bảo thế cũng không phải là sai đâu 🐧. Trước khi động đến việc quyển này giống isekai thế này, cần điểm qua về nó một tí cái đã. We Are Legion (We Are Bob) là cuốn đầu tiên trong một series Space Opera có tên Bobiverse. Truyện kể về Robert “Bob” Johansson, một thằng em 96 kiểu mẫu: đồng chí này là một kỹ sư phần mềm tài ba, đã một tay gầy dựng được nguyên một startup kỳ lân rất khủng. Được một thời gian, Bob nhận được một kèo sáp nhập rất hời, và đã chốt bán công ty, từ đó trở thành tỷ phú. Vì có quá nhiều tiền trong tay mà chẳng biết để làm gì, Bob ta quyết định thử chơi ngông một tí. Ông anh đến gặp một công ty tư nhân, chuyên cung cấp dịch vụ bảo quản não cho giới nhà giàu. Cụ thể hơn, cứ mỗi khi một khách hàng của bên này qua đời, công ty