Hôm thứ 3 vừa rồi, NASA đã công bố một nghiên cứu khoa học về cách các thành phần khí quyển của Sao Hỏa có sự thay đổi theo mùa. Trong báo cáo có một điểm rất đáng chú ý: mức ôxi trên Sao Hỏa tăng lên 30% trong mùa xuân và mùa hè, sau đó lại tụt xuống mức bình thường, không hề tuân theo quy luật tương tác giữa các loại khí khác gì hết.
"Mind Boggling" Behavior of Oxygen on Mars Has NASA Stumped |
Bí ẩn đó được phát hiện ra khi phân tích dữ liệu mà Curiosity rover gửi về trong 3 năm. Ngay khi nhận thấy biến động bất thường này, họ đã kiểm tra lại mọi tính toán cũng như thông số của mình, nhưng không thấy có gì sai sót hết. Đã có nhiều giả thuyết đưa ra, bao gồm việc chỗ ôxi ấy thực chất là tách ra từ các phân tử CO2 hoặc nước. Tuy nhiên, cần phải có một lượng nước lớn gấp 5 lần chỗ hiện có thì mới sản xuất được một lượng ôxi lớn nhường ấy, và CO2 phân hủy quá chậm, không thể có chuyện làm ôxi tăng đột biến thế được. Khả năng phóng xạ mặt trời làm ôxi tách ra thành 2 nguyên tử cũng đã được đề xuất, nhưng rốt cuộc bị loại đi bởi vì nó cũng quá chậm.
NASA hiện đang ngớ người ra trước vấn đề này, và chẳng còn nước nào khác ngoài tiếp tục thu thập số liệu để nghiên cứu thêm, đồng thời kêu gọi các chuyên gia đưa ra giả thuyết riêng. Hiện đã có thêm một số giả thuyết khác như băng tan làm ôxi bên dưới thoát ra, hoặc các loài vi sinh vật đã sản sinh ra chúng... Tính đến nay chưa thấy ai đề xuất trường hợp là có thể trên đấy đang có ruộng khoai của một bro nào đó, hít sạch CO2 và nhả ra ôxi 🐧.
Anh em muốn tìm hiểu kỹ hơn thì nghiên cứu gốc ở đây: https://agupubs.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1029/2019JE006175, còn nếu muốn một cái gì đó bớt nặng đầu hơn thì có tóm tắt giải thích chính thức của NASA ở đây: https://www.nasa.gov/feature/goddard/2019/with-mars-methane-mystery-unsolved-curiosity-serves-scientists-a-new-one-oxygen/.
***
Bài gốc được đăng trong group Hội thích truyện Sci Fi trên Facebook. Cùng ghé chơi group để thảo luận về bài viết hoặc đọc thêm các bài tương tự, bạn nhé.
↓