Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn chia sẻ nổi bật

Cách thưởng thức truyện Lovecraft tối ưu

 Bữa nay mới thấy có một thanh niên đăng bài đùa cợt, bảo rằng mình mới tìm thấy một cuốn sách cũ trong hầm ngầm, và cạnh nó là một cái máy chơi cát sét cũ. Thanh niên tò mò rằng không biết mình có nên bật nó lên nghe không. Nhìn vào cái kiểu bìa quyển sách thì hẳn ta cũng đoán được câu trả lời đấy nhỉ . Nghiêm túc mà nói, đọc bài này xong, mình tự nhiên lại nhận ra rằng nếu muốn trải nghiệm truyện của Lovecraft, đặc biệt mấy truyện trong cái chu kỳ thần thoại Cthulhu của ông anh. có khi cái phương án tối ưu nhất thực ra lại là... đừng đọc truyện của thanh niên làm gì. Điều anh em nên làm là đi nghe nó. Có mấy lý do để mình khuyên anh em nên làm như vậy. Thứ nhất, Lovecraft rất hay thuật chuyện bằng ngôi thứ nhất, với người kể thuật lại những gì mình từng trực tiếp chứng kiến hoặc trải nghiệm, thế nên nó về cơ bản đã giống như cuộc nói chuyện độc thoại của một con người duy nhất rồi. Và xét chuẩn ra, đọc audiobook thì cũng chính là một kiểu độc thoại đấy thôi. Nói cách khác, truyện của

Một nghiên cứu về Sci Fi trong trường tiểu học ở Mỹ

 Bữa nay mình mới bắt được một bài viết khá thú vị, xoay quanh một mối quan hệ hơi tréo ngoe giữa truyện sách Sci Fi và giáo dục tiểu học tại Mỹ. Sci-fi books are rare in school even though they help kids better understand science Cụ thể thì bài bên dưới được viết bởi Emily Midkiff, một phó giáo sư mảng giáo dục tại Đại học Bắc Dakota. Theo lời Midkiff, không ít nghiên cứu đã chỉ ra rằng đọc Sci Fi từ sớm có thể giúp con người ta hình thành một lối suy nghĩ chín chắn và sâu sắc hơn về khoa học, với nhiều nhà khoa học thậm chí còn đã khẳng định những tác phẩm Sci Fi họ đọc thời thơ ấu đã có một ảnh hưởng rất lâu dài đối với cách họ tiếp cận khoa học trong quãng đời trưởng thành. Ngay cả khi không có định hướng theo đuổi khoa học sau này, việc cho trẻ con tiếp cận với những thứ giúp chúng nó biết suy nghĩ sâu về khoa học công nghệ cũng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển và việc học của bọn nó. Nhưng dẫu việc cho trẻ làm quen từ sớm với Sci Fi có nhiều lợi ích tiềm tàng đến vậy, M

Một tín hiệu ngoài không gian được phát hiện truyền đến từ một hệ thống tam thể

 Vừa bữa trước nhắc đến Tam Thể của thanh niên Hân xong, bữa nay đã thấy cái bài này đập vào mặt. Hợp lý phết đấy chứ 🐧. Inspired by writer Liu Cixin, Chinese scientists spot signals from real-world ‘three-body’ star system Cụ thể thì cách đây một thời gian, một nhóm nghiên cứu với thành viên là các nhà khoa học đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Hàng Châu, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, và Đại học Tam Hiệp Trung Quốc đã lấy cảm hứng từ tác phẩm của Lưu Từ Hân và chúi đầu lại phân tích một hệ thống 3 sao ngoài đời thực, nằm cách Trái đất khoảng 1.300 năm ánh sáng. Hệ thống đấy có tên gọi là GW Orionis (còn gọi là GW Ori), cấu thành từ ba ngôi sao nằm ở đỉnh chòm sao Orion, với hai thằng trong đó (GW Orionis A và GW Orionis B) quay quanh nhau, còn thằng thứ ba (GW Orionis C) thì quay quanh cặp đôi kia ở một khoảng cách xa hơn. Nghiên cứu của họ sau đấy đã được xuất bản trên tạp chí Science China Physics, Mechanics & Astronomy, anh em có thể tham khảo ở đây: https://arx

Một điểm yếu chết người của ebook ít ai nghĩ đến

Bữa nay trong lúc ngồi lọc bài của group để backup lên blog, mình có ngó lại cái bài bạn Huy đăng cách đây mấy bữa về khả năng AI soi trộm dữ liệu cá nhân trong tương lai. Lần này đọc kỹ hơn, mình mới nhận ra quả AI trong bài thực chất chỉ là một trường hợp ví dụ, còn cái ý chính của bài đấy thực chất là việc máy đọc sách càng tân tiến thì có khả năng người ta sẽ lại càng có xu hướng quay về sách giấy. Lúc đọc lại bài đó, mình tự nhiên lại nhớ đến một cái clip từng xem cách đây cũng khá lâu của một booktuber đã đứng tuổi tên là Michael K. Vaughan. Nếu nhìn vào tiêu đề của clip, hẳn anh em sẽ nghĩ thanh niên này sẽ bàn về những cái điểm mạnh và yếu của ebook so với sách giấy, và kỳ vọng sẽ được nghe mấy cái lập luận đã bị nhai đi nhai lại đến cũ mèm như tính cơ động, giá thành, cảm giác cầm nắm, mùi hương này nọ. Và ừ, đúng là Vaughan có động đến mấy thứ kiểu đó, nhưng ông anh điểm qua chúng nó một cách cực kỳ sơ sịa, với tổng thời lượng chắc còn chưa được đến 3 phút trong cái clip dài

Từ một vụ AI nhái giọng, nghĩ về nguy cơ Tolkien bị bắt "hồi sinh"

 Hôm qua lúc share lại cái đoạn ghi âm Tolkien đọc 1 đoạn trích Hobbit, mình có đùa rằng nếu con ông cụ mà còn sống thì có khi nhà Tolkien cũng nọc cổ ông anh ra bắt đọc truyện để còn thu âm bán audiobook. Cơ mà nay nhìn thấy cái tin này xong, tự nhiên lại nghĩ cái ý tưởng đấy chưa chắc đã không thể thành sự thật được đâu. Stephen Fry ‘Shocked’ to Discover AI Stole His Voice From ‘Harry Potter’ Audiobooks and Replicated It Without Consent, Says His Agents ‘Went Ballistic’ Cụ thể là vừa bữa trước, tại một lễ hội công nghệ ở London, Stephen Fry, một phát thanh viên kiêm diễn viên lồng tiếng khá nổi, đã cho trình chiếu một thước phim tài liệu với giọng mình lồng tiếng. Nhưng theo lời Fry, cách đấy ít lâu, ông anh thậm chí còn hoàn toàn chẳng hề hay biết về cái phim này, chứ đừng nói là lồng tiếng cho nó. Thứ góp giọng thuyết minh cho phim thực chất là một con AI, và nó đã sao chép lại y hệt giọng Fry bằng cách phân tích giọng đọc của ông ta trong bản audiobook của Harry Potter. Việc AI nh

Tolkien chia sẻ về ngôn ngữ tiên của mình trong một bộ phim tài liệu của BBC

 Bữa nay vừa thấy thằng Mắc giới thiệu cho một cái clip tài liệu ngắn, chiếu cảnh Tolkien chia sẻ về tình yêu với ngôn ngữ của mình cũng như đá qua bình phẩm một chút về ngôn ngữ tiên mà ông cụ đã chế ra cho bộ huyền thoại mình sáng tác. Nghe hấp dẫn phết. Và trong trường hợp có anh em nào tò mò thì cái clip này được trích từ Tolkien in Oxford, một bộ phim tài liệu về J. R. R. Tolkien do Leslie Megahey sản xuất cho đài BBC 2 hồi đầu tháng Hai, và phát sóng vào 30/3/1968. Nó dài tầm 30', và bàn về khá nhiều khía cạnh khác của Tolkien chứ không chỉ giới hạn trong mỗi khoản đam mê ngôn ngữ. Phía BBC đã cho đăng tải lại toàn bộ bộ phim tài liệu đó ở đây, nếu quan tâm thì anh em ngó nhé (phải sửa IP sang IP Anh thì mới xem được): https://www.bbc.co.uk/archive/release--jrr-tolkien/znd36v4 Đáng chú ý là bản thân Tolkien thì không ưng cái phim tài liệu này lắm. Trong một bức thư gửi Donald Swann, ông cụ có bảo rằng cái phim này có phần dàn dựng và giả tạo hơi quá đà. Nhà sản xuất được Tolk

Một hình dung thú vị về cảnh sát của tương lai

 Bữa nay mình mới mò thấy một bức hình khá thú vị, mô tả hình dung của người hơn một thế kỷ trước về cảnh sát của tương lai này anh em. Cụ thể, cái hình mọi người đang nhìn vào có tên là “The Police of the Future,” gốc được đăng trên số ra ngày 27/2/1886 của một tờ tạp chí châm biếm có tên là Punch. Không có nhiều thông tin về nguồn gốc ra đời của nó, nhưng căn cứ vào cách bức hình có một dòng chú thích là “tham khảo thư gửi tờ “Daily Chronicle,” số ra hôm 15/2/1886,” khả năng cao là cách đấy mấy hôm, tờ Daily Chronicle đã đăng tải một gửi thư do độc giả gửi đến, bên trong có đề xuất rằng cảnh sát của tương lai sẽ được trang bị đại loại như vậy; sau đó thì một biên tập hay họa sĩ của tờ Punch đã đọc được bức thư đấy và thấy nó có phần lố bịch, và quyết định minh họa hẳn luôn những gì được tả trong thư trên tạp chí của mình. Về phần bản thân cái ông cảnh sát trong hình thì thanh niên này được trang bị khá nhiều thứ đồ, dùng để cả công cả thủ. Đầu tiên, hai thứ dễ thấy nhất là một cái kh

Một sự "thọt đầu thọt đuôi" của Animorphs

 Bữa nay mới thấy có một bên bán sách cũ rao một lô Animorphs bản Nhã Nam, trong đấy thọt tập 1, mình tự nhiên lại nhớ đến một thứ cũng dính đến tập 1 của bộ này và cũng đã bị thọt khác, nhưng mà không phải là thọt kiểu vật lý. Có từ t2-t10 Cơ mà trước khi nói cụ thể về nó, cần bàn qua về Animorphs tí đã. Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Animorphs là một sieries Sci Fi YA, được K. A. Applegate viết và xuất bản trong giai đoạn cuối thập niên 90 - đầu thập niên 2000, với cốt xoay quanh một toán nhóc tuổi teen vô tình khám phá ra Trái Đất đang bị một chủng sên ngoài hành tinh bí mật xâm lăng. May mắn cho Trái Đất, đám teen đấy đã được một người lính thuộc một chủng tộc ngoài hành tinh khác, vốn là kẻ thù truyền kiếp với đám sên kia, truyền cho một công nghệ đặc biệt, cho phép lũ nhóc có thể tạm thời biến thành bất cứ loài động vật nào từng được chúng nó chạm vào và hấp thụ ADN. Vì bộ này khá là dài (mạch chính gồm 54 cuốn, xong còn mấy cuốn phụ bên ngoài nữa), với tác giả không p

Cách AI có thể làm con người thui chột trong tương lai

 Trong cái bài review cuốn Chim nhại được bạn Trà chia sẻ hôm trước, có một đoạn nhắc đến việc nhân loại trong tương lai có thể trở nên thoái hóa về mặt trí tuệ, đến mức trở nên mù chữ. Tình cờ thì cách đây ít lâu, một bên tạp chí là Literary Hub vừa đăng một bài viết rất thú vị, với nội dung cũng ít nhiều động đến sự thui chột của khả năng đọc hiểu của con người trong tương lai. Why Human Writing Is Worth Defending In the Age of ChatGPT Cụ thể, cái bài này là một trích đoạn trong Who Wrote This?: How AI and the Lure of Efficiency Threaten Human Writing, một cuốn sách bàn về việc ứng dụng AI vào viết lách. Trong đoạn trích này, Naomi S. Baron, tức tác giả của nó, có đề cập đến một hệ lụy ít ai nghĩ đến khi để cho mấy thuật toán AI kiểu ChatGPT hỗ trợ công việc viết của bản thân, hoặc thậm chí là tiếp quản luôn phần viết. Hệ lụy đấy là nó làm biến đổi não của chúng ta theo một hướng chẳng mấy tốt đẹp. Như trong bài viết có nói đấy, khoa học thần kinh hiện đại đã chứng minh được rằng não

Một ý tưởng thú vị về cách dùng phép thuật để moi tiền từ mọt sách

 Bữa nay trong lúc đang đọc một bộ hiền-tài-hạng-nhẹ, tự nhiên thấy nó đưa ra một ý tưởng áp dụng một thứ bùa phép chuyên phục vụ ngành công nghiệp không khói vào mảng xuất bản. Nghe cũng ra tiền phết chứ có phải đùa đâu . Nhìn vào đây mà lại nghĩ, có lẽ cái trò này sẽ thích hợp nhất với những thằng dựa dẫm nhiều vào các pha bẻ lái trong cốt để tạo sức hút. Với những thằng như thế này, giá trị đọc lại của chúng nó nhìn chung khá thấp, bởi vì ta đã biết hết thứ làm nên điểm hấp dẫn lớn nhất của chúng nó rồi. Tỉ như cái mẩu truyện ngắn The Last Question của Isaac Asimov nhé. Thằng này chỉ cần đọc một hoặc cùng lắm hai lần là đã gần như chẳng còn lý do gì để đọc lại nó nữa, trừ phi muốn ôn lại kỷ niệm hoặc đang trong tâm trạng hoài cổ gì đấy. Nguyên nhân là tất cả mọi thứ hút nhất của nó đều nằm ở cái câu chốt, và một khi đã biết nó chốt lại như thế nào là coi như mọi dẫn dắt ban đầu đều sụt giá trị rất mạnh. Một thằng nữa cũng có thể sẽ được lợi từ cái này là The Bear That Fell From The

Một bức thư thú vị đến từ Edgar Rice Burroughs

 Bữa nay mình mới vớ được một cái ảnh khá thú vị, chụp lại một bức thư như bên dưới. Trong trường hợp anh em không nhận ra được cái chữ ký bên dưới, đây là thư của Edgar Rice Burroughs, một trong những tác giả pulp nổi tiếng nhất của Mỹ. Ông này viết cực kỳ nhiều truyện phiêu lưu với SFF các loại, trong đấy nổi nhất trong làng SFF chúng ta thì có series Barsoom (tức cái chuỗi truyện về John Carter, một cột mốc huyền thoại của mảng Planetary Romance), còn nổi tiếng với công chúng nói chung thì có series Tarzan (cái này thì chắc chẳng cần giới thiệu nhỉ?). Truyện của thanh niên chẳng phải là kiểu văn học cao cấp hay gì đâu, toàn kiểu giải trí hành động thuần là chính, dù chúng nó cũng có sức ảnh hưởng không phải nhỏ đối với SFF và truyện phiêu lưu nói riêng cũng như văn hóa đại chúng nói chung. Một ngày đẹp trời nọ, Burroughs nhận được thư từ một cậu nhóc 14 tuổi, và chính nó đã dẫn đến việc ông viết ra bức thư ở dưới. Không rõ cái thư của cậu bé kia nội dung thế nào, cơ mà căn cứ vào nh

Một nghiên cứu về sự khó nhận diện của nội dung do AI viết

 Bữa nay mình mới bắt được một cái tin thú vị, ấy là vừa có một nghiên cứu cho thấy đám thuật toán AI tạo sinh thời nay đã đạt đến trình độ cho ra được các nội dung giống người đến mức ngay cả các chuyên gia về ngôn ngữ cũng khó lòng nhận ra nổi bản chất của nó. AI vs. Human Writing: Experts Fooled Almost 62% of the Time Cụ thể thì mới đây, Research Methods in Applied Linguistics, một tờ tạp chí khoa học chuyên về các vấn đề và hiện tượng liên quan đến ngôn ngữ trong thế giới thực, đã đăng tải một nghiên cứu mang tên “Can linguists distinguish between ChatGPT/AI and human writing?: A study of research ethics and academic publishing” (tạm dịch: “Liệu các nhà ngôn ngữ học có phân biệt được giữa nội dung do ChatGPT/AI và nội dung do con người viết không?: Một nghiên cứu về đạo đức nghiên cứu và xuất bản học thuật”), thực hiện bởi Tiến sĩ J. Elliott Casal từ Đại học Memphis và Tiến sĩ Matt Kessler từ Đại học Nam Florida. Anh em có thể tham khảo bản đầy đủ của nó ở đây: https://www.research

Literature Map - một cách khám phá văn học mới

Bữa nay mình mới mò ra được một trang web khá thú vị, tự xưng là "bản đồ du lịch văn học." Web đấy là Literature Map: https://www.literature-map.com/ Thằng này có giao diện cực đơn giản, và nguyên lý hoạt động của nó cũng đơn giản nốt. Tất cả những gì anh em cần làm là gõ tên một tác giả bất kỳ vào thanh tìm kiếm to đùng ngay giữa trang, sau đó bấm tìm kiếm, và nó sẽ lập tức tạo ra một thứ gọi là "tag cloud" cho anh em. Cái tag cloud đấy là một "đám mây" khá dày, cấu thành từ tên một loạt các tác giả khác mà trang này cho là có liên quan đến tác giả gốc. Sau một hồi xoáy lượn đám mây tác giả này sẽ lắng xuống, với tên tác giả được dùng làm từ khóa tìm kiếm (từ giờ gọi là "tác giả gốc") sẽ nằm ở chính giữa, và các tên khác phân bố tùy theo độ "gần gũi" với tác giả từ khóa. Cự ly giữa các tên tác giả mới và tác giả gốc được phân bố dựa trên phân tích dữ liệu do người đọc cung cấp, và ai càng được nhiều người đã thích tác giả gốc thích

I, Robot và The Two Faces of Tomorrow - 2 tác phẩm về AI hoạt động theo cách ngoài kỳ vọng

Nhân bữa trước nhắc đến cái nỗ lực căn chỉnh AI sao cho chúng nó hoạt động đúng như kỳ vọng của con người, mình lại nhớ đến 2 quyển truyện rất nổi tiếng từng sử dụng chính cái ý tưởng đấy làm nền móng dựng cốt. Chúng nó là I, Robot và The Two Faces of Tomorrow. Về phần I, Robot, thằng này là một tuyển tập truyện ngắn của Isaac Asimov. Trên lý thuyết, cái quyển này không phải là truyện về AI, mà nó là truyện về rôbốt (nhìn cái tên là biết ngay  ). Tuy nhiên, nếu anh em nào đã đọc truyện rồi, mọi người hẳn đều biết nó thực chất dính dáng đến rặt AI, có điều đám AI của truyện nằm trong những cơ thể di động chứ không phải mấy cái server dưới gầm giường thằng Mắc hay gì đó tương tự. Truyện gần như không bao giờ động đến các vấn đề liên quan đến cơ khí và phần cứng, mà luôn chỉ xoáy vào một đề tài mà Asimov gọi là “tâm lý rôbốt học.” Nói cụ thể hơn, truyện giới hạn bản thân vào đúng cái phần tâm trí của bọn rôbốt, tức mấy thuật toán AI điều khiển các thân xác máy, và chiêm nghiệm về những cá

Một hành động lạnh gáy của ChatGPT nhằm qua mặt con người

 Có vẻ đận vừa rồi chửi đám AI nhà Zucc hơi nhiều làm nó nóng máy, bởi hôm nay mới được nó đẩy một bài khá lạnh gáy lên feed để dằn mặt này anh em. Cụ thể, thứ mọi người đang nhìn vào là ảnh chụp một trích đoạn trong ấn bản in của tạp chí The Atlantic, số ra tháng 9. Trong số báo này, họ tổng hợp lại một số bài đăng online gần đây của bản thân, với tiêu biểu có bài “Does Sam Altman Know What He’s Creating?”, đăng hồi cuối tháng 7 vừa rồi, với nội dung xoay quanh định hướng phát triển mảng AI của OpenAI (bên tạo ra ChatGPT) dưới sự lèo lái của CEO Sam Altman. Nếu quan tâm đến bản đầy đủ, anh em có thể đọc nó ở đây: https://www.theatlantic.com/magazine/archive/2023/09/sam-altman-openai-chatgpt-gpt-4/674764/ . Về phần đoạn trích trong ảnh, nó nằm trong một phần liên quan đến nỗ lực căn chỉnh AI của OpenAI, tức việc điều chỉnh các hệ thống của bên này sao cho đảm bảo chúng sẽ hoạt động dựa trên các chuẩn của con người, cả về mặt đạo đức lẫn kết quả công việc. Nói một cách nôm na hơn, căn c

Peace on Earth vs Wheel of Time - hai cách làm Fantasy hậu tận thế

Nhân hồi chiều có nhắc đến cái thế giới của Wheel of Time, mình lại nhớ đến một thằng SFF khác hồi trước từng xem. Thằng đó là Peace on Earth. Peace On Earth Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Peace on Earth là một phim hoạt hình ngắn của hãng MGM, lần đầu được công chiếu vào cuối năm 1939. Phim chỉ dài có 9 phút, và xoay quanh việc một con sóc già đến thăm mấy đứa cháu trong đêm trước Giáng sinh. Anh em có thể xem bản đầy đủ của nó ở bên dưới. Nếu đã trải nghiệm cả hai, anh em hẳn sẽ nhận thấy Peace on Earth cũng có cái kiểu sử dụng thế giới cũ làm bàn đạp hao hao thằng Wheel of Time. Lúc mới nhìn vào cả hai thằng này, ta sẽ có cảm tưởng chúng nó là một thế giới Fantasy độc lập, tách biệt với cái thế giới của chính mình; nhưng về sau thì mới lòi ra là chúng nó vẫn lấy bối cảnh thế giới thực tại, chỉ có điều tua tít lên tương lai, sau khi cái nền văn minh hiện thời đã không còn nữa. Cả hai cũng có một cái nhìn hơi bị lệch lạc về quá khứ, với thằng Wheel of Time thì lệch đi về mặ

Cách nhân vật có thể giúp gánh một câu chuyện rập khuôn

 Mấy bữa nay nhắc đến thằng Murderbot và cách nó bù đắp sự cliché của bản thân bằng cách đẩy mạnh phát triển nhân vật theo một hướng bất bình thường, tự nhiên mình lại nhớ đến một cái meme từng vớ được cách đây ít lâu, cũng xoay quanh việc chế nhân vật theo những mô típ ngược đời. Nó là cái ảnh bên dưới. Khi nhìn sơ qua cái danh sách đấy, hẳn anh em sẽ hình dung ra trong đầu các nhân vật này sống trong một thế giới Fantasy cực kỳ quen thuộc, chẳng hạn thế giới D & D hay cái gì đó tương tự, và đám này cũng là kiểu người đi làm quest đánh quái. Nhưng ngay cả nếu thế giới với hành trình nhân vật có cũ rích, mọi người hẳn sẽ vẫn không khỏi tò mò trước mấy cái khái niệm đậm chất Discworld này, và vẫn muốn theo dõi những trò con bò mà hẳn đám người đấy kiểu gì cũng vướng vào. Từ đây, nếu biết dẫn dắt sao cho tử tế, ta sẽ có một câu chuyện trông quen vô cùng, nhưng cũng lại mới đến lạ kỳ. Và tình cờ thì ta cũng đã có luôn một số ví dụ về những tác phẩm chơi cái trò kiểu này rồi. Đầu tiên

Một câu chuyện thú vị về một fan Sci Fi

 Vừa bữa trước nhắc đến con Murderbot thì bữa nay lại thấy cái bài này bay lên feed. Trùng hợp phết 🐧. Meet Ben and Dushan. Và nếu có anh em nào không hiểu mình đang nhìn vào cái gì, thì cái bài bên dưới đến từ Read It Again đăng, một hiệu sách độc lập tại Mỹ. Cách đây mấy bữa, họ có tiếp một cặp đôi khách quen là Ben và Dushan, lần này ghé hiệu với một lý do khá dị: Ben (ông đứng cười bên trái) vừa bị vợ sút ra khỏi nhà, bảo là đi đâu chơi với bạn thì đi đi. Vì Ben vốn thích Sci Fi, đến mức coi luôn mấy cuốn Sci Fi là bạn của mình, thế nên ông anh đã ngoan ngoãn nghe lệnh và lập tức tót ra hiệu sách chơi cùng đám "bạn" mình. Bên dưới là ảnh được ông anh nhờ nhân viên hiệu chụp cùng 3 thằng bạn. Còn nếu có anh em nào tò mò về cái đoạn xoay quanh Brittany và Seth mà post có nhắc tới, thì đó là một câu chuyện cũng khá thú vị khác xảy ra tại hiệu sách này. Số là tầm 1 năm trước, Brittany và Seth, hai nhân vật vốn quen nhau qua mạng, có quyết định tổ chức một buổi gặp mặt ngoài

Orconomics và The Murderbot Diaries - hai tác phẩm cliché được nhìn qua một lăng kính độc đáo

 Trong bài review Orconomics hôm trước, mình có nhấn rất mạnh việc cái truyện này không làm một cái gì quá mới. Nó copy gần như y xì đúc mấy cái mô típ cũ rích của một cái ngách Fantasy đã quá quen thuộc, nhồi vào tác phẩm của mình toàn những thứ ngay cả người chưa từng đọc Fantasy bao giờ cũng sẽ thấy nhàm, đơn giản vì mấy cái đấy tràn ngập văn hóa đại chúng rồi. Tuy nhiên, mình cũng đã đồng thời khẳng định rằng không phải vì thế mà Orconomics là một quyển truyện nhạt thếch. Thằng này là một câu chuyện phiêu lưu được viết theo một kiểu rất chắc tay, với cốt dù không mới mẻ nhưng cũng đủ lôi cuốn và kịch tính. Đặc biệt nữa là nó đã chú tâm chế cháo lại cái thế giới của câu chuyện, dù vẫn dùng cái nền D & D nhưng đã phân tích mọi thứ dưới góc độ kinh tế và kinh doanh, cho phép người đọc có thể theo dõi câu chuyện qua một dạng “lăng kính” mới. Chính nhờ cái lăng kính này, Orconomics vẫn tạo ra được khác biệt cho bản thân, và giúp câu chuyện không đến nỗi chết chìm trong một bể đầy nh