Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa học tự nhiên/công nghệ thường thức

Đại bàng Trung Địa, tương quan sinh trưởng, và lý do đoàn hộ nhẫn không thể bay thẳng đến Núi Doom

Bữa nay mình mới bắt được một cái clip thú vị, sử dụng khoa học để phân tích một trong những cái meme nổi tiếng nhất trong làng SFF: tại sao mấy thanh niên đại bàng trong Lord of the Rings không chở cả đoàn hộ nhẫn đến Núi Doom, hay ít nhất là Mordor cho rồi? Về mặt lý thuyết mà nói, việc đoàn hộ nhẫn không thể sử dụng đại bàng như một hãng hàng không giá rẻ cũng đã được giải thích qua cả lore của Trung Địa lẫn lôgic bình thường rồi. Phòng trường hợp anh em chưa biết đến mấy cái lý do đấy thì một là đám đại bàng về cơ bản là một chủng tộc riêng, tương tự tiên, người, hobbit, hay bất cứ chủng tộc nào khác của Trung Địa, không phải cứ thích là gọi đến sai vặt được. Thứ hai, một bầy đại bàng bay tơ hơ giữa trời kiểu gì cũng sẽ bị lính Sauron phát hiện ra từ xa tít mù tắp, và hắn sẽ dốc toàn lực lượng, bao gồm cung thủ, máy bắn đá, Fellbeast (mấy cái con rồng mà đám Nazgul cưỡi), cùng bố ai biết những cái gì nữa, đến đấm cho cả đoàn nhừ tử. Thứ ba, và cái này hơi mang tính meta một tí, đó

DART - một thí nghiệm bảo vệ hành tinh khỏi thiên thạch của NASA

 NASA hiện đang triển khai bước đầu tiên trong một dự án rất thú vị này anh em: dùng tên lửa bảo vệ hành tinh khỏi thiên thạch. NASA will launch mission to crash into a near-Earth asteroid to try to change its motion in space Cụ thể thì đến tháng 9 năm sau, Trái Đất sẽ bị một cặp “anh em” phóng tạt qua khá gần, tên là Didymos và Dimorphos (Didymos là một tiểu hành tinh, còn Dimorphos là vệ tinh tự nhiên của Didymos). Theo dự kiến, chúng nó sẽ phóng rất sát Trái Đất, chỉ cách ta có 11 triệu km. Nghe thì có vẻ xa tít mù đấy, nhưng một vật thể chỉ cần có khoảng cách giao điểm quỹ đạo tối thiểu đối với Trái Đất nhỏ hơn 1,3 AU (tầm 195 triệu km) là đủ để tính là vật thể gần Trái Đất, và nếu khoảnh cách giữa nó với Trái Đất mà chạm ngưỡng 0,05 AU (7,5 triệu km) thì sẽ bị coi là vật thể có khả năng gây nguy hiểm (tức PHO, viết tắt của Potentially Hazardous Object). Nói cách khác, Didymos và Dimorphos dù chưa đến mức đáng ngại, chúng nó cũng mon men khá sát ngưỡng PHO rồi. Tận dụng thời cơ này

Sự tương đồng giữa dịch tễ học và Foundation

 Hôm qua mình đã có một bài về The History of the Decline and Fall of the Roman Empire, bộ sách lịch sử đã được dùng làm nền tảng cho một trong những series Sci Fi hết sức kinh điển là Foundation của Isaac Asimov. Hôm nay thì trong lúc đọc một cái bài đăng xoay quanh ngành dịch tễ học, mình lại tình cờ bắt được cuộc hội thoại bên dưới, gần như tả lại nguyên si ý tưởng nền của Foundation. Thật trùng hợp 🐧.  Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, series Foundation được xây dựng dựa trên ý tưởng là một nhà toán học kiêm tâm lý học tên Hari Seldon đã phát minh ra một phương pháp khoa học mới, diễn giải tâm lý con người ra dưới dạng các phương trình toán học và từ đó tiên liệu hướng phát triển của nền văn minh trong tương lai. Cái phương pháp đấy được Seldon đặt tên là psychohistory. Tuy nhiên, psychohistory có rất nhiều điểm yếu. Vấn đề đầu tiên là nó không thể được áp dụng để tiên đoán hành động của từng cá nhân riêng lẻ, bởi vì mỗi một con người là một biến số quá bất định. Chỉ khi l

Cách sa mạc "hít thở" bằng hơi nước

 Hôm qua vừa đăng bài về Dune xong, hôm nay lại thấy cái bài này đập vào mặt , hợp lý phết 🐧. Cách đây mấy bữa, tờ Journal of Geophysical Research, một tạp chí học thuật về địa vật lý, có xuất bản một nghiên cứu mang tên Water vapor transport across an arid sand surface - non-linear thermal coupling, wind-driven pore advection, subsurface waves, and exchange with the atmospheric boundary layer (tức “Vận chuyển hơi nước qua bề mặt cát khô cằn - tương tác nhiệt phi tuyến tính, bình lưu lỗ rỗng do gió, sóng dưới bề mặt và trao đổi với lớp ranh giới khí quyển,” tham khảo ở đây: https://agupubs.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1029/2021JF006490 ). Cái nghiên cứu này hơi loằng ngoằng, nhưng đại khái nó xoay quanh một đặc điểm khá thú vị của sa mạc: hoạt động “hít thở” của nó. Cụ thể hơn, theo như nghiên cứu có nói, các nhà nghiên cứu môi trường học vốn đã biết rằng sa mạc có thể phả ra cũng như tái hấp thụ hơi nước qua bề mặt của mình, từ đấy làm ảnh hưởng đến lượng nước chứa đựng tại các vùn

Một thay đổi thú vị trên website của CDC

 Vừa mới mấy hôm trước, CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ) đã cập nhật lại một phần trên website của mình nhằm giúp dân tình có thể ứng phó tốt hơn với đại dịch . Mỗi tội không phải là dịch Cô Vy, mà là dịch zombie 🐧. Cái phần này thực chất đã tồn tại từ hồi năm 2011 rồi, được CDC nói rõ là lập ra dưới dạng một trò đùa. Năm nay, vì thấy tình hình dịch giã căng thẳng, CDC đã tranh thủ nâng cấp lại nó tí, nhằm cung cấp cho thiên hạ một số thông tin nghiêm túc về cách chuẩn bị ứng phó với các tình huống thảm họa theo một cách hài hước.  Trên trang web của mình, CDC có một bài blog liệt kê sơ lược các việc cần làm để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thảm họa zombie nếu nó có đội mồ tràn đến. Mặc dù tất nhiên có chém tí, gần như mọi thông tin bên trong đều có thể được đem ra áp dụng để phòng ngừa cho các tình huống thiên tai như động đất, bão lũ, sập mạng lưới điện,... chẳng hạn nên trữ sẵn một số công cụ sang sửa đồ đạc và gia cố nhà cửa kèm đồ sơ cứu (vì dù bị zombie tợp l

LUMINESCIENCES - một blog khoa học thú vị từ người đầu tiên từng vẽ mô phỏng lỗ đen

 Trong lúc ngồi tra cứu thông tin để làm cái bài về mô phỏng lỗ đen đăng trong bài nghiên cứu Image of a spherical black hole with thin accretion disk hồi chiều, mình có thử tìm hiểu thêm về Jean-Pierre Luminet, tác giả của nó luôn, và đã tình cờ phát hiện ra ông anh điều hành một cái blog rất thú vị, có tên là LUMINESCIENCES. Trên cái blog đó, Luminet đã đăng tải nhiều bài viết rất được chăm chút và đầu tư. Vì ông anh là nhà vật lý thiên văn, thế nên một lượng không nhỏ bài trên đấy có dính đến vật lý thuyết tương đối rộng, vũ trụ học, thiên văn học,... Luminet viết bài một cách cực kỳ có tâm, trình bày khá sâu và quy củ kiến thức về các mảng này, nhưng vẫn diễn giải tất cả mọi thứ theo một cách không quá nặng nề và rối rắm, giúp bài vừa không bị hời hợt đến mức cưỡi ngựa xem hoa, song cũng vẫn có tính khoa học thường thức, đủ để người đọc phổ thông theo được. Đáng chú ý nhất là Luminet đã "khoét" cho mình một ngách rất hay. Như trong phần giới thiệu về blog đã nói đấy, vì t

CF33-hNIS và sự tương đồng lạnh gáy của nó với I Am Legend

 Bữa nay mình mới bắt được một tin thú vị, ấy là vừa có một loại virút trị ung thư mới đang được mang ra thử nghiệm lâm sàng trên người. Số là mấy năm đổ lại đây, Trung tâm Y tế Quốc gia Thành phố Hope ở California có phối hợp cùng phát Công ty Imugene để phát triển một chủng virút, có tên là CF33-hNIS (còn gọi là Vaxinia). Con virút này đã được chỉnh sửa gen để lùng tìm va tiêu diệt tế bào ung thư một cách có chọn lọc, đồng thời tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với ung thư bằng cách “đánh dấu” các tế bào ấy, khiến chúng trở nên dễ nhận biết hơn. CF33-hNIS được dự kiến sẽ đóng vai trò một liệu pháp bổ trợ, kết hợp với các phương pháp đặc trị khác để giúp chữa trị cho những ca ung thư khối u đặc ở giai đoạn cuối. Virút. Chỉnh sửa gen. Dùng để trị ung thư. Thử nghiệm trên người. Nghe quen không 🐧? Trong trường hợp có anh em nào không hiểu mình đang muốn ám chỉ cái gì, đây về cơ bản chính là cái tiền đề mà bản chuyển thể năm 2007 của cuốn tiểu thuyết I Am Legend do Richard Ma

Hệ thống Perimeter và phiên bản vũ trụ của nó trong series Tam Thể

 Sau bài về kỳ tích nước Nga từng đóng góp cho công cuộc chinh phục vũ trụ của con người hồi trưa, mình lại nhớ đến một thứ khác các thanh niên này từng triển khai. Nó cũng liên quan đến phóng tên lửa, và còn là nguồn cảm hứng cho một bộ Hard Sci Fi liên quan đến khám phá vũ trụ rất nổi. Cái thứ đó chính là hệ thống Perimeter .  Hệ thống Perimeter, hay còn được gọi là Dead Hand (Bàn tay Tử thần) là một hệ thống kiểm soát vũ khí hạt nhân tự động được Liên bang Xô-viết phát triển trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, và theo lời đồn đại thì vẫn còn được áp dụng đến tận bây giờ. Trong trường hợp chính phủ Nga cảm thấy mình đang bị đe dọa bởi chiến tranh hạt nhân, họ có thể kích hoạt hệ thống này. Ngay lập tức, một loạt các tên lửa hạt nhân nằm rải rác ở những địa điểm bí mật trên toàn lãnh thổ Nga sẽ chuyển sang chế độ phóng tự động, sẵn sàng hủy diệt các mục tiêu đã định trước, kể cả khi toàn bộ đội ngũ lãnh đạo Nga đều đã chết cả. Vì tầm quan trọng của nó, mọi thứ liên quan đến cái hệ thống

Khoảng cách an toàn tối thiểu để sống sót một vụ nổ hạt nhân

 Có vẻ chúng ta không phải là người duy nhất cảm thấy rét sống lưng trước nước cờ của Nga, vì hôm nay đã thấy cả đống page về khoa học công nghệ lên bài về Đại Lụt Lửa rồi 🐧. Trong số các bài được share, đáng chú ý có bài của bên ScienceAlert, bàn về việc nếu có một trái bom hạt nhân kích nổ, ta sẽ cần đứng cách nó bao xa để được an toàn , dựa trên một clip thú vị từng được channel trên Youtube AsapSCIENCE thực hiện về chiến tranh hạt nhân. Để tiện bề tính toán, quả bom trong bài được giả định là sẽ có đương lượng nổ 1 megaton (tức khi kích nổ, bom sẽ giải phóng một lượng năng lượng tương đương 1 triệu tấn TNT). Thế tức là quả bom đó tởm gấp 80 lần quả bom được kích nổ ở Hiroshima, nhưng vì vũ khí hạt nhân hiện đại sức công phá toàn tầm 20 megaton đổ lên, thế nên đây vẫn có thể được coi là một quả bom loại nhỏ. Tuy nhiên, dù đã có giới hạn độ khủng của quả bom thành một con số tròn trĩnh như vậy rồi, tính toán chuẩn xác phạm vi tác động của nó vẫn là điều bất khả thi. Có quá nhiều yếu

Ngụy khoa học và tầm "quan trọng" của nó

 Trong clip về cách phép thuật có thể thay đổi bộ mặt của chiến tranh mình share hôm trước, có nguyên một đoạn đề cập đến cách sẽ có một cuộc chạy đua vũ trang bùng nổ. Một bên sẽ cố gắng cải thiện và tìm các cách vận dụng sáng tạo bùa phép tấn công, một bên sẽ nỗ lực phát triển và ứng dụng bùa phép phòng thủ để ứng phó trước nó. Vụ đó làm mình nhớ đến một clip khác từng xem, cũng xoay quanh một cuộc “chạy đua vũ trang” khác. Chỉ có điều thay vì là chạy đua phát triển bùa phép, nó là chạy đua phát triển khoa học. Clip đấy chính là clip “tán dương” tầm quan trọng của ngụy khoa học do nhà vật lý học người Đức Sabine Hossenfelder thực hiện bên dưới. Có khá nhiều cách để định nghĩa về ngụy khoa học, và bản thân giới học giả cũng chẳng thống nhất được với nhau phải thế nào mới đủ tiêu chí để bị liệt vào cái hạng mục đấy. Đặc biệt lằng nhằng là nhiều thuyết ngày nay đã được cộng đồng khoa học chính thống chấp nhận là khoa học kỳ thực từng có thời bị coi là ngụy khoa học (chẳng hạn như thuyết

Trái Đất sẽ trông ra sao khi được một nền văn minh lạ quan sát

 Bài về chuyên gia vật lý hạt kiêm người ủng hộ ra định cư ngoài vũ trụ Gerard O’Neil hồi chiều, mình tự dưng lại nhớ đến một bài báo khoa học hồi năm ngoái, xoay quanh việc Trái Đất sẽ trông như thế nào trong lăng kính viễn vọng của một nền văn minh lạ . Như trong bài báo có nói, tính đến nay, chúng ta đã quan sát được hơn 4.000 ngoại hành tinh (tức các hành tinh quay quanh những vì sao không phải Mặt Trời). Tuy nhiên, vì quan sát là con đường hai chiều, thế nên nếu chúng ta có thể nhìn thấy các ngoại hành tinh quay quanh những ngôi sao xa xôi, thì cũng không loại trừ khả năng một nền văn minh nào đó sẽ có thể nhìn ngược lại được ngôi sao “xa” mang tên Mặt Trời, và từ đó có thể còn thấy được Trái Đất nữa. Trường hợp này đã được Joshua Pepper, một nhà thiên văn học tại Đại học Lehigh, và Lisa Kaltenegger, giám đốc Viện Carl Sagan tại Đại học Cornell, tính đến. Thế là sử dụng dữ liệu từ ESA (Cơ quan Vũ trụ Châu Âu) và Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Quá cảnh của NASA (TESS), họ đã lập

Một thí nghiệm hình chiếu 3D của NASA

 Bữa nay vừa mới bắt được một tin khá hay, thuật lại một thử nghiệm NASA triển khai hồi cuối năm ngoài . Trong thử nghiệm ấy, một toán bác sĩ đã được đưa lên trạm vũ trụ quốc tế để thăm hỏi đội ngũ phi hành gia trên đấy. Đáng chú ý là họ không di chuyển một cách vật lý lên đó, mà chỉ lên bằng công nghệ hình chiếu 3D thôi. Cụ thể thì tuần trước, NASA vừa đăng đàn để khoe về công nghệ liên lạc từ xa mà họ gọi là “holoportation” (kết hợp giữa “hologram,” tức hình chiếu ba chiều, và “teleportation,” tức dịch chuyển tức thời). Holoportation sẽ ghi lại hình ảnh của một người bất kỳ, biến chúng thành các mô hình 3D chất lượng cao, sau đó nén lại và truyền phát trực tiếp hình ảnh đấy theo thời gian thực. Khi kết hợp những hình ảnh ấy với các loại kính thực tế hỗn hợp như HoloLens của Microsoft, những người dùng ở cách xa vạn dặm sẽ có thể nhìn, nghe, và tương tác với hình ảnh 3D của nhau, cũng như với các vật thể được máy ghi hình, như thể họ đang hiện diện trong cùng một không gian vật lý vậy

AI và tiềm năng chế tạo vũ khí hóa học của nó

 Bữa nay mình vừa vớ được một bài viết thú vị, xoay quanh một nghiên cứu vừa đăng tải cách đây ít lâu trên tạp chí Nature Machine Intelligence (anh em có thể đọc full ở đây: https://www.nature.com/articles/s42256-022-00465-9 ). Nghiên cứu có tiêu đề là Dual use of artificial-intelligence-powered drug discovery, và nó xoay quanh cách công nghệ AI có thể bị áp dụng vào lĩnh vực sinh hóa một cách nguy hiểm thế nào. Số là tầm năm ngoái, Fabio Urbina, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu liệu pháp điều trị bằng thuốc cho các bệnh hiếm gặp, đã nhận được lời tham dự hội nghị do Phòng thí nghiệm Spiez thuộc Viện Bảo vệ Hạt nhân, Sinh học và Hóa học Liên bang Thụy Sĩ tổ chức. Hội nghị có chủ đề cập nhật cho cộng đồng về những bước tiến mới có thể sẽ gây ra hệ lụy tiềm tàng liên quan đến Công ước về vũ khí hóa học/sinh học. Riêng với cá nhân Urbina và các cộng sự của ông, họ được đề nghị phát biểu về công nghệ máy học (tức AI) và cách nó có thể bị lạm dụng trong lĩnh vực của mình. Đề nghị này đượ

Một trận không chiến thú vị giữa con người và AI

 DARPA, tức Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến của quân đội Mỹ, gần đây vừa mới tổ chức một buổi tập trận khá đặc biệt: một trận không chiến ảo giữa AI và con người . Cụ thể là DARPA đã xây dựng với một loạt mô phỏng máy bay chiến đấu F-16 phiên bản số, với cơ cấu hoạt động và điều khiển giống thật hết sức có thể, và sau đó giao cho một số thuật toán khác nhau điều khiển. Mấy con AI sơ khai này sẽ tự mày mò học cách bay, và sau đó tiến hành tấn công lẫn nhau. Thằng giỏi nhất sau đó được đem ra đấu với một phi công F-16 thật. Kết quả: con AI đã đấu với một phi công mang mã hiệu liên lạc “Banger,” và nó đã đánh thắng Banger trong cả 5 ván giao chiến. Mặc dù “sàn đấu” chỉ là một mô phỏng ảo, không có nhiều yếu tố môi trường phức tạp như đời thật, vụ việc vẫn cho thấy hệ thống AI này cực kỳ có tiềm năng. Đặc biệt mộ điểm là mới chỉ mùa thu năm ngoái thôi, trong một thử nghiệm tương tự, đám AI thậm chí còn không thể kham nổi việc lái máy bay. Chúng nó hoặc sẽ vô tình

Từ bình luận của Ronald Reagan ngẫm về tương lai thị trường việc làm

 Trong cái bài xoay quanh trò đùa về Ronald Reagan của Back to the Future hôm qua, mình có share kèm cả một đoạn clip bài phát biểu thông điệp liên bang năm 86 của Reagan. Trong đó, Reagan bảo rằng, “Chưa bao giờ ta được sống trong một thời kỳ thú vị nhường này, một thời kỳ đầy những điều diệu kỳ hứng khởi và thành tựu oai hùng. Như trong bộ phim ‘Back to the Future’ người ta đã nói đấy: ‘Ta chẳng cần đường sá gì tại nơi sẽ đến đâu.’” Khi nói như vậy, Reagan muốn nhấn mạnh vào sự mới mẻ và tươi sáng của tương lai, hứa hẹn rằng ngay cả những thứ ngỡ tưởng căn bản nhất cũng sẽ lột xác hoàn toàn, tương tự cách xe cộ tương lai của Back to the Future không cần đường vẫn chạy phà phà. Tuy nhiên, lúc ngồi search lại cái clip đó của Reagan, mình không khỏi nghĩ về phiên bản nghĩa đen hoàn toàn của nó, và từ đấy mà đã mường tượng về một tương lai chẳng còn nhu cầu đường sá gì nữa và các tác động tiềm tàng của nó với xã hội. Một trong những hệ lụy khả dĩ mình nghĩ đến là chuyện anh em cầu đường

2004 XE69 và 2011 QK37 - khi Brandon Sanderson và Lưu Từ Hân được "thăng thiên"

 Bữa nay mình vừa mới bắt được một tin thú vị, xoay quanh vài cục đá trên trời vừa có giấy khai sinh. Cụ thể thì cách đây ít lâu, IAU (viết tắt của International Astronomical Union, tức Liên đoàn Thiên văn Quốc tế) mới chính thức công bố tên tuổi cũng như số định danh của một loạt tiểu hành tinh và sao chổi. Danh sách đầy đủ đã được họ đăng tải trên website của WGSBN (một nhóm công tác trực thuộc IAU), và anh em có thể xem full ở đây: https://www.wgsbn-iau.org/files/Bulletins/latest.pdf . Các thông số kỹ thuật như quỹ đạo và vị trí của các thằng mới công bố không được đăng kèm thông báo đấy, mà nó được cập nhật tại một cơ sở dữ liệu có tên MPC (viết tắt của Minor Planet Center, tức Trung tâm Tiểu hành tinh). Nếu quan tâm, anh em có thể tra khảo tên từng thằng ở đây: https://minorplanetcenter.net/db_search . Trong số các tiểu hành tinh mới có tên tuổi này, có hai thằng rất đáng chú ý. Đứa đầu tiên là 170910 (tên khác là 2004 XE69), được phát hiện hôm 9/12/2004 bởi CSS (viết tắt của Cata

Công viên kỷ Jura và tính chống nóng của vật đen

 Trong cái bài ảnh teaser Xứ Cát hồi sáng, có một bạn lấy làm lạ là dân ngoài sa mạc mà lại chơi đồ đen hơn cả tiền đồ chị Dậu. Comment ấy tình cờ làm mình nhớ lại một tác phẩm Sci Fi rất kinh điển khác, với thắc mắc tương tự từng được chính nhân vật trong đó nêu ra: Công viên kỷ Jura của Michael Crichton. Trong tác phẩm này, có một nhân vật tên là Ian Malcolm. Đây là một nhà toán học, với chuyên môn nằm ở mảng thuyết hỗn mang. Quan trọng nhất, ngay từ lúc nhân vật này lần đầu xuất hiện, người đọc sẽ có thể thấy luôn đây là một thanh niên cực kỳ lập dị. Nguyên do là bởi đồng chí này diện trên người từ đầu đến đít toàn đồ đen thui. Sơ mi đen, quần đen, tất đen, giày đen. Kỳ quái nhất là lúc ấy trời đang nóng gần chết, thế nên cái bộ dạng của ông anh lại càng thêm phần quái đản. Không chỉ người đọc thấy lạ, mà ngay cả các nhân vật trong truyện cũng đến phát ngốt khi diện kiến thanh niên đó. Tiến sĩ Ellie Sattler, một nhà cổ sinh vật học được mời đến khảo sát công viên, thậm chí còn đã hỏ

Về những cách dạy AI học và tiểu thuyết The Two Faces of Tomorrow

 Hôm nay mình mới bắt được một cái clip khá hay, xoay quanh cách con người dạy khôn cho một thuật toán AI. Như trong clip có nói, thường thì có 3 phương thức dạy dỗ chính có thể đem ra áp dụng cho bọn AI, ấy là Unsupervised Learning (Học hỏi Không Giám sát), Supervised Learning (Học hỏi Có Giám sát), và Reinforment Learning (Học hỏi Củng cố). Cái cách đầu tiên, Unsupervised Learning, về cơ bản có thể được tóm gọn trong 3 chữ: kemeno. Nói cách khác, người ta sẽ cho con AI học bằng cách cung cấp cho nó một núi dữ liệu đầu vào, xong mặc cho nó tự loay hoay, không can thiệp gì cả. Con AI sẽ phân tích núi dữ liệu đấy để tìm những kiểu mẫu mô hình tiềm tàng hoặc những điểm tương đồng giữa các dữ liệu riêng lẻ, từ đấy tự rút ra kết luận hoặc khái quái hóa quy luật. Như clip có ví dụ, nếu cung cấp cho một con AI học tập theo kiểu Unsupervised Learning một chồng hồ sơ bệnh án, nó sẽ phân tích và rút ra điểm tương đồng giữa các bệnh nhân, từ đấy đoán được nguyên nhân gây một căn bệnh nào đó là g

Chiều thời gian, lều báo, và truyện ngắn The Edge Of The Knife

 Hôm nay mình có vô tình lướt ngang một page meme, chụp ảnh màn hình tiêu đề bài bên dưới , với caption là cái câu “Nhỏ không học…” vẫn hay dùng để kháy đểu cánh lều báo. Lúc mới nhìn qua thì mình cũng thấy hơi buồn cười trước tiêu đề bài báo này, nhưng song song với nó lại là cảm giác ngờ ngợ. Vì hay lướt mấy tin khoa học công nghệ, mình khá quen với cách các bài đăng tin khoa học cho độc giả phổ thông giật tít, và thấy cái tít này nghe mùi rất giống với cái format của một bài báo khoa học thường thức tiêu chuẩn (mỗi tội vì nó dịch ra tiếng Việt nên mình đọc không quen, hơi khựng lại tí). Thế là mình đã search thử xem cụ thể nó là sao. Và lúc mò ra được bài gốc rồi thì mới thấy nếu có cái gì vô học ở đây, đó sẽ chẳng phải là bài báo mà là cái page meme kia mới đúng. Nếu vào đọc hẳn nội dung của bài này, anh em sẽ thấy nó bàn về một vấn đề rất nghiêm túc của vật lý, ấy là chiều chảy của thời gian. Như mọi người đã biết, thời gian luôn luôn đi theo một chiều duy nhất: từ quá khứ đến tươ