Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn review/giới thiệu

Review Tender Is the Flesh của Agustina Bazterrica

 🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑🌑 7.0/10 TL;DR Tuyên truyền của PETA. Nhưng mà hay hơn dự kiến. GIỚI THIỆU CHUNG Tender Is the Flesh là một cuốn tiểu thuyết Dystopia của một nữ nhà văn người Argentina tên Agustina Bazterrica. Truyện gốc có tên Cadáver Exquisito, được xuất bản ở Argentina vào năm 2017, và sau đó đã được trao tặng giải thưởng Premio Clarín de Novela, một trong những giải thưởng dành cho các tác phẩm văn học bằng tiếng Tây Ban Nha danh tiếng nhất khu vực Mỹ Latinh. Sau một thời gian làm mưa làm gió ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha, đến năm 2020, truyện đã được dịch sang tiếng Anh với cái tên như đã nói. Tender Is the Flesh lấy bối cảnh là một tương lai bất định nào đấy, không quá gần những cũng chẳng quá xa. Lúc bấy giờ, quá tải dân số đang dần trở thành một vấn đề không thể ngó lơ. Các nguồn tài nguyên ngày một trở nên cạn kiệt, tỷ lệ đói nghèo cứ thế gia tăng, và khắp nơi trên thế giới, liên tục xảy ra những vụ bạo loạn vì thiếu đất ở. Trái Đất đang trở thành một cái nồi hơi, có th

Review Ở Xứ Cỏ Rậm của Vladimir Bragin

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌗🌑🌑 7.5/10 TL;DR Ant-Man, nếu nó được viết bởi một Jules Verne với ngòi bút hơi non. GIỚI THIỆU CHUNG Ở Xứ Cỏ Rậm tên gốc là “В стране дремучих трав” (đọc là “V strane dremuchikh trav”) là một cuốn tiểu thuyết dành cho thiếu nhi, được tác giả người Nga Vladimir Bragin sáng tác vào năm 1948. Truyện hay được quảng bá là một dạng cổ tích hiện đại, nhưng kỳ thực tất cả mọi tình tiết trong tác phẩm, từ nhân vật, bối cảnh, cho đến các sự kiện, và thậm chí cả cái không khí cũng như tinh thần của nó, đều chẳng dính gì đến thần tiên hay cổ tích cả. Đây là một cuốn Sci Fi chính hiệu, thuộc thể loại Robinsonade (tức những câu chuyện với cốt tương tự Robinson Crusoe, xoay quanh việc nhân vật bị tách biệt khỏi thế giới văn minh và phải dùng tài tháo vát để sinh tồn). Về nội dung thì nhân vật chính của truyện là Grigory Alexandrovich, một anh biên kịch người Moscow. Một ngày nọ, Grigory có dịp ghé qua một thị trấn ven biển tên Chensk. Tại đây, vì một nhầm lẫn khôi hài, đã có người g

The Scholar's Disciple - một truyện ngắn thú vị về giao kèo với quỷ của Walter Tevis

 Bữa nay mình vừa thấy JSTOR, một thư viện chuyên về các tài liệu nghiên cứu, share miễn phí một mẩu truyện ngắn Fantasy của Walter Tevis này anh em. Rare 1969 Story from The Queen’s Gambit Author Walter Tevis Cụ thể thì cái mẩu truyện đó là The Scholar's Disciple, được Tevis xuất bản hồi năm 1969 trên một tờ tạp chí học thuật về văn học có tên là College English. Truyện kể về một anh nghiên cứu sinh ngành văn hóa dân gian có tên là Webley, một ngày nọ tận dụng kiến thức trong ngành để triệu hồi quỷ lên. Khi đã xoay xở kêu được quỷ lên rồi, anh ta đưa ra cho nó một cái kèo nghe hết sức nực cười: nhờ nó viết hộ... luận án và một số bài nghiên cứu học thuật về văn học. Đổi lại, anh ta sẵn sàng bán linh hồn cho nó. Bất chấp cái sự quái gở trong yêu cầu đó, con quỷ nhận lời. Và sau đó,... À thôi, nói tiếp thì spoil mất 🐧. Anh em cứ vào trong cái link của JSTOR để đọc nhé. Cả truyện ngắn lắm, chỉ có 5 trang bọ, đọc thấy hài phết. Mà đọc xong lại thấy khổ cho cái anh nghiên cứu sinh này

Aniara - một trường ca Space Opera hấp dẫn

 Nay nhân có bạn đăng một bản diễn lại bài Tĩnh Dạ Tứ để biến đây thành nỗi lòng của nhân loại sau khi buộc phải rời Trái Đất để tránh thảm họa, mình tự nhiên lại nhớ đến một bài thơ rất khác. Đây cũng là một bài thơ Sci Fi, với bối cảnh nền là loài người phải chạy trốn khỏi Trái Đất. Tuy nhiên, không như phiên bản Tĩnh Dạ Tứ chế kia, bài thơ này là cả một bản trường ca rất dài, thuật lại một câu chuyện đầy đủ mở kết, và đặc biệt là nó nói toạc móng heo bản chất Sci Fi của mình ra, để bất cứ ai nhìn vào cũng biết luôn câu chuyện nó kể là cái gì, chứ không cần phải thêm bất cứ cách diễn giải hoặc minh họa nào thì mới kéo được nó vào trong cái dòng này cả. Tên của nó là Aniara. Aniara là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Harry Martinson, một nhà thơ Thụy Điển từng đoạt giải Nobel. Bài thơ này dài 103 khổ, với 29 khổ đầu từng được xuất bản dưới tiêu đề Sången om Doris och Mima (dịch thô: “Bài ca của Doris và Mima,” với Doris đại diện cho một thành phố trên Trái Đất cũng như bản

Giáo sư Challenger - một series SFF đến từ Arthur Conan Doyle

 Bữa nay mới biết phía Wingsbook đang triển khai một series truyện SFF của Arthur Conan Doyle này anh em. THẾ GIỚI THẤT LẠC và VÀNH ĐAI KHÍ ĐỘC & NHỮNG CÂU CHUYỆN KHÁC Thanh niên Doyle thì anh em chắc chẳng còn lạ gì nữa rồi, bởi vì đây chính là người về cơ bản đã định hình cách cả thế giới nghĩ về một thám tử tư thông qua các mẩu truyện về Sherlock Holmes. Cơ mà vì cái hình tượng Holmes nổi quá, thế nên thiên hạ hiếm ai biết rằng ngoài mấy cuộc phiêu lưu của đồng chí trên ra, Doyle còn viết đủ thể loại văn nữa, bao gồm cả Sci Fi với Fantasy. Và trong số các tác phẩm SFF nổi nhất của ông, ta phải kể đến cái series về Giáo sư Challenger. Giáo sư Challenger tên thật là George Edward Challenger, một thiên tài khoa học với tính cách ngổ ngáo và lập dị (tức cũng hao hao Holmes, nhưng có điều theo một hướng ngược hẳn lại, cả về tính cách lẫn ngoại hình). Cùng với một phiên bản Watson riêng là một anh nhà báo tên Edward Malone, Giáo sư Challenger tham gia vào đủ thứ thí nghiệm với sự kiện

The Last Ring-bearer - khi Lord of the Rings bị "lật sử"

 Nhân bữa trước nhắc đến Harry Potter and the Methods of Rationality, mình tự nhiên lại nhớ một thằng khác cũng có số có má trong cộng đồng fan fic. Thằng đấy là The Last Ring-bearer, một cái fan fic Lord of the Rings, được viết hồi năm 1999 bởi một nhà sinh học và cổ sinh vật học người Nga tên Kirill Eskov. The Last Ring-bearer được viết với ý tưởng nền là những sự kiện diễn ra trong Lord of the Rings kỳ thực là một thứ lịch sử tô hồng và méo mó, được phe thắng cuộc trong một cuộc chiến diệt tộc với Mordor viết lên. Trong phiên bản “thật” mà The Last Ring-bearer kể lại, Mordor là một đất nước theo chế độ quân chủ lập hiến hòa bình, sắp sửa bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp dưới sự dẫn dắt của các Nazgûl - một nhóm các nhà khoa học và triết gia ưu tú. Aragorn thì bị tộc tiên thao túng, đã tự tay giết Boromir để chiếm ngai vàng Gondor. Arwen sau đó kết hôn với Aragorn để củng cố quyền lực của tiên tộc, bất chấp việc mụ ta coi khinh Aragorn vô cùng. Gandalf cũng tiếp tay cho tộc tiê

Harry Potter and the Methods of Rationality - một fan fic đáng chú ý của Harry Potter

 Nhân hồi chiều có nhắc đến việc Warner Bros đang tính làm một việc rất thừa thãi, ấy là tái chuyển thể Harry Potter, mình lại nhớ đến một tác phẩm khác cũng liên quan đến series này. Nó là Harry Potter and the Methods of Rationality. Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Harry Potter and the Methods of Rationality là một cái fan fic của Harry Potter, sáng tác bởi Eliezer Yudkowsky, một nhà văn kiêm blogger chuyên về thuyết quyết định và đạo đức. Hồi năm 2010, trong một nỗ lực giới thiệu các khái niệm phức tạp trong khoa học nhận thức, triết học và phương pháp khoa học đến độc giả phổ thông, Yudkowsky đã bắt tay vào biên lại cuốn đầu tiên trong bộ truyện Harry Potter, và đăng tải từng chương một lên FanFiction.Net.  Về nội dung thì tác phẩm lấy bối cảnh là một vũ trụ song song, nơi Petunia, bà dì thằng Harry, ly dị lão dượng Dursley và tái hôn với Michael Verres, một giáo sư Oxford, và Harry được nuôi dạy trong ngôi nhà của ông giáo sư ấy. Verres rất chú trọng dạy Harry về khoa học

Review The Bear That Fell From The Stars của Keith C. Blackmore

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌖🌑🌑 7.75/10 TL;DR █████, nhưng mà hai phe chính diện với phản diện đảo vai, và nhân vật chính về cơ bản là ██████ ███-██'████ quốc tịch Nhật. GIỚI THIỆU CHUNG The Bear That Fell From The Stars là một cuốn tiểu thuyết ngắn của Keith C. Blackmore, xuất bản hồi năm 2011. Truyện lấy bối cảnh là nước Nhật thời phong kiến, và mở ra với hành trình của một nhà buôn vải giàu có tên là Haruki Miyazaki nhằm loại bỏ một cái gai đã ám ảnh ông ta suốt mấy năm nay: một tảng đá lớn. Tảng đá đấy nằm chình ình ngay giữa vườn của Miyazaki, gây ảnh hưởng rất nặng đến phong thủy khu vườn, và Miyazaki cực kỳ muốn tống bỏ nó đi cho khuất mắt. Khốn nạn thay, cái cục nợ kia nặng kinh hồn, và dù đã nhiều lần thuê tuyển nhiều thanh niên trai tráng khỏe mạnh đến giúp, Miyazaki vẫn chẳng tài nào khiến cho cái tảng đá đấy xê xích đi đâu được cả, và đành phải ấm ức bài trí khu vườn vòng quanh nó. Thế rồi một ngày nọ, Miyazaki được rỉ tai cho biết về một người nghệ nhân làm vườn, được biết đến dư

Review I, Robot: The Illustrated Screenplay của Harlan Ellison

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑 8.0/10 TL;DR Citizen K̵a̵n̵e̵ Susan Calvin. GIỚI THIỆU CHUNG I, Robot: The Illustrated Screenplay vốn ban đầu là một kịch bản do Harlan Ellison viết hồi cuối thập niên 70, với dự định dùng cho một bộ phim chuyển thể I, Robot của Isaac Asimov. Kịch bản tái chế lại hầu hết các các truyện ngắn trong tuyển tập gốc, kèm một số truyện bịa mới cũng như truyện lấy từ The Complete Robot, một tuyển tập vẫn lấy bối cảnh là thế giới rôbốt này nhưng chứa nhiều truyện của Asimov hơn, để từ đấy tạo ra một câu chuyện vừa lạ vừa quen: tiểu sử về cuộc đời của Susan Calvin, một nhà tâm lý rôbốt học nổi tiếng, thông qua góc nhìn của hàng loạt con người từng gặp gỡ và làm việc với bà và công sức tìm tòi của một anh phóng viên tên là Robert Bratenahl. Lúc kịch bản được viết xong, nó nhận được rất nhiều lời tán thưởng. Asimov hết sức hài lòng với những gì Ellison đã làm được, khen rằng đây là một kịch bản Sci Fi rất trưởng thành, đậm chất tinh xảo với nhiều lớp lang. Hầu hết

National Mission System - một chiêm nghiệm thú vị về hình thức trị quốc bằng AI

 Hôm qua, bên cạnh cái bài về tạp chí Galaxy Science Fiction, mình còn có đăng một bài bàn về việc chính phủ Romania đã bổ nhiệm một con AI vào vị trí cố vấn. Hai bài đó gợi cho mình nhớ đến một truyện ngắn từng đọc trên một tạp chí khác, và nó cũng liên quan đến việc áp dụng AI vào việc hoạch định chính sách. Truyện đấy là National Mission System của Matt Fuchs. National Mission System gốc được đăng trên số tháng 8/2017 của Compelling Science Fiction, một tạp chí chuyên về Sci Fi miễn phí (anh em có thể tìm đọc số tạp chí đấy trong danh mục này: https://compellingsciencefiction.com/backissues.html ). Truyện có ý tưởng nền là sau một vài cuộc bầu cử thảm họa và mấy ông tổng thống ăn hại, Mỹ đã quyết định đại tu toàn bộ Hiến pháp. Để đảm bảo Hiến pháp được sửa một cách thật công bằng, thay vì cho mấy ông nghị ngồi cãi cọ qua lại, người ta quyết định chế ra nguyên một con AI chuyên về luật, và để nó đề xuất xem nên sửa lại mọi thứ thế nào. Vì cái truyện này khá ngắn, thế nên mình không t

Stories From Tomorrow - một tuyển tập Sci Fi thú vị đến từ Bộ Quốc phòng Anh

 Bữa nay mình vừa vớ được một tin thú vị, ấy là vừa có một tuyển tập truyện Sci Fi được Bộ Quốc phòng Anh xuất bản này anh em. Stories from the Future: exploring new technology through useful fiction Cụ thể thì mới đây, Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Quốc phòng (tức “Defence Science and Technology Laboratory,” gọi tắt là “DSTL”), một cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh, đã thuê 2 tác giả Sci Fi là PW Singer và August Cole về để giúp mình thực hiện một dự án văn học định hướng nhỏ. Singer và Cole vốn là những chuyên gia trong mảng quân sự, chính trị, quan hệ quốc tế, và họ từng áp dụng kiến thức chuyên môn của mình vào việc sáng tác truyện rồi (anh em nào quan tâm có thể tham khảo 2 cuốn Techno-thriller là Burn-In: A Novel of the Real Robotic Revolution và Ghost Fleet mà cặp đôi này đã viết chung với nhau), và giờ đây họ đã làm điều tương tự cho DSTL: sáng tác ra một tuyển tập truyện ngắn về các công nghệ cũng như các mối đe dọa mới, có thể phát sinh trong 20 năm tới. Về

Review series Gormenghast của Mervyn Peake

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑 8.0/10 TL;DR Alice in Wonderland, viết bởi Edgar Allan Poe được Charles Dickens nhập hồn. GIỚI THIỆU CHUNG Gormenghast là một bộ truyện do Mervyn Peake sáng tác trong giai đoạn 1946-1959, và có một vị trí khá đặc biệt trong mảng SFF. Bộ truyện ra đời loanh quanh giai đoạn Lord of the Rings ra mắt (The Fellowship of the Ring lần đầu xuất bản năm 1954), và từng được hay danh nhiều gần ngang ngửa Lord of the Rings, nhưng ngày nay thì gần như biệt tăm trong tâm trí đại chúng. Dẫu thế, Gormenghast vẫn có một sức ảnh hưởng ngầm rất lớn, khai mở ra nguyên một nhánh Fantasy mới với tên gọi Fantasy of Manner, và hàng loạt gương mặt nổi trội của SFF thời nay, chẳng hạn như Michael Moorcock, Ursula Le Guin, Neil Gaiman, China Mieville, George R. R. Martin, Terry Pratchett, Gene Wolfe, Philip Pullman, Jeff VanderMeer,… đã hoặc công nhận mình chịu ảnh hưởng từ series đấy, hoặc để nó thấp thoáng xuất hiện trong các tác phẩm của bản thân. Chính bởi vậy, Gormenghast thỉn