Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2023

El Aleph engordado - một thí nghiệm thú vị với tác phẩm của Jorge Luis Borges

 Trong cái bài về tuyển tập Ficciones của Jorge Luis Borges mình share hồi chiều, có một đoạn ghi là cái tuyển tập El Aleph của ông cụ cũng đã được dịch và xuất bản rồi. Mặc dù lục mãi chẳng thấy cái bản dịch mà bên Phanbook tuyên bố đã xuất bản nằm ở đâu, việc El Aleph được nhắc đến vẫn gợi cho mình nhớ lại một vụ kiện tụng khá thú vị, liên quan đến một thí nghiệm văn học dựa trên cái truyện ngắn trùng tên đấy, cũng như ít nhiều có chút dính dáng đến chính cái tuyển tập Ficciones. Case of 'fattened' Jorge Luis Borges story heads to court in Argentina Chuyện là đâu khoảng cuối thập niên 2000, một tác giả người Argentina khác có tên là Pablo Katchadjian đã nảy ra ý tưởng “cơi nới” El Aleph, cái truyện ngắn vốn đã quá quen thuộc đối với người đọc Argentina. Truyện gốc của Borges vốn chỉ có 4.000 từ, nhưng Katchadjian đã “độn” thêm vào đấy một lượng từ tương đương. Các phần viết mới không hẳn là bắt chước phong cách của Borges hoàn toàn, nhưng cũng không quá lệch với văn phong ông

Ficciones của Jorge Luis Borges được phát hành bản dịch Việt

 Bữa nay vừa thấy có một bên sắp cho ra mắt một tuyển tập SFF rất thú vị này anh em. [CHÍNH THỨC PHÁT HÀNH] TRUYỆN HƯ CẤU - JORGE LUIS BORGES Phòng trường hợp có anh em nào chưa biết, cái quyển này gốc tên là Ficciones, một tuyển tập truyện ngắn của Jorge Luis Borges. Ông này là một nhà văn kiêm dịch giả người Argentina, và đã có rất nhiều đóng góp đáng chú ý cho cả văn học tiếng Tây Ban Nha nói riêng lẫn văn học thế giới nói chung, nổi trội nhất là trong mảng Magical Realism (một kiểu Fantasy với chất văn cao, lấy bối cảnh thế giới bình thường nhưng hòa thêm những yếu tố huyền ảo phi lý vào). Về bản thân Ficciones thì nó gồm 17 truyện ngắn, xẻ làm hai phần. Trong số các truyện này, có những truyện chỉ là những truyện bình thường (chẳng hạn như bài phê bình các tác phẩm văn học bịa, buổi nói chuyện với một anh cựu binh về những gì xảy ra trong chiến tranh,...); một số thì hoặc có thể là bình thường, hoặc có thể là Fantasy, tùy vào cách ta nhìn nhận (chẳng hạn câu chuyện về hành trình t

Hiệu sách - một mô hình kinh doanh bền bỉ bất ngờ

 Như anh em biết đấy, đâu tầm hai hôm trước, Nhã Nam có tuyên bố sẽ đóng cửa 2 hiệu sách tại Hà Nội. Vì đùng một phát đóng cả 2 hiệu liền, thế nên tin này cũng khiến cộng đồng độc giả phần nào rúng động, và đã khá nhiều người coi đây như một ví dụ buồn về sự suy tàn của các cửa hiệu vật lý, hoặc chí ít thì cũng là một minh chứng của suy thoái kinh tế.  Nhưng rồi đùng một phát, Nhã Nam đã tung ra một pha bẻ lái cực mạnh. Đâu khoảng tối ngày hôm qua, phía Nhã Nam đã đăng thêm một bài nữa để đính chính lại vụ đóng cửa hiệu sách của mình. Đúng là 2 cái hiệu ở Kim Liên với Nguyễn Quý Đức sẽ bị dẹp đấy, nhưng bù lại, trong thời gian sắp tới, họ sẽ mở thêm 2 hiệu nữa, cũng vẫn ở Hà Nội. Anh em có thể tham khảo cái thông báo của họ về vụ đó ở đây: https://www.facebook.com/nhanampublishing/posts/pfbid0PSFWReouQRnNVBb7RTof3xXyNEwgjV5rvArsqBsWGRjQSsoTmqg3HvefwZGA5BX2l . Nói cách khác, hiệu sách Nhã Nam không tự nhiên sinh ra mà cũng chẳng tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ phường này sang phường k

Một sáng tạo có vấn đề của I, Robot: The Illustrated Screenplay

 Trong bài review I, Robot: The Illustrated Screenplay tối qua, mình có đề cập đến việc dù rất trung thành với tuyển tập gốc, cái kịch bản này vẫn chế cháo thêm một số thứ mới, với chất lượng chỗ ổn chỗ không ổn. Trong số đó, thứ bất ổn nhất có lẽ sẽ là việc hai truyện ngắn Evidence và The Evitable Conflicts, hai truyện ngắn cuối cùng trong tuyển tập I, Rôbốt, đã bị thế chân bởi một câu chuyện do Ellison bịa ra gần như hoàn toàn. Trước khi bàn vào cái sự phế trong câu chuyện của Ellison, ta cần điểm lại một tí về Evidence và The Evitable Conflicts, cũng như cái hay của chúng nó cái đã. Ở mẩu truyện Evidence, ta được giới thiệu đến với Stephen Byerley, một luật sư đang đứng ra tranh cử thị trưởng. Để hạ uy tín Byerley, phe đối thủ của ông đã tung ra tin đồn rằng Byerley kỳ thực là một con rôbốt chứ không phải người, và truyện xoay quanh các nỗ lực chứng minh Byerley là rôbốt đến từ phe đối thủ cũng như những chứng cớ Byerley đưa ra nhằm chứng minh mình là chuẩn man theo đúng nghĩa đen.

Review I, Robot: The Illustrated Screenplay của Harlan Ellison

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑 8.0/10 TL;DR Citizen K̵a̵n̵e̵ Susan Calvin. GIỚI THIỆU CHUNG I, Robot: The Illustrated Screenplay vốn ban đầu là một kịch bản do Harlan Ellison viết hồi cuối thập niên 70, với dự định dùng cho một bộ phim chuyển thể I, Robot của Isaac Asimov. Kịch bản tái chế lại hầu hết các các truyện ngắn trong tuyển tập gốc, kèm một số truyện bịa mới cũng như truyện lấy từ The Complete Robot, một tuyển tập vẫn lấy bối cảnh là thế giới rôbốt này nhưng chứa nhiều truyện của Asimov hơn, để từ đấy tạo ra một câu chuyện vừa lạ vừa quen: tiểu sử về cuộc đời của Susan Calvin, một nhà tâm lý rôbốt học nổi tiếng, thông qua góc nhìn của hàng loạt con người từng gặp gỡ và làm việc với bà và công sức tìm tòi của một anh phóng viên tên là Robert Bratenahl. Lúc kịch bản được viết xong, nó nhận được rất nhiều lời tán thưởng. Asimov hết sức hài lòng với những gì Ellison đã làm được, khen rằng đây là một kịch bản Sci Fi rất trưởng thành, đậm chất tinh xảo với nhiều lớp lang. Hầu hết

Một phát hiện bất ngờ về thói quen đọc của Gen Z

 Bữa nay mình mới bắt được một cái tin điều tra khá thú vị, xoay quanh thói quen đọc sách của thế hệ trẻ trong thời đại màn hình kỹ thuật số này anh em. Gen Zers are bookworms but say they're shunning e-books because of eye strain, digital detoxing, and their love for libraries Cụ thể thì cái bài báo này tập trung vào Gen Z, tức lớp người sinh ra trong cái thời Internet, mạng xã hội, và đủ kiểu màn hình thông minh ngập tràn khắp nơi. Vì có một cuộc đời gần như đi liền với công nghệ số như thế, những người thuộc thế hệ này hay bị coi là kẻ nghiện công nghệ. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu do McKinsey thực hiện về thị trường sách của Mỹ và Anh, nhóm này hiện lại đang giúp doanh số bán sách bùng nổ, với lượng sách bán ra trong 2 năm vừa qua đều cao vượt ngưỡng những năm trước. Theo McKinsey, nguyên nhân sách đang trở nên hot đến vậy trong giới trẻ là nhờ các phong trào trên mạng xã hội, chẳng hạn như cái hạng mục kiêm cộng đồng #BookTok trên TikTok. Cơ mà điểm đáng chú ý nhất không nằm

Một ấn bản Eragon đặc biệt và cơ hội để Eragon được tái bản

 Bữa nay vừa thấy Christopher Paolini, tác giả của bộ Eragon huyền thoại, share một ấn bản đặc biệt để kỷ niệm 20 năm ngày Eragon lần đầu tiên có bản bìa cứng này anh em. Trông tranh ảnh các thứ đẹp phết. Nhìn vào đây mà lại nghĩ, có khi nếu bên Trẻ hay ai đó khác mà định tái bản Eragon, đem cái quyển này về làm có khi lại hợp lý đấy. Eragon vốn ban đầu đã không phải là một cuốn có gì quá đặc sắc trong cái mảng Epic/Quest Fantasy, chủ yếu nhặt nhạnh mô típ từ các tác phẩm khác về xào lại một tí thôi, thành thử nếu bây giờ mà in đại trà và để nó cạnh tranh thuần túy về mặt nội dung trong một cái xã hội đã quen thuộc với cái thể loại này hơn hẳn cái hồi nó mới xuất hiện thì hơi căng. Cơ mà vì ngày trước, Eragon ra đời đúng cái lúc dân nhà mình phần đông vẫn còn lạ lẫm với cái thể loại này, thành ra có một bộ phận rất lớn 8x, 9x mê mẩn nó. Một quyển ấn bản đặc biệt như bên dưới chắc sẽ kéo được một lượng kha khá tìm mua để ôn lại tuổi thơ đấy.

Số phận hẩm hiu của Animorphs và hy vọng khả quan nhất cho bộ này tái xuất giang hồ

 Bữa nay tình cờ được thằng bợm đẩy cái meme này lên feed. Trông hợp lý phết 🐧. Nhìn vào đây mà lại nhớ tới cái số phận hẩm hiu của Animorphs khi tìm cách tái xuất giang hồ trong thập niên 2010, cả ở Mỹ lẫn ở Việt Nam. Ở Mỹ thì hồi năm 2011, Scholastic, NXB gốc của cái bộ này, có tái bản toàn bộ series với bìa 3D, đồng thời cũng sửa lại một số nội dung bất nhất Applegate đã lỡ tương vào tác phẩm. Tuy nhiên, vì doanh số bán quá thấp, thế nên sang đến 2012, sau khi ra được đến quyển 7, Scholastic bỏ ngang toàn dự án, và từ đó đến nay chẳng đả động gì đến nó nữa. Ở Việt Nam thì đâu khoảng giữa 2018, Animorphs cũng lại ra mắt độc giả, với người thực hiện lần này là Nhã Nam, sử dụng cả bản dịch lẫn bìa minh họa mới. Nhưng một lần nữa, doanh số bộ này cũng rất lẹt đẹt, thành thử cũng 1 năm sau, sau khi ra xong tập 13, Nhã Nam chẳng còn thấy hó hé gì về bộ này nữa. Giờ thì nếu còn muốn nhìn thấy Animorphs một lần nữa xuất hiện trên kệ sách, chúng ta có lẽ sẽ chỉ còn cách trông đợi ở NXB Trẻ,

Từ một topic chê truyện nổi, nghĩ về độ rộng của dòng Sci Fi

 Nhân thể tối qua có nhắc đến Tam Thể, mình tự nhiên lại nhớ đến một cái thớt Reddit từng vô tình đọc được hồi tuần trước tại r/printsf, một forum chuyên về truyện Sci Fi. Cụ thể thì cái thớt đó được đăng bởi một thanh niên đã đọc Bears Discover Fire. Đây là một truyện ngắn hồi năm 90 của Terry Bisson, xoay quanh một đám gấu phát hiện ra cách tạo lửa (bất ngờ chưa 🐧 ), và được đánh giá rất cao bởi cả các độc giả thường lẫn giới phê bình. Tuy nhiên, thanh niên chủ thớt đã thử đọc đi đọc lại cái truyện đấy mấy lần rồi mà vẫn không thể nào thấm nổi nó. Từ đó, ông anh đã nổi hứng đăng đàn hỏi cộng đồng r/printsf xem có quyển Sci Fi nào thiên hạ ai nấy đều thích mê, nhưng cá nhân bọn họ thì thấy không ngửi nổi không. Cái thớt đó đã nhận được khá nhiều câu trả lời thú vị, với hàng loạt tác phẩm Sci Fi thuộc đủ mọi nhánh bị đưa lên thớt, và lý do chúng bị ghét cũng đa dạng không kém. Trong số các câu trả lời ấy, có hai câu mà mình thấy đáng chú ý nhất, ấy là một câu nêu ra Tam Thể của Lưu Từ

Về Galaxy Science Fiction, số ra tháng Ba, 1972

 Bữa nay vừa thấy một bên rao bán một ấn bản Galaxy Science Fiction, tạp chí từng đóng vai trò bệ phóng cho rất nhiều nhà văn Sci Fi hồi trước này anh em. Cụ thể thì đây là số tạp chí tháng Ba, 1972, gồm 180 trang cả thảy. Bên trong chứa một loạt các truyện ngắn và tiểu thuyết đăng dưới dạng series nhiều phần, bao gồm: Phần thứ nhất của The Gods Themselves, cuốn tiểu thuyết đầu tiên Isaac Asimov viết sau một thời gian hơn 15 năm không sáng tác trong mảng Sci Fi nữa. 220 - Advanced Field Exploration, một truyện ngắn của W. Macfarlane. Phần 2 Dark Inferno, một cuốn tiểu thuyết của James White. The Hand, một truyện ngắn của Robert F. Young Getting Together, một truyện ngắn của Milton A. Rothman Ngoài đó ra thì tạp chí còn đăng một loạt các bài review truyện và tiểu thuyết mới ra cùng thời, thực hiện bởi Theodore Sturgeon, một tác giả SFF cũng khá nổi giai đoạn ấy. Nó còn có một số bài xã luận đến từ các nhà văn và nhà khoa học, kèm một số tranh ảnh thú vị để minh họa cho truyện. Anh em nà

National Mission System - một chiêm nghiệm thú vị về hình thức trị quốc bằng AI

 Hôm qua, bên cạnh cái bài về tạp chí Galaxy Science Fiction, mình còn có đăng một bài bàn về việc chính phủ Romania đã bổ nhiệm một con AI vào vị trí cố vấn. Hai bài đó gợi cho mình nhớ đến một truyện ngắn từng đọc trên một tạp chí khác, và nó cũng liên quan đến việc áp dụng AI vào việc hoạch định chính sách. Truyện đấy là National Mission System của Matt Fuchs. National Mission System gốc được đăng trên số tháng 8/2017 của Compelling Science Fiction, một tạp chí chuyên về Sci Fi miễn phí (anh em có thể tìm đọc số tạp chí đấy trong danh mục này: https://compellingsciencefiction.com/backissues.html ). Truyện có ý tưởng nền là sau một vài cuộc bầu cử thảm họa và mấy ông tổng thống ăn hại, Mỹ đã quyết định đại tu toàn bộ Hiến pháp. Để đảm bảo Hiến pháp được sửa một cách thật công bằng, thay vì cho mấy ông nghị ngồi cãi cọ qua lại, người ta quyết định chế ra nguyên một con AI chuyên về luật, và để nó đề xuất xem nên sửa lại mọi thứ thế nào. Vì cái truyện này khá ngắn, thế nên mình không t

Ion - một quan chức đặc biệt của Romania

 Bữa nay mình mới bắt được một tin thú vị, ấy là vừa có một con AI chính thức trở thành quan chức cấp cao trong chính phủ rồi này anh em. Prime Minister of European Country Names AI as Advisor Cụ thể thì vào tuần trước, Nicolae Ciuca, Thủ tướng Romania, vừa giới thiệu cho dân chúng biết về một người trợ lý mới có tên là Ion, chịu trách nhiệm cố vấn cho các quan chức cấp cao. Ion là một con rôbốt với thân mình được thiết kế như một tấm gương lớn, có thể hiển thị một số thông tin trên mặt gương cũng như phát biểu bằng một giọng nói trầm ấm. Đáng chú ý nhất, Ion được tích hợp một mô hình AI chuyên rà soát mạng xã hội, thu thập mọi ý kiến và sự bất bình được người dân đăng tải, sau đó tổng hợp và diễn giải lại cho chính phủ. Giờ đây, khi cần biết người dân nghĩ sao về một chính sách mới, hay đang cảm thấy lo ngại nhất vấn đề xã hội nào, quan chức Romania có thể đơn thuần vỗ vai Ion để hỏi thay vì phải đi làm điều tra nhiêu khê. Nếu anh em nào là dân truyền thông thì hẳn sẽ thấy cái ý tưởng

Một xu hướng đáng ngại của giá sách, và cơ hội tiềm tàng cho một số tác phẩm đến từ ngôn ngữ lạ

 Như anh em biết rồi đấy, hồi chiều mình có share vụ bản gốc của Silo đang được giảm giá siêu sâu. Và vì dăm ba hôm trước có bàn về việc giá sách truyện thời buổi này đang tăng phi mã, mình nổi hứng đi tra thử xem giá thằng Wool bản dịch với bản gốc chênh nhau bao nhiêu. Để đỡ phải tính thêm chênh lệch phí ship hay chênh tỉ giá thì mình quyết định chỉ tra giá trên những nguồn có sẵn trong nội địa, chứ không chơi kiểu so giữa nguồn nội địa và nguồn nước ngoài. Và ngay tại cái nguồn đầu tiên (tra trên web của Fahasa), mình đã có kết quả như hình bên dưới. Mới ngày nào truyện dịch còn rẻ gần trăm cành so với bản gốc, giờ nó đã đắt vượt đầu bản gốc rồi 🐧. Công bằng mà nói, việc truyện dịch có giá độn lên cao hơn so với bản gốc kể cũng không đến mức quá phi lý. Truyện gốc thì chỉ có mỗi hoa hồng tác giả với phí vận hành của NXB thôi, còn truyện dịch thì có hoa hồng tác giả, phí của NXB phát hành bản dịch, phí môi giới bản quyền, tiền công dịch giả, phí xin giấy phép đủ kiểu. Mỗi lần lạm ph

Một chiêu bài "hút máu" mới của các nhà xuất bản nước ngoài?

 Ban nãy lúc lượn facebook, mình có thấy một bài bàn về tình trạng sách truyện thời gian gần đây tiêu thụ chậm. Trong mục comment của post đó, mình thấy phần đông đều chỉ ra nguyên nhân là giá sách thì cứ tăng phi mã trong khi tình hình kinh tế thì cứ suy thoái dần đều. Đọc những comment đấy, mình lại nhớ đến chính cái Uncle Hugo's Science Fiction Bookstore vừa mới nhắc đến hồi chiều, và một nhận định thú vị đã được ông chủ cửa hàng đưa ra cách đây ít lâu. Số là trong lúc làm cái bài kỷ niệm ngày thành lập hiệu sách đấy, mình có tranh thủ tạt qua page chính thức của nó để cập nhật xem tình hình bên đấy đang thế nào. Trong số các bài trên page, có một bài đăng hồi giữa tháng 2, và ở ngay đầu có một đoạn thế này: Doanh số tháng Một sụt giảm khá mạnh, nhưng xét cho cùng, tháng Một luôn là lúc doanh số tuột dốc mà. Chưa kể cái tháng Một này còn khó khăn dị thường nữa. Vì vậy, tôi không thấy lo về vụ bán ế này đâu. Đến cuối thì có một đoạn với nội dung như sau: Tôi để ý thấy các nhà xuấ

Stories From Tomorrow - một tuyển tập Sci Fi thú vị đến từ Bộ Quốc phòng Anh

 Bữa nay mình vừa vớ được một tin thú vị, ấy là vừa có một tuyển tập truyện Sci Fi được Bộ Quốc phòng Anh xuất bản này anh em. Stories from the Future: exploring new technology through useful fiction Cụ thể thì mới đây, Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Quốc phòng (tức “Defence Science and Technology Laboratory,” gọi tắt là “DSTL”), một cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh, đã thuê 2 tác giả Sci Fi là PW Singer và August Cole về để giúp mình thực hiện một dự án văn học định hướng nhỏ. Singer và Cole vốn là những chuyên gia trong mảng quân sự, chính trị, quan hệ quốc tế, và họ từng áp dụng kiến thức chuyên môn của mình vào việc sáng tác truyện rồi (anh em nào quan tâm có thể tham khảo 2 cuốn Techno-thriller là Burn-In: A Novel of the Real Robotic Revolution và Ghost Fleet mà cặp đôi này đã viết chung với nhau), và giờ đây họ đã làm điều tương tự cho DSTL: sáng tác ra một tuyển tập truyện ngắn về các công nghệ cũng như các mối đe dọa mới, có thể phát sinh trong 20 năm tới. Về

Một cú giảm giá sập sàn của series Silo

 Nhân thể tối qua share bài ông tác giả Silo, mình có tếch vào wall ông anh ngó nghiêng tí, và đã phát hiện ra là để hỗ trợ quảng bá cho series chuyển thể, phía HarperCollins, nhà xuất bản của bộ Silo, đang có một pha sales siêu sốc. The Silo Series Collection: Wool, Shift, Dust, and Silo Stories Tính đến thời điểm hiện tại, phiên bản ebook của tuyển tập Silo, bao gồm toàn bộ trilogy gốc cùng một số mẩu truyện ngắn với chia sẻ phụ từ tác giả, đang được rao bán với mức giá chỉ $1.99 (khoảng 48k VND), trong khi giá gốc của nó lên đến tận $60 (khoảng triệu rưởi VND). Không thấy thông báo cái giá này sẽ tồn tại đến bao giờ, nhưng chắc nó sẽ chẳng nằm ở đấy lâu nữa đâu. Anh em nào mà đang muốn nhảy vào bộ này mà hơi ngần ngại không biết chất lượng nó sẽ ra sao thì có thể hốt cái bản ebook gốc để ngó qua nhé. Xem lướt qua một lượt xem nội dung sẽ thế nào rồi hẵng tính chuyện bê bản giấy của Nhã Nam về sau.

Đánh tiếng của Hugh Howey về bản chuyển thể của Silo

 Vừa mới tiếng trước, Hugh Howey, tác giả của bộ Silo, đã đăng đàn share poster bản chuyển thể của series, đồng thời đánh tiếng rằng trailer của nó sẽ được đăng tải ngay ngày mai. The #Silo trailer drops tomorrow! Vẫn biết đây chỉ là một sự tình cờ thôi, cơ mà Nhã Nam chọn thời điểm tung truyện vàng vl. Ngay lúc sắp sửa đẩy truyện lên kệ thì lập tức có ngay một đòn bẩy PR đến từ Apple. Mặc dù cái series này chưa chắc đã được chào đón rầm rộ ở Việt Nam, nhưng hẳn trong thời gian sắp tới, sẽ có một bộ phận không nhỏ biết rằng có một thứ gọi là "Silo" tồn tại trên đời đây. Trong khi ấy, thằng em Beacon 23 của nó thì vào tay đồng nát được hơn năm rồi mà mãi vẫn chưa thấy AMC nôn ra cái trailer hay poster nào cho bản chuyển thể của nó cả. Vì sao thần phật chỉ độ Silo mà không độ Beacon vậy kìa 😢.

Một số điểm giống nhau thú vị giữa series Silo và franchise Fallout

 Bên cạnh việc khơi dậy những ký ức đau thương về vụ lỗ sml với cái thằng Beacon 23 hồi trước, cái bài về Wool hồi trưa còn khiến mình nhớ đến một tác phẩm Sci Fi khác nữa. Thằng đấy là cái game Fallout của Bethesda. Trong trường hợp anh em chưa biết, Fallout là một chuỗi game hậu tận thế lấy bối cảnh là nước Mỹ sau một cuộc chiến tranh hạt nhân. Hầu như toàn bộ lãnh thổ Mỹ (và cả thế giới nữa) đều đã bị biến thành một vùng đất hoang nhiễm độc phóng xạ nặng, và chỉ còn một vài cộng đồng lẻ tẻ là còn tồn tại. Trong số đó, có khoảng vài trăm nhóm là những cộng đồng sống trong Vault - về cơ bản là các boongke ngầm dưới lòng đất, được xây dựng với những thứ công nghệ nửa tân tiến, nửa lạc hậu (công nghệ của nó siêu việt hơn công nghệ hiện tại của ta, nhưng lại mang dáng dấp Atompunk, tức các công nghệ của thập niên 50 và 60). Vault có khả năng tự cung tự cấp nếu được cư dân của mình duy trì tử tế, mặc dù một khi có vấn đề xảy ra thì nó rất dễ phình ra như quả bóng tuyết, và đánh sập cả Vau