Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa học tự nhiên/công nghệ thường thức

Ion - một quan chức đặc biệt của Romania

 Bữa nay mình mới bắt được một tin thú vị, ấy là vừa có một con AI chính thức trở thành quan chức cấp cao trong chính phủ rồi này anh em. Prime Minister of European Country Names AI as Advisor Cụ thể thì vào tuần trước, Nicolae Ciuca, Thủ tướng Romania, vừa giới thiệu cho dân chúng biết về một người trợ lý mới có tên là Ion, chịu trách nhiệm cố vấn cho các quan chức cấp cao. Ion là một con rôbốt với thân mình được thiết kế như một tấm gương lớn, có thể hiển thị một số thông tin trên mặt gương cũng như phát biểu bằng một giọng nói trầm ấm. Đáng chú ý nhất, Ion được tích hợp một mô hình AI chuyên rà soát mạng xã hội, thu thập mọi ý kiến và sự bất bình được người dân đăng tải, sau đó tổng hợp và diễn giải lại cho chính phủ. Giờ đây, khi cần biết người dân nghĩ sao về một chính sách mới, hay đang cảm thấy lo ngại nhất vấn đề xã hội nào, quan chức Romania có thể đơn thuần vỗ vai Ion để hỏi thay vì phải đi làm điều tra nhiêu khê. Nếu anh em nào là dân truyền thông thì hẳn sẽ thấy cái ý tưởng

AI của ElevenLabs và một tương lai tiềm tàng của audiobook

Bữa nay mình vừa mới mò ra được một cái clip vừa thú vị, vừa lạnh gáy, ấy là bản demo cho một cuốn audiobook do AI đọc hoàn toàn. Bản demo đấy đến từ ElevenLabs, một bên chuyên cung cấp dịch vụ chuyển đổi văn bản thành giọng nói thông qua công nghệ máy học. Nói theo một kiểu dân dã hơn, ElevenLabs là một dịch vụ cho AI đọc văn bản tự động. Người sử dụng dịch vụ của họ sẽ có thể tống văn bản lên trang web ElevenLabs, chọn một mẫu giọng đọc nhất định, và sau đó con AI của ElevenLabs sẽ đọc lại toàn bộ văn bản đã tải lên bằng cái giọng đã chọn.  Bản thân cái công nghệ đọc văn bản bằng máy thì chẳng có gì đáng chú ý lắm, vì trò này đã được cả trăm công ty làm từ rất lâu rồi. Anh em chẳng cần làm gì cao siêu, chỉ cần lên lượn Youtube một vòng là sẽ thấy nhan nhản những cái clip với giọng đọc như rôbốt, được khởi tạo từ tít những năm 2010 cho đến nay. Tuy nhiên, điều khác biệt ở ElevenLabs là nó có chất lượng đọc chân thật gấp bội các đơn vị khác. Và để chứng minh sự ưu việt của mình, cách đ

Dự định cung cấp tính năng nhái giọng cho Alexa của Amazon

 Bữa nay mình mới bắt được một tin khá rợn, xoay quanh một nâng cấp Amazon dự định sẽ cài cho Alexa, cái máy phụ tá ảo của mình, cho phép nó nhái giọng của bất kỳ ai, kể cả người chết. Amazon Shows Off Tech That Lets Alexa Copy Voice of Dead Relatives Cụ thể là cách đây mấy hôm, Amazon đã tổ chức re:MARS, một hội thảo chuyên về AI, học máy, tự động hóa,… Tại hội thảo đó, Rohit Prasad, Phó chủ tịch Cấp cao và Nhà khoa học Trưởng chịu trách nhiệm phát triển Alexa của Amazon, đã lên sân khấu diễn thuyết về một loạt tính năng sắp ra mắt cho thiết bị này. Trong số những cải tiến được điểm mặt, nổi bật nhất là một tính năng mô phỏng giọng người. Theo lời Prasad, nếu được cung cấp một mẫu ghi âm của bất kỳ ai, với thời lượng chỉ cần nhõn một phút thôi, Alexa sẽ lập tức có thể nhái giọng người đấy, và dùng cái giọng đó để trò chuyện cũng như tạo ra những bài phát biểu dài một cách khá chân thực. Nghe đến đây, hẳn sẽ không ít anh em cảm thấy sởn gai ốc trước những ứng dụng tiềm tàng của cái côn

Hồi kết của A Song Of Ice And Fire theo hình dung của một AI viết lách

 Bữa nay mình vừa mới được một bạn nhắn cho một cuộc trò chuyện thú vị giữa bạn ấy và một con AI viết truyện, xoay quanh hồi kết cho A Song Of Ice And Fire. Trong trường hợp anh em nào muốn biết cụ thể thì cái con này được xây dựng dựa trên Character.AI, một mô hình thuật toán trò chuyện do các cựu kỹ sư phần mềm của Google phát triển, và vừa tung bản beta cho thiên hạ nghịch thử hồi tháng 9 vừa qua (trang chủ ở đây: https://beta.character.ai/ ). Với cái nền học hỏi của Character.AI, người dùng có thể tự tạo ra các con AI phái sinh khác nhau, với những đặc điểm riêng biệt tùy chỉnh. Như lượn một vòng trên đấy, mình thấy có con AI được đào tạo để ăn nói giống hệt Tom Riddle từ Harry Potter ( https://beta.character.ai/chat?char=j1CRsFh8xf10yAAqGs78V3X9ojK4VYP034wSPcnOtno ), có con mô phỏng Dr. Who bản Matt Smith đóng ( https://beta.character.ai/chat?char=sk-iwwtVzaSyVgZSfheG-z9hKcJjMnkPOI2BcOALl0E ), có con giả làm George R. R. Martin ( https://beta.character.ai/chat?char=4T5ho3ZGXsx6myn

Stuart Russell bàn về tương lai của AI

 Hồi chiều vừa làm xong một bài về AI thì nay đã thấy Youtube tống cái clip này lên feed. Trùng hợp thật đó nha 🐧. Cụ thể thì clip này hoạt hình hóa một trích đoạn phỏng vấn do TED-Ed thực hiện với Stuart Russell, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học California. Trong đó, Russell có điểm qua một số mặt mạnh yếu của công nghệ AI hiện tại, cũng như những suy đoán của ông về lũ này trong tương lai.  Đầu tiên, Russell chỉ ra rằng làm việc với bọn AI sẽ rất khác với con người. Nếu ta nhờ một ai đó làm hộ việc gì, người ta sẽ có thể dùng lẽ thường để xác định xem nên coi trọng cái việc này ở mức nào, và từ đấy sẽ có cách xử lý phù hợp. Bọn AI thì bất luận giao cho cái gì, chúng nó cũng sẽ coi đấy như sứ mệnh của đời mình luôn, và sẵn sàng thực hiện việc đã giao theo một kiểu rất cực đoan, trừ khi được nói thật rõ giới hạn. Giả dụ, nếu ta nhờ người khác qua quán Starbucks mang về một ít cà phê, người ta sẽ chỉ đơn thuần tạt qua cửa hàng và xếp hàng chờ mua, hoặc thấy đông quá thì sẽ bỏ sang

Một số chia sẻ thú vị về các lầm tưởng xoay quanh AI họa sĩ

Bữa nay trong một group sách khác mình tham gia, vừa mới có một bài viết thú vị được share vào. về tranh ảnh AI. Bài đấy được viết bởi Tony Moy, một họa sĩ truyện tranh tự do, với nội dung xoay quanh những vấn đề tiềm tàng về mặt pháp lý và đạo đức của Lensa, một cái app tạo ảnh thông qua Stable Diffusion - một mô hình AI vẽ tranh với mã nguồn mở. Như Tony trình bày (bài ông anh này là ảnh 1), cái app Lensa kia về cơ bản đang ăn cắp tranh, bởi vì cái mô hình Stable Diffusion nền tảng của nó “vẽ” bằng cách xào lại hàng nghìn tranh ảnh của người khác mà không hề trả phí bản quyền hoặc xin phép gì cả. Tony thậm chí còn chỉ ra một thực tế rất quen thuộc đối với những ai hay xem tranh AI, đó là đã có nhiều trường hợp tranh bọn AI tạo ra còn lẫn cả hình mờ (tức “watermark”) và chữ ký. Đây thường được coi là một bằng chứng cho thấy mấy mô hình AI này kỳ thực chỉ cắt chỗ nọ dán chỗ kia, với cùng lắm áp thêm filter để bóp méo và làm biến dạng hình ảnh nhằm che đậy việc nó kỳ thực chỉ là một côn

Cicero - một mẫu AI lạnh gáy mới của Meta

 Hồi chiều vừa làm một bài về Mê-tà tạch Word of the Year vì thằng bợm Mắc đã khiến cái từ metaverse nhuốm màu xấu xa, nay lại thấy cái bài này. Trùng hợp phết à nha 🐧. Meta’s new AI is skilled at a ruthless, power-seeking game Số là vừa mấy tuần trước, các nhà nghiên cứu tại Meta đã tung ra một mẫu AI mới là Cicero. Và trước khi anh em hỏi, không, con AI này không liên quan gì đến Skyrim đâu nhé. Cái tên của nó kỳ thực được lấy theo Marcus Tullius Cicero, một chính khách cực kỳ nổi tiếng ở La Mã cổ đại. Việc Cicero được lấy theo tên một nhà chính trị gia đầu đầy sỏi, hay được tung hê là một trong những nhà diễn thuyết tài ba nhất La Mã không phải là ngẫu nhiên, bởi vì con AI này cũng thể hiện một khả năng ngoại giao và đàm phán khéo léo đến dị thường. Cụ thể hơn, con Cicero này đã được đội ngũ Meta cho chơi Diplomacy. Đây là một kiểu boardgame chiến thuật dành cho từ 2-7 người, và người chơi phải hoạch định đủ thứ chiến lược phức tạp, lập liên minh với nhau, thương thuyết đàm phán câ

Dáng hình tiềm tàng của khủng long nếu chúng chưa bao giờ tuyệt chủng

 Chắc vì mấy bữa nay chém hơi nhiều về The Kaiju Preservation Society, một quyển đú theo Jurassic Park, thành thử mình đã được đệ nhà thằng xoăn đẩy lên feed một bài viết khá thú vị của Nicholas R. Longrich, giảng viên khoa Cổ sinh vật học và Sinh học tiến hóa tại Đại học Bath. Bài viết xoay quanh việc nếu khủng long không tuyệt chủng thì chúng nó ngày nay trông sẽ ra sao, và liệu có tiến hóa được thành một chủng loài thông minh biết sử dụng công cụ không. What Would Dinosaurs Look Like Today If They Never Went Extinct? Theo như bài có nói, vào thập niên 1980, nhà cổ sinh vật học Dale Russell từng đề xuất một thí nghiệm tư tưởng rằng một số dòng khủng long chân thú có thể sẽ tiến hóa thành những loài có bộ não lớn, biết đứng thẳng, và có ngón cái tẽ nếu chúng không bao giờ tuyệt chủng. Chủng người khủng long này được ông gọi là Mark Zuckerb…, à nhầm, “dinosauroid,” và hình hài của chúng trông như cái ảnh preview của bài này. Anh em nào muốn tìm hiểu thêm về nó thì có thể tham khảo một

Dune, nghịch lý Fermi, và một cái tít nực cười của Inverse

 Vừa đúng lúc Dune bị tuyên bố rời lịch xong thì lại thấy cái bài này đập vào mắt, xoay quanh sự tồn tại của nghịch lý Fermi trong thế giới của Dune và Star Wars. Ông trời thật có tính hề hước 🐧. 'Dune' 2020 will get 1 space science theory right that Star Wars gets wrong Nhưng thứ thậm chí còn hề hước hơn cả điều ấy lại chính là cái tít của bài này. Trước tiên, trong trường hợp anh em chưa biết, nghịch lý Fermi bàn về sự vắng bóng của các nền văn minh ngoài hành tinh. Cụ thể hơn, nó chỉ ra một điều rất ngược đời như thế này: Chỉ tính riêng Dải Ngân Hà của chúng ta thôi, đã có đến hàng tỉ ngôi sao tương tự như Mặt trời, và đi kèm với nó là vô vàn hành tinh giống Trái Đất, với “tuổi đời” có khi còn già hơn hẳn chúng ta. Vậy tức là nếu Trái Đất mà đã sản sinh ra được một dạng thức sống thông minh như loài người, có khả năng xây dựng một nền văn minh tân tiến, tỉ lệ ít nhất một trong số các hành tinh tương tự Trái Đất kia đẻ ra được một giống loài thông minh khác, phát triển được

Carl Sagan, Flatland, và series Tam Thể

 Bữa nay mình mới mò được một cái clip cũ khá hay, trích ra từ Cosmos: A Personal Voyage, một chương trình phổ cập khoa học nổi tiếng hồi năm 80 do nhà thiên văn học huyền thoại Carl Sagan đồng viết kịch bản và dẫn. Cụ thể, clip này được lấy từ tập The Edge of Forever, trong đó Sagan đi sâu vào bàn về cách hình thái cấu trúc tiềm tàng của vũ trụ, bao gồm việc nó có thể có nhiều chiều khác nhau. Đặc biệt nhất, để minh họa cho sự tồn tại của các chiều không gian cao hơn cũng như sự khó lĩnh hội của các chiều đấy đối với những thực thể chỉ sống trong không gian ba chiều như chúng ta, ông đã dùng một tác phẩm Sci Fi rất kinh điển: Flatland của Edwin Abbott Abbott. Ở phần đầu clip, Sagan về cơ bản thuật lại cho chúng ta một phiên bản giản lược của Flatland. Sagan mời người xem hãy mường tượng về một thế giới nơi tất thảy mọi người đều là những khối hình 2D, chỉ có chiều dài và rộng, không có chiều cao (hài một cái là trong clip, Sagan cũng đề cập đến một cái lỗ hổng liên quan đến vụ chiều c

Bí ẩn về mật độ ôxi trên Sao Hỏa

 Hôm thứ 3 vừa rồi, NASA đã công bố một nghiên cứu khoa học về cách các thành phần khí quyển của Sao Hỏa có sự thay đổi theo mùa. Trong báo cáo có một điểm rất đáng chú ý: mức ôxi trên Sao Hỏa tăng lên 30% trong mùa xuân và mùa hè, sau đó lại tụt xuống mức bình thường, không hề tuân theo quy luật tương tác giữa các loại khí khác gì hết. "Mind Boggling" Behavior of Oxygen on Mars Has NASA Stumped Bí ẩn đó được phát hiện ra khi phân tích dữ liệu mà Curiosity rover gửi về trong 3 năm. Ngay khi nhận thấy biến động bất thường này, họ đã kiểm tra lại mọi tính toán cũng như thông số của mình, nhưng không thấy có gì sai sót hết. Đã có nhiều giả thuyết đưa ra, bao gồm việc chỗ ôxi ấy thực chất là tách ra từ các phân tử CO2 hoặc nước. Tuy nhiên, cần phải có một lượng nước lớn gấp 5 lần chỗ hiện có thì mới sản xuất được một lượng ôxi lớn nhường ấy, và CO2 phân hủy quá chậm, không thể có chuyện làm ôxi tăng đột biến thế được. Khả năng phóng xạ mặt trời làm ôxi tách ra thành 2 nguyên tử c

Sáng kiến định cư Sao Hỏa bằng... vi khuẩn

 Cách đây ít lâu, một bro nghiên cứu sinh tên là Benjamin Lehner, hiện đang làm tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Delft, có đưa ra một ý tưởng khá thú vị trong luận án của mình: phóng một tàu vũ trụ chứa đầy vi khuẩn lên Sao Hỏa, để chúng nó cải tạo môi trường sẵn trước khi cho người lên định cư sau này. Unusual PhD Thesis: Let's Use Bacteria to Colonize Mars Cụ thể đề xuất của thanh niên kia là như sau: để xây dựng khu định cư trên Sao Hỏa thì đồ ăn thức uống không phải là thứ thiết yếu duy nhất. Ta sẽ còn cần công cụ và vật liệu xây dựng. Nghe thì có vẻ khả là tầm thường, vì mấy thứ này không cần điều kiện nhiêu khê như mấy món trực tiếp hỗ trợ sự sống kiểu không khí, nước, lương thực,... Ra bừa cái công trường nào vơ một mơ cuốc thuổng gậy gộc chất lên tàu xong phóng đi là xong chứ có gì đâu? Nhưng vấn đề là mấy thứ đấy nặng đáng kể, thế nên chi phí chuyên chở sẽ phình tướng lên. Chúng nó còn choán chỗ nữa, trong khi ta đáng lẽ sẽ có thể dùng đất trên tàu tải những thứ thiết yếu hơn

Về Bobiverse và thuyết bảo tồn thông tin lượng tử

 Trong bài về Tam Thể và cái phiên bản hệ thống Perimeter tương lai của nó ngày hôm qua, mình có chỉ ra rằng cách bộ truyện ứng dụng cái hệ thống này vô tình tạo ra một đoạn hở trong cốt, mặc dù không đến nỗi nghiêm trọng lắm. Vụ làm lung lay cốt với một tình tiết thực ấy làm mình nhớ đến một thanh niên khác cũng tự vả vào mồm, có điều theo một cách nghiêm trọng hơn, đó là cái series Bobiverse. Cụ thể hơn, kẻ tội đồ của series này là cái quyển thứ 4 và cách nó áp dụng thuyết bảo tồn thông tin lượng tử. Bobiverse mình đã nhắc đến khá nhiều lần trong group rồi (chưa kể còn có nguyên một cái review chi tiết ở đây: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/06/review-bobiverse-1-3-cua-dennis-e-taylor.html ), nhưng để đảm bảo tất cả chúng ta cùng hiểu ý nhau, mình sẽ giới thiệu vắn tắt lại về nó chút. Bobiverse là một series Hard Sci Fi xoay quanh một anh lập trình viên tên Bob, qua đời vì tai nạn giao thông. May mắn thay, dữ liệu não của thanh niên đã được copy lại, và tầm một thế kỷ sau thì d

Bobiverse và No-Cloning Theorem trong vật lý lượng tử

 Hôm sau khi review cái series Bobiverse, mình có định bàn đến một cái định lý rất thú vị mà nó có điểm qua, ấy là No-Cloning Theorem. Nhưng hôm đấy tình cờ lại thấy cái clip phân tích kinh tế Cyberpunk 2077 hay quá, và sau đó thì còn được gợi đến cả cái chủ nghĩa Transhumanism luôn nên chưa có dịp bàn về cái thanh niên này. Hôm nay xin được cho nó lên sóng. Đầu tiên, để đảm bảo chúng ta không lệch sóng với nhau, mình sẽ điểm lại cái khía cạnh của Bobiverse đã khơi ra chủ đề này. Như anh em đã biết, thanh niên Bob trong truyện từng là người sống, nhưng sau khi chết thì đã bị copy dữ liệu não và biến thành một con AI điều khiển tàu thăm dò vũ trụ. Khi lái tàu đến một hệ thống sao mới, Bob sẽ khai thác quặng trong hệ thống để chế tạo thêm tàu, và sau đó tự copy ma trận não của bản thân vào đấy để tạo ra các Bob mới, từ đó có thêm nhân sự để đi khám phá thêm nhiều hệ thống khác. Vì cấu tạo tàu được thiết kế y hệt nhau, và ma trận não cũng không thay đổi tí gì cả, trên lý thuyết thì mọi Bo

CRISPR, Sáu đợt thức tỉnh, và hệ lụy tiềm tàng của công nghệ chỉnh sửa gen

 Ngày hôm trước vừa thấy có bạn hỏi tìm truyện Sci Fi áp dụng công nghệ chỉnh sửa gen kèm nhân bản vô tính xong thì hôm nay lại vớ được một bài do tờ New York Times viết, bàn về công nghệ CRISPR và cách nó biến việc chỉnh sửa gen thành một thực tại gần kề, chứ không còn xa vời gì nữa. Once Science Fiction, Gene Editing Is Now a Looming Reality Lạy Chúa trên cao, tôi đã làm gì để trời phật độ trì cho hàng bao cơ hội quảng bá Sáu đợt thức tỉnh thế này 🐧? Trong trường hợp anh em nào chưa biết, CRISPR là viết tắt của cụm từ Clustered Regular Interspaced Short Palindromic Repeats, tức Cụm Các trình tự Xuôi ngược Ngắn có Độ dài Bằng nhau Lặp lại Đan xen giữa Các vùng đệm. Vâng, chỉ cái tên của nó cũng đã thấy đau óc rồi 🐧. Vì chúng ta không phải là dân chuyên nên anh em cũng chẳng cần phải hiểu cơ chế chuẩn của nó ra sao đâu. Cứ hiểu nôm na thế này thôi: công nghệ CRISPR này sẽ cho phép ta sửa mã gen như sửa file word ấy. Ta có thể tha hồ nhấp trỏ chuột vào bất cứ đâu trong văn bản, xóa đi