Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2024

Review Vermis I của Plastiboo

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑 8.0/10 TL;DR Dark Souls, nhưng dưới dạng truyện tranh; hoặc Từ Điển Khazars, nếu nó được viết bởi Hidetaka Miyazaki. GIỚI THIỆU CHUNG Vermis I là một cuốn tiểu thuyết đồ họa/artbook do Plastiboo, một họa sĩ người Ý thực hiện. Đây là cuốn đầu tiên của một series dự kiến sẽ có nhiều phần, với số phần đã xuất bản tính đến nay bao gồm: Vermis I - Lost Dungeons and Forbidden Woods (quyển đang được review) Vermis II - Mist & Mirrors Về mặt nội dung, Vermis I nói riêng và toàn bộ series Vermis nói chung là sách hướng dẫn/cẩm nang dành cho “Vermis” - một series game 8 bit cũ, thuộc thể loại hành động nhập vai (tức “RPG”) pha với phiêu lưu hầm ngục (tức “dungeon crawler”). Các tựa game trong series lấy bối cảnh là một thế giới Fantasy tăm tối đang trên đà suy tàn, nơi hàng loạt thế lực và phe phái không ngừng va chạm và xung đột với nhau vì những mục đích mập mờ gì đấy, hiếm khi được tiết lộ tỏ tường. Và trong game, người chơi sẽ lựa chọn một trong hàng

Review Salem’s Lot của Stephen King

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑 8.0/10 TL;DR Stranger Things x D******. GIỚI THIỆU CHUNG Salem’s Lot là một cuốn tiểu thuyết kinh dị của Stephen King, xuất bản lần đầu năm 1975. Ngay từ khi ra mắt, truyện đã được đón nhận một cách rất tích cực, và ngày nay đã trở thành một trong những tác phẩm có số có má cả trong sự nghiệp văn chương của King lẫn trong Fantasy nói chung. Về nội dung thì truyện theo chân một nhân vật tên là Ben Mears - một nhà văn đã xuất bản được vài cuốn tiểu thuyết hạng trung, nhưng cũng đã gặt hái được một số thành công thương mại nhất định. Để tìm kiếm cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết tiếp theo của mình, Ben đã quyết định tìm đến với một chốn đã hơn hai thập kỷ nay mình luôn tìm cớ tránh né, một thị trấn từng để lại trong anh một dấu ấn cực sâu đậm, nhưng lại không phải theo nghĩa tốt chút nào: Jerusalem's Lot. Hoặc, như cách người dân địa phương ở đó vẫn gọi, Salem's Lot. Về cơ bản, Salem's Lot vẫn chẳng thay đổi mấy so với những gì Ben nhớ. Nó vẫn

Khi Met Gala gặp Ballard: đằng sau “The Garden of Time”

 Nhân hôm trước vừa nhắc đến chuyện chúng ta đang vô tình làm đúng một việc J. G. Ballard đã làm từ lâu, cả ngoài đời thực lẫn trong các tác phẩm ông sáng tác, mình lại nhớ đến việc cách đây mới mấy hôm thôi, Ballard cũng đã tái xuất giang hồ theo một cách trực diện hơn, có điều lại ít ai ngờ đến hơn. Cụ thể, thứ đã giúp Ballard hồi sinh trong tâm tưởng đại chúng là… sự kiện Met Gala. Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Met Gala là một sự kiện thường niên của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, nhằm gây quỹ cho Trung tâm Trang phục Anna Wintour của họ. Cái này về cơ bản là một chương trình biểu diễn thời trang khổng lồ, nơi các siêu sao, mẫu thời trang, và người nổi tiếng thuộc đủ mọi nơi trên thế giới quy tụ về và phô diễn những bộ trang phục độc đáo và sành điệu nhất. Đáng chú ý, cứ mỗi năm, ban tổ chức Met Gala sẽ nêu ra một đề tài mang tính mở, và những người tham dự có thể tùy ý sáng tạo phục trang của mình sao cho khớp với đề tài ấy. Và trong sự kiện năm nay, vốn được tổ chức

J. G. Ballard và một thí nghiệm với AI tạo sinh từ trước kỷ nguyên của AI tạo sinh

 Bữa nay mình mới mò được một bài báo thú vị, xoay quanh một thí nghiệm văn học với AI tạo sinh do J. G. Ballard thực hiện từ tít hồi thập niên 70 này, anh em. Novelist J.G. Ballard was experimenting with computer-generated poetry 50 years before ChatGPT was invented J. G. Ballard có lẽ là một cái tên khá lạ với anh em, bởi dạo gần đây thì chẳng thấy mấy ai nhắc đến tên ông cụ nữa. Ngay cả khi có người đề cập đến Ballard, thường thì người đấy cũng sẽ nhắc đến ông dưới dạng tác giả của Empire of the Sun, một cuốn tiểu thuyết văn học kiêm tự truyện được ông viết hồi năm 84, và sau đó đã được Steven Spielberg chuyển thể thành bộ phim cùng tên. Tuy nhiên, từng có một thời, Ballard đã là một gương mặt có số có má trong làng SFF. Ông đã sáng tác hàng loạt truyện ngắn và tiểu thuyết SFF (chủ yếu là các tác phẩm Sci Fi, mặc dù Fantasy cũng không thiếu) với tính văn học rất cao, thường xoáy vào mặt tối của văn minh hiện đại, khắc họa cách thế giới bị sự tiến bộ làm cho ngày một trở nên lạnh lẽo

Ninth House: YA hay người lớn?

 Trong cái bài thông báo sắp xuất bản Ninth House hồi trưa, có bạn hỏi là sao Wings Books lại đi làm quyển này, bởi họ vốn hướng đến đối tượng khách hàng đọc YA (tức đối tượng thanh thiếu niên trẻ, rơi vào khoảng từ 12 - 18 tuổi), trong khi cái này lại là Fantasy dành cho người lớn. Câu hỏi đó làm mình nhớ đến một điểm hơi tréo ngoe của cái thằng này, ấy là dù nó có được giới thiệu dưới dạng truyện YA hay truyện trưởng thành thì cũng đều ổn như nhau, nhưng đồng thời, cả hai phương án cũng lại đều dở như nhau nốt. Thể theo những gì mà tác giả Bardugo rêu rao về quyển truyện, cũng như cái cách nó vốn được truyền thông, thì đây sẽ là một cuốn tiểu thuyết dành cho độc giả trưởng thành. Nhưng cái vấn đề là nếu đọc hẳn vào truyện, anh em sẽ thấy rằng nó được viết theo một kiểu sặc mùi YA. Mọi thứ về cái quyển truyện này, chạy từ cách cốt truyện được đưa đẩy, cách thế giới được khắc họa, cách nhân vật được xây dựng, cho đến thậm chí cả cách từ ngữ của truyện được sử dụng, đều cực giống mấy cu

Thiên Hà Cổ Vật: một cuốn viễn tưởng với cái giá... không tưởng

 Nhân tối qua nhắc đến mấy cuốn Sci Fi ở Việt Nam, mình lại nhớ đến cái quyển Thiên Hà Cổ Vật này. Đây có lẽ là cuốn Sci Fi Việt mình thấy có ấn tượng nhất, mỗi tội lại không phải ấn tượng vì nội dung (vì thực ra mới mua về thôi chứ đã đọc đâu 🐧 ), mà vì nó có quả giá rất chát so với các tác phẩm cùng ngách. Anh em cứ nhìn trong ảnh dưới sẽ thấy. Và để tiện bề so sánh, quyển này là sách bìa cứng, khổ 14,5 x 20,5 cm, dày 512 trang. Trong khi đó, cuốn Dune bản bìa cứng do Nhã Nam xuất bản gần như cùng đợt với thằng này có khổ 17 x 25 cm, dày 714 trang, mà cũng chỉ có giá 368.000 đ, tức hơn nó chưa đầy cái bánh mì patê. Kể cũng phải nể ông chú. Đánh vào mảng Sci Fi là đã chơi map rất khó rồi, xong còn cho ra sản phẩm với quả giá ngất ngưởng này nữa. Bro tác giả cuốn này ắt phải là người chơi hệ Dark Souls đây mà 🐧. Và tiện thể, vì bản thân chưa đọc nó, mình không thể giới thiệu nhiều về quyển này cho anh em. Cơ mà mấy tháng trước, tờ Văn Nghệ Thái Nguyên có làm một bài review khá chi t

Một cái tên lạ trong danh sách truyện Giáng sinh của Bookworm

 Bữa nay trong lúc lượn Facebook, mình có vô tình vớ được bài này của bên Bookworm, giới thiệu những cuốn với theme mùa đông hoặc xoay quanh Giáng sinh nên đọc trong dịp cuối tuần. Mới nhìn qua thì mình cũng không để ý lắm, cơ mà lúc lướt xuống phần nội dung thì không khỏi khựng lại. Check out our special Christmas-themed weekend reading recommendations for this week, featuring enchanting novels set in the winter wonderland or centered around the magic of Christmas Hẳn cũng đang có một số anh em nhận thấy có gì đấy sus về cái danh sách này nhỉ 🐧? Trong trường hợp có anh em nào chưa nhìn ra kẻ mạo danh ở đây là ai, thì đáp án chính là Snow Crash. Thằng này là một cuốn tiểu thuyết Cyberpunk nửa bỡn cợt, nửa nghiêm túc. Cụ thể, nó vừa một phần trêu chọc và châm biếm chính cái kiểu edgy của Cyberpunk, vừa xây dựng lên cả một câu chuyện đầy kịch tính từ những ý tưởng đột phá với sáng tạo bất ngờ. Trong group từng có một bài review cụ thể về thằng này rồi, anh em nào quan tâm có thể tham kh

Le Horla - nguồn cội ngầm của một tác phẩm Cosmic Horror nổi tiếng

 Bữa nay mới phát hiện ra là trong thời gian sắp tới, Nhã Nam sẽ xuất bản một tuyển tập truyện ngắn Fantasy kinh dị của Pháp này anh em. Cái tuyển tập này cụ thể là thế nào thì không thấy trên web Nhã Nam nói rõ lắm, nhưng sau một hồi chạy vòng vèo tra thử, mình có vớ được một tuyển tập của Pháp với cái tên về cơ bản giống hệt: Le Horla et six contes fantastiques. Nếu Google Translate không dịch sai, đây khả năng rất cao chính là tác phẩm gốc được Nhã Nam sử dụng để dịch, và như thế tức là tuyển tập của họ có lẽ sẽ gồm 7 truyện sau: 1) Le Horla (tạm dịch: Horla): kể về một người đàn ông cảm thấy mình như bị một thứ gì đó ám ảnh, và ngày một trở nên điên loạn trong quá trình tìm cách loại bỏ nó 2 & 3) La peur 1 & 2 (tạm dịch: Nỗi sợ): xoay quanh một nhóm hành khách trên con tàu tới châu Phi, trong đó có một người thuật lại một sự kiện trong đời từng khiến người này biết thế nào mới là sợ hãi đích thực. 4) La main (tạm dịch: Bàn tay): kể về một người sở hữu một cái bàn tay bị chặ

Từ giấc mơ đến thực tế: Jonathan Basile và Thư viện Babel điện tử

 Mấy bữa trước, trong lúc đi tra cứu thông tin để phục vụ bài review A Short Stay In Hell, mình có tình cờ phát hiện ra một điều thú vị: đã có người xây hẳn một cái Thư viện Babel thật rồi, anh em ạ. Hoặc đúng hơn là phiên bản điện tử của nó, với địa chỉ là: https://libraryofbabel.info/ . Cụ thể, cái thư viện đó được xây lên bởi Jonathan Basile, một tác giả kiêm tiến sĩ văn học Brooklyn. Một đêm nọ, trong lúc đang nằm trên giường, Basile có vơ vẩn nghĩ về Thư viện Babel (bản gốc của Borges ấy, chứ không phải bản cập nhật của Peck đâu), và từ đó đã sực nảy ra ý tưởng về một phiên bản online của cái thư viện này. Việc đưa Thư viện Babel lên không gian ảo nghe quá hợp lý, đến nỗi Basile cứ cầm chắc rằng kiểu gì cũng đã có người chế ra một cái website mô phỏng nó rồi. Nhưng ngày hôm sau, lúc lên mạng tìm kiếm, Basile đã không khỏi thất vọng ê chề. Khắp toàn cõi mạng, tuyệt không có một trang web nào như vậy cả. Nhưng thay vì bỏ cuộc, Basile lại quyết định sẽ tự tay chế ra một cái thư viện

Từ một cú diss tình cờ, nghĩ về vai trò tiềm tàng của tiết canh trong Urban Fantasy

 Bữa nay vừa đọc thử 1 thằng nghe bảo là kiểu Witcher pha Dresden của Nga. Vừa được mấy trang thì thấy ngay câu này độp vào mắt. Bro thản nhiên diss quốc thực của chúng ta, trong khi còn chưa đi hết chương 1 🐧. Đọc đây mà tự nhiên lại nghĩ, nếu giờ giả sử có ai viết 1 cuốn Urban Fantasy có sự xuất hiện của ma cà rồng theo kiểu phương Tây, nhưng lại lấy bối cảnh Việt Nam, không biết mấy cái hàng tiết canh sẽ được tích hợp kiểu gì nhỉ? Liệu sự phổ biến của mấy quán tiết có giúp kìm hãm được hẳn ham muốn của bọn này, bởi chúng nó luôn có sẵn nguồn máu tươi để đớp mà không cần giấu giếm; hay liệu việc mấy cái hàng quán kiểu này sẽ chỉ càng làm chúng nó thêm bấn, vì cứ thỉnh thoảng là lại thấy máu me trình bày trong tô bát theo kiểu ngon đến nhỏ dãi, nhưng đó lại là thứ máu phế phẩm, không phải kiểu bọn này nuốt được đây? Mà có khi, chế cháo theo kiểu tiết canh gốc là món do ma cà rồng nghĩ ra để đớp tạm trong những đợt quá thiếu máu người, nhưng sau tự nhiên lại thấy ngon quá nên phát tri

Hành trình sáng tác của Tolkien: giữa bom đạn và những lần dừng lại

 Vừa réo tên Martin xong thì lại thấy cái này bay lên đầu feed. Nó lại hợp lý vl 🐧. Công băng mà nói thì cái meme này có hơi phóng đại một tí về vụ của Tolkien. Đúng là một phần của Lord of the Rings đã được ông cụ viết trong năm 1940, cùng khoảng thời gian Luftwaffe bay vèo vèo trên đầu và quẳng bom ầm ầm xuống đầu Anh, nhưng mà viết đến đoạn hầm mộ Balin trong Moria thì ông cụ bắt đầu bí, và bỏ không câu chuyện ở đấy tầm gần nguyên năm trời. Sang cuối năm 1941, lúc chiến tranh vẫn đang diễn ra ác liệt, nhưng ít nhất không quân Đức đã không còn đủ sức đấm Anh cật lực như trước nữa, thì Tolkien mới lại viết tiếp, nhưng cũng chỉ được thêm tầm một vài tháng nữa, và đến năm 1942 thì lại tắc tị và bỏ ngang nó đấy. Sang 1944, con trai Tolkien là Christopher Tolkien được điều sang châu Phi để đào tạo làm phi công chiến đấu. Vì sợ con ở bên đấy chán, Tolkien lại lọ mọ cầm bút lên và sáng tác tiếp, xong cứ gửi dần từng chương một đến cho con mình ở châu Phi, về cơ bản biến Lord of the Rings t

Folio Society và sự hồi sinh nhờ SFF

 Bữa nay mình mới bắt được một bài viết thú vị, xoay quanh cách một trong những tay chơi máu mặt trong làng xuất bản thế giới đã được SFF cứu khỏi thảm kịch dẹp tiệm này, anh em. TikTok meets Tolkien: how the Folio Society attracted gen Z readers Anh em nào hay ngó nghiêng thị trường sách ngoại văn thì hẳn chẳng còn lạ gì với cái tên Folio Society (gọi tắt là FS) rồi. Còn với anh em nào chưa biết, mọi người hãy hình dung đây như kiểu một phiên bản Đông A tầm quốc tế, với danh mục đầu sách đa dạng hơn và thậm chí còn ấn tượng hơn hẳn. Cụ thể, cái bên này chuyên làm các ấn bản giới hạn đặc biệt và sưu tầm (hoặc, gọi một cách dân dã hơn, là làm các ấn bản đồ thờ) của các đầu sách nổi tiếng hoặc đã để lại dấu ấn lớn gì đó trong làng văn, với chất lượng tỉ mẩn đến từng milimét. Tất nhiên, đi kèm với cái chất lượng đấy cũng là một quả giá tương xứng, và sách bên này làm toàn có giá tiền triệu (hoặc, nếu dùng đơn vị tính là bảng Anh, thì là tiền trăm) chứ không có chuyện rẻ. Ngày nay thì thằn

Dead Silence của S.A. Barnes - Event Horizon phiên bản... dở hơi

Quả con Starliner của Boeing bỗng dưng đá sang làm fan fic Event Horizon phiên bản không đến nơi đến chốn, mình lại nhớ đến một thằng khác hồi trước từng đọc với cái mô típ cũng là kiểu đú Event Horizon, nhưng không đạt đến cái tầm của nó. Thằng đó là Dead Silence. Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Dead Silence là một quyển tiểu thuyết Sci Fi kinh dị của S.A. Barnes, xuất bản đâu tầm 2 năm trước. Thằng này lúc ra mắt cũng khá là nổi, được khá nhiều người tung hô, và thậm chí còn xoay xở lê được xác vào trong chung kết giải sách hay của năm do Goodreads tổ chức, hạng mục Sci Fi (ừ, biết là cái giải Goodreads thì hơi bị ấm ớ, nhưng riêng việc nó thò được cái mặt vào chung khảo cũng cho thấy thằng này cũng thuộc dạng có tiếng rồi). Lên ngó Goodreads, anh em cũng sẽ thấy review về nó tương đối tốt. Về mặt nội dung thì, như đã nói ở trên đấy, thằng này về cơ bản nhìn bài Event Horizon, chỉ sử lại tí tí để thầy cô không biết nó chép bài bạn. Cụ thể hơn, truyện xoay quanh một toán kỹ

Blade Runner Aquarelle Edition của Anders Ramsell - khi Blade Runner hồi sinh qua cọ vẽ

 Bữa nay mình mới bắt được một tin thú vị, ấy là vừa mới có người khôi phục được một phiên bản “fan fic” Blade Runner độc nhất vô nhị này, anh em. Check Out This Watercolor-Rendered Version of Blade Runner Chuyện là đâu tầm hơn chục năm trước, một ông họa sĩ người Thụy Điển tên là Anders Ramsell có nảy ra ý tưởng táo bạo: biên lại Blade Runner thuần túy bằng… cọ vẽ. Cụ thể hơn, Ramsell muốn thủ công vẽ ra một chuỗi các bức tranh màu nước, với mỗi bức sẽ cấu thành một frame hình, và khi được cho nối đuôi nhau xuất hiện thì sẽ tạo thành một bộ phim hoạt hình, thuật lại câu chuyện Blade Runner theo cách nhìn nhận của Ramsell.  Sau khi đã quyết sẽ làm như vậy thì, trong suốt hơn 2 năm ròng, gần như ngày nào Ramsell cũng miệt mài vẽ tranh. Thường ông sẽ dậy sớm và tranh thủ vẽ một tí trước khi đi làm, xong đi làm về xong thì lại lao đầu vào vẽ tranh tiếp. Rốt cuộc, vào khoảng năm 2013, Ramsell đã hoàn thành được 12,597 bức tranh cả thảy, tạo thành một bộ phim hoạt hình Blade Runner dài 35 p