Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa học xã hội thường thức

Lịch sử tăm tối của zombie

 Nãy mình vừa bắt được một cái clip khá hay của TED-Ed, xoay quanh nguồn cội và quá trình tiến hóa của một trong những tạo vật kinh điển nhất SFF: zombie . Như clip có nói, zombie xuất xứ từ Châu Phi, cụ thể là vùng Châu Phi Xích Đạo và Trung Phi. Mỗi tội nguồn cội chính xác của nó thì chẳng ai biết hết, và tất cả những gì chúng ta có là một số giả thuyết nghe cũng hơi xuôi tai. Có thể từ này xuất phát từ ngôn ngữ của dân Mitsogho, vì họ sử dụng từ “ndzumbi” để chỉ xác chết. Nó đến từ tiếng Kikongo, vì trong này có từ “nzambi” dùng để chỉ đấng tối cao, một tổ tiên có khả năng siêu phàm, hoặc một vị thần nào đó khác. Bên cạnh đó, cũng có thể gốc tích nó nằm ở Angola hoặc Congo, vì trong một số ngôn ngữ được nói tại đây, “zumbi” là từ dùng để chỉ một vật thể bị hồn nhập, hoặc một người trở về từ cõi chết. Ngoài ngôn ngữ ra thì tín ngưỡng văn hóa cũng là một nguồn cần cân nhắc. Chẳng hạn, dân Kongo cho rằng khi ai đó qua đời, linh hồn của họ có thể được đặt trong một vật thể để dùng làm b

La Mã vs thế giới hiện đại - một mô phỏng thú vị về những gì sẽ xảy ra khi hai nền văn minh lạ tiếp xúc với nhau

 Gần như ngay sau khi Aperture tung ra cái clip về tiếp xúc với người ngoài hành tinh, một channel chuyên về lịch sử mang tên Fire of Learning đã tung ra một clip xoay quanh việc nếu người La Mã cổ đại mà có bị “bế” lên thời nay thì sự tình sẽ diễn ra như thế nào. Và thú vị một điểm là với cái clip này, Fire of Learning đã vô tình tạo ra một mô phỏng sát thực nhất chúng ta có thể có được cho đề tài trong clip của Aperture hôm trước: nếu hai nền văn minh lạ (một tân tiến, một tối cổ) mà tiếp xúc với nhau thì chuyện gì sẽ xảy ra. Clip của Fire of Learning bắt đầu một cách cực kỳ chân thực, với việc nếu tự nhiên thế giới La Mã cổ đại và thế giới hiện đại mà bất thình lình giao thoa với nhau thì ngay lập tức sẽ có xung đột bùng nổ. Với sự chênh lệnh quá xa về công nghệ, phe người hiện đại sẽ đập tan hoàn toàn mọi nỗ lực phản kháng của bên La Mã. Sau khi mọi thứ đã ngã ngũ và Hoàng đế La Mã đã bị gông cổ về đồn thì mới bắt đầu đến giai đoạn hai bên tìm cách giao tiếp với nhau. Và lúc đã xoa

Ngôn ngữ chung cho cả vũ trụ - một giấc mơ viển vông

 Một trong những mô típ thường gặp nhất trong Sci Fi là việc con người lần đầu tiên tiếp xúc với người ngoài hành tinh. Chủ yếu các tác phẩm sử dụng mô típ này sẽ đào sâu vào các hệ lụy nảy sinh từ cuộc gặp gỡ ấy, chẳng hạn phản ứng của con người ra sao, thế giới/vũ trụ sẽ phát triển theo chiều hướng thế nào, chuyến phiêu lưu gì sẽ diễn ra,... Nhưng có một tình tiết cực kỳ quan trọng mà ít tác phẩm nào thực sự cất công đào sâu tìm hiểu: gặp nhau rồi thì nói chuyện với nhau kiểu gì? Như anh em hẳn đã từng thấy trong bộ phim Arrival hoặc trong bản truyện ngắn gốc Story of Your Life của nó, ngôn ngữ  là một trong những chướng ngại khổng lồ ngoài sức tưởng tượng khi giao tiếp với một nền văn minh lạ. Ngay cả chỉ tính riêng việc phân tích các ngôn ngữ đang được con người chúng ta sử dụng với nhau thôi mà các nhà ngôn ngữ học cũng đã toát mồ hôi ra rồi, bất chấp chúng ta chung nhau về cực kỳ nhiều thứ và có thể hiểu cùng một số khái niệm. Trong trường hợp diễn giải ngôn ngữ ngoài hành tinh,

Trận Gettysburg và cách Sci Fi "thó" từ lịch sử

 Vụ George R. R. Martin sắp tham gia sản xuất một series du hành thời gian cho HBO hẳn đã làm không ít anh em nhớ về mảnh đất Westeros mà thanh niên kia đã phóng tác, đặc biệt là về cái tiền đồ mịt mờ của nó. Kể cũng mỉa mai là một series trứ danh “đạo” lịch sử xem chừng chẳng có tương lai gì hết 🐧. Nhắc đến chuyện lịch sử với tương lai, mình lại nhớ đến một điểm khác biệt khá thú vị giữa Sci Fi và Fantasy, liên quan đến cách chúng nó tận dụng nguồn tư liệu miễn phí khổng lồ ấy. Fantasy, với gương mặt tiêu biểu nhất là Epic Fantasy, thường có xu hướng vác lịch sử ra xào lại để tạo thành một thế giới riêng. Các đế chế cổ, các cuộc giao tranh xưa, những vĩ nhân có thật trong lịch sử thường được thay tên đổi họ hoặc nêm kèm chút mắm muối cho hơi khang khác, sau đó diễn xuôi lại. Sci Fi thì cũng thích vác lịch sử ra cóp chẳng kém, nhưng thường hay giữ cho lịch sử sát gốc hơn, chứ không bê về luộc rồi nhận rằng đây là của mình. Chẳng hạn, Sci Fi sẽ không chập chung Alexander Đại Đế với Thà

Cancel Culture: 1984 phiên bản thời đại mới

 Vì tiện thiên hạ vẫn đang nhộn nhịp George Orwell, tranh thủ đá thêm một bài nữa về thanh niên này. Như anh em chủ yếu đều biết cả rồi đấy, trong tác phẩm 1984 của mình, George Orwell có đả kích cực mạnh cái trò kìm kẹp tư tưởng cũng như những biện pháp thanh trừng/kiểm duyệt nhằm giúp xã hội trở nên “đúng chuẩn” hơn. Vì truyện truyền tải điều này thông qua một thể chế chính phủ toàn trị hà khắc, nó vô tình lại khiến không ít người nhìn nhận rằng sự gò ép cũng như những chiêu trò bịt miệng này chỉ có thể đến từ phía tầng lớp thống trị (hoặc cụ thể hơn là chính phủ), và từ đó quên mất rằng nó hoàn toàn có thể đến từ một nguồn vô hình khác, ấy là bản thân các thành viên trong xã hội. Thể hiện rất rõ điều này là cái văn hóa bài trừ (tức “cancel culture”). Văn hóa bài trừ thực chất đã tồn tại từ rất lâu rồi chứ không phải chỉ riêng gì trong thời nay, với nhiều tên gọi khác nhau qua mỗi thời kỳ. Tuy nhiên, vì thời chúng ta có một món đặc sản không thời nào có là Internet, hay cụ thể hơn là

Cô Vy, Cobra Effect, Pháp diệt chuột, và Terry Pratchett

 Hôm nay mình mới bắt được một bài khá hay, so sánh tin đồn về một nỗ lực kiềm chế Cô Vy hơi bị khét lẹt mà các bro Anh Cát Lợi đang cân nhắc với chiến lược diệt chuột mà mấy thanh niên Phú Lãng Sa từng triển khai ở Hà Nội giai đoạn đầu thế kỷ 20 . Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, mới rồi bên Anh có rộ lên tin đồn là chính phủ tính sẽ trả 500 bảng cho bất cứ ai dương tính với Cô Vy để họ chịu ngoan ngoãn cách ly. Gần như ngay lập tức, cộng đồng mạng đã trêu cho chính phủ Anh thối mồm, bảo rằng thế quá bằng khuyến khích dân tự nhiễm Cô Vy để ăn tiền free. Rốt cuộc, Anh phải khẩn trương đăng đàn bảo là cái đấy là tin đồn nhảm thôi, chứ mình không hề định làm thế đâu. Cái ý tưởng này là một trường hợp điển hình của Cobra Effect. Đây là một thuật ngữ kinh tế, dùng để chỉ trường hợp các phần thưởng nhằm giải quyết một vấn đề rốt cuộc lại khuyến khích con người ta làm cho nó trở nên tồi tệ hơn. Và trong một cái plot twist đầy hề hước, thuật ngữ ấy cũng có nguồn gốc từ chính mấy than

Cuốn theo chiều gió và nguy hại của tái sửa đổi tác phẩm dựa trên quan điểm thời đại về lịch sử

 Ngoài lề Sci Fi một chút, cơ mà HBO vừa rút bộ phim chuyển thể Cuốn theo chiều gió kinh điển của mình xuống khỏi HBO Max, dịch vụ streaming mới của mình . Lý do đưa ra là bởi nó tô hồng cuộc sống nô lệ của người da màu. HBO bảo mình chỉ rút xuống tạm thời thôi, và sau đó sẽ lại up lên HBO Max, kèm theo bình luận về bối cảnh lịch sử của phim. Cụ thể bình luận sẽ được tích hợp dưới dạng như thế nào thì chưa rõ. Mặc dù không phải bị vứt hẳn, vụ việc Cuốn theo chiều gió này cũng cho thấy một cái trend đáng ngại, hoặc ít nhất cũng là gây tranh cãi, đang rộ lên trên khắp thế giới, ấy là xét lại lịch sử dựa trên những tiêu chuẩn hiện đại. Như anh em đã biết, mỗi thời thì con người ta sẽ có một cái kiểu tư duy, một chuẩn mực đạo đức khác nhau. Chỉ cần lật ngược lại tầm 20-30 năm thôi là đã thấy nhiều cái nó khác hẳn rồi, còn từ nửa thế kỷ trở lên thì gần như sang luôn thế giới khác. Chính thế mà các tác phẩm cũng như tác giả của những cái thời ấy lẽ đương nhiên sẽ mang những tư tưởng, cách nh

Historical Dictionary of Science Fiction - một dự án từ điển SFF thú vị

 Hôm nay mình vừa mới mò thấy một dự án khá thú vị, có tên là Historical Dictionary of Science Fiction (HDSF) - một cuốn từ điển online mới, chuyên định nghĩa các thuật ngữ trong dòng Sci Fi, đồng thời còn đưa ra một số ví dụ chúng nó từng được sử dụng trực tiếp, chạy ngược lại cho đến mốc xuất hiện sớm nhất của nó.  HDSF (link ở đây: https://sfdictionary.com/ ) được soạn thảo bởi Jesse Sheidlower, cựu biên tập viên của cuốn từ điển tiếng Anh Oxford English Dictionary (OED) nổi tiếng. Năm 2001, OED khởi xướng một dự án cộng đồng nhằm tích hợp các thuật ngữ Sci Fi vào kho từ vựng của mình, và Sheidlower chịu trách nhiệm quản lý cái dự án đấy. Rốt cuộc thì bên cạnh cải thiện lượng từ vựng của OED, dự án còn đã có một thành phẩm riêng biệt, ấy là cuốn từ điển Brave New Words, xuất bản năm 2007. Năm 2013, Sheidlower rời OED và đi làm tư vấn ngôn ngữ bên ngoài, nhưng vẫn có phần quan tâm đến cái dự án kia. Năm ngoái, ông anh được OED cho phép tiếp tục triển khai dự án từ điển Sci Fi ấy một

Công nghệ AI và tác động của nó đối với mô hình quản lý xã hội tương lai

Bài về Dune hồi chiều làm mình nhớ lại cách trong vũ trụ này, từng có thời tầng lớp cai trị của con người chế ra được những hệ thống AI tân tiến (gọi là Thinking Machine), xong áp dụng nó vào việc quản lý đế chế của mình. Vấn đề là cái tầng lớp đấy ỷ lại quá đà vào lũ AI kia, đến mức để chúng nó tiếp quản sạch sành sanh mọi thứ, tạo tiền đề cho nó hình thành ý thức và soán ngôi đô hộ loài người đến gần ngàn năm. Tình cờ thì cách đây ít lâu, một nhóm thành viên thuộc CEPR (Centre for Economic Policy Research), một mạng lưới các nhà kinh tế chuyên nghiên cứu chính sách kinh tế để áp dụng tại Châu Âu, có cho xuất bản một nghiên cứu khá thú vị trên website của mình . Nó xoay quanh mối quan hệ giữa những tiến bộ trong công nghệ AI và các mục tiêu kiểm soát chính trị của giới cầm quyền, đồng thời đưa ra phỏng đoán về tác động của chúng đối với nền dân chủ và mô hình quản lý xã hội trong tương lai. Nghiên cứu nêu ra quan điểm rằng công nghệ AI có tiềm năng củng cố một mô hình kiểm soát chuyên

Giấc mộng quốc gia Sao Hỏa của Musk và tính pháp lý của nó

 Anh em chúng ta hẳn chẳng ai còn lạ gì với thanh niên Elon Musk và giấc mơ thành lập một khu định cư lâu dài trên Sao Hỏa của bro này rồi. Hiện tại thì điều ấy nghe có vẻ xa vời, nhưng với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, có khi ngay trong kiếp đời này của mình thôi, chúng ta sẽ thấy nền móng cho mơ ước ấy bắt đầu bén rễ trên hành tinh đỏ. Nói cách khác, các khó khăn liên quan đến công nghệ sẽ chỉ mang tính tạm thời mà thôi. Nhưng ngay cả nếu có khắc phục được vụ công nghệ, Musk sẽ vẫn còn phải đối diện với một vấn đề khó nhằn và dai dẳng hơn, ấy là làm sao cho nó được chấp nhận . Có một điều anh em cần hiểu là thứ Musk muốn xây dựng trên Sao Hỏa không phải là một chốn nghỉ chân thông thường cho dân Trái Đất, mà là cả một quốc gia mới. Musk từng đả động đến điều này từ năm 2018, bảo rằng rất có thể hình thức chính phủ trên Sao Hỏa sẽ là một nền dân chủ trực tiếp, với mọi công dân bỏ phiếu bầu bán cho mọi vấn đề thay vì thông qua đại diện cử tri. Sang năm nay thì thanh niên cò

Westeros và sự vắng bóng của cách mạng công nghiệp

 Bài về vai trò của hệ sinh thái trong việc xây dựng các thế giới SFF ngày hôm trước làm mình nhớ đến một bài khác cũ hơn, cũng liên quan đến xây dựng thế giới, nhưng mà cụ thể hơn hẳn: tại sao Westeros chưa trải qua một cuộc cách mạng công nghiệp nào? Trong trường hợp anh em chưa biết, Westeros là một lục địa trong series A Song Of Ice And Fire, hay như ta vẫn thường biết đến nó dưới cái tên của bản chuyển thể là Game of Thrones. Westeros được xây dựng dựa trên nguyên mẫu Tây Âu thời Trung Cổ, với từ công nghệ, hình thái xã hội, nét văn hóa,… đều giống gần như y xì đúc. Đến ngay cả lịch sử của nó cũng “đạo” từ Cuộc chiến Hoa hồng, một cuộc nội chiến của Anh nửa cuối thế kỷ 15. Tuy nhiên, vì đây là Fantasy chứ không phải Historical Fiction, thế nên lẽ đương nhiên nó không giống 100% rồi. Kể cả nếu không tính rồng rắn với zombie hay mấy cái mang tính phép thuật, Westeros và Tây Âu vẫn có những điểm khác biệt rất cơ bản. Một trong số chúng là việc Westeros cứ giậm chân tại chỗ mãi suốt h

Chiếc nhẫn của Gyges - một giai thoại nhiều nét tương đồng với Lord of the Rings

 Nhân mùa Amazon đang trình chiếu cái series Ring-A-Ling-A Ding-Dong-Ding của mình, bên TED-Ed đã tung ra một cái clip khá hay, xoay quanh một giai thoại cũng dính dáng đến một chiếc nhẫn quyền lực sở hữu khả năng siêu nhiên, có thể cám dỗ và tha hóa người dùng. Chỉ có điều trong giai thoại này, ta sẽ không thấy có Hobbit, người lùn, tiên, hay đá nhìn xuống dưới. Nó là giai thoại về chiếc nhẫn của Gyges, được nêu ra trong một cuộc thảo luận giữa hai triết gia cổ Hy Lạp là Glaucon và Socrates. Theo như Plato ghi lại trong cuốn Republic, Socrates đã có một lần bàn với Glaucon, học trò của mình, về nguyên nhân con người hành xử một cách chính trực. Phải chăng chúng ta làm thế đơn thuần vì đó là điều đúng đắn cần làm? Hay bởi vì sau một quá trình đầy những hình phạt và phần thưởng, ta đã bị gò cho hành động theo kiểu đấy? Glaucon ngả về ý kiến thứ hai, và đã nêu ra một câu chuyện như sau để củng cố quan điểm của mình: Ngày xửa ngày xưa, có một anh chăn cừu tên là Gyges. Giữa lúc Gyges đang

Batman - một phiên bản Jekyll/Hyde phong cách Mỹ?

 Đang mùa quả phim mới về Batman làm mưa làm gió ngoài rạp, thế nên nhiều bên đã tranh thủ biên đủ kiểu bài về cả cái phim nói riêng lẫn nhân vật trọng tâm của nó. Trong số này thì có bài này của JSTOR Daily mình thấy khá độc đáo, share lại một bài phân tích từng được Andreas Reichstein, giáo sư Lịch sử Mỹ tại Đại học Hamburg của Đức, xuất bản trên một tạp chí học thuật thuộc ngành mình là Amerikastudien và năm 1998. Trong bài nghiên cứu, Reichstein đã đề ra một câu hỏi rất thú vị: liệu Batman có phải là phiên bản Jekyll/Hyde của nước Mỹ không? Nghiên cứu đầu tiên điểm lại toàn bộ lịch sử của Batman nói riêng cũng như siêu anh hùng Mỹ nói chung, chỉ ra cách nhân vật đã tiến hóa qua các thời kỳ. Sau đó, bài nghiên cứu nêu ra một danh sách những con người đã góp phần khai sinh/định hình hình ảnh của thanh niên, và lướt qua một lượt những cảm hứng mà họ sử dụng trong việc tạo dựng ông anh đó. Thế rồi bài chuyển qua giới thiệu lại về The Strange Case of Dr Jekyll and Mr Hyde, cuốn tiểu thu

Tiểu thuyết - phương thức giải trí từng bị coi là điềm báo xã hội đang trên đà sa đọa

 Cái ảnh chế về tương lai đen tối của nhân loại nếu game gủng không sớm được ngăn chặn hôm qua khiến mình nhớ lại một cái nghiên cứu từng đọc, với một mô típ khá tương đồng. Nghiên cứu điểm lại sự trỗi dậy của một loại hình media mới trong lịch sử, dần trở thành một trong những thú vui thịnh hành thời bấy giờ, và đã làm dấy nên nỗi lo sợ của người đương thời về sự suy đồi của xã hội. Loại hình media đó là tiểu thuyết. Cụ thể hơn, cái nghiên cứu đó là The Novel-Reading Panic in 18th Century in England: An Outline of an Early Moral Media Panic (anh em đọc full ở đây: https://hrcak.srce.hr/file/49661 ), do Phó Giáo sư Ana Vogrinčič ngành Văn học So sánh và Lý thuyết Văn học tại Đại học Ljubljana thực hiện. Đúng như cái tên của nó, nghiên cứu của Vogrinčič nhìn vào sự trỗi dậy của các cuốn tiểu thuyết thương mại tại Anh Quốc trong giai đoạn thế kỷ 18, cũng như cách một bộ phận người dân Anh đã có phản ứng rất tiêu cực đối với sự xuất hiện của nó. Đầu tiên, nghiên cứu chỉ ra rằng vì vừa là

Những yếu tố giúp sách trở thành bestsellers (theo lời khoa học)

 Hôm nay mới mò ra một nghiên cứu trên tờ EPJ Data Science về việc ứng dụng big data để xác định những yếu tố giúp sách trở thành bestsellers (ít nhất ở thị trường Mỹ). Nghiên cứu được gửi đi từ năm ngoái, nhưng vài tuần trước mới duyệt xong chất lượng và đăng tải. Nghiên cứu này rút ra được nhiều kết luận rất thú vị, trong đó có:  - Sách hư cấu và hồi ký luôn đứng đầu bảng (ảnh 1). - Cái "tước" bestsellers rất ít khi trụ lại được lâu (ảnh 2).  - Bestsellers chưa chắc đã là best selling xét theo mặt bằng chung ở Mỹ (ảnh 3). - Lễ tết là lúc doanh số sách hư cấu tăng vọt (ảnh 4) - Tác giả sách hư cấu có xu hướng xuất hiện trên danh sách bestsellers nhiều lần hơn phi hư cấu (ảnh 5) - Sau khi đã có 1 quyển là bestsellers thì tỉ lệ các quyển viết về sau được thành bestsellers cũng cao hơn (ảnh 6) - Tác giả nữ chiếm tỉ trọng cao trong dòng lãng mạn, còn tác giả nam thì là sách phi hư cấu (ảnh 7) - Sau 10 tuần, sách bestsellers sẽ bắt đầu giảm doanh số (ảnh 8 ) Link gốc nghiên cứu n

Những khó khăn tiềm tàng của việc giao tiếp với người ngoài hành tinh

 Vì hôm này là kỷ niệm ngày nhận cái tín hiệu Wow!, bên channel Aperture đã làm một clip rất thú vị bàn về đề tài người ngoài hành tinh cũng như những khó khăn ta sẽ phải đương đầu trong việc giao tiếp với họ. Đầu tiên, Aperture bàn về câu hỏi liệu ta có nên tìm cách làm như vậy hay không. Trong lịch sử, khi mọi nền văn minh tách biệt lần đầu tiếp xúc với nhau, đổ máu bao giờ cũng xảy ra, và rất nhiều trường hợp là nền văn minh yếu hơn đã bị tận diệt. Nếu ngoiaf kia mà có nền văn minh lạ nào tồn tại thật, và có khả năng du hành đến Trái Đất, họ rõ ràng sẽ sở hữu công nghệ ưu việt, và kịch bản giữa người Tây Ban Nha và nền văn minh Aztec sẽ lặp lại. Kịch bản này đã từng được Lưu Từ Hân khám phá trong bộ truyện Tam Thể, với việc loài người (hay đúng hơn là một con người) đã để cho một chủng tộc ngoài hành tinh tân tiến phát hiện ra vị trí của bản thân, và chủng tộc kia đã lập tức phải một hạm đội xâm lược đến để chiếm đoạt Trái Đất. Bất chấp có gần mấy trăm năm để dốc toàn lực ra chuẩn b

Một viễn cảnh u tối về nền văn minh loài người nếu chúng ta một lần nữa trải qua một cuộc sụp đổ tương tự La Mã cổ đại

 Như anh em đã biết, hôm nay là ngày mất của Isaac Asimov. Một trong những series truyện để đời của ông là Foundation, tác phẩm Sci Fi lấy cảm hứng từ sự sụp đổ của đế chế La Mã cổ đại. Và tình cờ thì ngay hôm trước, channel Fire of Learning có đăng một vid bàn về chiều hướng phát triển của thế giới nếu nền văn minh nhân loại dính thêm một pha La Mã 2: Electric Boogaloo. Khác với Foundation, bro Fire of Learning vẽ ra một viễn cảnh u tối hơn, không có bộ Encyclopedia Galactica nào lưu trữ toàn bộ kiến thức loài người hay tổ chức Foundation nào ở đầu bên kia dải ngân hà để bảo vệ nó hết. Tuy nhiên, viễn cảnh mà Fire of Learning mô tả, với các quốc gia dần dần tan rã thành tiểu quốc nhỏ hơn, hình thành ngôn ngữ riêng, trong khi các công nghệ và lịch sử cũ dần trở thành huyền thoại và truyền thuyết lại cực kỳ giống với những gì từng xảy ra trong Wheel of Time, một bộ Epic Fantasy nổi tiếng của Robert Jordan. Mình đã có một bài bàn điểm qua về đề tài này rồi, anh em nào hứng thú thì sau kh