Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn mô típ kể chuyện

Fridge Horror - sự ghê rợn đến từ lôgic ẩn

 Sau khi làm cái bài phony-versary về SOMA bữa trước, mình có ngồi chơi lại cái game ấy (trên Youtube 🐧 ). Trong quá trình ngồi xem lại, mình nhận ra rằng nếu cái game này lọc đi cảnh kết và để phần after credits của nó làm cái kết thực, đây sẽ trở thành ví dụ cho một mô típ rất thú vị. Trước khi bàn về cái mô típ kia thì phải điểm lại một tí về thằng SOMA đã. SOMA là một game sinh tồn kinh dị, xoay quanh một thanh niên tên Simon. Đồng chí này từng đi scan dữ liệu não, số hóa “linh hồn” của mình. Tầm trăm năm sau, dữ liệu của Simon được cho “đầu thai” vào trong một con rôbốt tại một cơ sở nghiên cứu dưới lòng đại dương, cai quản bởi một con AI điên/ngu (đúng hơn là vừa điên vừa ngu 🐧 ), trong bối cảnh nhân loại về cơ bản đã tuyệt diệt. Nếu cứ ngồi không một chỗ, Simon hoặc sẽ chết dưới tay con AI và đám đệ của nó, hoặc sẽ chết khi cái cơ sở nghiên cứu kia sụp đổ hay thân thể mình rệu rã, hoặc hóa điên vì phải sống bất tử trong cơ thể một con rôbốt. Hy vọng duy nhất của ông anh là mò

Outside-Context Problem - khi vấn đề không tưởng hóa sự thật

 Nhân bữa trước có nhắc đến 2001: A Space Odyssey với Rendezvous with Rama, mình lại nhớ tới một mô típ mà khá nhiều tác phẩm SFF hay sử dụng. Cái mô típ ấy là Outside-Context Problem. Cơ mà trước khi nói về Outside-Context Problem, mình cần điểm qua một thứ nghe sẽ khá lạc đề: thiên nga. Khi nhắc đến thiên nga, hẳn đa số anh em đều mường tượng ra trong đầu một con trông na ná vịt, và quan trọng nhất là trắng muốt. Màu trắng gần như là một thứ mang tính thương hiệu đối với thiên nga rồi, và trên thực tế, nó gắn liền với cái loài này tới độ từng có thời thiên hạ đinh ninh thiên nga chỉ có thể mang màu đó. Nó thậm chí còn đi hẳn vào lời ăn tiếng nói của một số nước phương Tây thời xưa, với cụm từ “thiên nga đen” trở thành một câu tục ngữ rất thịnh hành để chỉ sự bất khả thi trong giai đoạn thế kỷ 16-17. Nhưng rồi đến năm 1697, Willem de Vlamingh, một thuyền trưởng người Hà Lan, đã giong buồm đi khám phá mạn bờ biển Trung Tây của Tân Hà Lan (tức Úc thời nay). Và anh em đoán thử xem ông an

Brown Note - dữ liệu độc hại đến từ giác quan

 Trong cái bài về triết lý Write What You Know bữa trước, mình có lôi Peter Watts ra làm ví dụ, bàn về cách thanh niên tận dụng cái phông sinh vật học hải dương của bản thân để phục vụ việc sáng tác, đặc biệt là trong việc khắc họa những chủng tộc lạ. Các sinh vật thanh niên chém ra kỳ dị vô cùng, hoạt động dựa trên những lôgic quái đản song vẫn không bẻ vào đâu được, và nhìn chung cực kỳ khó quên. Trong số đấy, nổi trội nhất có lẽ sẽ là lũ ma cà rồng trong cuốn tiểu thuyết Blindsight của ông anh này (minh họa trong bức hình bên dưới). Khi nghe đến cái chữ ma cà rồng, hẳn anh em sẽ hình dung Blindsight là một tác phẩm Fantasy, hay ít nhất cũng phải là Science Fantasy gì đấy. Nhưng không, Blindsight là Sci Fi thuần túy, không hề pha tẹo Fantasy nào cả. Trên thực tế, Blindsight còn không chỉ là Sci Fi bình thường, mà là tận những Hard Sci Fi, nhồi thông tin khoa học cực nhiều và cực chân thực. Dẫu rằng truyện liên tục sử dụng một ngôn ngữ đầy ma mị và cứ chạy nháo nhào giữa các thế giới

Write What You Know - hãy viết cái mình biết

 Trong bài kỷ niệm ngày mất của Frank Herbert, mình có đả động đến việc Dune là thành phẩm của một quá trình nghiên cứu công phu vô cùng. Herbert đã phải đầu tư một lượng thời gian khổng lồ để tìm hiểu đủ thứ, bao gồm môi trường sinh thái sa mạc và các nền văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử, chính trị của những khu vực với môi trường như vậy. Chính bởi thế nên phải ngót nghét nửa thập kỷ sau cái chuyến thăm mấy cồn cát định mệnh ở Oregon, ông anh mới cho ra được một bản tiền thân của Dune để đăng báo. Sự kỳ công của Herbert làm mình nhớ đến một triết lý rất được tôn thờ trong các cộng đồng viết lách: Write What You Know. Write What You Know, tức “Viết Cái Mình Biết,” là một châm ngôn được lặp đi lặp lại cực kỳ nhiều trong gần như tất thảy mọi cộng đồng dính dáng đến viết lách trên đời. Bất kể có nhìn vào một lớp dạy viết lách chuyên nghiệp hay chỉ dạo chơi trong các chốn xuề xòa hơn như group Facebook hoặc subreddit về sáng tác, anh em kiểu gì cũng sẽ bắt gặp Write What You Know xuất hiện dư

Simulation Hypothesis - khi thế giới chỉ là một mô phỏng

 Trong cái bài review về Alice in Wonderland bữa trước, mình có nhắc đến việc nó lồng ghép một số ý tưởng triết lý rất hay mà hồi đọc lúc nhỏ không hề để ý đến. Một trong số đó là Thuyết Mô phỏng. Thuyết Mô phỏng, tức Simulation Hypothesis, là một giả thuyết xoay quanh bản chất của thế giới. Nó đề xuất rằng cái ta gọi là thực tại chẳng qua chỉ là một tổ hợp những thứ bên trong một hệ thống khép kín, được tạo dựng lên bởi một hoặc nhiều cá thể nằm trong một hệ thống khác, bao trọn lấy hệ thống của ta. Vì phạm vi nhận thức của ta chỉ cho phép ta biết về cái hệ thống của mình, ta đinh ninh rằng hệ thống đấy, chạy từ những sự vật ta trông thấy và tương tác cùng, những quy luật vận hành của thế giới, những con người khác, cho đến những xúc cảm và mọi suy nghĩ nảy ra trong óc ta, là thứ duy nhất tồn tại “thực.” Tuy nhiên, với những người bên ngoài hệ thống của ta, tức những người trong hệ thống “mẹ” bao lấy hệ thống của ta, mọi thứ bên trong hệ thống nơi ta sống cùng lắm chỉ là một bản “nhái

Psychic Static - "nhẽo" tâm trí

 Trong cái clip về việc thế giới đang ngày một tiệm cận viễn cảnh 1984 của Aperture mình share hôm qua, có một đoạn tả cách thiên hạ bày đủ trò dị để né tránh bị theo dõi, tiêu biểu là in áo với họa tiết quái đản để làm rối mắt các thuật toán AI, từ đấy khiến nó không tìm được điểm tham chiếu để nhận diện khuôn mặt. Chiêu tung hỏa mù này gợi cho mình nhớ đến cái cuốn The Demolished Man vừa đọc cách đây ít lâu, bởi lẽ nó cũng có một tình tiết giống y hệt, chỉ có điều theo một kiểu “cùi bắp” về mặt công nghệ hơn. Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, The Demolished Man kể về một gã trùm tư bản tên là Ben Reichs, bấy giờ đang mưu tính chuyện sát hại một đối thủ kinh doanh của mình. Khốn nạn cho Reichs là trong thế giới gã sống, một bộ phận con người đã phát triển được khả năng thần giao cách cảm, có thể đọc được ý nghĩ của người khác. Những người này được gọi là các Esper, và họ đâu đâu cũng xuất hiện, đóng vai trò như những cái camera “thịt.” Bất kỳ ai mưu tính chuyện tà ác gần như l

Tâm lý học Sigmund Freud - lỗi thời song vẫn đầy ảnh hưởng

 Trong cái bài review về The Demolished Man bữa trước, mình có nhắc đến việc thằng này có một số nét khiến nó “lộ tuổi” rất kinh. Trong số đó thì nặng nhất là cách nó gần như xây dựng mọi thứ hoàn toàn trên các thuyết về tâm lý của Sigmund Freud. Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Sigmund Freud là một nhà thần kinh học người Áo giai đoạn đầu thế kỷ 20. Ông là một trong những gương mặt cực kỳ nổi tiếng của tâm lý học, đề ra khá nhiều giả thuyết cùng ý tưởng với sức ảnh hưởng sâu rộng đến cả ngành suốt một thời gian dài, trong đó nổi nhất là phân tâm học (phương pháp điều trị bệnh lý tâm thần bằng cách tiến hành đối thoại với bệnh nhân và phân tích tâm lý thông qua cuộc trò chuyện ấy). Ông có công cực lớn trong việc biến cả ngành trở thành một môn khoa học nghiêm túc, giúp nó được người đời coi như một trong những trụ cột thiết yếu hình thành nên xã hội hiện đại cũng như mỗi con người. Tuy nhiên, bất chấp việc Sigmund Freud là một trong những nhà tiên phong lừng danh nhất của ngàn

Ironic Rebound và cách nó ảnh hưởng đến độ chân thực của thế giới

 Trong bài review về Before the Coffee Gets Cold, mình có nhắc đến việc nó xây dựng hệ thống phép thuật một cách rất ấm ớ. Có khá nhiều lý do dẫn đến việc phần phép thuật của nó trở nên lủng củng, chạy từ lỗi lôgic cho đến cách bày bố thông tin. Có mà cái lỗi nặng nhất của nó có lẽ là việc nó bảo người đọc đừng nghĩ về con voi màu hồng. Trong trường hợp có anh em nào băn khoăn, đừng nghĩ về con voi màu hồng là biến thể của một hiện tượng gọi là Ironic Rebound (Dội ngược Mỉa mai). Nó được dùng để chỉ một quy trình tâm lý, trong đó nếu ta cố gằng kiềm chế bản thân nghĩ về một hiện tượng hay suy tư nhất định nào, cái thứ chúng ta cố gắng không nghĩ về ấy lại hay trồi lên trong não ta hơn. Mỗi khi cần minh họa cho hiện tượng này, ví dụ mà thiên hạ thường hay mang ra sử dụng nhất là yêu cầu người khác đừng nghĩ về một con thú mang màu sắc nào đó. Bởi vì con vật được tả khá rạch ròi, ngay khi nghe bảo như vậy, người nghe sẽ bất giác mường tượng ra đúng cái con đó trong đầu, và càng cố không

Eternal Recurrence - vòng tuần hoàn của vũ trụ

 Vì A Canticle for Leibowitz do một con chiên Công giáo viết, đồng thời lấy cảm hứng rất nhiều từ đó, thế nên mấy bài vừa rồi mình gần như tập trung hoàn toàn vào bàn về khía cạnh tôn giáo của nó. Tuy nhiên, như đã nói trong bài review gốc về quyển này, A Canticle for Leibowitz còn chứa đựng nhiều đề tài thú vị khác nữa, chứ không chỉ giới hạn trong mỗi tôn giáo không. Một trong số đấy là triết lý Eternal Recurrence. Eternal Recurrence, tức Vĩnh cửu Luân hồi, bảo rằng vũ trụ cũng như tất cả mọi thứ nó chứa đựng đều có tính vòng lặp. Những gì đã xảy ra và hình thành trước đây đều từng xảy ra và hình thành rồi, với phiên bản quá khứ giống gần như y hệt hiện tại. Và trong tương lai, điều ấy sẽ tiếp tục lặp lại, vĩnh viễn không bao giờ ngưng. Nguyên nhân là một khi đã xuất hiện trên cõi đời này, mọi sự vật/sự kiện đều sẽ sở hữu một xác suất tồn tại lớn hơn 0. Bất kể xác suất ấy có nhỏ đến nhường nào, nếu cứ thử đi thử lại, kiểu gì cũng sẽ có ngày sự vật/sự kiện đó tái xuất hiện. Heinrich H