Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2020

Kính viễn vọng vô tuyến tại Đài thiên văn Arecibo vừa bị sụp đổ

 Cách đây mấy bữa, cộng đồng khoa học với làng Sci Fi vừa có một phen rúng động. Nguyên do là bởi một nhân vật đình đám từng thủ vai trong bộ phim Sci Fi Contact kinh điển cũng như từng đóng góp rất nhiều cho công cuộc khám phá vũ trụ vừa mới qua đời. Gut-wrenching footage documents Arecibo telescope’s collapse Nhân vật được nhắc đến ở đây là kính viễn vọng vô tuyến tại Đài thiên văn Arecibo, nằm ở Puerto Rico. Nó bao gồm một đĩa phản xạ hình cầu được xây trong một hố sụt tự nhiên, và treo lơ lửng cách đĩa phản xạ 150m là một bộ thu nhận sóng kèm thiết bị phát rađa. Suốt 53 năm liền, Arecibo giữ ngôi vị kính thiên văn một đĩa với khẩu độ lớn nhất thế giới, cho đến khi bị một kính viễn vọng với thiết kế tương tự mang tên FAST của Trung Quốc vượt mặt vào tháng 7/2016. Arecibo đã có rất nhiều đóng góp lớn cho thiên văn học vô tuyến, với tiêu biểu là góp phần ghi nhận một kiểu sao mới mà nay ta gọi là sao xung, giúp hai nhà khoa học Russell A. Hulse và Joseph H. Taylor Con đoạt giải Nobel

The Nature of Middle-earth - một cuốn sách mới về thế giới Trung Địa của J. R. R. Tolkien

 Sau khi Sci Fi vừa được thông báo sẽ series Dangerous Visions huyền thoại của Ellison sẽ được tiếp tục, đến lượt Fantasy cũng mới có tin một series (hay đúng hơn là thế giới) đình đám của mình sẽ được đón nhận thêm thành viên mới: The Nature of Middle-earth của J. R. R. Tolkien. The Tolkien Estate Will Release Unpublished Middle-earth Essays in The Nature of Middle-earth Cụ thể thì The Nature of Middle-earth sẽ bao gồm những bài luận chưa từng được xuất bản của Tolkien, biên tập lại cho hoàn thiện. Cuốn sách mang tính xây dựng thế giới gần như theo đúng nghĩa đen: nó sẽ đi sâu vào bàn về các loại động thực vật trong thế giới Middle-earth, các loại địa hình sông núi ở nơi đây, chưa kể còn bàn sâu hơn vào một số thứ khác, chạy từ vĩ mô như bản chất của các Valar (đại khái là một dạng thần linh trong thế giới này) với sự bất tử cũng như tái sinh của tiên cho đến những thứ lặt vặt như việc liệu tiên có… nuôi râu được không 🐧. Truyện dự kiến phát hành vào tháng 6 năm sau. Từ trước đến nay

Dự án xuất bản The Last Dangerous Visions - một huyền thoại của Sci Fi

 Nếu anh em nào đang nóng ruột trước cảnh đã gần chục cái đông trôi qua mà George R. R. Martin vẫn chưa kéo nổi một làn Gió Mùa nào về thì hãy dành thời gian ngó qua cái tin này để lấy lại tí lạc quan, vì ít nhất cái series ASOIAF nó cũng chưa đến nông nỗi thế này 🐧. Harlan Ellison's The Last Dangerous Visions may finally be published, after five-decade wait Cụ thể là trong giai đoạn cuối thập niên 60 - đầu 70, một tác giả Sci Fi có tên Harlan Ellison (nổi tiếng nhất với mẩu truyện ngắn I Have No Mouth, and I Must Scream) đã thực hiện một bộ tuyển tập có tên Dangerous Visions. Bộ tuyển tập bao gồm 33 truyện tất cả, được đóng góp bởi những cây bút lẫy lừng nhất của làng SFF lúc bấy giờ, chẳng hạn như Isaac Asimov, Lester del Rey, Philip K. Dick, Larry Niven, Roger Zelazny, Theodore Sturgeon, Poul Anderson,… Các truyện này đều là những thành phẩm của phong trào viết văn New Wave, bấy giờ đang rộ lên rất mạnh. Chúng được viết theo lối hết sức phá cách, mang tính thử nghiệm cao cả về

Một thử nghiệm phối hợp tác chiến với rôbốt của Quân đội Mỹ

 Sau khi được ứng dụng để chăn cừu và nhắc nhở người dân duy trì khoảng cách giữa mùa dịch bệnh, chó rôbốt giờ còn đã lấn sân sang cả mảng quân đội. Cụ thể là trong một đợt diễn tập gần đây, quân đội Mỹ đã triển khai thử nghiệm Hệ thống Quản lý Trận chiến Cao cấp (ABMS) , một hệ thống mạng thu thập, xử lý và chia sẻ dữ liệu giữa các lực lượng tham chiến trong thời gian thực. Cuộc diễn tập có quy mô khá lớn, với sự tham gia của 65 biệt đội thuộc đủ mọi quân chủng, tổ chức tại 35 cơ sở quân sự biệt lập đặt tại 30 vị trí địa lý khác nhau. Đáng chú ý là tham gia cuộc diễn tập còn có một số con rôbốt bốn chân (hay như dân tình vẫn hay gọi là chó rôbốt) do công ty Ghost Robotics phát triển. Chúng nó giữ nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài tại Căn cứ Không quân Nellis, đồng thời góp phần cung cấp dữ liệu cho mạng ABMS. Trông cảnh mấy con này cuối cùng cũng được triển khai để phục vụ mục đích quân sự, giữa bối cảnh Mỹ đang chìm trong biển lửa và biến động mà mình lại nhớ đến hồi kết cuốn tiểu thuyết Fa

Một quảng cáo đậm chất 1984 đến từ Fortnite

 Có vẻ 2020 cần được đổi tên thành 1984, bởi lẽ có nhiều chuyện xảy ra liên quan đến nó cả trực tiếp lẫn gián tiếp quá 🐧. Trước tiên, một tí thông tin nền. Hồi năm 1984, Apple đã cho phát sóng một mẩu quảng cáo lấy cảm hứng từ 1984. Trong mẩu quảng cáo này, ta có một bối cảnh Dystopia đen tối với hàng loạt người đứng lắng nghe một phiên bản Big Brother tuyên truyền về việc toàn bộ người dân sắp sửa mang một tư tưởng đồng nhất, và sẽ không ai còn suy nghĩ “lệch chuẩn” được nữa. Đúng lúc bài phát biểu đang lên cao trào thì một cô vận động viên chạy vào trong phòng, và quẳng một cái búa tạ đập nát màn hình. Thế rồi mẩu quảng cáo kết lại với dòng chữ: "Vào ngày 24 tháng 1, Apple Computer sẽ ra mắt Macintosh. Và bạn sẽ hiểu tại sao năm 1984 sẽ không giống 1984." Mẩu quảng cáo này có hai tầng nghĩa. Một là lúc bấy giờ, máy tính thường chủ yếu dành cho các tập đoàn lớn và chính phủ, và thứ công cụ mạnh mẽ này cho phép mấy bro này nắm rõ mọi thứ về khách hàng và người dân. Với Macin

Nestlé, Nhật Bản, và tầm quan trọng của việc tuyên truyền Sci Fi từ sớm

 Trong bài share clip của Daniel Greene hôm qua, mình có nhắc đến chuyện bro này giống mình ở nhiều mặt, chỉ có điều đ̶ẹ̶p̶ ̶t̶r̶a̶i̶ ̶h̶ơ̶n̶  ngả hẳn sang Fantasy thay vì Sci Fi vì hồi nhỏ bị The Wheel of Time thay vì Animorphs đầu độc. Điều này làm mình nhớ đến một câu chuyện về Nestlé mà hồi trước từng đọc. How Nestlé Conquered Japan With The Greatest Tactic Khoảng giai đoạn thập niên 1960, dân Nhật ngày một trở nên quan tâm đến văn hóa cũng như các sản phẩm của phương Tây hơn. Nắm bắt được tình hình này, Nestlé dự tính sẽ giới thiệu một trong những sản phẩm đậm chất phương Tây vào thị trường Nhật: cà phê. Để chuẩn bị, Nestlé đầu tư triển khai hàng loạt nghiên cứu kỹ lưỡng. Kết quả thu về được rất khả quan: dân Nhật ở gần như mọi lứa tuổi đều rất thích vị cà phê, và nó hứa hẹn sẽ bán rất chạy. Hí hửng, Nestlé dồn vốn nhồi cà phê lên kệ mọi cửa hàng tạp hóa ở Nhật và quảng cáo rầm trời. Và sau đó… Không có gì xảy ra cả. Theo đúng nghĩa đen 🐧. Bất chấp những gì mọi nghiên cứu dự báo,

Daniel Greene, Móng Vuốt Quạ Đen, và lý do mình gần như không bao giờ review truyện YA

Cái clip về Fantasy của Daniel Greene hôm qua làm mình nhớ lại cái review quyển Móng Vuốt Quạ Đen của Leigh Bardugo mà bro này từng thực hiện. Thật đáng tiếc là hôm đăng cái bài về YA sau khi đọc quyển The Deep không nhớ ra nó luôn, bởi đây là bằng chứng rất sinh động cho nó. Trong trường hợp anh em chưa biết, Móng Vuốt Quạ Đen là một bộ Fantasy dành cho tầm tuổi YA (tuổi teen và tầm đầu 20). Bản thân mình chưa đọc bộ này, nhưng trông cách nó được tung hê thì có vẻ rất nhiều người thấy nó hay. Nhưng Daniel không nằm trong số đó 🐧. Thanh niên này không thích YA cho lắm, và đã từng làm clip bàn về những điểm của YA mà mình thấy không ưng. Tuy nhiên, vì được cộng đồng fan liên tục chào mồi bộ Móng Vuốt Quạ Đen, bảo là đọc vào thì sẽ đổi quan điểm ngay, Daniel  đã quyết định đọc thử. Mấy hôm sau thì cái clip này xuất hiện. Và anh em đoán thử xem một cái clip với khoảng 1/3 thời lượng chỉ toàn rào trước đón sau thì sẽ là tích cực hay tiêu cực 🐧? Tình cờ thì bro này lại bằng đúng tuổi mình

Một điều cần nhớ về nhân vật trong các tác phẩm YA

 Cái bài review về The Deep hôm qua làm mình nhớ lại một cái thớt từng được đăng trên Reddit, bàn về một khía cạnh của các tác phẩm YA (truyện cho tuổi teen) mà thiên hạ rất hay chê: nhân vật của nó. Friendly reminder that YA books are for teenagers. Cụ thể thì bạn chủ cái thớt này lúc bấy giờ vừa mới đọc xong một cuốn YA Fantasy, và sau đó đi lướt qua review thì thấy rất nhiều người chê quyển đấy. Không phải chê vì cốt hay giọng văn, mà là chê vì họ thấy rất khó chịu với các nhân vật, bảo rằng nhân vật trong này hành động toàn như mấy đứa trẻ trâu 15, 16 tuổi. Mặc dù nhân vật trong truyện đúng là ở cái tuổi đấy thật 🐧. Đồng chí chủ thớt nhắc nhở rằng YA là truyện viết cho teen, với nhân vật là teen, thế nên đoán thử xem các nhân vật sẽ hành xử giống như ai?  Teen. Qủa là một cái plot twist không ai ngờ 🐧. Chính thế nên mặc dù không ai cấm người lớn đọc truyện YA cả, nhưng một khi đã sờ vào một quyển YA thì phải nhớ rõ mình đang bước chân vào thị trường nào. Nếu đọc truyện teen mà kỳ

Lawrence xứ Ả Rập - một nguồn cảm hứng tiềm tàng của Dune

 Trong bài về Imam Shamil bữa trước, mình có nhắc đến việc cuộc đời cũng như cuộc cách mạng ông anh từng lãnh đạo đã trở thành một đề tài chủ chốt của cuốn tiểu thuyết The Sabres of Paradise, và từ đó mà đã gián tiếp giúp cho Dune được ra đời. Tuy nhiên, Imam Shamil không phải là người duy nhất đã giúp định hình Dune. Cội gốc của Dune còn có thể được truy ngược về một nhân vật khác nữa: Lawrence xứ Ả Rập. Lawrence xứ Ả Rập tên thật là Thomas Edward Lawrence (hay còn được gọi tắt là T. E. Lawrence). Ông là con ngoài giá thú của một nhà quý tộc Anh-Ireland, và từng có một thời gian làm việc cho Bảo tàng Anh trên cương vị một nhà khảo cổ học, chủ yếu công tác tại Carchemish (một cố đô quan trọng ở phía Bắc Syria). Thế rồi đến năm 1914 Thế Chiến I bùng nổ, và Lawrence tình nguyện gia nhập Quân đội Anh, chuyển đến đóng quân tại đơn vị tình báo của Cục Ả Rập (thành lập năm 1916) ở Ai Cập. Năm 1916, ông đến Lưỡng Hà và đến Ả Rập để làm nhiệm vụ tình báo và nhanh chóng tham gia vào Cuộc nổi dậ

Rôbốt chó ứng dụng trong chăn cừu ở New Zealand

 Anh em nhà ta hẳn cũng đã khá quen thuộc với mấy con chó rôbốt (rôbốt mang dạng chó, không phải rôbốt sống chó nhé 🐧 ) do Boston Dynamics sản xuất rồi, đặc biệt vì nó đã được sử dụng làm cơ sở cho tập phim Metalhead của series Black Mirror. Từ trước đến nay thì đã nhiều lần đám chó này xuất hiện trên mặt báo, phô diễn khả năng tự động dò đường, xác định chướng ngại vật, và mở cửa khóa của mình. Tuy nhiên, chúng nó mới chủ yếu xuất hiện qua các thước phim thí nghiệm tại cơ sở sản xuất của Boston Dynamics chứ chưa thấy được đem ứng dụng vào thực tiễn mấy. Nhưng mà điều ấy đang dần thay đổi. Hiện tại đám chó này đang được một công ty lập trình ở New Zealand có tên Rocos “huấn luyện” để thay thế con người đi chăn gia súc, cụ thể là chăn cừu. Như anh em có thể thấy trong clip, đám chó hoạt động khá là hiệu quả, bất chấp vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Rocos hy vọng nó sẽ có thể giúp giải quyết vấn đề thiếu nhân sự trong lĩnh vực nông nghiệp của New Zealand. Bên cạnh New Zealand thì n

Súng laze có thực sự ưu việt?

 Trong bài về thiết bị phóng tia laze ruby ngày hôm trước, mình có nhắc đến việc Sci Fi cực kỳ cuồng cái công nghệ này, và rất hay mang nó ra làm vũ khí. Thường thì vũ khí laze hay được tung hô là ưu việt hơn vũ khí truyền thống, và xét trên một số khía cạnh thì đúng là như thế thật. Vấn đề là nó cũng có một số nhược điểm, và một trong những nhược điểm lớn nhất của nó đã từng được động đến trong Animorphs. Bên trên là một trang trích trong cuốn The Hork-Bajir Chronicles của series, kể lại quá trình bị nô lệ hóa của dân tộc Hork-Bajir dưới tay bọn Yeerk. Trong trường hợp anh em nào chưa đọc thì Hork-Bajir là một giống dân ngoài hành tinh rất hiền hòa (và đầu óc có phần hơi cà đẫn). Tuy nhiên, vì chuyên ăn vỏ cây, khắp toàn thân người Hork-Bajir đều là những thứ gai sắc và móng vuốt để giúp họ leo trèo và tước vỏ cây, vô tình khiến họ chẳng khác nào những cái máy chém di động. Điều này làm họ trở thành con mồi rất hấp dẫn trong mắt bọn Yeerk, một chủng sên ngoài hành tinh chuyên ký sinh

Một số lối tiến hóa tiềm tàng của con người khi sống ngoài không gian

 Hôm nay vừa mới bắt được một bài viết thú vị về một đề tài mà khá nhiều tác phẩm Sci Fi từng đem ra bàn luận: cách con người sẽ tiến hóa để thích nghi với môi trường không gian. Homo Galacticus: How Space Will Shape The Humans of The Future Như anh em đã biết, với công trình Origin of Species của mình, Darwin từng đề xuất rằng thằng có khả năng sinh tồn cao nhất sẽ không phải là thằng mạnh nhất, mà cũng chẳng phải là thằng thông minh nhất, mà sẽ là thằng biết thích nghi giỏi nhất. Lẽ đương nhiên, ngay cả con người cũng không nằm ngoài quy luật này. Chẳng cần nhìn đâu xa, ngay trong thế giới hiện tại của ta thôi đã có rất nhiều minh chứng cho triết lý ấy. Ví dụ điển hình nhất là màu da. Tại những vùng nhận nhiều bức xạ đến từ mặt trời, con người tiến hóa để sản sinh ra sắc tố melanin, làm da đen xạm lại, chắn bớt tia cực tím. Ngay cả kiểu tóc xoăn xù xù của dân Châu Phi cũng là do tiến hóa mà thành, vì cấu trúc xoắn kết hợp mật độ tương đối thưa của nó giúp đầu thoát nhiệt tốt hơn. Sâu

Hai tác phẩm hay về quá trình tiến hóa trong Sci Fi

 Hồi chiều có bạn Minh vừa làm một bài về tiến hóa hội tụ (convergent evolution) rất hay, thế nên tranh thủ cũng giới thiệu lại 2 cuốn Sci Fi bàn về tiến hóa một cách hết sức thú vị: To Be Taught, If Fortunate của Becky Chambers và Children of Time của Adrian Tchaikovsky. To Be Taught, If Fortunate kể về chuyến đi khám phá sự sống ngoài hành tinh cuối cùng của loài người. Nó có thể coi là một bức thư tình gửi cho khoa học của Becky Chambers, với rất nhiều kiến thức về sinh học được diễn tả bằng giọng văn cực kỳ mượt mà, sinh động, và quan trọng nhất là cực kỳ dễ hiểu. Truyện có lôi thẳng thuyết tiến hóa hội tụ ra bàn luận, để từ đó cho người đọc thấy các sự sống trên những hành tinh phi hành đoàn này đến thăm nó tiến hóa theo hướng dị thường thế nào. Anh em có thể đọc đoạn giải thích về tiến hóa hội tụ của truyện trong bản preview ở đây: https://books.google.com.vn/books?id=pwmFDwAAQBAJ&pg=PT61&lpg=PT61&dq=convergent%20evolution%20to%20be%20taught%20if%20fortunate&sourc

Sự rắc rối trong bản quyền các tác phẩm của Philip K. Dick

 Hôm qua trong bài về mấy truyện public domain (hết sạch bản quyền, ai thích làm gì với nó cũng được) của Philip K. Dick , có 1 bạn thắc mắc là tại sao Dick mới chết chưa đầy 40 năm mà đã có một số quyển rơi vào đấy rồi, và sao không phải tất cả. Đây là một câu hỏi triệu đô theo đúng nghĩa đen, bởi vì nó từng là đề tài của một vụ kiện giữa con cháu Dick và hãng làm phim Media Rights Capital. Science fiction, legal reality Trước khi nói cụ thể về vụ này thì đây sẽ là chút kiến thức nền về sự lằng nhằng của luật bản quyền Mỹ cho anh em nào hôm trước không theo dõi cái thớt đấy: Luật bản quyền Mỹ đã trải qua mấy lần thay đổi, và trong đó thì có 1 cái gọi là Copyright Act of 1909. Theo luật này, các tác phẩm xuất bản từ 1925 cho đến trước 1978 sẽ auto có bản quyền, nhưng thời hạn chỉ kéo dài 28 năm kể từ NGÀY XUẤT BẢN LẦN ĐẦU. Trước cái năm thứ 29, người nắm bản quyền (tác giả/NXB) phải chính thức nộp đơn xin gia hạn (và được chấp thuận) để có thể giữ bản quyền thêm tối đa là 28 năm nữa (t

Một trang tổng hợp các truyện public domain của Philip K. Dick

Hôm nay vừa mới mò ra được một site khá hay, host mấy truyện hiện đã rơi vào public domain của Philip K. Dick: https://www.pkd-books.com/ Philip K. Dick's Public Domain Work Nhờ có những bộ phim chuyển thể như Blade Runner, Minority Report, Total Recall,... anh em hẳn chẳng còn mấy ai là lạ lẫm với Philip K. Dick nữa. Tuy nhiên, nếu mới chỉ làm quen với anh Cu này qua các tác phẩm điện ảnh thì sẽ chưa thể trải nghiệm được đầy đủ phong cách của Dick, bởi vì ông có kiểu viết bàn về bản chất của thực tại và đôi khi còn chèn thêm những yếu tố không thể gọi bằng tên gì khác ngoài phê cần khá nặng mà phim đã phải lược bớt. Thế nên nếu anh em muốn nếm thử vị văn nguyên chất của một trong những cây bút mà đến nay vẫn còn sức ảnh hưởng mạnh mẽ thì hãy ngó qua cái site đó. Vì chỉ tập trung vào một số cuốn nhất định nên khác với mấy site host truyện hết bản quyền to như Gutenberg hay Wikisource, site này có giao diện tối giản, rất phù hợp cho việc đọc (có cả dark mode nếu muốn). Lượng truyện

At the Mountains of Madness: lối thoát cho "chuyển thể" The Thing

 Hẳn trong này sẽ có nhiều anh em nhớ một phim kinh dị rất nổi hồi năm 80: The Thing do John Carpenter đạo diễn. Mặc dù lúc mới ra mắt phim phế dập mặt, vừa bị giới phê bình chê vừa không hồi được vốn, phim về sau đã tìm được một lượng fan đông đảo, và nay đã được coi là một trong những phim Sci Fi kinh dị với sức ảnh hưởng lớn nhất trong dòng. Một điều ít ai biết là phim vốn được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ngắn Who Goes There? của John W. Campbell, tác giả kiêm biên tập viên tạp chí từng giúp định hình Sci Fi hiện đại. Và mấy năm trước, trong một thư viện của Harvard, người ta có tìm thấy lại một bản nháp cũ của truyện, có tên là Frozen Hell. Bản nháp này dài hơn bản được xuất bản chính thức một chút, kèm theo một đoạn mở đầu, kể lại câu chuyện về cái đoàn thám hiểm chết ở ngay đầu Who Goes There?, và có nhiều chi tiết chạy lệch rất xa với bản gốc. Rumored 'The Thing' Remake Based On 'Frozen Hell': A Lost Manuscript May Change Horror History Hiện tại thì Holyweed đ

Cthulhu dưới ngòi bút của họa sĩ François Baranger

 Trong lúc mò ảnh cho cái bài phony-versary hồi sáng nay thì có tình cờ tìm thấy một bản graphic novel rất đẹp do họa sĩ người Pháp François Baranger thực hiện. Mày mò tìm hiểu thêm thì thấy đồng chí này còn làm cả cuốn Call of Cthulhu nữa. Các hình ảnh trong truyện như bên dưới. Truyện của Lovecraft dựa nhiều vào việc tạo dựng không khí và rất hay mặc cho độc giả tự mường tượng ra các thứ quái vật ghê rợn nhất của mình, thế nên khá là khó để có thể truyền đạt được thông qua hình ảnh. Nhưng mà trông mấy ấn bản này thì thấy kể ra điều ấy cũng không đến nỗi bất khả thi hoàn toàn. Lovecraft còn nhiều truyện khác nữa lắm đó, anh em concept artist nào rảnh tay thì thử bắt chước làm một cuốn chơi xem. Kiểu truyện thế này chắc hút crowdfunding ngon đấy 🐧. Page chính thức cho hai truyện Lovecraft mà thanh niên kia vẽ ở đây, anh em có thể vào ngắm và đặt mua nếu quan tâm. Truyện có cả bản Pháp lẫn bản tiếng Anh nhé: https://www.facebook.com/Lovecraft-illustrated-by-Baranger-1874914472747260/

PHONY-VERSARY: vụ mất tích của một đoàn thám hiểm Nam Cực

Ngày này 89 năm trước, Giáo sư Lake đã tìm thấy một dãy núi, tiền đề cho những phát hiện gây chấn động giới khoa học một thời. Cụ thể thì vào ngày 2/9/1930, một nhóm các nhà nghiên cứu  trực thuộc Đại học Miskatonic tại Arkham đã rời Cảng Boston để đến lục địa Nam Cực nhằm khảo sát lịch sử địa chất của nó, lập biểu đồ từ trên không, đồng thời xác định xem rốt cuộc Nam Cực thực sự là một khối đất hay nhiều khối gộp lại. Sau hai tháng lênh đênh trên biển, đoàn đã đặt chân đến Nam Cực, chỗ gần đảo Ross. Nhờ công nghệ mới, đoàn thu được nhiều mẫu lõi từ rất sâu bên dưới lớp băng, và trong giai đoạn từ tháng 11/1930 đến giữa tháng 1/1931 đã tìm thấy nhiều hóa thạch rất thú vị. Tuy nhiên, Giáo sư Lake, một nhà sinh vật học, lại đặc biệt mê mẩn với một mẫu vật mang các dấu tích quái lạ, khó hiểu bất thường, mặc dù Giáo sư Dyer, chuyên gia địa chất của đoàn, tin đó chỉ là hiện tượng do tự nhiên sinh ra, hay thấy trong đá trầm tích. Để tìm thêm các mẫu vật tương tự, Giáo sư Lake quyết định cho

Bài toán tam thể: một vấn đề đã có rất nhiều lời giải, nhưng cũng... chưa có lời giải nào

 Một trong những bài toán đau đầu nhất trong thiên văn là làm thế nào để dự đoán chuyển động của 3 vật thể với khối lượng đủ tương đương và khoảng cách đủ gần để tác động đến quỹ đạo của nhau. Anh em hẳn đã rất quen thuộc với vấn đề này nếu đã đọc bộ Tam Thể, và đã biết rằng tính đến nay chưa ai đưa ra được lời giải cho bài toán đó. Vấn đề là nó đã có lời giải rồi. Rất nhiều là đằng khác. Mặc dù cũng không hẳn 🐧. Cụ thể thì một lời giải chung nhất, trình bày dưới dạng một công thức X + Y = Z, lắp bụp bất kỳ trường hợp nào vào cũng ngon ăn (tức analytical solution - giải pháp phân tích) thì tính đến nay chưa có cái gì dùng được thực tiễn (mặc dù trên lý thuyết thì lời giải đã tồn tại rồi), nhưng có rất nhiều cách để né hoặc thu gọn vấn đề đó lại thành một dạng dễ nuốt hơn. Cách thứ nhất bao gồm đi giải từng trường hợp đặc biệt, với về cơ bản chỉ có 2 vật thể tác động được với nhau theo một kiểu đáng cân nhắc, còn thằng còn lại dù có tác động nhưng quá bé để ta phải quan tâm. Cách thứ h