Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Review A Short Stay in Hell của Steven L. Peck

  🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑 9.0 /10 TL;DR The Library of Babel: Extended Edition. GIỚI THIỆU CHUNG A Short Stay in Hell là một cuốn tiểu thuyết Fantasy triết lý ngắn, được xuất bản hồi năm 2009 bởi nhà sinh vật học kiêm nhà văn tôn giáo Steven L. Peck. Tác phẩm này không được biết đến nhiều trong giới văn học chính thống, hay thậm chí trong cả làng SFF, nhưng nó vẫn xoay xở kiếm được một lượng người hâm mộ trung thành, đặc biệt trong là những fan SFF theo tôn giáo. Về nội dung thì A Short Stay in Hell được viết dưới dạng hồi ký của một nhân vật tên Soren Johansson, một giáo dân Mặc Môn. Soren bị mắc ung thư não, và sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, ông anh cuối cùng cũng qua đời ở tuổi trung niên. Sau khi mất, Soren thấy mình xuất hiện ở luyện ngục, và phát hiện ra rằng thiên đường và địa ngục hoàn toàn có thật, với cửa thiên đường sẽ rộng mở với những ai ngoan đạo. Và vì cả đời sống rất đúng chuẩn các tôn chỉ của Mặc Môn, Soren sẽ… không có cơ hội đấy. Ừ, đúng là cứ

Một thí nghiệm mù về tranh AI tình cờ được Phúc Minh thực hiện

 Như anh em biết rồi đấy, hiện phía Phúc Minh vừa tung ra một cặp bìa cho tuyển tập Edgar Allan Poe mới của họ, nhờ thiên hạ bầu xem nêu chọn cái nào đem in. Bên cạnh việc thông báo cho thiên hạ biết sắp sửa có thêm một bản dịch Poe mới xuất hiện, và nghe mùi sẽ đầy đủ hơn phần đông các tuyển tập khác chứa truyện của thanh niên, cái bài bình chọn đấy nhiều khả năng còn đã vô tình làm được một điều rất thú vị mà tính đến nay, mình chưa thấy có ai lưu tâm. Nó nằm ở hai bức ảnh được sử dụng để tạo ra mấy cái bìa này. Đầu tiên, mọi người hãy nhìn vào cái bìa thứ hai nhé. Yếu tố chủ đạo của cái bìa này là một ngôi nhà đổ nát xiêu vẹo, và nếu nhìn lướt, mọi người sẽ không thấy nó có vấn đề gì cả. Tuy nhiên, nếu phóng to cái ảnh ngôi nhà đấy lên và soi thật kỹ, anh em sẽ thấy một số đường vân và nét vẽ của nó có một kiểu lệch lạc hơi nghịch mắt. Với đại đa số các anh em, mọi người có thể sẽ nghĩ nó chỉ là cách họa sĩ thể hiện sự đổ nát và tiêu điều của ngôi nhà. Tuy nhiên, với những anh em nà

Dự án nghệ thuật biến Mật mã Da Vinci thành 1984 của một nghệ sĩ Anh

 Bữa nay mình mới bắt được một tin thú vị, ấy là một thanh niên ở Anh vừa tung ra một ấn bản 1984 đặc biệt, hình thành từ “xác” của một núi ấn bản Mật mã Da Vinci này anh em. David Shrigley: Artist pulps 6,000 copies of The Da Vinci Code and turns them into 1984 Câu chuyện này kỳ thực khởi đầu từ 2017, tại một cửa hàng bán đồ cũ thuộc tổ chức Oxfam (đây đại loại là một liên minh các tổ chức từ thiện độc lập) ở Swansea, Anh Quốc. Trong giai đoạn đó, không rõ vì lý do gì, dân tình cứ đem mấy cuốn Mật mã Da Vinci cũ đến quyên cho cửa hàng. Bên cửa hàng nhận được nhiều cái quyển đấy đến nỗi bị quá tải, và quản lý cửa hàng đã chồng nguyên một đống Mật mã Da Vinci thuộc cùng một ấn bản vào 1 chỗ, kèm một tờ kêu gọi người ta quyên cái gì khác đi chứ đừng quyên quyển này nữa.  Vụ việc đó đã được lan truyền đi rất rộng rãi trong cộng đồng Anh, và nó đã vô tình lọt mắt một nhà thiết kế khá tiếng tăm tên David Shrigley. Khi đọc được về vụ Oxfam bị thừa Da Vinci trên tờ Telegraph, ông anh tự nhiên

Sự hồi sinh của Worlds of IF

 Bữa nay mình mới bắt được một tin thú vị, ấy là một tạp chí Sci Fi cũ từng đóng cửa cách đây gần nửa thế kỷ sắp được hồi sinh này, anh em. Worlds of IF Revival Thanh niên chuẩn bị đội mồ sống dậy là If (còn được biết đến dưới cái tên Worlds of IF), một tạp chí Sci Fi chuyên nghiệp tại Mỹ, lần đầu xuất bản tháng 3/1952 bởi Nhà xuất bản Quinn. If chỉ là một tạp chí ở tầm trung của làng SFF, không đến mức nổi đình nổi đám như mấy thằng kiểu Amazing Stories hay Astounding Science Fiction, nhưng nó cũng góp phần định hình lịch sử SFF nhờ xuất bản một số câu chuyện tiếng tăm như bản truyện ngắn tiền thân của The Songs of Distant Earth của Arthur C. Clarke, phiên bản truyện dài kỳ của The Moon Is a Harsh Mistress của Robert A. Heinlein, và nổi tiếng nhất có lẽ sẽ là I Have No Mouth and I Must Scream của Harlan Ellison. Giai đoạn thằng này phát triển thịnh nhất là dưới thời nó còn được lèo lái bởi tổng biên Frederik Pohl, một tác giả gạo cội của làng Sci Fi. Trong giai đoạn này (1961-1969), n

Liệu Fantasy có thực sự là đứa trẻ "béo phì" của làng văn?

Nhân mấy hôm vừa rồi có bạn đi review mấy cuốn Fantasy lẻ của Brandon Sanderson vì hơi rén mấy cái series đồ sộ của thanh niên này, mình lại nhớ đến một cái trò đùa khá thịnh hành trong giới SFF, đấy là Fantasy là cái ngách mang gen “béo phì” trội nhất của văn học, bởi vì chúng nó hay bị độn chữ kinh vl. Nói như vậy kể ra cũng không phải là không có cơ sở. Fantasy thường phải chém ra nguyên một thế giới mới toanh, với các quy luật vật lý căn bản có khi còn không được tôn trọng, thành thử nó phải dành ra một lượng cực lớn thời gian để xây dựng lại từ đầu tất cả mọi thứ. Ngay cả người anh em họ hàng gần của nó là Sci Fi, một thằng lắm khi cũng độn chữ, cũng không đến mức khổ như nó, vì một lượng không nhỏ Sci Fi vẫn giữ nguyên các định luật vật lý nhất định, thế nên không buộc phải trình bày lại từ đầu đến cuối tất thảy mọi thứ. Trên thực tế, nếu tham khảo các bài viết hướng dẫn cho các tác giả mới bước vào nghề, anh em sẽ hay thấy Fantasy là một trong những thằng có lượng chữ chấp nhậ

Một danh sách thú vị về các cuốn SFF có sự xuất hiện của chó

 Sau mấy bữa réo tên con Đại Ca hơi nhiều thì tự nhiên hôm nay lại thấy bên một group khác, có bạn share 1 bài blog khá thú vị về một số cuốn SFF có dính dáng đến chó. Thằng Mắc chắc vứt cookie của tớ cho chó gặm theo đúng nghĩa đen rồi, các cậu ạ . Speculative Fiction and Dogs Cụ thể thì trong cái bài này, 1 thanh niên tên là Dave Hook đã từ đọc được 1 mẩu truyện có dính dáng đến chó trong 1 tuyển tập Sci Fi mà đã nghĩ loang ra về sự hiện diện của cái đám này trong SFF. Trong quá trình chiêm nghiệm về ý tưởng đấy, ông anh đã về cơ bản lập ra 2 danh sách các truyện SFF liên quan đến chó nên đọc. Danh sách đầu tiên là những cuốn với chó đóng vai nhân vật chính. Tiêu biểu trong danh sách này có A Boy and His Dog của Harlan Ellison (kể về 1 thằng bé không coi đạo đức với luân lý là cái gì cả và 1 con chó có khả năng thần giao cách cảm trong một thế giới hậu tận thế), The Dog Said Bow-Wow của Michael Swanwick (kể về một con chó được chỉnh sửa gen để khôn như người và một trò lừa đảo nó bày

Từ chó rôbốt gắn súng phóng lựu của quân đội Mỹ, nhớ về Chó Săn Miền Bom Đạn

 Nhân hồi chiều có nhắc đến chuyện quân đội Mỹ đang thử nghiệm lắp súng lên người chó nhân tạo, kèm cái tiềm năng tạo ra được nguyên một tiểu đội hoạt động độc lập không cần đến lính người, mình lại nhớ đến cái biệt đội ôn thần trong Chó Săn Miền Bom Đạn. Chó Săn Miền Bom Đạn thì anh em hẳn phần đông đều đã biết cả rồi, nhưng phòng trường hợp có anh em nào chưa biết, đây là một cuốn Sci Fi hành động pha triết lý của Adrian Tchaikovsky. Truyện lấy bối cảnh tương lai tương đối xa, khi con người đã phát triển được công nghệ chỉnh sửa gen và điều khiển học rất tân tiến, hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử. Nhưng cũng như với mọi công nghệ khác trên đời, cái bước đột phá mới trong khoa học này đã tức thì bị đem đi ứng dụng để tạo ra những công cụ giết chóc hiệu quả hơn. Và thành phẩm tối thượng của nó là Sinh Dạng - một chủng loài vừa sở hữu những giác quan cùng khả năng ưu việt của thú vật, vừa nắm giữ khả năng tư duy như con người. Đám Sinh Dạng đấy chính là nhân vật chính của C