Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Quân đội Mỹ thử nghiệm lắp súng phóng lựu lên rôbốt chó

Anh em nào ở lâu trong group thì hẳn đã chẳng còn lạ gì với mấy con rôbốt 4 chân, hay còn gọi là rôbốt chó, với cái mẫu nổi tiếng nhất là đám chó do bên Boston Dynamics chế tạo. Mọi người hẳn cũng đã chẳng còn lạ với việc đám này đang được quân đội nhiều nước nghiên cứu áp dụng ngoài chiến trường, cả dưới vai trò hỗ trợ hậu cần lẫn hỗ trợ hỏa lực. Và bữa nay, nối tiếp cái chuỗi nghiên cứu tiềm năng ứng dụng đám chó đấy ngoài mặt trận, ta lại có thêm một thử nghiệm mới vừa được quân đội Mỹ triển khai: để bọn này hỗ trợ hỏa lực hạng nặng. Marines Test Fire Robot Dog Armed With Rocket Launcher Cụ thể thì cách đây ít bữa, Thủy quân lục chiến Mỹ có tung ra một loạt video và hình ảnh quay chụp một buổi trình diễn công nghệ hồi tháng 9 vừa qua. Thứ được đem ra diễn trong buổi đấy là một mẫu chó rôbốt thử nghiệm (quân đội gọi nó là “dê rôbốt,” nhưng vì thiên hạ quen gọi đây là chó rồi nên mình vẫn sẽ gọi nó là chó). Theo như quan sát, đây có vẻ là chó do Trung Quốc sản xuất, giá dao động từ $2

New Eden - một triển lãm Sci Fi Châu Á

 Bữa trước vừa ca cẩm là thị trường Sci Fi ở châu Á nhà ta ở trên phía Bắc rất sôi động trong khi xuôi xuống dưới phía Nam nghe mùi cứ lẹt đà lẹt đẹt, nay tự nhiên lại vớ được bài này về một triển lãm Sci Fi bên Sing. Trùng hợp thật đấy . New Eden: Science Fiction Mythologies Transformed Cụ thể thì bắt đầu từ ngày mai, Bảo tàng ArtScience, một bảo tàng chuyên về khoa học công nghệ và văn hóa nghệ thuật, sẽ mở một triển lãm có tên New Eden: Science Fiction Mythologies Transformed. Triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật thuộc đủ loại hình do nhiều bên thực hiện, với đề tài chung là sự giao thoa giữa Sci Fi và triết học Á Đông. Triển lãm chia làm 8 khu, mỗi khu sẽ khám phá mối liên quan giữa các khái niệm tôn giáo hoặc tâm linh châu Á, bao gồm Phật giáo, Ấn Độ giáo, Đạo giáo, Thần đạo,… với những ý tưởng hay xuất hiện trong Sci Fi phương Tây. Thông qua đó, các nghệ sĩ muốn để người tham dự triển lãm suy ngẫm lại về những gì mình vẫn hay bắt gặp trong Sci Fi và nhận ra các định kiến c

Thực trạng Sci Fi của Thái

 Nhân lúc phía Trung Quốc đang tổ chức cái hội nghị Sci Fi khủng nhất thế giới là Worldcon, chứng tỏ bản thân đã trở thành một tay chơi máu mặt trong làng Sci Fi quốc tế, mình lại nhớ đến một bài hồi trước từng đăng trên Reddit, với bình luận nghe mùi hơi bi đát về cái hiện trạng của mảng này tại một vùng cũng là hàng xóm của ta, có điều xuôi về mạn Tây Nam thay vì nằm trên phía Bắc. Cụ thể thì đâu tầm nửa năm trước, nhờ Google Doodle, mình có vô tình được biết đến một nhân vật tên là Juntree Siriboonrod. Ông này là một nhà văn kiêm nhà báo ở Thái, và rất có tâm huyết với Sci Fi. Siriboonrod hoạt động rất tích cực trong mảng này, và nhờ thế mà đã được ví như tổ nghề của Sci Fi tại Thái. Mình từng làm 1 bài giới thiệu sơ qua về cuộc đời và sự nghiệp của ông anh rồi, anh em nào quan tâm có thể tham khảo ở đây: https://scifivietnam.blogspot.com/2023/04/ve-juntree-siriboonrod-cha-e-cua-sci-fi.html. Sau khi biết về cái ông đấy, mình có thử đi tra xem đã có truyện nào của ông được dịch ra ti

Từ quyết định của 2 hiệu sách, nghĩ về lằn ranh giữa Sci Fi và Fantasy

 Nay mới thấy Nhã Nam chạy bài quảng cáo cho cái website mới của họ, thế nên mình có tót lên ngắm thử một tí. Cái web đấy nhìn chung không có gì đặc biệt lắm, cơ mà lúc lượn lờ trên đấy, mình vô tình để ý thấy một tiểu tiết đáng chú ý: Sci Fi và Fantasy nay đã được họ tách làm hai hạng mục riêng biệt, chứ không còn chập chung lại nữa. Kể cũng thú vị là chỉ vừa hôm qua thôi, trong một group sách khác, mình có trông thấy một thanh niên đăng bài khoe rằng đồng chí đó vừa vớ được một hiệu sách phân tách rạch ròi 2 thằng Sci Fi với Fantasy, thay vì chập chung chúng nó vào với nhau như phần đông vẫn làm. Chỉ một cái việc đơn giản như vậy thôi cũng đã dẫn đến một cuộc bàn luận khá sôi nổi xoay quanh bản chất của hai cái thằng này. Rất nhiều người lấy làm hài lòng với cách sắp xếp ấy, bởi lẽ Sci Fi và Fantasy, dù nằm chung trong một cái ô Speculative Fiction, lại là hai cái mảng rất riêng rẽ, với những sức hút riêng và kiểu tiếp cận vấn đề riêng. Một ông thích đọc Lord of the Rings chưa chắc đ

Đại học Exeter mở khoa dạy... phép thuật

 Đang mùa thiên hạ rục rịch chuẩn bị cosplay phù thủy các thứ thì tự nhiên thấy cái tin này tòi ra. Hợp lý phết anh em ạ . British university offers master’s degree in magic and the occult Cụ thể thì cách đây ít bữa, Đại học Exeter, một trường đại học nghiên cứu công lập ở Exeter, Devon, Anh, đã tuyên bố rằng vào tháng 9 năm sau, mình sẽ chính thức mở một khóa học thạc sĩ, có tên là Magic and Occult Science. Đây là một khóa thuộc phân ngành nghiên cứu văn hóa Ả Rập và Hồi giáo, nhưng theo mô tả của bài báo thì có vẻ nó sẽ không chỉ giới hạn trong hai phạm trù kể trên. Cụ thể, khóa học này sẽ đi sâu vào lịch sử của chủ nghĩa bí truyền, vu thuật, lễ tế, khoa học huyền bí, cùng đủ thứ ma quái khác trên khắp thế giới, chạy từ Đông sang Tây, cũng như ảnh hưởng của chúng nó đến xã hội và khoa học nói chung. Các góc độ nghiên cứu trong khóa bao gồm lịch sử, văn học, triết học, khảo cổ học, xã hội học, tâm lý học, kịch và tôn giáo. Theo lời Emily Selove, giáo sư chủ nhiệm của khóa học, thì cái

Ma Cà Rồng Trong Đêm - một cuốn sách "treo đầu dê bán thịt chó"

 Nhân hồi chiều có nhắc đến chuyện dùng ảnh Sci Fi không ăn nhập ra làm bìa cho một cuốn truyện với chất lượng trung bình, mình lại nhớ đến một thằng cũng có cái kiểu như thế. Nó là Ma Cà Rồng Trong Đêm. Mình biết về cái quyển này trong một lần đi lượn hàng sách cũ. Trong lúc đang vơ vẩn lục bừa mấy gian truyện, chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào mà mình lại rút trúng cái thằng này ra, và đến giật cả mình khi nhìn thấy cái bìa của nó. Không phải vì quả bìa có gì ghê rợn đâu, mà vì ảnh trên bìa là hình Sarah Kerrigan, nhân vật có lẽ nổi tiếng nhất của StarCraft, một trong những series Space Opera mình cực thích. Trên thực tế, đây còn chính là cái ảnh được dùng làm poster cho đĩa cài Brood War, một bản mở rộng của thằng này, và là một phần của cái màn hình chờ trong lúc game load. Chính bởi vậy, nhìn vào đây, mình cứ tưởng vừa vớ được bản dịch tiếng Việt của một quyển tiểu thuyết StarCraft nào đấy. Cơ mà sau khi hoàn hồn và mở ra đọc lướt, hóa ra đây không dính gì đến StarCraft hết. N

Nhận định của Philip K. Dick về Blade Runner

 Bữa nay mình mới vớ được một bức thư thú vị, được Philip K. Dick viết hồi 42 năm trước, sau khi xem xong một phân đoạn quảng cáo về bản chuyển thể cuốn Do Androids Dream of Electric Sheep? của mình này, anh em. Cụ thể, bức thư của ông anh là thế này: Ngày 11 tháng 10 năm 1981 Ông Jeff Walker, Công ty Ladd, 4000 Đại lộ Warner, Burbank, California 91522. Jeff thân mến, Tối nay, tôi tình cờ xem được chương trình “Hooray For Hollywood” trên Kênh 7, trong đó có một phân đoạn về BLADE RUNNER. (Thật ra thì, không phải tôi tình cờ bật nó lên xem đâu; đã có người báo cho tôi biết rằng chương trình sẽ động đến BLADE RUNNER, và dặn tôi nhớ hãy xem.) Jeff à, sau khi xem xong – và đặc biệt là sau khi nghe Harrison Ford thảo luận về bộ phim – tôi đã rút ra kết luận rằng đây quả thực không phải là phim khoa học viễn tưởng; nó không phải là phim kỳ ảo; nó y như Harrison đã miêu tả đấy: một tác phẩm vị lai. BLADE RUNNER đơn giản sẽ có một sức ảnh hưởng siêu lớn, cả với công chúng lẫn những người làm n