Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Ma Cà Rồng Trong Đêm - một cuốn sách "treo đầu dê bán thịt chó"

 Nhân hồi chiều có nhắc đến chuyện dùng ảnh Sci Fi không ăn nhập ra làm bìa cho một cuốn truyện với chất lượng trung bình, mình lại nhớ đến một thằng cũng có cái kiểu như thế. Nó là Ma Cà Rồng Trong Đêm. Mình biết về cái quyển này trong một lần đi lượn hàng sách cũ. Trong lúc đang vơ vẩn lục bừa mấy gian truyện, chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào mà mình lại rút trúng cái thằng này ra, và đến giật cả mình khi nhìn thấy cái bìa của nó. Không phải vì quả bìa có gì ghê rợn đâu, mà vì ảnh trên bìa là hình Sarah Kerrigan, nhân vật có lẽ nổi tiếng nhất của StarCraft, một trong những series Space Opera mình cực thích. Trên thực tế, đây còn chính là cái ảnh được dùng làm poster cho đĩa cài Brood War, một bản mở rộng của thằng này, và là một phần của cái màn hình chờ trong lúc game load. Chính bởi vậy, nhìn vào đây, mình cứ tưởng vừa vớ được bản dịch tiếng Việt của một quyển tiểu thuyết StarCraft nào đấy. Cơ mà sau khi hoàn hồn và mở ra đọc lướt, hóa ra đây không dính gì đến StarCraft hết. N

Nhận định của Philip K. Dick về Blade Runner

 Bữa nay mình mới vớ được một bức thư thú vị, được Philip K. Dick viết hồi 42 năm trước, sau khi xem xong một phân đoạn quảng cáo về bản chuyển thể cuốn Do Androids Dream of Electric Sheep? của mình này, anh em. Cụ thể, bức thư của ông anh là thế này: Ngày 11 tháng 10 năm 1981 Ông Jeff Walker, Công ty Ladd, 4000 Đại lộ Warner, Burbank, California 91522. Jeff thân mến, Tối nay, tôi tình cờ xem được chương trình “Hooray For Hollywood” trên Kênh 7, trong đó có một phân đoạn về BLADE RUNNER. (Thật ra thì, không phải tôi tình cờ bật nó lên xem đâu; đã có người báo cho tôi biết rằng chương trình sẽ động đến BLADE RUNNER, và dặn tôi nhớ hãy xem.) Jeff à, sau khi xem xong – và đặc biệt là sau khi nghe Harrison Ford thảo luận về bộ phim – tôi đã rút ra kết luận rằng đây quả thực không phải là phim khoa học viễn tưởng; nó không phải là phim kỳ ảo; nó y như Harrison đã miêu tả đấy: một tác phẩm vị lai. BLADE RUNNER đơn giản sẽ có một sức ảnh hưởng siêu lớn, cả với công chúng lẫn những người làm n

Một cách lách luật bất ngờ trong một tình huống đại họa zombie

 Hồi chiều vừa mới nhắc đến zombie mấy câu thôi mà nay đã thấy thằng Mắc tương cho cái ảnh này vào mặt. Đúng là biết quan tâm đến thiên hạ thật đấy . Trông vào cái ảnh này, tự nhiên mình lại nảy ra một ý thú vị: cái ảnh này chỉ đặt ra giả thuyết là “person” cuối cùng nhắn tin cho chúng ta sẽ trở thành cộng sự hỗ trợ chúng ta sinh tồn, nhưng không có quàng thêm điều kiện gì khác cả. Trong trường hợp này, có khi ta sẽ có thể lách luật và kiếm được cả một đồng minh cực kỳ lợi hại, ấy là các đại tập đoàn. Sở dĩ ta có thể làm được như vậy là vì trong luật ở hầu như mọi quốc gia trên thế giới, ta đều có một khái niệm gọi là “pháp nhân.” Xét về mặt cấu trúc thực tế, pháp nhân không phải là một con người. Nó thậm chí còn chẳng phải là một thứ tồn tại trong không gian vật ký, mà chỉ là một kết cấu tổ chức tồn tại trên giấy tờ, do một nhóm người cùng hợp lại lập nên. Nói cụ thể hơn, pháp nhân là một tổ chức được pháp luật công nhận, chẳng hạn như một công ty, cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính

Quá lệ thuộc vào AI - một nguyên nhân tiềm tàng khiến Israel bị Hamas đánh úp

 Như anh em hẳn đều đã biết rồi đấy, cách đây mấy hôm, Hamas vừa mở một cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào lãnh thổ của Israel, và sự đẫm máu của nó đã gây rúng động toàn bộ Israel nói riêng lẫn thế giới nói chung. Hiện tại, Israel đã chính thức đưa cả nước vào trạng thái chiến tranh và triển khai hàng loạt cuộc tấn công trả đũa ác liệt vào Dải Gaza. Cái vụ việc này, bao gồm tính đúng sai của cuộc chiến, sự tốt xấu của các bên liên quan, cũng như các diễn tiến của nó, nhìn chung nằm ngoài khuôn khổ bàn luận của group chúng ta. Tuy nhiên bữa nay, mình lại vô tình bắt được một bài viết liên quan đến nó với một phần nội dung ít nhiều phù hợp đề tài group, và có thể sẽ đáng chú ý với anh em. Israel’s Massive Intelligence Failure Cụ thể, bài này phân tích cuộc tấn công vừa qua dưới góc độ tình báo, đồng thời đưa ra một số giả thuyết tiềm tàng về các nguyên nhân khiến một chiến dịch tấn công quy mô như vậy qua mắt được tai mắt của quân đội Israel. Trong số các giả thuyết đưa ra, có một cái b

Về hai lầm tưởng đối với Hard Sci Fi

 Bữa nay gió mùa bắt đầu tràn về rồi, nhưng hẳn anh em trong group vẫn đang thấy ấm lắm, bởi vì chúng ta vừa có một quả diss track cháy vl . Nghiêm túc mà nói, việc bạn kia không ngửi nổi Hard Sci Fi chẳng có gì là lạ cả. Đã dính đến mấy cái văn học nghệ thuật thì chẳng bao giờ có chuyện bới ra được thằng nào ai bập vào cũng mê, không bị ghét bao giờ. Tuy nhiên, trong cái bài của bạn đó, mình thấy có đôi chỗ dễ chừng sẽ khiến cho anh em có một cái nhìn hơi bị lầm lạc về Hard Sci Fi, đặc biệt những bạn mới vào và chưa đọc nhiều trong cái ngách này hay thậm chí chỉ đơn thuần chưa đọc nhiều Sci Fi. Chính thế nên giờ mình sẽ bàn qua một tí về mấy cái chỗ đấy để hy vọng sẽ giúp anh em có một cái nhìn chuẩn hơn về mảng này. Cơ mà trước khi vào bài, cho mình rào qua cái này một chút. Xét chuẩn ra, cái ngách bị chê trong bài kia là “Hardcore Sci Fi” chứ không phải Hard Sci Fi. Bởi vì cái thuật ngữ này thực chất không tồn tại, hoặc nếu nó có tồn tại thì cũng chỉ một nhóm cực nhỏ trong fandom SF

Một bảng chữ cái quen bất ngờ trong một bộ phim tài liệu

 Bữa nay trong lúc lượn Reddit, mình mới bắt được một tin khá hài, xoay quanh một bộ phim tài liệu trên Netflix. Cụ thể, hồi tháng 4 vừa rồi, một công ty là Reality Entertainment có tung ra một bộ "phim tài liệu" mang tên Alien Planet Earth: We Are Not Alone. Cái ý tưởng nền của phim này là suốt nhiều thiên niên kỷ qua, người ngoài hành tinh đã liên tục đến thăm Trái Đất, và chính phủ biết hết nhưng ém nhẹm tất cả đi. Phim đưa ra các lập luận và bằng chứng ám chỉ rằng ta từ trước đến nay liên tục bị lừa dối và thao túng bởi cả chính phủ lẫn người ngoài hành tinh, cũng như những bước nhảy vọt về công nghệ của con người là nhờ tiếp xúc với các nền văn minh ngoài hành tinh mà ra. Phim đã được trình chiếu trên một số nền tảng online, trong đó bao gồm cả Netflix. Thế rồi đâu tầm mấy bữa trước, có một thanh niên trên Reddit tình cờ mở cái phim này lên xem. Đến khoảng gần cuối, thanh niên vô tình trông thấy phim trưng ra một bảng đầy những ký tự quái dị, rêu rao rằng đây là hệ thống

Cách thưởng thức truyện Lovecraft tối ưu

 Bữa nay mới thấy có một thanh niên đăng bài đùa cợt, bảo rằng mình mới tìm thấy một cuốn sách cũ trong hầm ngầm, và cạnh nó là một cái máy chơi cát sét cũ. Thanh niên tò mò rằng không biết mình có nên bật nó lên nghe không. Nhìn vào cái kiểu bìa quyển sách thì hẳn ta cũng đoán được câu trả lời đấy nhỉ . Nghiêm túc mà nói, đọc bài này xong, mình tự nhiên lại nhận ra rằng nếu muốn trải nghiệm truyện của Lovecraft, đặc biệt mấy truyện trong cái chu kỳ thần thoại Cthulhu của ông anh. có khi cái phương án tối ưu nhất thực ra lại là... đừng đọc truyện của thanh niên làm gì. Điều anh em nên làm là đi nghe nó. Có mấy lý do để mình khuyên anh em nên làm như vậy. Thứ nhất, Lovecraft rất hay thuật chuyện bằng ngôi thứ nhất, với người kể thuật lại những gì mình từng trực tiếp chứng kiến hoặc trải nghiệm, thế nên nó về cơ bản đã giống như cuộc nói chuyện độc thoại của một con người duy nhất rồi. Và xét chuẩn ra, đọc audiobook thì cũng chính là một kiểu độc thoại đấy thôi. Nói cách khác, truyện của