Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Tolkien chia sẻ về ngôn ngữ tiên của mình trong một bộ phim tài liệu của BBC

 Bữa nay vừa thấy thằng Mắc giới thiệu cho một cái clip tài liệu ngắn, chiếu cảnh Tolkien chia sẻ về tình yêu với ngôn ngữ của mình cũng như đá qua bình phẩm một chút về ngôn ngữ tiên mà ông cụ đã chế ra cho bộ huyền thoại mình sáng tác. Nghe hấp dẫn phết. Và trong trường hợp có anh em nào tò mò thì cái clip này được trích từ Tolkien in Oxford, một bộ phim tài liệu về J. R. R. Tolkien do Leslie Megahey sản xuất cho đài BBC 2 hồi đầu tháng Hai, và phát sóng vào 30/3/1968. Nó dài tầm 30', và bàn về khá nhiều khía cạnh khác của Tolkien chứ không chỉ giới hạn trong mỗi khoản đam mê ngôn ngữ. Phía BBC đã cho đăng tải lại toàn bộ bộ phim tài liệu đó ở đây, nếu quan tâm thì anh em ngó nhé (phải sửa IP sang IP Anh thì mới xem được): https://www.bbc.co.uk/archive/release--jrr-tolkien/znd36v4 Đáng chú ý là bản thân Tolkien thì không ưng cái phim tài liệu này lắm. Trong một bức thư gửi Donald Swann, ông cụ có bảo rằng cái phim này có phần dàn dựng và giả tạo hơi quá đà. Nhà sản xuất được Tolk

Một hình dung thú vị về cảnh sát của tương lai

 Bữa nay mình mới mò thấy một bức hình khá thú vị, mô tả hình dung của người hơn một thế kỷ trước về cảnh sát của tương lai này anh em. Cụ thể, cái hình mọi người đang nhìn vào có tên là “The Police of the Future,” gốc được đăng trên số ra ngày 27/2/1886 của một tờ tạp chí châm biếm có tên là Punch. Không có nhiều thông tin về nguồn gốc ra đời của nó, nhưng căn cứ vào cách bức hình có một dòng chú thích là “tham khảo thư gửi tờ “Daily Chronicle,” số ra hôm 15/2/1886,” khả năng cao là cách đấy mấy hôm, tờ Daily Chronicle đã đăng tải một gửi thư do độc giả gửi đến, bên trong có đề xuất rằng cảnh sát của tương lai sẽ được trang bị đại loại như vậy; sau đó thì một biên tập hay họa sĩ của tờ Punch đã đọc được bức thư đấy và thấy nó có phần lố bịch, và quyết định minh họa hẳn luôn những gì được tả trong thư trên tạp chí của mình. Về phần bản thân cái ông cảnh sát trong hình thì thanh niên này được trang bị khá nhiều thứ đồ, dùng để cả công cả thủ. Đầu tiên, hai thứ dễ thấy nhất là một cái kh

Một sự "thọt đầu thọt đuôi" của Animorphs

 Bữa nay mới thấy có một bên bán sách cũ rao một lô Animorphs bản Nhã Nam, trong đấy thọt tập 1, mình tự nhiên lại nhớ đến một thứ cũng dính đến tập 1 của bộ này và cũng đã bị thọt khác, nhưng mà không phải là thọt kiểu vật lý. Có từ t2-t10 Cơ mà trước khi nói cụ thể về nó, cần bàn qua về Animorphs tí đã. Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Animorphs là một sieries Sci Fi YA, được K. A. Applegate viết và xuất bản trong giai đoạn cuối thập niên 90 - đầu thập niên 2000, với cốt xoay quanh một toán nhóc tuổi teen vô tình khám phá ra Trái Đất đang bị một chủng sên ngoài hành tinh bí mật xâm lăng. May mắn cho Trái Đất, đám teen đấy đã được một người lính thuộc một chủng tộc ngoài hành tinh khác, vốn là kẻ thù truyền kiếp với đám sên kia, truyền cho một công nghệ đặc biệt, cho phép lũ nhóc có thể tạm thời biến thành bất cứ loài động vật nào từng được chúng nó chạm vào và hấp thụ ADN. Vì bộ này khá là dài (mạch chính gồm 54 cuốn, xong còn mấy cuốn phụ bên ngoài nữa), với tác giả không p

Một review đậm chất tiên tri về Harry Potter

 Bữa nay mới vớ được cái ảnh này, chụp lại bìa sau một ấn bản đợt in đầu của Harry Potter và Hòn đá Phù thủy (năm 1997). Trên bìa quyển đấy, có lời trích từ một bài review của tờ The Times, bảo rằng cái cuốn này đã giúp cả một thế hệ bập vào với đọc sách, và đến cái thập niên hiện tại của chúng ta, mấy thuật ngữ trong Harry Potter sẽ trở thành một dạng mật mã để những người mê sách nhận diện nhau. Biết rằng mấy cái review thì thường hay tâng bốc lên tận trời, thế nên việc thằng này chém thế cũng không đến mức lạ lắm, cơ mà kết hợp với việc HP giờ đây đã trở thành một cái franchise quá khổng lồ, và có đến cả một lượng cực lớn lớp người thuộc thế hệ 8x, 9x bắt đầu thực sự bập vào "ma túy giấy" từ cái quyển này, tự nhiên nhìn quả review có vẻ mang tính tiên tri phết. Mặc dù thực ra cái này cũng đoán hơi lệch một thứ. Vì có quả phim chuyển thể quá thành công, HP giờ đã ngấm vào văn hóa đại chúng khá sâu rồi. Thế nên giờ các thuật ngữ kiểu Hẻm Xéo với Quidditch lại mang tính dàn t

Cách AI có thể làm con người thui chột trong tương lai

 Trong cái bài review cuốn Chim nhại được bạn Trà chia sẻ hôm trước, có một đoạn nhắc đến việc nhân loại trong tương lai có thể trở nên thoái hóa về mặt trí tuệ, đến mức trở nên mù chữ. Tình cờ thì cách đây ít lâu, một bên tạp chí là Literary Hub vừa đăng một bài viết rất thú vị, với nội dung cũng ít nhiều động đến sự thui chột của khả năng đọc hiểu của con người trong tương lai. Why Human Writing Is Worth Defending In the Age of ChatGPT Cụ thể, cái bài này là một trích đoạn trong Who Wrote This?: How AI and the Lure of Efficiency Threaten Human Writing, một cuốn sách bàn về việc ứng dụng AI vào viết lách. Trong đoạn trích này, Naomi S. Baron, tức tác giả của nó, có đề cập đến một hệ lụy ít ai nghĩ đến khi để cho mấy thuật toán AI kiểu ChatGPT hỗ trợ công việc viết của bản thân, hoặc thậm chí là tiếp quản luôn phần viết. Hệ lụy đấy là nó làm biến đổi não của chúng ta theo một hướng chẳng mấy tốt đẹp. Như trong bài viết có nói đấy, khoa học thần kinh hiện đại đã chứng minh được rằng não

Một ý tưởng thú vị về cách dùng phép thuật để moi tiền từ mọt sách

 Bữa nay trong lúc đang đọc một bộ hiền-tài-hạng-nhẹ, tự nhiên thấy nó đưa ra một ý tưởng áp dụng một thứ bùa phép chuyên phục vụ ngành công nghiệp không khói vào mảng xuất bản. Nghe cũng ra tiền phết chứ có phải đùa đâu . Nhìn vào đây mà lại nghĩ, có lẽ cái trò này sẽ thích hợp nhất với những thằng dựa dẫm nhiều vào các pha bẻ lái trong cốt để tạo sức hút. Với những thằng như thế này, giá trị đọc lại của chúng nó nhìn chung khá thấp, bởi vì ta đã biết hết thứ làm nên điểm hấp dẫn lớn nhất của chúng nó rồi. Tỉ như cái mẩu truyện ngắn The Last Question của Isaac Asimov nhé. Thằng này chỉ cần đọc một hoặc cùng lắm hai lần là đã gần như chẳng còn lý do gì để đọc lại nó nữa, trừ phi muốn ôn lại kỷ niệm hoặc đang trong tâm trạng hoài cổ gì đấy. Nguyên nhân là tất cả mọi thứ hút nhất của nó đều nằm ở cái câu chốt, và một khi đã biết nó chốt lại như thế nào là coi như mọi dẫn dắt ban đầu đều sụt giá trị rất mạnh. Một thằng nữa cũng có thể sẽ được lợi từ cái này là The Bear That Fell From The

Một bức thư thú vị đến từ Edgar Rice Burroughs

 Bữa nay mình mới vớ được một cái ảnh khá thú vị, chụp lại một bức thư như bên dưới. Trong trường hợp anh em không nhận ra được cái chữ ký bên dưới, đây là thư của Edgar Rice Burroughs, một trong những tác giả pulp nổi tiếng nhất của Mỹ. Ông này viết cực kỳ nhiều truyện phiêu lưu với SFF các loại, trong đấy nổi nhất trong làng SFF chúng ta thì có series Barsoom (tức cái chuỗi truyện về John Carter, một cột mốc huyền thoại của mảng Planetary Romance), còn nổi tiếng với công chúng nói chung thì có series Tarzan (cái này thì chắc chẳng cần giới thiệu nhỉ?). Truyện của thanh niên chẳng phải là kiểu văn học cao cấp hay gì đâu, toàn kiểu giải trí hành động thuần là chính, dù chúng nó cũng có sức ảnh hưởng không phải nhỏ đối với SFF và truyện phiêu lưu nói riêng cũng như văn hóa đại chúng nói chung. Một ngày đẹp trời nọ, Burroughs nhận được thư từ một cậu nhóc 14 tuổi, và chính nó đã dẫn đến việc ông viết ra bức thư ở dưới. Không rõ cái thư của cậu bé kia nội dung thế nào, cơ mà căn cứ vào nh