Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Một danh sách tài liệu tham khảo thú vị của Đại học Penn State

 Bữa nay bên một group sách khác, mình mới bắt được một cái ảnh khá thú vị, chụp lại danh sách tài liệu tham khảo từ một khóa văn học bên Đại học Penn State, bên trong rặt toàn Sci Fi và các sách chuyên khảo liên quan đến nó. Danh sách bao gồm một loạt các tác phẩm từ cổ chí kim, với đủ thể loại đề tài và phong cách cũng như giá trị văn học. Anh em nào muốn làm một tua du lịch qua các thời đại của Sci Fi để trải nghiệm quá trình phát triển của nó (ít nhất là cho đến khoảng những năm 70), cũng như nếm thử sự phong phú của cái dòng này thì có thể dùng danh sách bên dưới như "hướng dẫn viên" nhé. Mà theo như tìm hiểu thử thì có vẻ người dạy cái lớp này là Philip Klass, một người từng đứng lớp ở Penn State suốt 22 năm (từ 1966 đến 1988). Ngoài giảng dạy trên lớp và viết nghiên cứu về văn học so sánh, Philip Klass còn là một tác giả Sci Fi, chuyên xuất bản những truyện ngắn và tiểu thuyết châm biếm dưới bút danh William Tenn. Bảo sao thanh niên rành Sci Fi thế 🐧. Sau khi lục lọi

Một ấn bản Tam Thể đặc biệt

 Mấy bữa nay, nhờ cái trailer Netflix tung ra cho Tam Thể, cái bộ truyện này dạo gần đây lại rộ lên hơn mức bình thường trong nhiều cộng đồng SFF. Chính nhờ cái sự tái quan tâm này mà mình mới phát hiện ra là từng có đợt, Head of Zeus, một nhà xuất bản bên Anh, đã phát hành ấn bản đặc biệt của truyện, gộp hết cả 3 quyển trong trilogy vào thành một bản bìa cứng đóng hộp giới hạn, có kèm chữ ký của Lưu Từ Hân. Trông ảnh nhìn nuột phết chứ chẳng đùa. Nhìn vào đây, tự nhiên lại nhớ đến cái vụ đăng ký tái bản Tam Thể của Nhã Nam. Hiện vẫn chưa biết là nó sẽ tái xuất giang hồ dưới bộ dạng nào, và theo lời đồn thổi thì có khả năng chúng nó sẽ được in dưới dạng sách sưu tập giới hạn (bìa cứng hoặc boxset gì đấy). Căn cứ vào cái đăng ký xuất bản thì chắc chắn truyện sẽ được in thành 3 tập riêng rẽ như trước.  Cơ mà giờ đây, vì đã nhìn thấy cái bản Head of Zeus này, mình lại nghĩ nếu đã làm đồ sưu tầm, có khi gộp chung cả 3 thằng thành 1 quyển Địa Cầu Vãng Sự duy nhất có khi lại hay. Đằng nào th

The Dresden Files và tương lai bấp bênh của nó ở Việt Nam

 Chiều vừa nhắc đến Dresden Files xong, tối đã thấy có bài chạy ads đập nguyên cái series vào mặt rồi. Target chuẩn vl 🐧. The Dresden Files Mà nhìn cái series này mới nhớ, cách đây tầm ít lâu, bên group trinh thám có làm một cái bài thảo luận hay bình bầu gì đó về các thể loại trinh thám nên được chú trọng đưa về thị trường Việt Nam. Sau một hồi bàn tán, tự nhiên lại lòi ra là có một lượng rất đông người kỵ thể loại trinh thám dính đến Fantasy. Đọc xong cái bài đấy, mình tự nhiên thấy cái tương lai của thằng Dresden này ở bên nhà ta có vẻ sẽ hơi mù mịt. Trong trường hợp anh em không hiểu Dresden Files là cái gì mà lại liên quan đến cái bài đó, thì sự tình rất đơn giản thế này thôi: nó chính là một series trinh thám Fantasy, thứ đã bị dập tơi tả trong cái bài đấy. Cụ thể hơn, Dresden Files kể về một tay phù thủy có tên là Harry Dresden, hành nghề thám tử tư tại Chicago. Mỗi một tập truyện trong series lại xoay quanh một vụ án ghê rợn có liên quan đến các yếu tố siêu nhiên, hoặc do ma q

Một cách trang trí truyện thú vị của The Mountain in the Sea

 Bữa nay trên Reddit, mình có bắt được một cặp ảnh chụp một cuốn tiểu thuyết Sci Fi là The Mountain in the Sea của Ray Nayler như bên dưới. Cuốn The Mountain in the Sea này xoay quanh việc thế giới phát hiện ra một chủng bạch tuộc siêu thông minh, với văn hóa và ngôn ngữ riêng. Các ấn bản điện tử của nó thì không có gì đáng nói lắm, nhưng riêng ở ấn bản giấy, ta sẽ bắt gặp một bức thông điệp được viết bằng tiếng bạch tuộc, in lên cạnh sách. Sau khi đọc xong, người đọc sẽ có thể giải mã được dòng chữ ấy, và biết cái câu ở cạnh nó nói gì. Đây kể ra cũng là một chiêu bên nhiều tác phẩm SFF nên thử. Bên SFF nhà chúng ta thì không thiếu các tác phẩm với những hệ ký tự lạ lùng, với một số cuốn thậm chí còn đi sâu hẳn vào phân tích và phát triển chúng nó thành những ngôn ngữ với các quy luật ngữ pháp và từ vựng nghiêm chỉnh (*khụ*Trung Địa*khụ*). In kèm một câu gì đó bằng thứ tiếng đặc thù trong câu chuyện lên cạnh thì một mặt sẽ tăng tính thẩm mỹ cho truyện (vì người ngoài nhìn vào thì sẽ th

Cách The Most Dangerous Game được cover lại trong Tender Is the Flesh

 Sau khi đăng cái bài về việc để các nhà văn cover sách của nhau như nhạc sĩ tối qua, mình tự nhiên lại nhớ đến một thanh niên về cơ bản cũng đã làm chính cái việc ấy rồi, chỉ có điều dưới một dạng nhỏ gọn hơn, và bản cover không đứng lẻ mà lại lồng trong một tác phẩm khác. Thanh niên đấy là Agustina Bazterrica, một nữ nhà văn người Argentina, và thứ được đồng chí ấy cover lại là một truyện ngắn có tên The Most Dangerous Game. Trước khi nói về cách Bazterrica cover The Most Dangerous Game, mình xin được nói qua vài câu về tác phẩm gốc cái đã. The Most Dangerous Game là một truyện ngắn phiêu lưu của Richard Connell, xuất bản lần đầu trên tạp chí Collier's hồi năm 1924. Truyện có nhân vật chính là Sanger Rainsford, một anh thợ săn người Mỹ, bấy giờ đang đi thuyền đến rừng rậm nhiệt đới Amazon để thực hiện một chuyến săn báo đốm. Một tối nọ, lúc đang trên thuyền, Rainsford có trò chuyện với Whitney, một người bạn của mình, về một hòn đảo huyền bí gần đấy, hay được giới thủy thủ đồn đạ

Cover tác phẩm - một điều còn thiếu trong làng văn

 Nhân hồi chiều có động đến Hitchhiker's Guide, tự nhiên lại nhớ đến cái meme này. Trông ý tưởng cũng hợp lý phết đấy nhỉ 🐧? Công bằng mà nói thì trong làng văn của chúng ta cũng đã có một thứ na ná như cái kiểu cover bài hát của mảng âm nhạc rồi, đó là làm các tác phẩm parody. Nhưng mà parody thì lại hay mang tính chỉ trích hoặc châm chọc cái tác phẩm gốc hoặc các mô típ nó sử dụng, hay thậm chí còn chém hẳn ra những cái cốt mới toanh chỉ dựa trên nền tảng thế giới hay sự kiện của tác phẩm gốc thôi. Trong khi ấy, cover thì lại hay mang sắc trung tính hơn, với mục đích thường là tái thể hiện lại nội dung tác phẩm gốc qua một phong cách mới, và giữ nguyên khá nhiều thứ ở tác phẩm gốc. Cái này thì chưa thấy mấy ai trong làng văn làm cả (vì nếu nhớ không nhầm là luật bản quyền không cho phép làm thế). Cơ mà nếu luật thoáng ra một tí và ta có thể để các tác giả cover truyện của nhau thì hẳn sẽ có những tác phẩm rất thú vị ra đời đấy, đặc biệt nếu style của các tác giả chênh lệch nhau

Sự thật đằng sau cái bút danh Adrian Tchaikovsky

 Trong cái bài chúc mừng sinh nhật Adrian Tchaikovsky hồi chiều, mình có đề cập đến việc thanh niên này kỳ thực có họ là “Czajkowski” (đọc giống hệt Tchaikovsky, chỉ khác cách viết; và trong bài này mình sẽ dùng Czajkowski để nhắc đến đồng chí ấy). Hẳn sẽ có một số anh em nghĩ rằng thanh niên sửa tên như vậy là để đú Pyotr Ilyich Tchaikovsky, nhà soạn nhạc người Nga nổi tiếng. Nói thế kể cũng không phải sai, cơ mà sự tình có phần hơi phức tạp hơn thế tí. Số là hồi năm 2008, lúc sắp chốt xong kèo Empire in Black and Gold, Czajkowski có hẹn gặp Simon Kavanagh, người phụ trách của mình ở Mic Cheetham, để giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng trước khi truyện ra mắt. Trong số các chuyện hai người này bàn thảo, có một vấn đề mấu chốt là cái họ của ông tác giả. Nội dung cuộc bàn thảo đó về sau đã được Czajkowski chia sẻ lại một cách vắn tắt trong một bài blog trên trang web cũ của mình (anh em có thể đọc full ở link bên dưới), với nội dung cụ thể như sau: Cuối cùng là cái bài toán hóc búa về