Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Ramattra - phiên bản tương lai Đại Ca đáng lẽ đã trở thành

 Bữa nay mình có nổi hứng ngồi xem lại một số cái clip lore của Overwatch, một game bắn nhau online với bối cảnh Sci Fi. Lúc xem đến câu chuyện về Ramattra (clip bên dưới), một con rôbốt với cuộc đời nhiều thăng trầm trong game, mình sực nhận ra một điều: con rôbốt này sẽ là một phiên bản gần như giống y xì đúc Đại Ca, nếu một sự kiện nhất định trong Chó Săn Miền Bom Đạn diễn ra hơi khác đi một chút. Mà trước khi vào bài, mình xin hứa đây sẽ là bài cuối cùng về Chó Săn Miền Bom Đạn trong thời gian sắp tới nhé. Mấy bữa nay chém về nó nhiều quá rồi, thêm nữa thì chắc anh em treo đầu mình lên mất 🐧. Ok, giờ quay lại với đề tài chính này. Điểm đầu tiên ở Ramattra khiến mình liên tưởng đến Đại Ca là cái giọng của nó. Nếu mở tiếng lên nghe, anh em sẽ thấy con Ramattra này có một cái giọng khá sởn gai ốc. Nó nghe rất dữ dằn, ồ ề, như một phiên bản lai giữa tiếng gằn của một con rồng và một cái máy nghiến. Ngay cả những lúc con này bàn đến những đề tài nhẹ nhàng như hòa bình và thiền định, ta

PETA, Guardian of the Galaxy, và một tác phẩm tương đồng đến bất ngờ

 Bữa nay mới thấy một chuyện ngàn năm có một, ấy là bầu trời đạo đức PETA, kẻ bảo vệ mọi thứ thú tính, vựa meme súc vật di động, vừa mới đưa ra một ý kiến xem chừng rất được thiên hạ tán đồng. Cụ thể thì mới đây, PETA vừa chính thức khen ngợi phần mới của bộ phim Guardian of the Galaxy. Họ bảo rằng nó xứng đáng được coi là phim ủng hộ quyền động vật hay nhất của năm vì đã giúp “khán giả nhìn nhận động vật dưới dạng những cá nhân riêng biệt, và đề xuất rằng chỉ vì chúng ta có thể thử nghiệm trên chúng không có nghĩa là chúng ta nên làm vậy.” Cá nhân mình thì chưa xem cái phim này, cơ mà qua một vòng tìm hiểu thì có vẻ lời khen của PETA đến từ một phân đoạn hồi tưởng của Rocket (tức cái con chồn biết nói trong phim). Trong đoạn này, nó nhớ lại cách nó và 3 con thú thuộc những chủng loài khác bị một nhà khoa học điên đem ra làm đủ thứ thí nghiệm dã man và biến thành một dạng thú người, cũng như cái kết cục đen tối của cái lũ thú đấy. Để xem nào: một nhóm 4 con thú đa chủng loài bị đem ra

Chuyển động hỗn loạn và bài toán tam thể

 Cái bài review về Tam Thể hồi trưa làm mình nhớ đến một cái clip khá thú vị vừa xem cách đây ít lâu, minh họa cái sự khó đoán của một chuyển động hỗn loạn. Anh em có thể tham khảo nó ở bên dưới. Thứ mọi người nhìn thấy trong clip là một biến thể của con lắc đôi, hay còn gọi là con lắc hỗn loạn. Cấu tạo của nó rất đơn giản: mọi người chỉ việc cố định một con lắc lại, xong gắn một con lắc khác vào chót của nó là xong. Sau đấy, nếu anh em bắt đầu cho con lắc đấy lắc lư, thì thay vì di chuyển theo một cung dễ đoán như một con lắc bình thường, cái con lắc đôi của chúng ta sẽ chạy theo một quỹ đạo trông rất hỗn loạn, gần như không thể đoán định được. Điều thú vị về cái hệ thống con lắc này là chuyển động nó kỳ thực không hề ngẫu nhiên. Các nhà khoa học đã xác định được rất rõ các phương trình dùng để mô tả chuyển động của cái hệ thống này trong không gian, và trên lý thuyết thì ta hoàn toàn có thể tính toán được rất chính xác cung chuyển động của nó. Nhưng khốn nạn một điều là cái hệ thống

Về một nhân vật bị lãng phí trong Chó Săn Miền Bom Đạn

 Trong cái bài review Chó Săn Miền Bom Đạn đăng tối qua, bạn Bình có đề cập đến việc ngoài Ong và Đại Ca ra thì truyện dành hơi ít đất diễn cho các Sinh Dạng khác. Chuyện đó làm mình nhớ đến một nhân vật có rất nhiều tiềm năng, nhưng đã bị Adrian Tchaikovsky để uổng phí. Trước khi vào bài thì cần rào qua tí rằng bài này sẽ spoil rất mạnh gần như toàn bộ truyện. Anh em nào chưa đọc tối thiểu đến hết chương 35 thì tốt nhất nên tạm gác cái bài này lại, xử xong cái chương đó đã rồi hẵng đọc. Còn với những anh em đã đọc rồi hoặc không sợ bị spoil, mời mọi người đọc tiếp nhé. Như anh em biết đấy, trong phần đầu của quyển Chó Săn Miền Bom Đạn, lúc con Đại Ca vẫn còn phục vụ dưới trướng một lực lượng lính đánh thuê, nó không hoạt động một mình. Con này là một phần của một biệt đội đột kích đặc biệt, bao gồm 3 Sinh Dạng khác nữa, đó là Mật (Sinh Dạng gấu), Ong (Sinh Dạng Ong), và Rồng (Sinh Dạng thằn lằn). Mỗi con có một vai trò chiến đấu riêng, và chúng nó cũng có một kiểu tính cách và nếp ngh

Trí Thông Minh Phân Tán - một bước tiến hóa tiềm tàng của ý thức?

 Trong cái bài cảm nhận về Chó Săn Miền Bom Đạn mà bạn Nguyệt đăng hôm trước, có một đoạn nhắc đến một nhân vật mà bạn ấy gọi là “Boss.” Nhân vật này thực chất đại diện cho một khái niệm rất thú vị, vốn đã mê hoặc cả giới văn sĩ SFF lẫn các nhà khoa học và triết học, đó là nguồn gốc hình thành của ý thức, cũng như những dạng hình tiến hóa của ý thức trên những quy mô lớn hơn sau này. Ý thức vốn là một phạm trù cực kỳ khó hiểu, và đã khiến các triết gia và học giả phải đau đầu từ rất lâu rồi. Muộn nhất thì nó cũng đã bắt đầu từ tận thế kỷ 17, với những người như Descartes và Locke bắt đầu đặt nền móng cho nó dưới dạng một chi khoa học nghiêm chỉnh; còn nếu xét về việc con người bắt đầu tò mò về bản chất của ý thức thì có khi ta phải chạy tít về tận thời tiền công nguyên, với Aristotle từng bàn về tâm trí và ý thức trong cuốn cuối của bộ chính luận On the Soul của mình (mặc dù theo một cách không hẳn giống với Descartes và Locke). Từ thời đấy đến tận bây giờ, thiên hạ vẫn chưa tiến xa đư

Một "giải pháp" bất ngờ cho vấn đề độ dày của The Priory of the Orange Tree

 Anh em nào ở trong group được một thời gian rồi hẳn sẽ nhớ là đâu tầm mấy tháng trước, mình có share lại một bài ở một group khác, xoay quanh việc một bạn kêu rằng quyển The Priory of the Orange Tree của Samantha Shannon cục gạch quá, và đang cân nhắc đến chuyện có nên xẻ đôi nó ra cho đỡ rách việc không nhỉ? À thì, hôm nay mới được đồng chí đó cập nhật rằng người ta đã chẻ truyện ra thật rồi này 🐧. Chơi chiêu này kể cũng hơi cục súc, nhưng mà đúng là cầm một quyển sách khổ to dày tận 900 trang để đọc thì căng thật, đặc biệt là bạn chủ thớt có vẻ còn bị khuyết tật nữa. Thôi thì đằng nào câu chữ nó cũng không vãi ra ngoài, nếu làm vậy mà giúp trải nghiệm đọc được nâng cao thì cứ triển thôi. Càng lúc càng thấy cái quyển định xẻ sẵn quyển này ra làm đôi của Bestbooks là sáng suốt, các cậu ạ 🐧. Mà đợt gần đây thấy có thằng Silos cũng thi thoảng vẫn bị thiên hạ kêu là dày với nặng. Anh em nào mà đang ngại đọc nó vì ngán cảnh phải khệ nệ vác mang thì hãy cứ nhớ chuyện đấy không phải không

Một ứng dụng mới của ChatGPT và một câu chuyện đã vô tình phỏng đoán hệ lụy tiềm tàng của nó

 Bữa nay mình có vớ được một bài báo thú vị, xoay quanh một xu hướng ứng dụng mới của ChatGPT: tán gái. Welcome to the age of automated dating Đầu tiên, bài báo đề cập đến Rizz, một app hỗ trợ hẹn hò với công nghệ lõi là AI. Sau khi cài đặt, cái app này sẽ kết nối trực tiếp với bàn phím của người dùng, và mọi người sẽ có thể truy cập nó một cách rất tiện lợi trong quá trình chat chit. Sau đấy thì anh em chỉ việc lê xác lên Tinder/Grinder/bất kỳ cái đờ đờ nào khác, quẹt phải, và để con AI đọc tin nhắn và soạn câu trả lời là xong. Tất cả những gì mọi người cần làm là bấm send, còn đâu toàn bộ phần cò cưa sẽ được tự động hóa hết. Rizz không phải là thằng duy nhất cung cấp dịch vụ “wingman” ảo cho người dùng. Bên cạnh nó, bài báo cũng đề cập đến một loạt app tương tự, bao gồm Keys AI và Your Move. Tất cả chúng nó đều là những app tự động chém gió với bạn tình tiềm năng, với một số khác biệt không đáng kể. Thậm chí, ta còn có một dịch vụ là Personal.ai, cho phép người dùng tạo ra một con ch