Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Từ sự kiện Henry Cavill rời Witcher nghĩ về xu hướng truyền thông hiện đại của các dự án chuyển thể

 Bữa nay mình mới bắt được một tin khá chấn động: Henry Cavill, diễn viên thủ vai Geralt xứ Rivia trong series Witcher của Wokeflix, sẽ rời series sau season 3 sắp tới, và vai diễn Geralt sẽ được nhượng lại cho Liam Hemsworth. Lẽ đương nhiên, tin này đang làm dậy sóng cộng đồng fan Witcher, bởi lẽ mọi người phần đông đều thấy Henry cực kỳ hợp với Geralt. Đáng chú ý nhất, thứ người ta liên tục nhắc đến không phải là bản thân cái diễn xuất của Henry, mà là việc ông anh đã thể hiện mình là fan cứng của cả cái franchise Witcher này, chạy từ chơi game cho đến đọc truyện. Trên thực tế, Henry hình như còn là người duy nhất trong toàn bộ cái đội sản xuất thực sự có hiểu biết về Witcher và yêu thích hẳn nó, trong khi những người khác chỉ biết về Witcher dưới dạng vừa đủ để làm phim, và nghe cái kiểu season 2 được dàn dựng thì thậm chí còn chẳng mê gì câu chuyện gốc. Với sự rời đi của Henry, cộng đồng fan nhìn chung đang có cái nhìn rất tiêu cực về tiền đồ của series, với một phần lý do không nh

Một cách lý giải tiềm tàng cho phép toán 6 x 9 = 42 nổi tiếng trong The Hitchhiker's Guide to the Galaxy

 Trong cái bài 6 x 9 = 42 mà bạn Huệ hỏi hôm qua, có một bạn đề cập đến một cái thuyết lý giải khá phổ biến cho đáp án đấy. Thuyết đó bảo rằng sở dĩ 6 x 9 có thể bằng được 42 bởi vì phép tính này không được thể hiện dưới dạng số trong hệ thập phân (tức hệ đếm dùng số 10 làm cơ số), mà nó là số trong hệ thập tam phân (hệ đếm dùng số 13 làm cơ số, với các chữ số dùng trong hệ này là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, và C). Để hiểu tại sao nó lại là như thế, anh em cứ tưởng tượng mình nắm trong tay một nắm diêm và muốn đếm nó nhé. Khi xếp các que diêm đó thành hàng (với mỗi hàng gồm 9 que), mọi người sẽ xếp được thành 6 hàng tròn. Nhân số hàng với số que trong hàng, vị chi ta sẽ có 6 x 9 = 54 que tất cả. Số lượng các que diêm chắc chắn sẽ là 54, không thể lệch đi đâu được. Tuy nhiên, tùy vào cách mọi người đếm số que này, nó có thể được thể hiện theo nhiều dạng khác nhau. Giả dụ, nếu mọi người tụ mớ diêm thành những đống 10 que, ta sẽ có được 5 đống tròn, với một đống chỉ có 4 que lẻ. V

Do Androids Dream of Electric Sheep? - một cẩm nang đối phó với AI tiềm tàng cho giới họa sĩ

Cái bài về kính AR tích hợp AI bạn Minh đăng hôm qua làm mình nhớ đến một cái clip hồi trước từng bắt được của Steven Zapata, một họa sĩ vẽ tranh minh họa ý tưởng ở New York. Từ trước đến nay, Zapata vốn không mấy thiện cảm với AI cũng như cái tương lai tiềm tàng mà nó đại diện, và trong cái clip đấy, ông anh đã liệt kê ra tất cả những vấn đề cũng như các điểm bất cập của các thuật toán AI nổi trội hiện nay. Anh em nào quan tâm có thể xem bên dưới.  Mặc dù clip cũng có khá nhiều điểm thú vị, điều để lại ấn tượng mạnh nhất cho mình lại không phải là bản thân cái clip đấy. Thứ đáng chú ý là một lời bình được đăng dưới nó, với nội dung thế này: AI art will make “real” art more valuable. Like the Blade Runner scene where he asked the snake lady if the Boa was real, to which she said “no way, real ones are too expensive” Tạm dịch: Tranh AI sẽ làm cho tranh “thực” trở nên có giá trị hơn. Giống như trong cái phân cảnh của Blade Runner ấy, đoạn ông kia hỏi cô vũ nữ rắn rằng có phải cái con tră

Xenofiction - những câu chuyện với góc nhìn "lạ"

 Cái mẩu truyện The Great Silence mình nhắc đến hồi chiều có một điểm thú vị là nó hoàn toàn không hề sử dụng lăng kính của con người. Từ đầu đến cuối, tất tần tật mọi thứ đều do một con vẹt nhìn nhận và kể lại. Điều này khiến mình nhớ đến một mảng văn khá độc đáo, có tên là Xenofiction. Để hiểu Xenofiction là cái thể loại nào, anh em cứ nhìn vào phần tiền tố “xeno-” của nó nhé. Nó khởi nguồn từ chữ “xénos” trong tiếng Hy Lạp cổ, vốn là một từ khá chung chung dùng để chỉ người, có thể chạy từ kẻ địch cho đến bạn bè thân quen. Tuy nhiên, những nghĩa tiêu chuẩn/phổ thông nhất của xénos thường liên quan đến sự lạ, chẳng hạn như “người lạ,” “người ngoại quốc,” “khách đến chơi nhà,”… Trong ngôn ngữ hiện đại ngày nay, cái tiền tố “xeno-” đã vừa được thu gọn lại một tí, vừa được cơi nới thêm chút ít. Nghĩa của nó giờ đã đơn giản hơn, chỉ gói gọn trong chữ “lạ,” và ghép với từ nào thì sẽ biến từ đấy thành “làm gì đó với một thứ lạ.” Giả dụ, ta có “phobia” là chứng sợ hãi, thì khi ghép kèm xeno

House of the Dragon, Sử thi Gilgamesh, và cái sự rùa bò của George R. R. Martin

Nhân hôm qua có nhắc đến House of the Dragon và cái khả năng nó sẽ là tác phẩm “chốt” cho toàn thể series A Song of Ice and Fire thật, mình tự nhiên lại nhớ đến một cái meme từng lụm được cách đây mấy hôm, chế nhạo cái tốc độ gọi gió lề mề của George R. R. Martin. Nó là ảnh ở bên dưới. Câu chuyện đằng sau cái ảnh này kể cũng khá thú vị. Số là kể từ năm 2003, sau khi Chiến tranh Iraq bùng nổ, tình trạng buôn lậu cổ vật ở đất nước này trở nên trầm trọng hẳn. Hàng loạt tạo vật vô giá có ý nghĩa lịch sử đối với người dân Iraq liên tục bị các thành viên những nhóm Hồi giáo cực đoan, thành viên Lực lượng Đa quốc gia, lẫn cả dân thường tuồn lậu ra nước ngoài. Trước cảnh tượng chảy máu văn hóa đầy đau lòng đấy, Bảo tàng Sulaymaniyah, một viện bảo tàng ở miền Bắc Iraq, đã triển khai một chương trình thu hồi rất thoáng. Họ tuyên bố rằng mình sẵn sàng trả tiền cho bất cứ ai đã ngăn chặn thành công một vụ buôn lậu hiện vật khảo cổ, và mang chỗ hiện vật đó đến cho mình. Cái đáng chú ý ở đây là Bảo

Mặt Trăng trong thời đại mới và những dự đoán của Sci Fi

 Ngày nay, nếu nhìn vào giới truyền thông cũng như sự quan tâm của dư luận thì ta sẽ thấy Mặt Trăng không còn có sức hút mạnh mẽ như trước nữa. Nguyên nhân chủ yếu bởi vì ta đã đạt được rất nhiều thành tựu liên quan đến vệ tinh của mình, khiến cho nó không còn quá bí hiểm nếu đem ra so với những nơi chẳng hạn Sao Hỏa hay Pluto hay các exoplanet (ngoại hành tinh). Thêm nữa là vì ta đã đặt chân lên trên Mặt Trăng một lần rồi, nó trở nên hơi mang tính "ao làng" trong tâm trí công chúng, không mang lại cảm giác là một thứ gì cần chinh phục nữa. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa chúng ta đã hoàn toàn quên về chị Hằng. Trên thực tế, giai đoạn gần đây, Mặt Trăng đã dần dần trở nên nóng trở lại vì nhiều lý do. Ta có hàng loạt quốc gia công nghệ mới nổi muốn thử học tập Mỹ chinh phục Mặt Trăng, với Trung Quốc tính đến nay là tay chơi khủng nhất, cho được 2 rover hạ cánh xuống nó, với một con rover còn ra được vùng tối mà mới chỉ được bay qua quan sát chứ chưa thực sự được ghé thăm bao

Bí ẩn về mật độ ôxi trên Sao Hỏa

 Hôm thứ 3 vừa rồi, NASA đã công bố một nghiên cứu khoa học về cách các thành phần khí quyển của Sao Hỏa có sự thay đổi theo mùa. Trong báo cáo có một điểm rất đáng chú ý: mức ôxi trên Sao Hỏa tăng lên 30% trong mùa xuân và mùa hè, sau đó lại tụt xuống mức bình thường, không hề tuân theo quy luật tương tác giữa các loại khí khác gì hết. "Mind Boggling" Behavior of Oxygen on Mars Has NASA Stumped Bí ẩn đó được phát hiện ra khi phân tích dữ liệu mà Curiosity rover gửi về trong 3 năm. Ngay khi nhận thấy biến động bất thường này, họ đã kiểm tra lại mọi tính toán cũng như thông số của mình, nhưng không thấy có gì sai sót hết. Đã có nhiều giả thuyết đưa ra, bao gồm việc chỗ ôxi ấy thực chất là tách ra từ các phân tử CO2 hoặc nước. Tuy nhiên, cần phải có một lượng nước lớn gấp 5 lần chỗ hiện có thì mới sản xuất được một lượng ôxi lớn nhường ấy, và CO2 phân hủy quá chậm, không thể có chuyện làm ôxi tăng đột biến thế được. Khả năng phóng xạ mặt trời làm ôxi tách ra thành 2 nguyên tử c