Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Thế mạnh thực sự của họa sĩ AI so với họa sĩ người, và tương lai của ngành vẽ minh họa

 Bữa nay mình mới được một bạn share cho cái ảnh như bên dưới trên Discord, khắc họa tương lai bấp bênh của những người kiếm sống bằng nghề vẽ trong bối cảnh các thuật toán AI họa sĩ đang mọc lên như nấm sau mưa, đồng thời đang ngày một trở nên tiến bộ với tốc độ vũ bão. Lúc trông thấy cái tranh này, mình có cảm giác hơi lẫn lộn. Một phần thì mình thấy nó có dụng ý tốt, và thông điệp nó muốn truyền tải nhìn chung cũng dễ nhận ra. Nhưng một phần thì mình lại thấy hơi buồn cười, bởi lẽ cái ảnh này đang thể hiện một cách khá lệch lạc về lợi thế cạnh tranh của AI so với cánh họa sĩ. Như anh em có thể thấy, trong bức hình này, tranh của con AI trông rõ là có sức hút hơn hẳn. Nét vẽ của nó chuyên nghiệp và chuẩn xác hơn, đồng thời nội dung nó vẽ cũng có tính đại chúng rất cao, còn tranh của cô họa sĩ người thì thua hẳn, chẳng hơn gì ngoài việc chúng nó có “tình người” trong đó. Tuy nhiên, căn cứ vào kinh nghiệm vọc mấy thuật toán AI cũng như theo dõi các cộng đồng xoay quanh chúng nó trong t

Lực G - một sát thủ chết chóc

 Như anh em hẳn đã biết, lĩnh vực hàng không vũ trụ hôm nay vừa phải chịu một tổn thất lớn: sự qua đời của Katherine Johnson. Ngay cả với cái chết của mình, Johnson vẫn tiếp tục cống hiến cho khoa học bằng cách gián tiếp hướng sự chú ý của công chúng về với toán học và đóng góp của nó cho sự nghiệp chinh phục vũ trụ. Tuy nhiên, Johnson lại vô tình che lấp mất một cái chết khác: Mike Hughes. Cách đây 2 hôm, Hughes qua đời trong một tai nạn khi tiến hành bay trên tên lửa tự chế. Nhưng không như Johnson, Hughes bị giới truyền thông cũng như công chúng đem ra móc mỉa và chế giễu nặng nề. Nguyên nhân là bởi chuyến bay của ông có mục đích... chứng minh Trái Đất phẳng. Ít nhất trông bên ngoài thì là thế. Theo lời nhân viên quan hệ công chúng của Hughes, ông thực ra chỉ giả vờ tin Trái Đất phẳng để kiếm kinh phí tài trợ cũng như thu hút truyền thông cho dự án của mình, ấy là tự chế tên lửa bay ra ranh giới Karman, nơi vũ trụ bắt đầu. Cái chính là Hughes muốn truyền tải đến cho mọi người thông

Một cái kết hỏng có đủ để "làm hư" cả câu chuyện?

 Hôm nay mình vừa mới để ý thấy một sự trùng hợp thú vị về các bài bản thân đăng gần đây trong group: chúng nó đều liên quan đến kết truyện hoặc các truyện có kết lôm côm. Đầu tiên thì hôm kia có bài liên quan đến George R. R. Martin. Thanh niên này là tác giả của series A Song of Ice and Fire, và theo dự kiến thì còn tối thiểu 2 quyển truyện nữa series mới kết thúc được. Tuy nhiên, thể trạng Martin thế nào thì ai cũng biết rồi đấy, chưa kể cái độ nhây của ông anh mà đứng thứ hai thì chẳng ai dám nhận thứ nhất, thế nên khả năng cực kỳ cao A Song of Ice and Fire sẽ chẳng có kết. Gần tròn một thập kỷ rồi mà cái quyển áp chót còn chưa có, mọi người nghĩ sẽ mất bao lâu để quyển cuối ra đời 🐧? Sau hôm đó thì đến bài kỷ niệm ngày sinh của Frank Herbert, tác giả bộ truyện Dune huyền thoại. Herbert xấu số hơn Martin ở chỗ đang viết dở cuốn thứ 7 trong series thì tự nhiên qua đời, và series chính trên lý thuyết là dừng ở một cái cliffhanger. "May mắn" là con của Frank Herbert là Bria

A Canticle for Lebowitz và sự thanh tẩy lịch sử

 Như đã nói trong bài review hồi trưa, A Canticle for Lebowitz chứa đựng rất nhiều theme đáng suy ngẫm. Trong số đó, có một theme gần gũi đến bất ngờ với thế giới ngày nay, ấy là việc tẩy trắng lịch sử. Trước khi nói cụ thể, mình sẽ điểm qua một số thông tin nền. A Canticle for Lebowitz lấy bối cảnh là thế giới hậu tận thế, sau khi nền văn minh loài người đã bị hủy diệt bởi một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu diễn ra trong giai đoạn thế kỷ 20 (tức trong thế giới của truyện, Chiến Tranh Lạnh đã không còn “lạnh” nữa). Sự kiện đó về sau được khoác thêm sắc tôn giáo, gọi là Trận Đại Lụt Lửa. Vì vũ khí hạt nhân là sản phẩm của khoa học, một làn sóng bài tri thức dữ dội đã bùng lên. Sách vở các kiểu đều bị đem đi thiêu đốt, và bất kỳ ai có học thức đều bị đám đông hung hãn lùng diệt. Thậm chí về sau, ngay cả những người chỉ cần biết đọc biết viết thôi cũng bị tàn sát. Cơn lên đồng ấy về sau được gọi là Thiểu Hóa, và nó đã khiến kho tàng tri thức nhân loại bị tàn phá rất nghiêm trọng. May

Phong trào Own Voices và mặt dở của nó

 Trong bài review bộ Exhalation bữa trước, mình có nhắc đến việc bro Ted Chiang đã xây dựng được rất nhiều thế giới hấp dẫn. Thú vị một cái là có mấy thế giới trong đấy được tác giả lấy cảm hứng từ các dân tộc và nền văn hóa rất lạc quẻ với gốc gác của mình, ấy là Anh Quốc thời Victoria-Edward, Ba Tư cổ đại, và Nigeria đầu thế kỷ 20 (cụ thể là cộng đồng dân tộc thiểu số Tiv). Điều này làm mình nhớ đến cái clip bên dưới của đồng chí Daniel Greene, Một gương mặt kỳ cựu của làng Fantasy. Trước khi có cái clip này thì đồng chí đã nhiều lần nói rằng mình rất muốn tìm đọc các tác phẩm Fantasy dựa trên thần thoại Ấn Độ. Có một tiêu chí Daniel rất coi trọng trong việc chọn sách, ấy là yêu cầu tác giả cũng phải là người Ấn Độ, bởi vì thanh niên tin đã là thần thoại Ấn thì phải dân Ấn mới làm hay được. Chính điều đó đã dẫn bro này đến với cái quyển được review trong clip. Nhưng thật bất ngờ, một cái quyển đáp ứng đủ tiêu chí như thế hóa ra lại phế vật <(“). Vụ một ông Mỹ gốc Trung nhảy tót sa

Số phận của một tác phẩm Sci Fi đầy "xúc phạm"

Hôm nay vừa mới bắt được một câu chuyện bi hài về một truyện ngắn Sci Fi bị buộc phải gỡ bỏ bởi vì mang tính xúc phạm người chuyển giới (trans). The Disturbing Case of the Disappearing Sci-Fi Story Vấn đề là truyện do một bà trans viết, và có nội dung pro-trans thấy rõ (dù dùng giọng văn châm biếm). Cụ thể sự tình thế này: cách đây ít lâu thì Clarkesworld, một tạp chí chuyên đăng truyện ngắn SFF nổi tiếng (phân nửa số truyện trong SFVN ngày xưa của chúng ta là xin từ đấy về để dịch), có đăng một truyện là "I Sexually Identify as an Attack Helicopter" của Isabel Fall. Nghe cái tên này thì anh em hiểu vấn đề nằm ở đâu rồi đúng không 🐧? Với các anh em không hiểu thì đây là một cái meme trêu những người có vấn đề về giới tính. Kết hợp với việc truyện được viết theo kiểu hơi chớt nhả, cộng đồng trans (ít nhất mấy thanh niên trên Twitter) lập tức nổi trận lôi đình. Clarkesworld lẫn Fall ăn gạch đá như mưa, và cuối cùng Fall chịu không nổi nhiệt và đã phải xin Clarkesworld gỡ tác p

A Place for Wolves - một pha "gậy ông đập lưng ông" đầy ngoạn mục của văn hóa giác ngộ

 Cách đây ít lâu, nhân dịp game Star Wars mới bị chửi vì tội để nhân vật chính là da trắng, mình có nhắc đến cái mốt "giác ngộ" văn hóa của phương Tây và văn hóa vùi dập mang tên "cancel culture". Và hôm nay mình lại vừa mới bắt được một câu chuyện bi hài khác cùng đề tài ấy . Bài báo kể về nỗ lực xuất bản của một thanh niên tên Kosoko Jackson. Tận dụng "sở trường" là dân da đen kiêm đồng tính của mình, Jackson đi đầu quân cho các NXB lớn dưới cương vị "sensitivity reader" (biên tập độ nhạy cảm). Nhiệm vụ của Jackson là soi các tác phẩm xem có chỗ nào lệch lạc so với chuẩn giác ngộ thời hiện tại, và sau đó báo lại để sửa hoặc cắt bỏ. Thế rồi mấy tháng trước, Jackson cho xuất bản quyển truyện đầu tay có tên "A Place for Wolves." Truyện có lấy bối cảnh Kosovo trong giai đoạn chiến tranh giai đoạn cuối thập niên 90, và xoay quanh một cặp đôi đồng tính người Mỹ trong giai đoạn đó. Lúc vừa ra mắt xong, truyện lãnh phải một review chê bai nặn