Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Lão Do Thái & Rachel - một mạch truyện ẩn của A Canticle for Leibowitz

 Như mình đã nói trong bài review về A Canticle for Leibowitz, cái quyển này dù rất hay nhưng cũng nhồi Công giáo hơi nhiều, với đôi chỗ nếu không có kiến thức nền thì sẽ chẳng hiểu nó là cái thể loại gì luôn. Đại diện rõ nhất cho việc này sẽ là một cặp nhân vật xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm: ông lão lang thang/ăn xin và cô gái Rachel. Lưu ý là bài này sẽ bắt buộc phải spoil truyện rất nặng, thế nên anh em cân nhắc trước khi đọc nhé. Đầu tiên sẽ là nhân vật ông lão ăn xin. Nhân vật này xuất hiện từ rất sớm trong phần Fiat Homo, tức phần thứ nhất của truyện, và ban đầu lão không có gì đặc biệt cả. Lão chỉ đến để gây hài một tí, và sau khi giúp thúc đẩy một sự kiện quan trọng trong cốt xảy ra thì gần như biến mất hút luôn. Mới đọc vào, hẳn sẽ không ít anh em nghĩ lão này chỉ là một cái plot device thú vị, chứ không để tâm nhiều lắm đến lão. Nhưng càng vào sâu trong truyện, càng có lắm tình tiết rất quái dị liên quan đến cái lão này tòi ra, khiến độc giả không khỏi băn khoăn về bản chấ

Bách Thanh - một nguyên mẫu, hai thế giới

 Như anh em đã biết, cái trailer của Foundation hôm qua đã khiến mình lôi lại bộ Hyperion ra bàn. Và vì vừa mấy ngày trước hãy còn đang bàn về Witcher, mình sực nhớ đến một điểm chung thú vị giữa Hyperion và Witcher, ấy là trong thế giới của cả hai thằng này đều tồn tại một nhân vật tàn bạo đến sởn tóc gáy, cùng được xây dựng lên từ một nguyên mẫu chung: một con chim. Cụ thể, con chim ấy là shrike, hay như dân Việt vẫn gọi là bách thanh. Bách thanh là một giống chim săn mồi cỡ trung bình (to tầm 15-25 cm), thường sở hữu một bộ lông màu xám, nâu hoặc đen pha trắng. Trông nó cũng chẳng có gì hầm hố lắm nếu đem so với các loài chim săn mồi khác, nhưng bọn này nổi bật ở một điểm có tập tính ăn uống rất ghê rợn. Mỗi khi bắt được con mồi (bao gồm côn trùng, động vật có vú nhỏ, hay thậm chí các con chim khác), bách thanh sẽ mang chúng đến các cành cây có gai, và xiên bọn nó lên đấy, không cần biết sống chết ra sao. Cái hành động găm con mồi sặc mùi Vlad III này vừa cho phép bách thanh dễ dàng

The Freeze-Frame Revolution và cái hay của kết bất định

 Trong bài review về cuốn The Freeze-Frame Revolution ngày hôm qua, mình có nhấn rất mạnh là nếu anh em nào có tính đọc nó thì cũng đừng hy vọng quyển này đến cuối cùng sẽ giải đáp trọn vẹn mọi nhẽ. Nó chỉ giải quyết xong cái mạch nổi loạn chính thôi, sau đó bỏ lửng tất cả những câu hỏi xung quanh thế giới của mình. Thậm chí đến cả cái kết của nó cũng để khá mở, với số phận của các nhân vật rất vô định, và đến cuối còn được tác giả bồi thêm một cú khiến mọi sự càng thêm phần vô định nữa chứ. Rất may là bro Watts viết khá khéo tay, thế nên đến cuối truyện không làm độc giả thấy hụt hẫng gì (mấy <(“) ). Cái kiểu để tác phẩm mở toang hoác như thế làm mình nhớ lại một thanh niên thuộc mảng SFF khác cũng cực giống The Freeze-Frame Revolution. Nó cũng bỏ lửng nhiều phần về thế giới, và cũng để lại một cái kết vô định, nhưng không khiến ai thấy cáu tiết. Thanh niên đấy là season 1 của Stranger Things. Như anh em biết rồi đấy Stranger Things có cái mạch cốt chính là việc đi tìm một thằng cu

Manga - một loại hình media "vô bổ"?

 Ngày hôm trước mình có một bài bàn về việc cuốn Xứ Phẳng không nên đem cho trẻ con đọc. Thật tình cờ là hôm ấy lại trùng với ngày xuất bản lần đầu của cuốn 451 độ F, một tác phẩm nhìn nhận sự trỗi dậy của các loại hình media mới (cụ thể là đài phát thanh và truyền hình) với ánh mắt nghi ngại và thậm chí còn có phần khinh bỉ nữa. Hai điều này làm mình nhớ đến một thứ. Nó là loại hình media tương đối mới, hay bị nghi ngờ và coi nhẹ, và tùy gia đình mà có khi con cái còn bị cấm động vào: manga. Vì trong group chúng ta thì phần đông là những người trẻ, tư tưởng khá thoáng, và đặc biệt là còn có cả thời gian lẫn cơ hội tiếp xúc với một lượng manga rất đa dạng, thế nên mọi người chắc chẳng mấy ai có cái nhìn quá tiêu cực về manga. Bên cạnh đó, sự trỗi dậy như vũ bão của mạng xã hội đã giúp chúng ta có thể hết sức dễ dàng tìm được những người chung sở thích và hình thành các nhóm cộng đồng chuyên biệt để cùng bàn luận về loại hình media hấp dẫn này (hay thậm chí là chỉ một thể loại nhất định

Vấn nạn thượng đẳng trong văn học và nội bộ Sci Fi

 Vụ Ursula K. Le Guin được chính phủ Mỹ vinh danh bằng con tem riêng hôm qua làm mình nhớ đến một vấn nạn đã bủa vây Sci Fi bao thập kỷ nay, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ biến đi được, ấy là sự phân biệt đối xử. Cụ thể hơn, nó là sự phân biệt đối xử giữa cộng đồng vĂn ChƯơnG ĐÍch thỰCᵀᴹ và cộng đồng Sci Fi, cũng như giữa chính nội bộ cộng đồng Sci Fi với nhau. Như mình đã nói trong cái bài hôm trước, Le Guin dù chủ yếu được biết đến nhờ những tác phẩm trong dòng SFF, với tiêu biểu là những cuốn truyện thuộc bộ Hainish Cycle và bộ Earthsea. Tuy nhiên, bà thực chất viết rộng vô cùng, nhảy đủ mọi thể loại trên trời dưới bể, viết cả văn hiện thực lẫn văn giả tưởng, cho cả người lớn lẫn trẻ em, và lắm khi còn trộn nháo nhào mọi thứ vào với nhau. Le Guin không coi trọng lắm các ranh giới giữa những dòng văn hay các quy định “chuẩn” trong nội bộ mỗi dòng, mà cứ thấy cái gì phù hợp với ý định của mình thì chiến thôi. Ấy nhưng giới phê bình rất hiếm người nghĩ thoáng như Le Guin, và thường hay nhìn

Dan Brown và việc chém láo kiến thức

 Như đã nói trong bài review về Schild’s Ladder và cả bài so sánh nó với Dark Souls hôm trước, trong quá trình đọc Schild’s Ladder này, mình phải tốn khá nhiều thời gian đánh vật với phần khoa học của nó. Một phần là vì như đã nói ở trong bài Dark Soul đấy, muốn hiểu bằng ra mọi ngóc ngách thằng này chứa đựng, một phần là vì thấy càng thấy quyển nào làm càng nghiêm túc về mặt kiến thức thì mình càng thấy kiến thức của nó… đáng ngờ. Sở dĩ có cái nghịch lý ấy bởi vì mình đến nay vẫn còn bị ám ảnh bởi một thanh niên rất khét tiếng trong văn giới. Thanh niên đó chính là Dan Brown. Thanh niên này có lẽ anh em ai cũng đều đã nhẵn mặt cả rồi, thế nên chẳng cần giới thiệu lại làm gì. Tuy nhiên, có một thứ mà không hẳn ai cũng biết về đồng chí này, ấy là riêng về khoản chém láo, nếu Dan Brown mà đứng thứ hai thì chắc chỉ mình Hoài Linh mới đứng thứ nhất. Thanh niên bịa kinh vl. Và không, không phải là bịa về mặt cốt truyện đâu, vì đã là truyện fiction thì kiểu gì chẳng phải chém linh tinh. Cái

Nâng rào cản gia nhập - một công cụ cải thiện tác phẩm tiềm tàng

 Trong bài review về Look Who’s Back ngày hôm qua, mình có đề cập đến chuyện quyển này nhồi chính trị với lịch sử Đức/Châu Âu hơi nhiều, đặc biệt là những khoản liên quan đến Lơ Râu và tư tưởng của thanh niên này, chưa kể còn đòi hỏi người đọc phải có phông nền kiến thức về văn hóa đại chúng của Đức nữa (mặc dù cái này chính ra không phải là lỗi của tác phẩm gốc, vì nó vốn dĩ được viết cho người Đức đọc). Cái kiểu nâng “rào cản gia nhập” đấy của Look Who’s Back là một nước cờ khá liều lĩnh. Kể cả nếu những gì tác phẩm đòi hỏi không đến nỗi quá khó khăn, hành trình tiếp cận nó sẽ vẫn cứ trở nên gập ghềnh hơn bình thường. Và vì trong thời đại ngày nay, các vật phẩm giải trí nhiều vô thiên lủng, thế nên cận kề bên người thưởng thức là ti tỉ những thứ dễ ngấm hơn khác, và việc “chuyển làn” có thể được thực hiện một cách nhẹ tênh. Điều này đã bào mòn tương đối độ lỳ đòn của thiên hạ, khiến họ dễ có xu hướng buông bỏ những tác phẩm có nhiều chướng ngại hơn.  Bên cạnh đó, đến bản thân các tác