Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn mô típ kể chuyện

Ngôn ngữ pha tạp - lai căng hay một phát triển tự nhiên?

 Trong bài bàn về cách Wayfarers giải quyết vấn đề hôm trước, mình có nhắc đến việc Record of a Spaceborn Few, một cuốn trong bộ này, động đến một đề tài rất hay, ấy là việc ngôn ngữ của thế hệ trẻ bị biến đổi. Cụ thể hơn, trong Record of a Spaceborn Few, một xã hội loài người du mục phải đối mặt với một vấn đề khá nan giải: bọn trẻ con ngày một “sính ngoại.” Càng ngày càng có nhiều đứa nói sõi tiếng Klip, ngôn ngữ chung của các nền văn minh ngoài hành tinh, hơn cả tiếng Ensk, ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng nó. Không chỉ dùng thành thạo mỗi tiếng Klip không, bọn nó còn rất hay chêm các từ Klip vào lời ăn tiếng nói hàng ngày như một dạng từ lóng, phần nào bóp méo tiếng Ensk nữa. Việc ngôn ngữ bị biến dạng theo kiểu pha trộn như thế không hề hiếm gặp ngoài đời thường, và nó tồn tại ở cực kỳ nhiều quốc gia trên thế giới. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, kể ra thì có lẽ cả ngày chẳng hết. Tiêu biểu trong số đó thì phải kể đến việc có những khái niệm hoặc vật dụng quá mới mẻ đối v

Kết "mì ăn liền" - không phải mô típ này

 Vụ lockdown xem chừng hơi bi đát, nhưng lệnh đã ra rồi thì có ủ ê cũng chẳng làm tình hình bớt Dậu đi được. Thế nên để tạm khỏi phải nghĩ đến chuỗi ngày húp cháo đất cầm hơi sắp tới, mình xin phép được quay lại bàn về một thằng mang đậm chất tích cực. Thanh niên ấy là bộ Wayfarers của Becky Chambers.  Nếu đã đọc bài review mình viết gần đây về Wayfarers, anh em hẳn sẽ biết cái bộ này được định nghĩa bởi một niềm lạc quan gần như bất tận. Trên thực tế, Wayfarers dồi dào lạc quan tới độ lắm khi đọc thấy cứ… trẻ con thế nào ấy. Nhưng dẫu mang nét trẻ con như vậy, Wayfarers nhìn tổng thể chẳng hề thiếu nhi chút nào. Các truyện trong bộ này vẫn mang lại được một cảm giác nghiêm túc bất ngờ, ngang ngửa hay thậm chí còn ăn đứt mấy tác phẩm “người lớn.” Một trong những thứ làm nên sự nghiêm túc của series là cách nó chẳng bao giờ đưa ra một phương án “mì ăn liền” nào cho những vấn đề của mình cả. Anh em đọc SFF hẳn cũng chẳng còn lạ gì với kiểu nhiều tác phẩm rất thích để mọi vấn đề trong câu

Karma Houdini - khi nghiệp quật không trúng phát nào

 Bữa trước có một bạn đăng bài review về một tác phẩm Utopia (?) kinh điển, ấy là Brave New World. Trong tác phẩm này, ta có cơ hội gặp gỡ một dàn nhân vật rất thú vị, và trong số đó nổi bật nhất có lẽ sẽ là Mustapha Mond, phiên bản gần với trùm cuối nhất mà cái tác phẩm này có. Nhưng không như trong các tác phẩm khác, thanh niên trùm cuối này lại không hề bị đánh bại. Đến cuối truyện, chẳng có một pha tử chiến cam go nào hết (nếu không tính cái màn đấu khẩu), chẳng có một màn lật nhào thể chế ngoạn mục, mà Mond chỉ đơn thuần… sống tiếp. Bất chấp đã tiếp tay duy trì một thể chế tàn độc (?), thanh niên chẳng mất gì hết, chẳng bị làm sao cả, và tùy theo cách nhìn nhận, có khi lại còn “thắng” nữa chứ chẳng đùa. Cái kiểu không hề hấn gì của nhân vật Mustapha Mond ấy làm mình nhớ đến một mô típ kể chuyện khá hay, có tên là Karma Houdini. Trước khi bàn sâu vào mô típ này, cần nói qua một tí về người đã mang đến cho mô típ này cái tên của nó: Harry Houdini. Harry Houdini là nghệ danh của Erik

Suspension of Disbelief - khi lôgic tạm "tắt" để phục vụ câu chuyện

 Trong bài về nhóm nhân vật mang tên anachronaut của Schild’s Ladder ngày hôm trước, mình có bàn rộng thêm về việc chúng ta ngày nay không còn tin tưởng vào tương lai nữa, và coi các viễn cảnh utopia là thiếu thực tế. Điều này làm mình nhớ đến một khái niệm rất căn bản trong nghệ thuật kể chuyện, cũng liên quan đến niềm tin. Nó gần như là nền tảng để mọi người có thể tận hưởng được bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào trên đời, kể cả trong lẫn ngoài SFF. Khái niệm ấy là Suspension of Disbelief. Suspension of Disbelief, hay đôi khi còn gọi là Willing Suspension of Disbelief, có thể được dịch thô ra là “Tạm gác lại sự hoài nghi.” Nó đề cập đến một giao kèo bất thành văn giữa một tác phẩm nghệ thuật bất kỳ và người thưởng thức cái tác phẩm ấy, với “điều khoản” đại khái là thế này: - Tác phẩm (tức “Bên A”) hứa sẽ cung cấp cho người thưởng thức (tức “Bên B”) một câu chuyện hay. - Để câu chuyện đấy có thể tồn tại, Bên A sẽ phải mượn đến những yếu tố phi thực tế trắng trợn, hoặc trong chính nội dun

Ontological Mystery - bí ẩn về bản thể

 Trong cái clip review cuốn Project Hail Mary đã share ngày hôm trước, Brandon Sanderson có nhắc đến một mô típ rất thú vị. Vì không biết thuật ngữ chính thức là gì, Sanderson đã tự bịa tên cho nó, gọi đấy là White Room Novel. Theo cách định nghĩa của Sanderson, White Room Novel là các câu chuyện (hoặc cụ thể hơn là các tiểu thuyết) mở ra với một nhân vật bị thọt nghiêm trọng về trí nhớ. Họ có thể sẽ chẳng hiểu sao mình lại rơi vào cảnh hiện tại, gốc gác bản thân từ đâu mà ra, hay thậm chí còn chẳng nhớ bản thân mình là ai, và một trong những mạch cốt chính của câu chuyện sẽ là đi tìm hiểu xem thân thế nhân vật kia là gì, và rốt cuộc làm thế nào nhân vật đấy lại rơi vào cảnh này. Vì khá nhiều trường hợp các câu chuyện như thế mở ra với cảnh để nhân vật thức dậy trong một căn phòng màu trắng hoặc một căn phòng lạ nào đó (mặc dù không bắt buộc phải như vậy), thế nên Sanderson mới gọi nó là White Room Novel (tức “Tiểu thuyết Phòng trắng”). Để thiên hạ có thể dễ hình dung hơn, Sanderson đã

Planet of Hats - các nền văn minh "một màu"

 Hôm nay mình mới bắt được một bài viết khá hay, xoay quanh cách một số tác phẩm Sci Fi xây dựng nền văn minh ngoài hành tinh. Trong này, bài viết có chỉ trích việc nhiều tác phẩm Sci Fi hãy để những chủng tộc ngoài hành tinh mang sự đồng nhất rất cao, trăm người như một, không có tí đa dạng nào cả. Tình cờ thì cái vấn đề bài viết đấy chỉ trích lại là một mô típ khá phổ thông, đến nay vẫn còn được sử dụng khá nhiều. Tên của nó là Planet of Hats. Planet of Hats dùng để chỉ các nền văn minh bịa đặt trong SFF, nơi xã hội sở hữu một sự đồng nhất cực kỳ cao. Tất thảy mọi thành viên của nền văn minh ấy sẽ cùng chia sẻ một vài đặc tính nổi trội, thường sẽ liên quan đến văn hóa (nhưng các đặc tính sinh thể đôi khi cũng được chọn), và đặc tính ấy sẽ hay được làm quá hẳn lên, trở thành yếu tố chính định nghĩa bản chất của mọi cá nhân thuộc nền văn minh đấy. Nói cách khác, Planet of Hats về cơ bản chỉ một nền văn minh bị tác giả “chụp mũ” quá đà. Cái kiểu điển hình nhất (đồng thời cũng hay ăn chử

Infodump - các "cục" thông tin ngồn ngộn

Tiện trong bài nhân khẩu hồi nãy có nhắc đến thương hiệu Sci Fi trong tâm trí thiên hạ, mình lại nhớ đến một trong những điểm khét tiếng đi liền với nó, khiến cái dòng này rất dễ làm người đời cảm thấy hãi. Điểm đấy là nó có nồng độ Infodump cao vl. Trong trường hợp anh em chưa biết, Infodump là sự kết hợp giữa “Information” (Thông tin) và “Dumping” (Trút đổ), dùng để chỉ một lượng thông tin khổng lồ tự nhiên xuất hiện trong tác phẩm, chẳng khác nào một thác chữ bị tác giả trút xuống đầu người thưởng thức. Thông tin bị trút xuống có thể là các tình tiết liên quan đến cốt câu chuyện hoặc bối cảnh nền gì đó, hoặc có thể là các thông tin kỹ thuật liên quan đến một tình tiết hoặc yếu tố nhất định, hoặc là qua một cái cớ gì đấy (chẳng hạn như dưới dạng các cuộc hội thoại giữa những nhân vật, một bài giảng, một buổi tóm lược thông tin,…), hoặc chỉ đơn thuần là một “cục” thông tin được nhồi vào lời dẫn thôi, chẳng cần lốt ngụy trang nào hết. Vì bản chất của mọi tác phẩm nghệ thuật trên cái cõ

Surrealism - chủ nghĩa siêu thực và các tác phẩm "quái"

 Sau khi đọc xong cái thanh niên Alien Space Tentacle Porn hôm trước, mình nhớ đến một cái trường phái nghệ thuật khá dị, ấy là Surrealism. Surrealism (tức “Chủ nghĩa Siêu thực”) là một phong trào văn hóa ra đời ở Châu Âu trong khoảng giữa hai cuộc Thế Chiến, và sau đó loang rộng ra khắp toàn cầu. Theo lời của nhà thơ kiêm nhà phê bình người Pháp André Breton, người đã có công chính thức hóa cái phong trào nghệ thuật này hồi thập niên 1920, Surrealism ra đời là đến “hàn gắn” hai trạng thái đối nghịch vào với nhau, ấy là thực tại và mộng ảo. Thành phẩm ra đời từ cuộc hàn gắn đấy sẽ là một hiện thực quái lạ, trừu tượng, không tuân thủ một hệ lôgic hợp lý nào hết, nhưng vẫn làm toát lên bản chất của tư duy và suy nghĩ. Nói theo một cách hết sức nôm na, Surrealism về cơ bản là hành động tái hiện lại dáng hình tiềm thức của người nghệ sĩ, hoặc cách người nghệ sĩ để tiềm thức của bản thân được “cất tiếng” mà không bị lý trí cản trở. Bởi vì bản chất gạt phăng lôgic trong khi buff đồ tối đa ch

Xanatos Gambit - một kế hoạch khi thua vẫn thắng

 Sau bài về Bat Deduction, mình lại nhớ đến một mô típ khác mà các tác giả cũng có thể áp dụng giúp thể hiện nhân vật trong tác phẩm có não to, nhưng ít khả năng bị biến thành kệch cỡm hơn. Nhưng trước khi bàn vào mô típ cụ thể, ta cần nói qua về một thanh niên có tên David Xanatos. David Xanatos là một thanh niên phản diện trong Gargoyles, một series hoạt hình Fantasy hồi thập niên 90. Xanatos là một trong những nhân vật ấn tượng nhất của series, bởi vì đồng chí này có tài hoạch định chiến lược khét lèn lẹt. Thanh niên thường đề ra những kế hoạch có rất nhiều lớp lang, được bổ trợ bởi các kế hoạch B, C, D, cho tuốt đến tận Z, lường trước rất nhiều tình huống khả dĩ. Nếu một kế hoạch nào đó của Xanatos bị thất bại, nó vẫn đem lại một kết quả phụ trội có lợi cho đồng chí ấy, và ông anh về cơ bản vẫn thắng ngay cả khi thua, chỉ có điều thắng theo một cách khác, không được tối ưu cho lắm. Chính vì nét đặc trưng đấy mà ngày nay, Xanatos cùng các kế hoạch của hắn đã được lấy ra đặt cho một