Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2024

Từ Nobel Vật lý 2024 nhớ lại một bài báo ngày Cá tháng Tư

 Nhắc đến vụ 2 nhà khoa học máy tính ăn Nobel Vật Lý nhờ nghiên cứu liên quan đến AI mới nhớ, hồi tháng 4 năm nay, Physics World, tạp chí phổ cập khoa học do Hội Vật lý Anh phát hành, có biên một bài cợt nhả về cái kiểu thiên hạ cứ áp dụng AI một cách vô tội vạ, ngay cả vào những chỗ không nên dính đến AI làm gì. Cụ thể hơn, họ bảo rằng Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển năm nay đang dự kiến sẽ nhờ AI chọn người thắng giải Vật lý hộ mình. "Nguyên do" là người ta muốn giảm thiểu những thiên kiến của con người, chưa kể vì thấy các tài liệu đề cử ứng viên nhận giải toàn bắt đầu với những câu nghe đặc sệt mùi AI, thế nên dùng luôn AI cho nó đỡ phải qua trung gian lằng nhằng. Viện cũng "công nhận" rằng AI có thể hơi ngu, tiêu biểu như cách nó bảo nên để Pippi Longstocking ăn giải Vật lý hồi năm 1953 vì đã có công trình nghiên cứu về vật liệu siêu bền, nhưng họ "tin" cái lỗi này đã được vá rồi. Ngoài ra, thằng AI cũng sẽ chỉ đưa đề cử thôi, còn quyết định cuối cùng

Giải Nobel Vật lý 2024 và một lô-gic lạ đời

 Vừa bữa trước nhắc tới việc AI thời nay là cái món hàng nóng tương đương với công nghệ gen của Crichton, nay lại thấy quả có 2 ông làm về AI ăn con Nobel. Kể cũng trùng hợp phết. Nobel Prize In Physics Goes To Two "Founding Fathers" Of Artificial Intelligence Chuyện là vừa mấy tiếng trước thôi, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố chủ nhân giải thưởng Nobel Vật lý năm nay. Họ là John Hopfield và Geoffrey Hinton, hai nhà khoa học máy tính với công trình mang tính tiên phong trong mảng mạng thần kinh nhân tạo. Cụ thể hơn, Hopfield thì được trao giải vì đã có công tạo ra một kiểu bộ nhớ liên kết gì đấy, có khả năng lưu trữ và tái tạo hình ảnh cùng các loại mẫu dạng khác từ một khối dữ liệu. Hinton thì ăn giải vì đã phát minh ra một phương pháp có thể tự động tìm kiếm các thuộc tính trong dữ liệu, và dựa vào đấy mà sẽ có thể thực hiện những nhiệm vụ như nhận diện các yếu tố cụ thể trong hình ảnh. Đến đoạn này, hẳn sẽ có không ít anh em cảm thấy chưng hửng, không

Từ Jurassic Park đến AI: Cơn sốt vàng công nghệ tái hiện dưới hình thức mới

 Nhân bữa trước có làm bài kỷ niệm vụ InGen phá sản với nhắc đến Asimov, tự nhiên lại nghĩ giờ thì cái môi trường nền mà thanh niên Michael Crichton từng miêu tả trong Jurassic Park vẫn có thể áp dụng được chuẩn đét vào thế giới hiện nay, với chỉ một từ khóa duy nhất cần thay đổi: để cho công nghệ AI thế chỗ công nghệ sinh học. Như anh em nào từng đọc tiểu thuyết gốc thì hẳn cũng đã biết, trước khi vào truyện, thậm chí cả trước khi đề cập đến cái vụ trẻ con bị sinh vật bí hiểm gì đấy tấn công, Crichton có dành ra nguyên một phần khá dài để bàn về cái cách kỹ thuật di truyền đang được hối hả phát triển, tạo thành một thứ mà ông anh gọi là “cơn sốt vàng khoa học.” Theo lời Crichton, cái công nghệ này có đường phát triển không giống với những thứ công nghệ then chốt thời trước ở ít nhất ba điểm. Cái thứ nhất là nó được phát triển dàn trải hơn hẳn, với số lượng đơn vị tham gia cuộc đua nghiên cứu cái công nghệ này là hàng ngàn phòng thí nghiệm lớn nhỏ, chứ không chỉ riêng một tổ chức nhà n

Isaac Asimov và chiếc "ngai vàng" của mình

 Bữa nay mới mò thấy cái ảnh này, chụp ảnh Asimov ngồi trên một chiếc ngai làm từ chính những quyển sách ông anh viết (tính đến 1976). Trông có tướng đế vương vl. Trông đây mà lại nhớ, thanh niên này tính đến cuối đời xuất bản được cả thảy 357 quyển sách (bao gồm tiểu thuyết văn học kèm sách khoa học phi hư cấu), đồng thời còn tham gia biên tập/chú giải 147 quyển sách khác nữa, chưa kể các bài báo nghiên cứu khoa học mà ông anh thực hiện trong quá trình làm hóa sinh. Và để anh em hình dung con số đấy tởm như thế nào, hãy nhớ rằng cả Stephen King lẫn Brandon Sanderson, hai chiến thần nôn chữ trong mảng SFF của chúng ta, tính đến nay vẫn chưa cán được mốc 100 quyển sách (King là khoảng 70 quyển, Brando Sando là khoảng 60, nhưng trong thời gian mình ngồi biên cài bài này thì chắc con số đấy cũng nhảy lên tầm 70 rồi). Tất nhiên, xét về độ dày trung bình thì sách của King với Brando Sando hầm hố hơn hẳn sách của Asimov, thế nên hơi khó so sánh chuẩn được, cơ mà cũng phải công nhận là cái bú

Một cơ hội bị bỏ lỡ của William Shakespeare’s Star Wars: Cảnh Trạm Tosche và nhân vật Biggs

 Trong cái bài review về bộ William Shakespeare’s Star Wars hôm trước, mình có đề cập đến việc một cái thằng này làm rất được là tận dụng thế mạnh đú kịch Shakespeare của bản thân để chế cháo thêm mấy màn độc thoại mới, từ đấy khiến cho dàn nhân vật trở nên sâu sắc và các tình tiến diễn ra mượt hơn hẳn. Cơ mà có một cái hơi đáng tiếc là trong nguồn tư liệu gốc, ta thực chất đã có sẵn một thứ mà nếu tích hợp vào, thằng William Shakespeare’s Star Wars sẽ có thể cải thiện nhân vật và câu chuyện lên nhiều hơn nữa, trong khi không cần phải sáng tạo mới gì (quá nhiều) nhưng rốt cuộc lại không được nó tận dụng. Nó chính là cái cảnh bên dưới. Như anh em hẳn cũng biết rồi đấy, đã làm phim thì kiểu gì thì kiểu, ta cũng sẽ có một lố cảnh quay thừa, bị loại đi trong quá trình biên tập chứ không được đưa vào bản chuẩn. Cái phim Star Wars gốc (tức phần A New Hope) cũng không nằm ngoại lệ, và trong số các cảnh bị cắt đi, có một cảnh nằm ở gần đầu phim, khi phía Đế chế đang truy đuổi tàu của Công chúa

William Shakespeare’s Star Wars của Ian Doescher

  🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑 9.0/10 (điểm thay đổi tùy thuộc vào độ ưng Star Wars) TL;DR Star Wars, nếu nó là kịch Shakespeare. GIỚI THIỆU CHUNG William Shakespeare’s Star Wars là một bộ tiểu thuyết Science Fantasy do Ian Doescher sáng tác. Đúng như cái tên của nó, series này là một bản diễn lại câu chuyện của Star Wars, có điều dưới dạng kịch bản sân khấu, với câu từ và cách trình bày bắt chước phong cách William Shakespeare. Series tính đến nay gồm 9 quyển tất cả, ứng với 9 phần phim chính của franchise, và cũng như bản thân cái franchise ấy, nó được chia ra làm 3 trilogy, với thứ tự như sau: Trilogy chính (dựa trên các phần phim #4-6): William Shakespeare’s Star Wars: Verily, a New Hope William Shakespeare’s The Empire Striketh Back: Star Wars Part the Fifth William Shakespeare’s The Jedi Doth Return: Star Wars Part the Sixth Trilogy prequel (dựa trên các phần phim #1-3): William Shakespeare’s The Phantom of Menace: Star Wars Part the First William Shakespeare’s The

Từ việc Adrian Tchaikovsky thắng Giải Ngân Hà nghĩ về tác giả "SFF" nước ngoài được yêu thích nhất Việt Nam năm vừa qua

 Bữa nay mình mới vớ được cái bài này, bàn về việc phía Trung Quốc vừa mới tổ chức xong lễ trao Giải Ngân Hà này anh em. China’s prestigious sci-fi literary Galaxy Awards embrace web literature Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Giải Ngân Hà (là “giải” chứ không phải “dải” nhé, anh em đừng nhầm, mặc dù kể cũng thú vị là cái này dịch ra lại vô tình trở thành 1 kiểu chơi chữ) là một trong những cái giải thưởng dành cho SFF lớn ở Trung Quốc, thậm chí có thể nói là giải lớn nhất bên này có dành cho cái mảng đấy luôn. Thằng này gốc gác là một giải thưởng danh cho một cuộc thi viết tiểu luận liên quan đến Sci Fi, tổ chức năm 1984 bởi hai tạp chí chuyên về truyện Sci Fi cũng mấy thứ liên quan, ấy là Khoa Học Văn Nghệ (tiền thân của Khoa Huyễn Thế Giới, cái tạp chí từng xuất bản Tam Thể dưới dạng truyện dài kỳ) và Trí Tuệ Thụ (tức “Cây Trí Tuệ”). Cơ mà không may là trước khi giải đầu tiên được trao, thằng Trí Tuệ Thụ đã bị dẹp tiệm, thành thử chỉ có thằng Khoa Học Văn Nghệ gánh nốt cả g

Cái khó của Xenofiction theo chiều hướng kinh dị

 Bữa nay mới vớ được cái quả poster chế này. Trông nó lại hợp lý vl 🐧. Chính ra, cái kiểu truyện Xenofiction (tức truyện viết từ điểm nhìn của những thứ không phải loài người; anh em nào chưa nghe đến thuật ngữ đấy bao giờ có thể tham khảo ở đây: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/10/xenofiction-nhung-cau-chuyen-voi-goc.html ) với trọng tâm là quái vật tìm cách sinh tồn giữa loài người theo chiều hướng kinh dị mà làm chuẩn thì sẽ hay ra phết đấy. Ví dụ tiêu biểu nhất là cái thằng The Things của Peter Watts, một truyện ngắn với từ đầu đến cuối đều chỉ thuần túy ngồi trong đầu một con quái vật theo đúng nghĩa đen trong khi nó khiếp đảm chạy trốn một toán người săn lùng mình. Con quái trong này làm dị ra dị hẳn hoi, quái thai từ kết cấu sinh học cho đến lối tư duy, đọc vào mà thấy nó đúng là một thực thể đến từ hành tinh khác, gần như không chung chạ với loài người tí điểm nào luôn. Cơ mà Watts đã rất khôn khi xoáy cực mạnh vào cái nỗi hãi sợ gần như nguyên thủy mà nó phải trải qua c

Doom trên máy 3D volumetric display và tương đồng kỳ lạ với cyberspace trong Neuromancer

 Bữa này mình mới vớ được cái quả clip này, quay cảnh một thanh niên lập trình cái máy thể tích 3D (tức “3D Volumetric Display,” một dạng máy mô phỏng ảnh toàn ký bằng cách cho 1 loạt đèn led quay tít mù lên) để giả thể hiện Doom dưới dạng một trò chơi 3D ngoài đời. Trông ấn tượng phết. Mà tiện thể hồi chiều có nhắc đến Neuromancer, tự nhiên mình lại nghĩ là nếu bỏ qua cái việc clip nói rõ ràng đây là Doom, cái thứ được trưng ra đây trông khớp với kiểu cái cyberspace trong truyện ra phết chứ chẳng đùa. Gốc thì Gibson nảy ra ý tưởng về cyberspace trong lúc nhìn bọn trẻ con chơi game arcade, và có cảm tưởng bọn này như muốn chui hẳn vào trong cái máy chơi game đấy mà sống (anh em có thể tham khảo chia sẻ về vụ đấy của ông anh ở đây: https://www.theguardian.com/books/2011/sep/22/william-gibson-beyond-cyberspace ). Ngay trong bản thân truyện, ông cũng để nhân vật của mình nói hẳn ra là cyberspace gốc đi lên từ các trò chơi arcade nguyên thủy và các chương trình đồ họa thời đầu, thế nên việ

Sự thật hài hước đằng sau Neuromancer: một kiệt tác cyberpunk được tạo ra từ... nghe lỏm và chém gió

 Bữa nay mới vớ được cái ảnh này. Trông quả ảnh mà thấy thanh niên Gibson kể cũng chí lý khi phải tương thêm một pha giải thích về cái kiểu nhẽo của TV ngày xưa vào phần lời nói đầu kể từ hồi thập niên 2010 đổ đi. Mà kể cũng buồn cười một điều là thực ra, một trong những lý do cái quyển Neuromancer này của Gibson tạo ra được một thế giới chất đến mức tận bây giờ rồi mà đọc lại vẫn thấy sức cuốn hút của nó tồn tại một cách bền bỉ phi thường là vì thanh niên thực chất… mù công nghệ. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Guardian hồi năm 2020 (anh em nào muốn đọc đầy đủ thì tham khảo ở đây: https://www.theguardian.com/books/2020/jan/11/william-gibson-i-was-losing-a-sense-of-how-weird-the-real-world-was ), chính mồm Gibson đã thừa nhận rằng lý do mình viết được Neuromancer là vì mình nghe lõm bõm vài thuật ngữ chuyên môn từ mồm người khác, xong về chém tung trời dựa trên cái cảm xúc mà mấy thuật ngữ đó gợi lên cho mình chứ không phải dựa trên ý nghĩa thực sự của nó. Cụ thể hơn, thanh niên đã bộc

ANNIVERSARY: Philip K. Dick gửi đi một bức thư đặc biệt

 Ngày này 43 năm trước, Jeff Walker, giám đốc một công ty truyền thông phim ảnh, với chuyên môn là tiếp thị về các bộ phim thuộc dòng ngách như SFF, trinh thám, kinh dị, bí ẩn, vân vân…, đã nhận được một bức thư đầy phấn khởi về một bộ phim do hãng phim Ladd thực hiện, bấy giờ đang được mình phụ trách mảng chạy chiến dịch quảng bá. Bộ phim đấy là Blade Runner, và người gửi bức thư này không ai khác ngoài Philip K. Dick, tác giả cuốn tiểu thuyết gốc của bộ phim chuyển thể này. Cụ thể, bức thư có nội dung như sau: Thân gửi Jeff, Tối nay tôi có vô tình xem chương trình “Hooray For Hollywood” trên kênh 7, và tập này có một phân đoạn nói về BLADE RUNNER. (Ờ thì, nói thực là tôi cũng chẳng vô tình gì đâu; đã có người mách tôi rằng BLADE RUNNER sẽ được nhắc đến trong chương trình và dặn tôi nhớ đón xem.) Jeff à, sau khi xem - đặc biệt là sau khi nghe Harrison Ford bàn về bộ phim - tôi đã rút ra kết luận rằng nó quả thực chẳng phải khoa học giả tưởng (science fiction); kỳ ảo (fantasy) cũng khô

Review Vermis I của Plastiboo

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑 8.0/10 TL;DR Dark Souls, nhưng dưới dạng truyện tranh; hoặc Từ Điển Khazars, nếu nó được viết bởi Hidetaka Miyazaki. GIỚI THIỆU CHUNG Vermis I là một cuốn tiểu thuyết đồ họa/artbook do Plastiboo, một họa sĩ người Ý thực hiện. Đây là cuốn đầu tiên của một series dự kiến sẽ có nhiều phần, với số phần đã xuất bản tính đến nay bao gồm: Vermis I - Lost Dungeons and Forbidden Woods (quyển đang được review) Vermis II - Mist & Mirrors Về mặt nội dung, Vermis I nói riêng và toàn bộ series Vermis nói chung là sách hướng dẫn/cẩm nang dành cho “Vermis” - một series game 8 bit cũ, thuộc thể loại hành động nhập vai (tức “RPG”) pha với phiêu lưu hầm ngục (tức “dungeon crawler”). Các tựa game trong series lấy bối cảnh là một thế giới Fantasy tăm tối đang trên đà suy tàn, nơi hàng loạt thế lực và phe phái không ngừng va chạm và xung đột với nhau vì những mục đích mập mờ gì đấy, hiếm khi được tiết lộ tỏ tường. Và trong game, người chơi sẽ lựa chọn một trong hàng

Review Salem’s Lot của Stephen King

🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑🌑 8.0/10 TL;DR Stranger Things x D******. GIỚI THIỆU CHUNG Salem’s Lot là một cuốn tiểu thuyết kinh dị của Stephen King, xuất bản lần đầu năm 1975. Ngay từ khi ra mắt, truyện đã được đón nhận một cách rất tích cực, và ngày nay đã trở thành một trong những tác phẩm có số có má cả trong sự nghiệp văn chương của King lẫn trong Fantasy nói chung. Về nội dung thì truyện theo chân một nhân vật tên là Ben Mears - một nhà văn đã xuất bản được vài cuốn tiểu thuyết hạng trung, nhưng cũng đã gặt hái được một số thành công thương mại nhất định. Để tìm kiếm cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết tiếp theo của mình, Ben đã quyết định tìm đến với một chốn đã hơn hai thập kỷ nay mình luôn tìm cớ tránh né, một thị trấn từng để lại trong anh một dấu ấn cực sâu đậm, nhưng lại không phải theo nghĩa tốt chút nào: Jerusalem's Lot. Hoặc, như cách người dân địa phương ở đó vẫn gọi, Salem's Lot. Về cơ bản, Salem's Lot vẫn chẳng thay đổi mấy so với những gì Ben nhớ. Nó vẫn

Khi Met Gala gặp Ballard: đằng sau “The Garden of Time”

 Nhân hôm trước vừa nhắc đến chuyện chúng ta đang vô tình làm đúng một việc J. G. Ballard đã làm từ lâu, cả ngoài đời thực lẫn trong các tác phẩm ông sáng tác, mình lại nhớ đến việc cách đây mới mấy hôm thôi, Ballard cũng đã tái xuất giang hồ theo một cách trực diện hơn, có điều lại ít ai ngờ đến hơn. Cụ thể, thứ đã giúp Ballard hồi sinh trong tâm tưởng đại chúng là… sự kiện Met Gala. Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Met Gala là một sự kiện thường niên của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, nhằm gây quỹ cho Trung tâm Trang phục Anna Wintour của họ. Cái này về cơ bản là một chương trình biểu diễn thời trang khổng lồ, nơi các siêu sao, mẫu thời trang, và người nổi tiếng thuộc đủ mọi nơi trên thế giới quy tụ về và phô diễn những bộ trang phục độc đáo và sành điệu nhất. Đáng chú ý, cứ mỗi năm, ban tổ chức Met Gala sẽ nêu ra một đề tài mang tính mở, và những người tham dự có thể tùy ý sáng tạo phục trang của mình sao cho khớp với đề tài ấy. Và trong sự kiện năm nay, vốn được tổ chức