Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Về hai lầm tưởng đối với Hard Sci Fi

 Bữa nay gió mùa bắt đầu tràn về rồi, nhưng hẳn anh em trong group vẫn đang thấy ấm lắm, bởi vì chúng ta vừa có một quả diss track cháy vl . Nghiêm túc mà nói, việc bạn kia không ngửi nổi Hard Sci Fi chẳng có gì là lạ cả. Đã dính đến mấy cái văn học nghệ thuật thì chẳng bao giờ có chuyện bới ra được thằng nào ai bập vào cũng mê, không bị ghét bao giờ. Tuy nhiên, trong cái bài của bạn đó, mình thấy có đôi chỗ dễ chừng sẽ khiến cho anh em có một cái nhìn hơi bị lầm lạc về Hard Sci Fi, đặc biệt những bạn mới vào và chưa đọc nhiều trong cái ngách này hay thậm chí chỉ đơn thuần chưa đọc nhiều Sci Fi. Chính thế nên giờ mình sẽ bàn qua một tí về mấy cái chỗ đấy để hy vọng sẽ giúp anh em có một cái nhìn chuẩn hơn về mảng này. Cơ mà trước khi vào bài, cho mình rào qua cái này một chút. Xét chuẩn ra, cái ngách bị chê trong bài kia là “Hardcore Sci Fi” chứ không phải Hard Sci Fi. Bởi vì cái thuật ngữ này thực chất không tồn tại, hoặc nếu nó có tồn tại thì cũng chỉ một nhóm cực nhỏ trong fandom SF

Một bảng chữ cái quen bất ngờ trong một bộ phim tài liệu

 Bữa nay trong lúc lượn Reddit, mình mới bắt được một tin khá hài, xoay quanh một bộ phim tài liệu trên Netflix. Cụ thể, hồi tháng 4 vừa rồi, một công ty là Reality Entertainment có tung ra một bộ "phim tài liệu" mang tên Alien Planet Earth: We Are Not Alone. Cái ý tưởng nền của phim này là suốt nhiều thiên niên kỷ qua, người ngoài hành tinh đã liên tục đến thăm Trái Đất, và chính phủ biết hết nhưng ém nhẹm tất cả đi. Phim đưa ra các lập luận và bằng chứng ám chỉ rằng ta từ trước đến nay liên tục bị lừa dối và thao túng bởi cả chính phủ lẫn người ngoài hành tinh, cũng như những bước nhảy vọt về công nghệ của con người là nhờ tiếp xúc với các nền văn minh ngoài hành tinh mà ra. Phim đã được trình chiếu trên một số nền tảng online, trong đó bao gồm cả Netflix. Thế rồi đâu tầm mấy bữa trước, có một thanh niên trên Reddit tình cờ mở cái phim này lên xem. Đến khoảng gần cuối, thanh niên vô tình trông thấy phim trưng ra một bảng đầy những ký tự quái dị, rêu rao rằng đây là hệ thống

Cách thưởng thức truyện Lovecraft tối ưu

 Bữa nay mới thấy có một thanh niên đăng bài đùa cợt, bảo rằng mình mới tìm thấy một cuốn sách cũ trong hầm ngầm, và cạnh nó là một cái máy chơi cát sét cũ. Thanh niên tò mò rằng không biết mình có nên bật nó lên nghe không. Nhìn vào cái kiểu bìa quyển sách thì hẳn ta cũng đoán được câu trả lời đấy nhỉ . Nghiêm túc mà nói, đọc bài này xong, mình tự nhiên lại nhận ra rằng nếu muốn trải nghiệm truyện của Lovecraft, đặc biệt mấy truyện trong cái chu kỳ thần thoại Cthulhu của ông anh. có khi cái phương án tối ưu nhất thực ra lại là... đừng đọc truyện của thanh niên làm gì. Điều anh em nên làm là đi nghe nó. Có mấy lý do để mình khuyên anh em nên làm như vậy. Thứ nhất, Lovecraft rất hay thuật chuyện bằng ngôi thứ nhất, với người kể thuật lại những gì mình từng trực tiếp chứng kiến hoặc trải nghiệm, thế nên nó về cơ bản đã giống như cuộc nói chuyện độc thoại của một con người duy nhất rồi. Và xét chuẩn ra, đọc audiobook thì cũng chính là một kiểu độc thoại đấy thôi. Nói cách khác, truyện của

Một nghiên cứu về Sci Fi trong trường tiểu học ở Mỹ

 Bữa nay mình mới bắt được một bài viết khá thú vị, xoay quanh một mối quan hệ hơi tréo ngoe giữa truyện sách Sci Fi và giáo dục tiểu học tại Mỹ. Sci-fi books are rare in school even though they help kids better understand science Cụ thể thì bài bên dưới được viết bởi Emily Midkiff, một phó giáo sư mảng giáo dục tại Đại học Bắc Dakota. Theo lời Midkiff, không ít nghiên cứu đã chỉ ra rằng đọc Sci Fi từ sớm có thể giúp con người ta hình thành một lối suy nghĩ chín chắn và sâu sắc hơn về khoa học, với nhiều nhà khoa học thậm chí còn đã khẳng định những tác phẩm Sci Fi họ đọc thời thơ ấu đã có một ảnh hưởng rất lâu dài đối với cách họ tiếp cận khoa học trong quãng đời trưởng thành. Ngay cả khi không có định hướng theo đuổi khoa học sau này, việc cho trẻ con tiếp cận với những thứ giúp chúng nó biết suy nghĩ sâu về khoa học công nghệ cũng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển và việc học của bọn nó. Nhưng dẫu việc cho trẻ làm quen từ sớm với Sci Fi có nhiều lợi ích tiềm tàng đến vậy, M

Một tín hiệu ngoài không gian được phát hiện truyền đến từ một hệ thống tam thể

 Vừa bữa trước nhắc đến Tam Thể của thanh niên Hân xong, bữa nay đã thấy cái bài này đập vào mặt. Hợp lý phết đấy chứ 🐧. Inspired by writer Liu Cixin, Chinese scientists spot signals from real-world ‘three-body’ star system Cụ thể thì cách đây một thời gian, một nhóm nghiên cứu với thành viên là các nhà khoa học đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Hàng Châu, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, và Đại học Tam Hiệp Trung Quốc đã lấy cảm hứng từ tác phẩm của Lưu Từ Hân và chúi đầu lại phân tích một hệ thống 3 sao ngoài đời thực, nằm cách Trái đất khoảng 1.300 năm ánh sáng. Hệ thống đấy có tên gọi là GW Orionis (còn gọi là GW Ori), cấu thành từ ba ngôi sao nằm ở đỉnh chòm sao Orion, với hai thằng trong đó (GW Orionis A và GW Orionis B) quay quanh nhau, còn thằng thứ ba (GW Orionis C) thì quay quanh cặp đôi kia ở một khoảng cách xa hơn. Nghiên cứu của họ sau đấy đã được xuất bản trên tạp chí Science China Physics, Mechanics & Astronomy, anh em có thể tham khảo ở đây: https://arx

Một điểm yếu chết người của ebook ít ai nghĩ đến

Bữa nay trong lúc ngồi lọc bài của group để backup lên blog, mình có ngó lại cái bài bạn Huy đăng cách đây mấy bữa về khả năng AI soi trộm dữ liệu cá nhân trong tương lai. Lần này đọc kỹ hơn, mình mới nhận ra quả AI trong bài thực chất chỉ là một trường hợp ví dụ, còn cái ý chính của bài đấy thực chất là việc máy đọc sách càng tân tiến thì có khả năng người ta sẽ lại càng có xu hướng quay về sách giấy. Lúc đọc lại bài đó, mình tự nhiên lại nhớ đến một cái clip từng xem cách đây cũng khá lâu của một booktuber đã đứng tuổi tên là Michael K. Vaughan. Nếu nhìn vào tiêu đề của clip, hẳn anh em sẽ nghĩ thanh niên này sẽ bàn về những cái điểm mạnh và yếu của ebook so với sách giấy, và kỳ vọng sẽ được nghe mấy cái lập luận đã bị nhai đi nhai lại đến cũ mèm như tính cơ động, giá thành, cảm giác cầm nắm, mùi hương này nọ. Và ừ, đúng là Vaughan có động đến mấy thứ kiểu đó, nhưng ông anh điểm qua chúng nó một cách cực kỳ sơ sịa, với tổng thời lượng chắc còn chưa được đến 3 phút trong cái clip dài

Từ một vụ AI nhái giọng, nghĩ về nguy cơ Tolkien bị bắt "hồi sinh"

 Hôm qua lúc share lại cái đoạn ghi âm Tolkien đọc 1 đoạn trích Hobbit, mình có đùa rằng nếu con ông cụ mà còn sống thì có khi nhà Tolkien cũng nọc cổ ông anh ra bắt đọc truyện để còn thu âm bán audiobook. Cơ mà nay nhìn thấy cái tin này xong, tự nhiên lại nghĩ cái ý tưởng đấy chưa chắc đã không thể thành sự thật được đâu. Stephen Fry ‘Shocked’ to Discover AI Stole His Voice From ‘Harry Potter’ Audiobooks and Replicated It Without Consent, Says His Agents ‘Went Ballistic’ Cụ thể là vừa bữa trước, tại một lễ hội công nghệ ở London, Stephen Fry, một phát thanh viên kiêm diễn viên lồng tiếng khá nổi, đã cho trình chiếu một thước phim tài liệu với giọng mình lồng tiếng. Nhưng theo lời Fry, cách đấy ít lâu, ông anh thậm chí còn hoàn toàn chẳng hề hay biết về cái phim này, chứ đừng nói là lồng tiếng cho nó. Thứ góp giọng thuyết minh cho phim thực chất là một con AI, và nó đã sao chép lại y hệt giọng Fry bằng cách phân tích giọng đọc của ông ta trong bản audiobook của Harry Potter. Việc AI nh