Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Tender Is the Flesh và cái sự "phi Sci Fi" của nó

 Bữa nay mình có được một bạn inbox hỏi là nếu một tác phẩm lấy bối cảnh tương lai nhưng khoa học công nghệ không khác mấy, chỉ có cơ cấu nhân khẩu học của xã hội là khác hẳn, thì liệu có thể tính là Sci Fi không.  Thật tình cờ, chỉ cách đây mấy hôm, mình cũng đã vừa review xong 1 quyển gần như khớp y xì đúc với cái ý tưởng bạn trên miêu tả, với khác biệt duy nhất chỉ là nó thay đổi tập tục xã hội chứ không phải nhân khẩu. Thằng đấy chính là Tender Is the Flesh. Review Tender Is the Flesh của Agustina Bazterrica Nếu đọc lại cái bài review của mình, đặc biệt trong phần thế giới, anh em sẽ thấy tuyệt không có một chỗ nào mình động đến việc truyện sáng tác ra công nghệ mới hay tập trung khoa học gì cả. Nguyên nhân cực đơn giản: cái truyện này có bịa ra tí khoa học mới nào đâu. Mọi thứ máy móc với trang thiết bị xuất hiện trong truyện đều là những công nghệ của thập niên 2010. Các trang thiết bị giết mổ và dây chuyền chăn nuôi không có gì tân tiến hơn, và cái kiểu nghiên cứu gây giống cũng

Thư trả lời tự động phiên bản "retro" của Robert A. Heinlein

 Bữa nay trong một group khác, mình mới bắt được một cái ảnh khá thú vị: một "bức thư" hồi đáp mà fan của Robert A. Heinlein từng nhận được, sau khi thử liên hệ với tác giả. Trong trường hợp có anh em nào không biết thì Robert A. Heinlein là một tác giả Sci Fi cực nổi trong giai đoạn thập niên 40-80, ngang tầm Isaac Asimov với Arthur C. Clarke luôn. Trên thực tế, cùng với hai người trên, ông anh còn được coi là bộ ba huyền thoại của dòng trong giai đoạn ấy, và sức ảnh hưởng của truyện ông viết cho đến nay vẫn còn có thể thấy thấp thoáng trong dòng. Kể cả nếu chưa hay danh đồng chí này bao giờ, hẳn anh em cũng đã nghe nói đến những tác phẩm của ông như Stranger in a Strange Land, The Moon Is a Harsh Mistress, và đặc biệt là Starship Troopers (vì cái quyển này gần như giúp định hình mô típ space marine với giáp trợ lực của ta ngày nay). Cơ mà nổi tiếng quá như vậy cũng có cái khổ, bởi vì Heinlein cứ liên tục phải nhận đủ kiểu thư từ, bao gồm những thứ chính thức như mời mọc ông

Một số tạp chí truyện ngắn SFF online miễn phí

 Nhân ban nãy có bạn hỏi về các trang đăng truyện ngắn Sci Fi kiểu Daily Science Fiction, mình tiện thể tổng hợp luôn cho anh em một danh sách các tạp chí SFF online. Danh sách này bao gồm những tạp chí chuyên nghiệp và bán chuyên, hiện vẫn còn hoạt động, và trong số các xuất bản phẩm có những mẩu truyện mà anh em có thể đọc miễn phí. Mọi người tham khảo này: Tor.com ( https://www.tor.com/ ): Tạp chí kiêm nhà xuất bản chuyên về SFF. Đăng cả truyện lẫn tin tức và các bài phân tích. Clarkesworld Magazine ( https://clarkesworldmagazine.com/ ): Tạp chí SFF xuất bản hàng tháng. Đăng cả truyện lẫn xã luận. Nội dung bao gồm cả các bản audio. Uncanny Magazine ( https://www.uncannymagazine.com/ ): Tạp chí SFF xuất bản 2 tháng 1 lần. Truyện trong những số tạp chí mới sẽ dần dần được đăng lên website sau khi số tạp chí ra mắt. Beneath Ceaseless Skies ( https://www.beneath-ceaseless-skies.com/ ): Tạp chí Fantasy xuất bản 2 tuần 1 lần, mỗi số 2 truyện. Strange Horizons ( http://strangehorizons.com/

Thư viện công Hà Nội bắt đầu được miễn phí sử dụng

 Nay mới biết 1 tin thú vị, ấy là thư viện công Hà Nội miễn phí sử dụng hết cả rồi này anh em. Hà Nội miễn phí sử dụng thư viện để phát triển văn hóa đọc Cụ thể thì vào ngày hôm qua, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết sửa đổi quy định về mức phí thư viện. Kể từ nay, khi bước vào các thư viện công lập thuộc TP Hà Nội quản lý, anh em sẽ có thể miễn phí các dịch vụ sau: Sử dụng tài nguyên thông tin tại thư viện. Mượn theo thời hạn quy định trong nội quy thư viện. Tra cứu thông tin trên không gian mạng. Tiếp nhận thông tin/về tài nguyên thông tin/thông qua hệ thống tra cứu hoặc hình thức tiếp nhận thông tin, tra cứu khác. Được giúp đỡ, tư vấn về tìm kiếm, lựa chọn tài nguyên thông tin phù hợp với yêu cầu. Trong số này thì đáng chú ý nhất có lẽ sẽ là 2 cái khoản “sử dụng tài nguyên thông tin tại thư viện” và “mượn theo thời hạn quy định trong nội quy thư viện.” Nếu mình hiểu không nhầm, chúng nó là lấy sách đọc tại chỗ và mượn sách về đọc, tức 2 dịch vụ chính mà phần đông anh em sẽ sử d

Los Angeles năm 2013 từ góc nhìn của người năm 1988

 Nhân hôm qua nhắc đến Blade Runner lại nhớ, đâu hồi sau khi phim ra được vài năm, một tạp chí là Los Angeles Times đã thực hiện một bài viết khá thú vị. Cụ thể là bên này đã cho một phóng viên đi phỏng vấn hơn 30 chuyên gia và nhà tương lai học, nhờ họ đoán xem Los Angeles năm 2013 (gần như cùng bối cảnh với Blade Runner luôn, bởi vì câu chuyện trong phim diễn ra ở Los Angeles vào năm 2019) sẽ trông ra sao. Từ những thông tin thu thập được, bà phóng viên đã sáng tác ra thời gian biểu nguyên một ngày của một gia đình sống tại Granada Hills (một khu ngoại ô thuộc khu vực Thung lũng San Fernando của Los Angeles), và thông qua đấy khắc họa mọi mặt của đời sống con người tương lai. Bài viết cũng tổng hợp cả ý kiến của các chuyên gia về những vấn đề mà Los Angeles phải đối mặt, và phỏng đoán của họ về việc liệu thành phố có thể giải quyết được những vấn đề đó để trở nên tốt đẹp hơn không, hay là sẽ hóa thành một cái Dystopia. Và cuối cùng, để hoàn thiện nốt số báo, Los Angeles Times đã thuê

Blade Runner 2033: Labyrinth - một thành viên mới trong franchise Do Androids Dream of Electric Sheep?

 Bữa nay mới bắt được một tin thú vị, ấy là cái thế giới thực ảo lẫn lộn của Philip K. Dick sắp sửa đón thêm một thành viên này, anh em. Cụ thể thì vừa mấy hôm trước, Annapurna Interactive, một nhà phát hành game Mỹ, có thực hiện một chương trình giới thiệu các dự án tương lai của mình. Và trong số những thứ được trình chiếu, ta có trailer cho cái tựa game đầu tiên mà phía Annapurna sẽ tự phát triển luôn chứ không còn chỉ đơn thuần phát hành cho bên khác nữa. Dự án đó là Blade Runner 2033: Labyrinth. Về thằng Blade Runner thì chắc phần đông anh em đã chẳng còn lạ lẫm gì nữa rồi, nhưng trong trường hợp có anh em nào chưa biết, đây là một franchise có gốc gác là cuốn tiểu thuyết Do Androids Dream of Electric Sheep? của Philip K. Dick. Truyện lấy bối cảnh là một tương lai hậu tận thế, khi Trái Đất đã bị tàn phá nghiêm trọng bởi chiến tranh hạt nhân, và loài người đã phát triển được những thứ máy móc mô phỏng sinh vật sống (bao gồm cả con người) chân thực ngoài sức tưởng tượng. Cuốn tiểu t

Rendezvous with Rama - một tác phẩm rất thích hợp đọc kèm Tam Thể

 Nay nhân vụ Tam Thể 1 với 2 tái xuất hiện trên kệ sách sau chuỗi ngày vắng bóng dài dằng dặc, tự nhiên lại nghĩ có một thằng rất nên được đọc nối đuôi nó, bởi vì hai bên sẽ tạo thành một cặp so sánh rất thú vị. Thằng đấy là Rendezvous with Rama. Review Rendezvous With Rama của Arthur C. Clarke Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Rendezvous with Rama là một cuốn Hard Sci Fi rất nổi tiếng hồi thập niên 70, sáng tác bởi Arthur C. Clarke. Truyện lấy bối cảnh tương lai xa, khi nhân loại đã phát triển được công nghệ khá tân tiến, đủ để họ ra định cư các hành tinh khác, nhưng chưa đến mức cho phép họ rời hệ Mặt Trời. Thế rồi một ngày nọ, một vật thể lạ tự nhiên lù lù tiến vào hệ thống. Mới đầu, con người chỉ tưởng nó là thiên thạch hay gì đấy thôi, nhưng về sau nhận ra nó là vật thể nhân tạo. Không ai hiểu cái cục này vào hệ Mặt Trời để làm gì, và bản thân cái cục đấy cũng chẳng buồn xưng danh hay thậm chí là cho thấy mình để ý đến sự hiện diện của loài người hết. Thế là một biệt đội t