Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

CPTPP và sự nguy hiểm tiềm tàng của nó đối với miền công chúng Việt Nam

 Như anh em đã biết đấy, hồi chiều mình có làm một bài về chuyện miền công chúng của Canada trong vòng 20 năm tới sẽ “đóng băng,” tất cả vì chính phủ của họ đã ký một hiệp định thương mại với Mỹ, trong đó có lồng điều khoản bắt phải nâng hạn bản quyền từ 50 năm lên thành 70 năm sau khi tác giả mất. Bên cạnh điểm lý thú là nó khiến dân Canada hụt ăn các tác phẩm của J. R. R. Tolkien, một cây đại thụ trong làng SFF, cái vụ việc của Canada còn rất đáng chú ý ở một điểm khác nữa, ấy là nhiều khả năng nó cũng sẽ là điều sẽ xảy đến với chúng ta trong một tương lai không xa. Nguyên nhân là bởi chúng ta cũng có một thứ có thể phong tỏa miền công cộng trong một thời gian rất dài. Tên của nó là CPTPP. Để hiểu về CPTPP, trước tiên cần bàn qua một thằng tiền thân của nó, đấy là TPP cái đã. Số là hồi năm 2005, một nhóm 4 nước ở Thái Bình Dương là Brunei, Chile, Singapore, và New Zealand có bắt tay nhau ký kết một hiệp định thương mại là TPSEP (viết tắt của “Trans-Pacific Strategic Economic Partners

Pha hụt ăn Tolkien của Canada

 Bữa nay mình có tình cờ lụm được cái thớt này trên Reddit, trong đấy nhắc lại một vố rất cay cộng đồng SFF tại Canada mới phải hứng chịu gần đây: hụt ăn các tác phẩm của Tolkien ngay trước thềm ông cụ không còn được bảo hộ bản quyền nữa. Sad fact: JRR Tolkien's works *almost* entered the public domain in Canada but they changed the law in 2022 Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, trước đây Canada từng có thời hạn bảo hộ bản quyền ngắn ngang Việt Nam. Cụ thể, họ chỉ bảo hộ bản quyền cho các tác phẩm nghệ thuật trong suốt cuộc đời (các) tác giả, và 50 năm sau khi tác giả (cuối cùng) mất. Vào đúng 00:00:01 ngày 01/01 của năm thứ 51 tính từ năm tác giả (cuối cùng) qua đời, thứ duy nhất mà chính phủ Canada còn công nhận cho tác phẩm là quyền nhân thân, tức quyền được đứng tên trên tác phẩm của tác giả cũng như quyền không để tác phẩm bị chỉnh sửa theo bất cứ cách nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả, còn mọi đặc quyền kinh tế với sao chép thương mại đều bị hủy hết.

Về Juntree Siriboonrod - cha đẻ của Sci Fi Thái

 Ban nãy mình có nổi hứng tếch lên Google Doodle để tra lại cái clip 360 hồi trước nó làm về Georges Méliès, cơ mà vừa mở trang chủ của nó ra thì lại tình cờ khám phá ra một điều thú vị. Cụ thể, hôm nay, Google Doodle đang kỷ niệm một nhân vật rất có vai vế trong làng Sci Fi của một đất nước láng giềng với chúng ta. Nhân vật ấy là Juntree Siriboonrod, cha đẻ của Sci Fi Thái. Juntree Siriboonrod 's 106th Birthday Siriboonrod sinh ra vào ngày này 106 năm trước (tức năm 1917). Không có nhiều thông tin về thời thơ ấu của ông anh, thành thử fan của thanh niên tại Thái đã tự bịa ra đủ thể loại thuyết âm mưu về Siriboonrod, chạy từ việc ông kỳ thực chạy từ một vũ trụ khác sang cho đến việc đồng chí từng đấm nhau với người ngoài hành tinh từ hồi còn nằm trong nôi. Tuổi trưởng thành của ông anh thì được ghi nhận một cách rõ rệt hơn tí. Ban đầu, Siriboonrod vào làm việc cho chính phủ Thái Lan với tư cách là một công chức tại Vụ Nhiên liệu Khoáng sản thuộc Bộ Năng lượng. Được một thời gian sa

Bánh cưới của một cặp đôi fan SFF

 Bữa nay trong lúc lượn một group SFF khác, mình tình cờ vớ được một bài khá thú vị, xoay quanh một cái bánh cưới. Số là trong cái group đấy có một cặp đôi yêu nhau (mặc dù không rõ là vào group gặp nhau hay đã nên duyên từ trước rồi). Mới mấy hôm trước, cặp này vừa chính thức kết hôn, và vì đều là dân mê SFF, họ đã quyết định đặt làm một cái bánh thể hiện đúng đam mê của mình. Cụ thể hơn, bánh được thiết kế dưới dạng một chồng những cuốn SFF mà họ thích, bao gồm cả Sci Fi lẫn Fantasy, và trên đỉnh thì có kèm một câu trích lấy ra từ bản chuyển thể Lord of the Rings của Peter Jackson, đại diện cho tình yêu của họ. Anh em có thể tham khảo hình cái bánh bên dưới. Nếu sau này có anh em nào trong group mà cũng được trời run rủi cho nên duyên, hoặc kiếm được ý trung nhân nào có cùng sở thích, hãy thử dụ bạn đời làm một cái bánh theo kiểu thể này nhé. Nếu đồng chí kia chỉ là dân thích văn học chung chung hay gì đó thôi thì cứ lôi mấy thằng kinh điển với chất văn cao trong SFF ra mà táng (chẳn

Peter Watts - một tác giả thành danh nhờ chia sẻ truyện miễn phí

 Trong cái bài Scrapbook Story hồi tối qua, mình có nhắc đến một cuốn tiểu thuyết là Portal: A Dataspace Retrieval, cũng như việc bản ebook của nó hiện đã được tác giả cho phép đăng tải miễn phí theo giấy phép CC BY-NC-ND 3.0 (tức Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0). Nói vậy tức là ai muốn share hay muốn đọc gì thì cứ làm thoải mái, miễn sao ghi nguồn tác giả và không trục lợi từ truyện hay chỉnh sửa gì nội dung truyện là được.  Việc cuốn truyện được tác giả cho up chùa như thế làm mình nhớ đến trường hợp một trường hợp thú vị của một tác giả khác trong làng Sci Fi. Ông anh này cũng từng thử up truyện chùa lên mạng theo giấy phép Creative Commons, và chính nhờ nước đi ấy mà về sau đã có một sự nghiệp rất thành công. Thanh niên đó là Peter Watts. Trong trường hợp anh em chưa biết, Peter Watts gốc là một tiến sĩ sinh lý môi sinh (chuyên ngành động vật biển có vú) người Canada, nhưng về sau cứ bị các bên o ép phải mông má báo cáo hoặc ngó lơ những đóng góp của mình nê

Scrapbook Story - kể chuyện bằng tài liệu

 Trong cái bài meme về báo tuyên truyền cho Mordor hồi chiều, mình có đề cập đến khái niệm là Scrapbook Story. Vì đây là một loại hình kể chuyện khá hay, mình nay sẽ bàn kỹ hơn một tí về nó. Cơ mà để hiểu được Scrapbook Story là gì, trước tiên cần bàn qua về cái thứ đã cung cấp tên cho nó, ấy là “scrapbook” cái đã. Anh em nào mà hay làm đồ thủ công hoặc hay vọc mấy trò làm sổ thì hẳn đã biết rất rõ scrapbook là gì rồi, còn trong trường hợp có anh em nào chưa biết đến nó bao giờ, mọi người hãy cứ hình dung đây như một dạng album lưu trữ kỷ niệm theo kiểu “vá víu.” Scrapbook thường có khởi đầu là một cuốn sổ hoặc một cuốn sách (tức “book”) với những trang trống không. Sau đó, nó dần dần được chủ nhân dán hoặc khâu các lưu vật kỷ niệm vào, chẳng hạn các mẩu giấy ghi chú, những cái bookmark, những bài báo hoặc tạp chí được cắt ra, những bức ảnh chụp, hay thậm chí cả những thứ như hoa ướp khô hay lá gì đấy… nói chung là đủ thứ trên trời dưới bể khả dĩ kẹp được vào sách (tức “scrap”). Cái tổ

Một bài báo tuyên truyền đến từ... Mordor

 Vừa tối qua làm cái bài về cái fan fic lật sử Mordor xong, sáng nay lại thấy thằng này trồi lên feed. Con AI nhà thằng Mắc cũng có khiếu khôi hài phết đấy chứ 🐧. Mà tự nhiên lại nghĩ, nếu bây giờ có ông nào làm một cái parody kiểu Scrapbook Story về giai đoạn Cuộc chiến Nhẫn, cập nhật lên tí cho nó có chút truyền thông hiện đại thì có khi cũng nuột đấy nhỉ? Tưởng tượng ta có một tác phẩm rặt toàn những bài báo từ các bên (kiểu Thông tấn xã Mordor với Tiếng nói Dúnedain) đưa ra những luận điệu đậm chất tuyên truyền để bôi đen phe địch và tô hồng phe ta, xong đế thêm một số tài liệu bên ngoài như thư từ lính lác gửi về cho người thân, sắc lệnh tướng tá truyền xuống, hay báo cáo kho lương xem. Ngồi xâu chuỗi tất cả để tự hình thành bức tranh toàn cảnh hẳn sẽ hay phết chứ chẳng đùa.