Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Một phiên bản Snow Crash ngoài đời thú vị

 Bữa nay vừa mới vớ được cái ảnh này, chém về một chiêu chơi khăm công nghệ cao mới: in mã QR độc lên người để ai mở máy lên chụp choẹt là sẽ liệt cả điện thoại luôn. Bản thân cái cách trò này lợi dụng một tiện ích mới của thời đại ta để phá hoại kể cũng khá thú vị rồi, nhưng đối với anh em trong làng Sci Fi chúng ta, trò này còn hấp dẫn ở một cái tầng khác nữa. Nguyên do là đây có lẽ là phiên bản giống với Snow Crash nhất mà ta có thể làm được ở ngoài đời. Phòng trường hợp có anh em nào chưa biết, Snow Crash là một cuốn Cyberpunk kinh điển của Neal Stephenson. Truyện lấy bối cảnh tương lai, nơi con người đã chế ra được một không gian mạng rất chân thực tên là Metaverse. Nếu nghe đến đây mà mọi người liên tưởng đến cái thế giới ảo cùng tên hiện đang được thằng Mắc Xoăn xây dựng thì không phải không có lý do đâu. Metaverse của Snow Crash chính là nguyên mẫu để thằng bợm thằn lằn xây lên cái game VR của nó, và về cơ bản là phiên bản lý tưởng mà Mắc đang muốn hướng tới. Mình từng làm một

Một khía cạnh ít người nhắc đến trong cuộc chiến với AI của giới họa sĩ

 Bữa nay mình vừa mới bắt được một bài trên io9, bàn về đúng cái vụ bìa Fractal Noise của Christopher Paolini. Và vẫn như thường lệ với các bài về tranh AI, phần comment bên dưới là cả một bãi chiến trường, với hai phe ủng hộ/bài xích AI lời qua tiếng lại rất gay gắt. Anh em nào quan tâm có thể tham khảo đầy đủ cuộc bút chiến ở đây:  Tor Tried to Hide AI Art on a Book Cover, and It Is a Mess Vì vụ Fractal Noise mình cũng đã bàn khá kỹ một lần, kèm chỉ ra sự khác biệt trong phản ứng giữa giới họa sĩ và độc giả phổ thông (anh em có thể đọc full ở đây: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/12/fractal-noise-va-tuong-lai-cua-ai-trong.html ), thế nên mình sẽ không đả động lại về nó nữa. Sở dĩ mình share bài của io9 vì trong số các comment họ đã châm ngòi, có một comment rất thú vị do một thanh niên tên John đăng. Anh em có thể tham khảo bên dưới: Bên cạnh việc đả phá những hiểu lầm thường thấy của thiên hạ về cơ chế vận hành của AI, John còn bảo thế này:  Tuy nhiên, bài trừ công nghệ là một

Một minh chứng cho định kiến của độc giả về dòng Sci Fi

 Ban nãy, vừa có bạn bình vào trong cái bài về Terry Pratchett mình đăng hồi chiều, bảo rằng truyện của ông anh viết dễ hiểu đến mức cho thiếu nhi đọc cũng ngon lành. Cái lời bình đó làm mình nhớ đến một sự kiện hơi hài cá nhân từng trải nghiệm cách đây ít lâu, cũng liên quan đến việc sách để cho thiếu nhi đọc. Số là cách đây ít lâu, mình có mò được 1 page bán sách cũ, trong rao bán mấy quyển Sci Fi xưa các chỗ khác hết hàng mất rồi. Bên cạnh mấy quyển tính mua, mình cũng tếch qua mục ảnh để xem còn quyển Sci Fi nào khác không thì vớt luôn một thể. Page này được cái là chia ảnh vào album khá rạch ròi, thế nên mình đã vào lục lọi trong các album của họ. Có một album riêng dành cho trinh thám với Sci Fi, nhưng để chắc ăn thì mình cũng ngó luôn một loạt album "khả nghi" khác, phòng trường hợp người ta phân sai quyển nào, bao gồm album sách Liên Xô, sách châu Âu, tập truyện ngắn, sách theo lô,... Chỉ có đâu tầm 2, 3 album là mình ko sờ vào, vì nghe nó rõ ràng là khó có thể có Sci

Từ một chiếc áo, ngẫm về vị thế của Terry Pratchett

 Nhân bữa qua nhắc đến việc gọi hồn Terry Pratchett về ký Good Omens thay Neil Gaiman cho nó kinh tế, tự nhiên lại nhớ đến cái quả áo huyền thoại này của ông cụ. Trong trường hợp anh em nào không biết, Terry Pratchett vốn dĩ là một người có khiếu hài hước rất cao, và điều này được thể hiện qua cả trong những trang truyện ông sáng tác lẫn ngoài đời. Về phần truyện, sự hóm hỉnh của ông được thể hiện rõ nhất qua Discworld, một bộ tác phẩm có thể được coi như Hitchhiker's Guide của ngách Fantasy. Về khoản ngoài đời, thứ thể hiện rõ nhất cái óc tiếu lâm của ông có lẽ sẽ là chiếc áo trong ảnh, trên đề dòng chữ:  "Tolkien thì mất rồi. J K Rowling thì không mời được. Philip Pullman thì bị vướng lịch. Thế nên chào cả nhà, tôi là Terry Pratchett đây." Cái áo này rất hay được ông anh mặc đến các buổi hội thảo giao lưu, thậm chí cả những buổi ký sách của chính mình, coi như thay lời "xin lỗi" vì sự kiện không có tên tuổi nào đình đám góp mặt cả. Cái áo này gắn với hình ảnh

Chelsea Banning và câu chuyện ấm lòng về những buổi ký tặng thảm họa

 Nhân thể Good Omens bản Việt vừa chính thức hé lộ bìa, xin share lại với anh em một câu chuyện vừa xảy ra cách đây đâu một tuần gì đấy, ít nhiều cũng có liên quan đến cái tác phẩm này. Mọi chuyện bắt đầu với Chelsea Banning, một đồng chí thủ thư người Mỹ. Cô này vừa mới xoay xở xuất bản được cuốn truyện đầu tay với tựa đề Of Crowns and Legends, một tiểu thuyết Fantasy tái thuật huyền thoại Vua Arthur. Để quảng bá cho tác phẩm, Banning đã tổ chức một buổi ký tặng sách vào hôm 3/12 tại Pretty Good Books, một hiệu sách ở Ashtabula, Ohio. Lúc sự kiện được loan truyền trên mạng xã hội, đã có 37 người phản hồi rằng mình sẽ đến tham dự. Không phải là một con số kinh thiên động địa gì cho cam, song với một cây bút lần đầu xuất bản, vậy cũng đã là quá được rồi. Nhưng đến hôm sự kiện diễn ra, chỉ có vỏn vẹn hai người xuất hiện. Vụ việc đã khiến Banning cảm thấy thất vọng ê chề, và thậm chí còn có phần xấu hổ nữa. Thế là sang ngày hôm sau, cô đã lên Twitter chia sẻ về cái thất bại bữa trước. Có

Một phiên bản The Citadel of Forgotten Myths bị "vẽ bậy"

 Ban nãy trong một group sách khác, mình vừa thấy một bạn đăng bài khoe quá trình khui hộp của The Citadel of Forgotten Myths, cuốn tiểu thuyết mới trong series Elric of Melniboné, một huyền thoại của Fantasy. Xem lướt qua cái ấn bản bạn này mua được thì nhìn chung trông cũng khá đẹp, nhưng rồi lúc bấm đến cái ảnh cuối (hình bên dưới), mình đến giật nảy cả người, bởi vì thế bất nào truyện mới tinh vừa lôi từ hộp ra mà đã bị vẽ bậy lên rồi vậy kìa? Nhưng sau tầm vài giây đứng hình và nheo mắt quan sát, mình chợt nhận ra đây là chữ ký của tác giả 🐧. Thanh niên Moorcock có kiểu ký ảo thật đấy. Ngay bên dưới giấy trắng một đống mà ông anh tự nhiên ký đè lên phần tên in. Nếu dụng ý ông anh ở đây là muốn thay phần tên in công nghiệp bằng tên bún riêu, thiết nghĩ lấy bút nét to hay đơn cử gạch cái tên in đi và ký xuống dưới sẽ hợp hơn chứ. Nguệch đè lên kiểu này trông đau tim vl 🐧.

Fractal Noise và tương lai của AI trong xuất bản

 Cái bài về Adobe chính thức chấp nhận ảnh AI tối qua làm mình nhớ đến một vụ lùm xùm vừa xảy ra cách đây tầm một tháng gì đấy, xoay quanh Christopher Paolini và một cuốn sách sắp xuất bản của bro này. Christopher Paolini chắc là một cái tên khá quen thuộc đối với nhiều anh em ở đây, bởi vì đây chính là tác giả của Eragon, bộ truyện Epic Fantasy có lẽ là đầu tiên mà phần lớn chúng ta được tiếp cận tại Việt Nam. Sau thành công với Eragon, Paolini chìm biến hẳn, hầu như không cho ra tác phẩm nào khác suốt một thời gian dài. Thế rồi khoảng chừng 2 năm trước, Paolini đã tái xuất giang hồ với một cuốn Sci Fi dày cộp mang tiêu đề To Sleep in a Sea of Stars, và đã đạt được một số thành công nhất định. Đáng chú ý nhất, nó là cuốn truyện mở màn cho một vũ trụ mới toanh, có tên là Fractalverse. Paolini dự kiến sẽ xây dựng thêm vũ trụ đó lên bằng nhiều tác phẩm khác nữa, hoặc dưới dạng hậu truyện của To Sleep in a Sea of Stars, hoặc dưới dạng các tác phẩm độc lập. Cách đây mấy tháng, Paolini đã c