Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Dáng hình tiềm tàng của khủng long nếu chúng chưa bao giờ tuyệt chủng

 Chắc vì mấy bữa nay chém hơi nhiều về The Kaiju Preservation Society, một quyển đú theo Jurassic Park, thành thử mình đã được đệ nhà thằng xoăn đẩy lên feed một bài viết khá thú vị của Nicholas R. Longrich, giảng viên khoa Cổ sinh vật học và Sinh học tiến hóa tại Đại học Bath. Bài viết xoay quanh việc nếu khủng long không tuyệt chủng thì chúng nó ngày nay trông sẽ ra sao, và liệu có tiến hóa được thành một chủng loài thông minh biết sử dụng công cụ không. What Would Dinosaurs Look Like Today If They Never Went Extinct? Theo như bài có nói, vào thập niên 1980, nhà cổ sinh vật học Dale Russell từng đề xuất một thí nghiệm tư tưởng rằng một số dòng khủng long chân thú có thể sẽ tiến hóa thành những loài có bộ não lớn, biết đứng thẳng, và có ngón cái tẽ nếu chúng không bao giờ tuyệt chủng. Chủng người khủng long này được ông gọi là Mark Zuckerb…, à nhầm, “dinosauroid,” và hình hài của chúng trông như cái ảnh preview của bài này. Anh em nào muốn tìm hiểu thêm về nó thì có thể tham khảo một

Khoa học Phép thuật và Huyền bí - một cụm chương trình sau đại học thú vị của Đại học Nam Carolina

 Bữa nay mình vừa vớ được một tin khá hay, có thể sẽ thú vị đối với các anh em fan của Harry Potter đây. Số là cách đây mấy tuần, Matthew Melvin-Koushki, một phó giáo sư lịch sử tại Đại học Nam Carolina với chuyên môn là lịch sử văn hóa Hồi giáo cận đại cũng như các tập tục tôn giáo và huyền bí Trung Đông, vừa mới đăng đàn trên Twitter để thông báo về một cụm chương trình sau đại học mới của trường: Khoa học Phép thuật và Huyền bí. Sinh viên theo học sẽ có thể lựa chọn giữa các mảng nghiên cứu thuộc rất nhiều thời kỳ, vùng miền, chuyên ngành, với ví dụ bao gồm lịch sử khoa học, lịch sử toàn cầu, lịch sử miền Nam,… Melvin-Koushki đặc biệt khuyến khích những người học chuyên về văn hóa Hồi giáo, châu Âu, hoặc Nam Á đăng ký, chắc vì nó sẽ rất thích hợp với nền tảng những người này có sẵn. Anh em nào quan tâm có thể theo dõi cái thớt của Melvin-Koushki ở đây để biết thêm về chương trình: https://twitter.com/mmelvink/status/1591057897081163777 Như tra thử trên web chính của khoa lịch sử Đ

Những vấn đề của các đế chế thiên hà trong Sci Fi

 Cái bài về mấy cuốn Star Wars phiên bản Shakespear hôm qua làm mình nhớ đến một cái clip khá thú vị hồi trước từng xem của channel Quinn’s Idea. Clip bàn về ba vấn đề chính các đế chế thiên hà sẽ phải đối mặt, cũng như cách chúng được thể hiện trong các tác phẩm Sci Fi. Trong clip, Quinn chỉ ra rằng vấn đề đầu tiên có thể làm lung lay nền móng một đế chế thiên hà là liên lạc.  Tính đến thời điểm hiện tại, mọi biện pháp liên lạc của loài người, bất kể có nhanh đến đâu, đều có ngưỡng giới hạn là tốc độ ánh sáng. Khi còn ở loanh quanh trên Trái Đất, cái độ trễ đấy sẽ không quá đáng kể. Bất kể có ở đâu trên hành tinh, chúng ta về cơ bản sẽ đều có thể tức thời trò chuyện với nhau, dẫn đến việc quản lý và duy trì sự gắn kết trở nên rất đơn giản. Nhưng nếu loài người lan rộng ra khắp toàn vũ trụ, định cư trên đủ loại hành tinh khác nhau, câu chuyện sẽ khác đi ngay. Ngay cả nếu ta chỉ định cư loanh quanh trong Thái Dương Hệ, độ trễ trong liên lạc cũng đã trở nên rõ rệt hẳn rồi. Giả dụ, nếu mộ

Esquire và một danh sách Sci Fi rất đáng ngờ

 Những anh em nào đã ở tương đối lâu trong group có lẽ sẽ vẫn nhớ rằng đâu tầm năm kìa, mình có share một danh sách các tác phẩm Fantasy hay nhất mọi thời đại do tạp chí TIME thực hiện, với những lựa chọn cực kỳ ngáo ngơ (anh em nào chưa biết vụ đó thì có thể xem lại ở đây: https://scifivietnam.blogspot.com/2022/08/danh-sach-100-tac-pham-fantasy-hay-nhat.html ). Giờ có vẻ danh sách ấy đã có đối, bởi vì Esquire, một tạp chí cũng khá có tiếng khác, vừa đăng tải một danh sách các tác phẩm cũng hay nhất mọi thời đại nữa, có điều ở mảng Sci Fi. The 50 Best Sci-Fi Books of All Time Danh sách của Esquire khác với TIME ở một chỗ thay vì mời các tác giả trong dòng về làm giám khảo đánh giá, phía Esquire để đội ngũ biên tập của mình chọn. Và cũng khác với TIME, Esquire giới hạn là mỗi tác giả sẽ chỉ được góp mặt vào danh sách đúng một lần thôi, và các series cũng chỉ được phép trưng ra đúng một thằng duy nhất làm đại diện chứ không được phép kéo cả họ hàng hang hốc nhà mình vào. Về phần bản thân

Cơ hội để một từ trong giới SFF trở thành Oxford Word of the Year 2022

 Bữa nay mình mới vớ được một cái tin thú vị, xoay quanh một cuộc bình bầu do Nhà xuất bản Đại học Oxford tổ chức. Oxford word of the year to face its first public vote Hẳn anh em ai chẳng lạ gì cái nhà xuất bản này rồi, và việc họ xuất bản một bộ từ điển có tiếng ra sao thì chắc mọi người cũng đều đã biết cả. Cơ mà có một điều chưa chắc mọi người đã biết, ấy là hàng năm, họ luôn để một đội ngũ chuyên gia nghiên cứu từ ngữ cũng như biên tập viên từ điển thực hiện một cuộc nghiên cứu rất nghiêm túc, nhằm xác định xem từ hoặc cụm từ nào trong tiếng Anh mang tính tiêu biểu nhất cho năm vừa qua. Cụ thể hơn, thứ họ tìm kiếm là một từ/cụm từ phản ánh đặc tính, tâm trạng chung, hoặc mối quan tâm nổi trội nhất của năm, đồng thời sẽ có tiềm năng trở thành một phần lâu dài của văn hóa. Từ/cụm từ thắng cuộc sẽ được họ trao cho một danh dự cao quý: Word of the Year. Hàng năm, cái việc tuyển chọn này chỉ được thực hiện bởi nội bộ Oxford. Nhưng năm nay, phía Oxford đã quyết định thay đổi cách tiếp c

Welcome to the Medical Clinic at the Interplanetary Relay Station của Caroline M. Yoachim - một chuyến phiêu lưu hỗn loạn

 Sau vụ bữa trước nhắc đến Good Omens, một cuốn Fantasy hài kiểu điên điên, mình lại nhớ đến một mẩu truyện ngắn online hồi trước từng đọc trên tờ tạp chí Lightspeed Magazine. Nó là Welcome to the Medical Clinic at the Interplanetary Relay Station | Hours Since the Last Patient Death: 0 của Caroline M. Yoachim (từ giờ gọi tắt là Welcome to the Medical Clinic). Welcome to the Medical Clinic at the Interplanetary Relay Station | Hours Since the Last Patient Death: 0 Cái truyện này về cơ bản là bản chế của các cuốn choose-your-own-adventure. Trong trường hợp có anh em nào không hiểu choose-your-own-adventure là thể loại gì, hãy tưởng tượng đây như phiên bản giấy của cái phim Black Mirror: Bandersnatch chiếu trên Netflix hồi trước, hoặc một cái game RPG lai với trắc nghiệm tính cách ấy. Cụ thể hơn, câu chuyện sẽ để mọi người đóng vai nhân vật chính, và cứ sau tầm một vài trang miêu tả thì sẽ đến một chỗ truyện đưa ra một số đường hướng diễn tiến khả dĩ của câu chuyện, cho mọi người chọn. G

Loose Ends - một câu chuyện viết từ những lời kết

 Hôm nay mình mới bắt được một cái bài viết khá thú vị bên dưới. Bài này là một mẩu truyện ngắn có tên là “Loose Ends,” với điểm độc đáo nằm ở chỗ… nó hoàn toàn không hề độc đáo tí nào. Nguyên do là bởi không có lấy một từ nào trong này là của tác giả cả, mà chúng được đạo 100% từ các tác phẩm SFF nổi tiếng. Hay đúng hơn là đạo từ các pha chốt hạ của chúng. Loose Ends: A Literary Supercut of Sci-Fi Last Sentences Cụ thể thì mẩu truyện ấy do Tom Comitta “sáng tác.” Một ngày đẹp trời nọ, thanh niên nổi hứng đi đọc các câu chốt của một số cuốn SFF (tít bảo là Sci Fi, nhưng trong này còn có cả Fantasy và Science Fantasy nữa nên gọi chung là SFF). Sau khi đọc lại đoạn kết của hơn 100 cuốn, Comitta nhận thấy là chúng nó thường chạy theo một số khuôn mẫu nhất định. Tự nhiên cảm hứng xuất hiện, và đồng chí ấy đã sắp xếp chúng thành một chuỗi với nhau, để chúng tạo thành một câu chuyện mới hẳn. Tức là về cơ bản, Comitta đã đóng vai một Frankenstein văn học, tha lôi những mẩu “thịt” từ đủ mọi nơ