Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hollow Knight - một Omelas phiên bản chi tiết và đậm chất Fantasy hơn

 Trong cái bài review về The Ones Who Walk Away from Omelas ngày hôm trước, mình có đề cập đến việc bản thân đã bị spoil sạch nội dung của truyện trước khi động vào thằng này. Và hài hước một chỗ là thứ khiến truyện bị spoil lại đối với mình lại không phải là một bài review, phân tích, giới thiệu, hay bất cứ thứ gì tương tự vậy cả. Nó thậm chí còn chẳng dính dáng gì đến truyện ngoại trừ việc thả đúng một chữ duy nhất vào trong nội dung. Cái đấy là To The King, một bài hát fanmade cho game Hollow Knight. Anh em có thể xem nó bên dưới. Số là mấy bữa trước, mình có muốn tìm lại một bài hát về Hollow Knight từng nghe, nhưng nay không còn nhớ tên nữa. Thế là mình chỉ đơn thuần tra “hollow knight song” trên Youtube, với hy vọng sẽ thấy nó xuất hiện đâu đó gần đầu bảng kết quả tìm kiếm. Ngay khi tra cụm kia, kết quả đầu bảng chính là cái bài To The King này. Dù đây không phải là bài muốn tìm, mình vẫn thấy nó trông hay hay, và đã bấm vào nghe thử. Và trong cái bài đấy, tầm giây thứ 40s gì đó,

Tầng nghĩa ẩn trong The Ones Who Walk Away from Omelas của Ursula K. Le Guin

 Trong cái bài review về The Ones Who Walk Away from Omelas của Ursula K. Le Guin, mình có đề cập đến việc cái truyện này chứa đựng rất nhiều tầng nghĩa, trong đấy có một tầng rất dễ bỏ lỡ nếu không để ý và không biết chút chút về thị trường SFF. Hôm nay mình sẽ bàn sâu hơn một tí về cái khoản đó. Lẽ đương nhiên, cái bài phân tích này sẽ spoil từ đầu đến cuối câu chuyện, thế nên anh em nào chưa đọc The Ones Who Walk Away from Omelas thì hãy dành tầm 15’ gì đó đọc qua nó đi, xong hẵng quay lại đây. Để một tác phẩm như vậy bị đọc sau khi spoil thì uổng vkl.  Giờ thì vào vấn đề chính này. The Ones Who Walk Away from Omelas có thể được đọc theo hai cách, và cả hai đều có sức hút riêng của nó. Cách đọc thứ nhất là cái cách mà hầu như ai lần đầu đọc truyện này đều làm: chỉ đọc cái nội dung “đen” của nó. Cụ thể hơn, nội dung “đen” của truyện chính là cái cốt thuần của nó. Tác phẩm được trình bày dưới dạng một câu chuyện cổ tích kể bên đống lửa, do một người dẫn vô danh trực tiếp kể lại cho độ

Review The Ones Who Walk Away from Omelas của Ursula K. Le Guin

  🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌕🌑 9/10 TL;DR GIỚI THIỆU CHUNG The Ones Who Walk Away from Omelas là một truyện ngắn sáng tác hồi năm 1973 của nhà văn SFF huyền thoại Ursula K. Le Guin. Năm 1974, truyện đã đoạt giải Hugo ở hạng mục Truyện ngắn Xuất sắc nhất. MẠCH TRUYỆN/VĂN PHONG Nếu anh em nào hay đọc các bài review mình viết trong group, hẳn mọi người sẽ thấy cái bài này bị cụt ngủn nghiêm trọng. Phần TL;DR thì trắng trơn, trong khi phần giới thiệu chung thì có nhõn hai câu cộc lốc, về cơ bản là lặp lại phần tiêu đề theo một kiểu dài hơn, với cùng lắm tương thêm việc nó từng đoạt giải gì đấy. Thằng này nội dung đại khái thế nào, ý tưởng ra sao, nhân vật chính là ai, hay thậm chí đến cả cái ngách của nó là gì cũng chẳng được đề cập đến. Nói cách khác, ngay cả khi mọi người đã lướt qua hai phần của cái review này rồi, mọi người vẫn chẳng biết The Ones Who Walk Away from Omelas là cái của khỉ gì. Và mình chân thành khuyên anh em hãy giữ nguyên cái đầu như thế để vào đọc The Ones Wh

Izumi Suzuki - một số phận bi kịch của làng SFF Nhật Bản

 Nếu thử tra cái cuốn Terminal Boredom: Stories mình review ngày hôm qua trên Goodreads hoặc những trang review cộng đồng nào khác, anh em hẳn sẽ thấy một điều là một lượng cực lớn các review (cả khen lẫn chê) đều nói cái tuyển tập này cực kỳ cần một phần giới thiệu. Nguyên do là bởi cô tác giả Izumi Suzuki có cuộc đời hết sức ấn tượng, và một khi biết về cuộc đời cô này rồi thì những mẩu truyện trong cái tuyển tập kia sẽ tự nhiên có thêm một tầng nghĩa khác. Izumi Suzuki sinh ra năm 1949, tại một nước Nhật đang bị quân Đồng minh chiếm đóng, và trưởng thành trong thập niên 1960, thời đại của ma túy, nhạc rock and roll, đồng thời còn là khi làn sóng phản đối việc để Mỹ tiếp tục đóng quân ở Nhật đang dâng lên rất mạnh. Sau khi học xong cấp 3, cô đến Tokyo, những mong sẽ có thể theo đuổi nghệ thuật kiếm sống. Trong giai đoạn này, Suzuki trải qua khá nhiều nghề, bao gồm nữ tiếp viên quán bar, người mẫu, diễn viên, và cả nhà văn nữa. Dẫu rằng đây chỉ là một giai đoạn ngắn ngủi trong đời cô

Alice in Wonderland, Terminal Boredom, và cuộc khám phá lòng vòng

 Bài về Alice chỉ vì h̵ú̵t̵ ̵c̵ầ̵n̵ bám theo một con thỏ mà đã tình cờ có một chuyến phiêu lưu nhớ đời khiến mình nhớ lại cái hành trình nhảy cóc cũng sặc mùi random không kém đã đưa mình đến với Terminal Boredom: Stories, bộ tuyển tập Sci Fi Nhật mới review bữa trước. Mốc khởi điểm của cái hành trình ấy là một thứ không có tí chất Sci Fi nào hết: Blue Giant. Cụ thể, đây là một bộ manga xoay quanh nỗ lực của một anh cu mới tốt nghiệp cấp 3 rất đam mê nhạc jazz, và đang cố gắng trở thành một nhạc sĩ saxophone trong mảng này. Đâu tầm gần cuối tháng trước, mình có đọc lại series ấy, và lúc cày xong thì nổi hứng muốn tìm hiểu thêm một tí về làng jazz Nhật. Lúc tra thử các nhạc sĩ saxophone jazz nổi tiếng của Nhật, mình mò đến một trang wiki, liệt kê một số nghệ sĩ tiêu biểu. Tình cờ thì vì có tên bắt đầu bằng chữ “A,” đứng đầu cái bảng đó là Kaoru Abe, và thế là mình cứ thế bấm vào thôi. Vừa đọc được vài dòng thì tự nhiên lướt ngang dòng chữ thanh niên này từng dính đến một cái phim có tên

Bóng dáng của Wheel of Time và Robert Jordan trong thế giới của George R. R. Martin

 Nhân thể vừa nhắc đến Wheel of Time (WoT) của Robert Jordan, chưa kể mấy bữa trước liên tục réo tên George R. R. Martin đá đểu, mình lại nhớ đến việc Martin từng rất kính trọng Jordan, đến mức còn cho luôn cả Jordan cùng thế giới của ông vào trong các tác phẩm của mình. Trường hợp đầu tiên nằm trong A Storm of Swords, cuốn thứ ba trong bộ tiểu thuyết A Song of Ice and Fire (ASOIAF). Trong cuốn này, ta được làm quen với Gia tộc Jordayne, một dòng dõi quyền quý ngự tại Tor, và một trong các lãnh chúa từng đứng đầu dòng tộc ấy tên là Trebor Jordayne. Gia tộc Jordayne có gia huy là một cây bút lông vàng trên nền xanh ca rô, và châm ngôn của họ là “Let it be Written” (tức “Hãy để sử sách ghi lại”). Đây là lần Martin ám chỉ đến Jordan một cách hiển nhiên nhất, bởi vì Jordayne là phiên bản đọc trại của Jordan, còn Trebor viết ngược lại sẽ chính là Robert. Bên cạnh đó, lúc sinh thời, Robert Jordan là một nhà văn nổi tiếng, và sách của ông được xuất bản thông qua nhà xuất bản Tor Books. Trường

Carl Sagan, Flatland, và series Tam Thể

 Bữa nay mình mới mò được một cái clip cũ khá hay, trích ra từ Cosmos: A Personal Voyage, một chương trình phổ cập khoa học nổi tiếng hồi năm 80 do nhà thiên văn học huyền thoại Carl Sagan đồng viết kịch bản và dẫn. Cụ thể, clip này được lấy từ tập The Edge of Forever, trong đó Sagan đi sâu vào bàn về cách hình thái cấu trúc tiềm tàng của vũ trụ, bao gồm việc nó có thể có nhiều chiều khác nhau. Đặc biệt nhất, để minh họa cho sự tồn tại của các chiều không gian cao hơn cũng như sự khó lĩnh hội của các chiều đấy đối với những thực thể chỉ sống trong không gian ba chiều như chúng ta, ông đã dùng một tác phẩm Sci Fi rất kinh điển: Flatland của Edwin Abbott Abbott. Ở phần đầu clip, Sagan về cơ bản thuật lại cho chúng ta một phiên bản giản lược của Flatland. Sagan mời người xem hãy mường tượng về một thế giới nơi tất thảy mọi người đều là những khối hình 2D, chỉ có chiều dài và rộng, không có chiều cao (hài một cái là trong clip, Sagan cũng đề cập đến một cái lỗ hổng liên quan đến vụ chiều c